Chương 8

PHẦN II
BƯỚC NGOẶT
Chương 16
ÔNG CỐ VẤN

    
hững vị khách được mời đều đã tập trung ở bên ngoài hành lang nhà ông Sabo từ hơn 20 phút trước khi chiếc xe Limousine màu đen bóng loáng chở ông Cố vấn của Tổng thống, một chức danh chính thức của vị khách quý này tiến qua cổng chính vào trong sân. Người phục vụ trong gia đình ông Sabo ra mở cửa và Ngô Đình Nhu xuất hiện trong một chiếc áo khoác mỏng màu xanh nước biển rất nổi so với màu đen của chiếc quần. Gia đình ông Sabo không được phép báo trước cho mọi người là vị khách đặc biệt quan trọng nào sẽ ghé thăm họ. Yêu cầu này được bên Phủ Tổng thống đưa ra vì những lý do an ninh. Đón tiếp nhân vật có quyền lực cao thứ hai của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại nhà riêng trong một bữa tiệc bình thường quả thật là một chuyện phi thường tại Sài Gòn.
Thế nhưng kỳ tích này cũng không gây được ấn tượng mạnh lắm với tất cả mọi người. Khi ông Nhu vừa xuất hiện sau cánh cửa chiếc xe Limo, phu nhân Boggs quá ngỡ ngàng quay vội sang ngài Stu Markoff đang đứng ngay bên cạnh mà buột miệng kêu lên: “Ôi, là ông Cố vấn Nhu. Một thằng cha đáng sợ”
Ông Sabo bước xuống mấy bậc thang để đón ông Cố vấn.
- Chào mừng ông đã tới, ông bạn của tôi - ông Sabo nói bằng tiếng Pháp. Mặc dù tiếng Anh của ông Nhu cũng rất tốt nhưng trước mặt ông ta, tất cả mọi người đều chuyển sang nói bằng tiếng Pháp.
- Rất hân hạnh được gặp ngài. - ông Cố vân đáp lại cùng vói một nụ cười mỉa mai và không bao giờ thấy xuất hiện một kiểu cười khác trên khuôn mặt ông ta trong suốt bữa tiệc ấy.
Phu nhân Grace Sabo chào và đưa tay ra bắt tay ông ta khi ông ta đang bước lên mấy bậc thang.
- Thế bà Nhu đâu rồi thưa ngài Cố vấn? - bà ta ngập ngừng hỏi.
- Bà ấy đã quyết định là không tới được - tiếng trả lời của ông Nhu vẫn còn bị lẫn trong nụ cười nửa miệng từ khi nãy.
Không một lời xin lỗi, không một câu xưng hô cho dù là một câu què quặt đi nữa. Bà Grace Sabo là người khá cao phải đến gần 1,9m, chính vì thế nhìn bà tay dắt tay ông Nhu như thể là bà ấy đang kéo ông ta tiến vào phía trong vậy. Cũng rất ít khi bà ta gặp phải trường hợp mà bà ta phải cố gắng quên đi bà ta là ngưòi Guggenheim như trường hợp này.
- Bà ấy không tới thật sao?
- Không.
- Đây chỉ là một bữa tối bình thường thôi mà, có gì quan trọng lắm đâu. - bà Grace nói một cách lạnh lùng -Chúng ta có tất cả là 14 người. Nhưng bây giờ sẽ chỉ còn lại 13 người, một con số không may mắn. Xin lỗi ngài, tôi còn phải đi sắp xếp lại bàn tiệc.
Bà ta quay ngoắt lại và đi thẳng vào trong nhà mà không thèm trở ra cho tới lúc mời các vị khách vào dùng bữa. Ông Nhu cũng chẳng thèm đoái hoài gì đến thái độ này của bà chủ nhà. Ông ta lạnh lùng yêu cầu ông Sabo lấy cho một ly Pastis có đá và cầm nó trên tay khi ông ta được dẫn tới hành lang để bắt tay và chào đón tất cả các vị khách trong bữa tiệc hôm ấy.
Ngoài phu nhân Boggs, khách mời gồm có vợ chồng ngài Stu Markoff, Trưởng đặc vụ CIA tại Sài Gòn, người lúc bấy giờ đang cùng hợp tác với ông Nhu trong việc tổ chức một chiến dịch tuyệt mật mà sau này được biết đến với cái tên “Chiến dịch Phượng hoàng”; Tiến sỹ Warren “Curly” Bird, Giám đốc USOM, người đàn ông góa vợ, vẫn thường xuyên bàn bạc với ông Nhu về các biện pháp hỗ trợ nguyên vật liệu cho Chương trình Lập ấp Chiến lược do Nhu phụ trách. Tôn Thất Tuyến, Trợ lý dân sự cao cấp trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và phu nhân; Nguyễn Hưng Bình, Giám đốc sở mật vụ của Nhu và phu nhân; Bà Enonu, Phu nhân Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đi đại diện cho chồng vì ông này đang có chuyến công tác khẩn về Ankara.
Thay vì phải đi vòng tròn một lượt tới tận nơi họ đang đứng để chào hỏi từng vị khách mời, ông Nhu tự chọn cho mình cách chào hỏi tất cả mọi người cùng một lúc nhưng theo trật tự chức trách và quyền hạn mà họ đang nắm giữ mà bắt đầu là những vị khách người Việt là Tuyến và Bình. Ngay sau đó, ông ta lần lượt bắt tay tất cả các vị khách còn lại theo một nghi thức tương tự - đầu tiên là phu nhân Boggs, sau đó đến ông Bird, ngài Markoff và cuối cùng là Marnin. Không ai trong số phái yếu ngoài phu nhân Boggs được ông Nhu bắt tay chào hỏi cho dù họ có là vợ của quan chức nào đi chăng nữa. Điều này đều được mọi người xem như một hành động xúc phạm thái quá.
Chỉ trước khi tiến tới gần D. Marnin để thực hiện màn giới thiệu, ông Nhu mới đặt ly Patis xuống và sai ông Sabo chủ nhà rót thêm cho ông ta một chút rượu vodka lên trên mấy cục đá. Ông Sabo nhìn quanh nhưng không tìm được người giúp việc nào ngoại trừ ngài Smirnoff đang đứng đấy nên đành bảo ông này làm giúp.
- Anh đấy à - ông Nhu nói với một giọng lạnh như băng - anh là Marnin. Tôi không được báo là anh đã tới. Chắc hẳn anh chỉ nhận được lời mời vào những giây phút cuối cùng nhỉ. Chúng tôi biết rất nhiều về anh đấy, D. Marnin ạ. Anh có mấy thằng bạn hay ho lắm nhỉ. Tục ngữ có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tẩm mã” đấy.
D. Marnin không thể thốt được lấy một lời. Đây là người đàn ông quyền lực thứ hai trong cái chính quyền này - có người còn nói rằng ông ta có quyền lực nhất - vậy mà ông ta lại biết anh là ai, thậm chí còn biết cả những mối quan hệ của anh nữa. Đúng là quái dị thật. Ông Nhu tiếp đến lại bước đến nói chuyện với ông Tuyến bằng tiếng Việt. Tới lúc này, bà Grace Sabo mới xuất hiện trở lại và mời các vị thượng khách vào dùng bữa.
Vì là khách mời danh dự của gia đình nên đáng ra ông Nhu phải được xếp ngồi ở phía bên phải của nữ chủ nhân, nhưng do phu nhân Grace đã sắp đặt lại bàn ăn chỉ còn có 13 người nên ông ta được xắp đặt ngồi ngay bên phải của ông Sam. Nếu ông Nhu có phát hiện ra rằng ở đây có điều gì đó không đúng nghi lễ, ông ta cũng chẳng thèm để tâm đến nó làm gì. D. Marnin được ngồi ở giữa bàn ngay sau lọ muối cùng với phu nhân Adel Markoff ở phía bên phải và phu nhân Tuyến ở phía bên trái.
Ông Nhu nhìn không khác anh trai của ông ấy, là mấy. Ông Diệm có dáng người hơi béo lùn, rất cởi mở và khuôn mặt luôn ánh lên sự hồ hởi. Trông ông ta có một nét gì đó mang phong cách của những người thuộc phái tăng lữ - ông ta có thể dễ dàng được mô tả giống như đức cha trưởng một tu viện lớn. Trong khi đó, ông Nhu trông có vẻ đẹp trai hơn với hai gò má cao, mắt sáng lạnh và một cái đầu hơi to hơn so với thân hình. Có một tính cách mà người ta rất hay sử dụng để nói về ông ta đó là “hung hăng như con sư tử” và trong cái cách xử sự của ông ta luôn mang cái vẻ hiếu chiến ấy. Trong mọi tình huống, ông ta luôn tạo cho tất cả mọi người một ấn tượng là ông ta vừa không thích và vừa không tôn trọng người tiếp chuyện.
Trong lượt đầu tiên, mọi người cùng thưởng thức món thịt hầm với năm loại nấm lấy từ Đà Lạt cùng rượu trắng, kem và tương gừng còn đồ uống là rượu Puligny Montrachet được sản xuất từ năm 1959. Ông cố vấn vẫy tay gọi rượu và yêu cầu cho thêm một chút rượu vodka vào trong ly của mình.
- Tôi nghĩ rằng ông đang muốn biết vợ tôi bây giờ đang ở đâu? - ông ta nói vói ngài Sabo - Thực tế là bà ấy cảm thấy như bị tổn thương vì những người Mỹ các ông khi các ông giải quyết hậu quả của cuộc đụng độ nho nhỏ ở vùng Đồng Tháp hồi tuần trước. Chính vì điều đó, bà ấy không muốn phải giả bộ rằng giữa chúng ta mọi việc vẫn diễn ra bình thường, khi mà tất cả các hãng thông tấn và báo chí đều bu lấy trận đánh ấy thì rõ ràng là các ông đã nhìn nhận chúng tôi ở vị trí thấp kém hơn và coi thường chúng tôi hơn.
- Nhưng chắc là bà Nhu không coi tất cả người Mỹ chúng tôi là cùng một giuộc với nhau đấy chứ - ngài Sabo phản đối - mọi người đều đã biết là bên Đại sứ quán Mỹ chúng tôi cũng đã có những phản ứng rất mạnh mẽ đối với cách đưa tin của đám nhà báo về trận đánh ấy.
- Đó chính là vấn đề ấy đấy. Điều này cho thấy là bên Đại sứ quán và cánh báo chí không hề có cùng một quan điểm. Liệu trận đánh ấy có phải nằm ở vị trí chiến lược không? Chắc chắn là không rồi. Bất cứ ai có một tầm nhìn xa và rộng về tình hình đất nước này thì đều phải thừa nhận rằng nó chẳng có một chút ý nghĩa nào cả. Thế nó có phải là một vụ tàn sát không? Nó cũng không phải là như thế. Bên ta có 60 người bị thiệt mạng. Còn bên họ như ta biết là hơn 90 người nhưng có thể là ít hơn con số đó, có thể là chỉ khoảng 40 người thôi. Nhưng dù sao chúng ta hãy nói chung là có tới 150 người Việt Nam bị tử trận đi.
Câu chuyện của ông ta bị chặn lại bởi một người bồi bàn mang đồ ăn lượt thứ hai tới. Lần này là món xúp ba ba truyền thống cùng với một lát gan ngỗng rất nhỏ. Đồ uống là rượu Chateau Marrgaux được sản xuất năm 1949. Ông Nhu lại một lần nữa vẫy tay ra hiệu rót thêm vào cốc của mình một ít vodka.
Với việc đổi đồ ăn lần này, bà Adel Markoff quay sang trái và bắt đầu làm cho D. Marnin cảm thấy thích thú với mấy câu chuyện cười về người hầu bàn mà bà ta đã gặp từ vài năm trước. Bà ta kể vể một người hầu gái mà bà ta mới thuê ở Djakarta đã làm cho mấy vị khách một phen hoảng hồn khi đem cho họ gói thuốc chữa bệnh táo bón bọc trong giấy bạc chứ không phải là món kẹo bạc hà.
- Và có một thứ mà không ai ở đấy nghĩ rằng ở Đông Nam Á người ta phải cần, đó chính là thuốc chữa bệnh táo bón...
D. Marnin phì cưòi và cố gắng lắng nghe câu chuyện của bà ta theo một cách lịch sự nhất nhưng lại phải đồng thời không để lỡ mất phần nào câu chuyện giữa hai ông cố vấn.
- Tôi không phải là người có tư tưởng chống Mỹ. Không một chút nào hết - ông Nhu đang kể lể - Đó chỉ là tin vịt mà bọn báo chí vẫn đưa giống như bao nhiêu tin không đúng sự thật mà họ vẫn viết đó thôi. Tôi không có tư tưởng chống Mỹ mà tôi chỉ chống lại sự ngu dốt thôi. Tôi kết than được với ngài không phải ông không phải là người Mỹ đâu ông bạn Sam thân mến ạ...
- Nhưng tôi là người Mỹ mà - ngài Sabo nói chen vào - Tôi là người Mỹ nhiều hơn người bình thường chỉ được sinh ra trên đất Mỹ đấy. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa chúng tôi với tất cả các xã hội khác trên trái đấy này đấy. Tôi không chỉ ngay lập tức được thừa nhận như một công dân thực thụ của đất nước này mà thậm chí tôi còn được cử làm đại diện cho nước Mỹ ở nước ngoài.
- Có thể là như vậy - ông Nhu nói - nhưng cái làm tôi bực mình và điều khiến cho một số người nhầm tưởng rằng tôi là một người chống Mỹ, chính là vì người Mỹ các ông dường như cảm thấy họ là những người Mỹ và họ có quyền ban cho tôi lời khuyên về đất nước chúng tôi, về những gì mà họ gần như không biết gì hết - nói một cách chính xác thì họ chẳng biết tí gì cả.
- Nhưng chúng ta đã làm được rất nhiều việc với nhau trong năm vừa qua. Chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Chúng ta đã vượt qua được những trở ngại đáng kể để bắt đầu một chặng đường mới.
- Đúng vậy đấy, ông bạn Sam thân mến ạ. Và tôi không có nói về ông đâu. Cá nhân ông cũng có những độ nhạy cảm nhất định để không bảo tôi phải làm gì với đất nước của chúng tôi, về những thứ mà ông hầu như chẳng biết gì hết. Không, không phải là không biết mà phải nói là dưới mức không biết ấy chứ.
- Nếu vậy thì ngài đang cường điệu hóa đấy, ngài Cố vấn thân mến ạ.
- Không hẳn thế đâu.Tôi đã theo học ở Pháp sáu năm. Tôi đã từng tổ chức và dẫn đầu cuộc biểu tình ở đó để ủng hộ cho Phong trào Bình dân của Leon Blum mang tư tưởng chống chủ nghĩa thực dân. Tôi đã đi biểu tình như là một người Việt Nam chứ không phải như là một người Pháp. Nhưng tôi không hề trơ tráo tí nào cả - có rất nhiều người cho tôi là quá ngạo mạn - vì đã bảo một người Pháp phải làm cái gì với tình hình chính trị của nước Pháp.
- Chẳng có người Pháp nào nghe theo lời khuyên của một người nước ngoài về tình hình chính trị nội bộ của Pháp cả. - ông Curly Bird ủng hộ luôn vì ông ta đã từng có hai nhiệm kỳ làm việc tại Paris.
- Nhưng thế thì sao chứ? - Ngô Đình Nhu nói luôn - Trên tất cả, tôi đã từng tốt nghiệp ở một trường grandes écoles. Khi tốt nghiệp, tôi đã đứng đầu cả lớp toàn là những học sinh là người Pháp chính gốc. Tôi còn lên giường với bao nhiêu cô gái người Pháp. Trong hầu hết các giấc mơ của mình, tôi đều mơ bằng tiếng Pháp. Và với tất cả sự thông minh cũng như hiểu biết của mình, tôi sẽ chẳng bao giờ tưởng tượng ra là mình sẽ khuyên tướng De Gaulle làm một điều gì đó đối với chính sách Người bản xứ của ông ấy. Còn bây giờ thì có khác gì chứ? Tôi hỏi ông như vậy đấy. Hãy trả lời tôi một cách thật khách quan đi xem nào.
- Tất cả những lời khuyên mà tôi có trách nhiệm phải chuyển tới ngài - ông Sabo phản đối - là để phục vụ cho đất nước chúng tôi chứ không phải là cho đất nước các ngài.
- Không, không, tôi đang không nói về ông đâu ông Sam thân mến ạ. Nếu như tôi là như thế thì tôi sẽ không có mặt ở đây buổi tối ngày hôm nay. Tôi sẽ ở nhà với vợ. Tôi không có nhiều thì giờ để lãng phí một cách vô ích vào cái truyện vớ vẩn này. Ông ít ra cũng có gì đó giống như Leon Blum [1] vì ông rất thông minh và ông cũng là người Do Thái. Tôi đang nói về những người khác cơ. Tôi đang nói về những nguời chẳng có một chút hiểu biết mơ hồ nào về những gì đã xảy ra trên đất nước tôi trong vòng hơn hai thế kỷ qua. Những người không biết là Bắc Kỳ khác xa so với Nam Kỳ, họ cũng chẳng biết là chúng tôi nuôi dạy con cái như thế nào và vì sao cũng như làm cách nào mà chúng tôi lại căm ghét người Trung Quốc đến thế. Họ cũng đã đánh mất đi tiềm năng kinh tế của chính họ trên đất nước này. Và rằng tư tuởng chống chủ nghĩa thực dân đang là tư tưởng quan trọng nhất đối với tất cả người Việt Nam ở cả miền Bắc hay miền Nam - cũng như là chúng tôi sẽ không chia sẻ với nguời Cáp-ca, nguời Trung Quốc và chắc chắn cả người Nga, nhũng người đang cố gắng thay thế nguòi Pháp bảo chúng tôi phải làm gì. Tôi đang nói về những người đang muốn nói với Tổng thống, nói với tôi rằng vì sao họ tháy nó cần thiết phải áp dụng thực tế chính trị của Mỹ vào đây để giành lấy cái gọi là “căn nguyên của vấn đề”. Và chính những gã nguyên tắc dở hơi này lại phải lắc đầu một cách bối rối khi tôi bảo vói họ rằng họ sẽ chẳng thể biết được cái gì đang dính trên cằm họ nếu họ cứ tiếp tục nhìn từ lỗ đít lên như thế. Vậy là họ lại gọi tôi là kiêu căng và ngạo mạn.
Kể từ đầu bữa tiệc cho tới lúc này, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã uống hết ly vodka này đến ly vodka khác mà không đụng đến bất cứ món ăn cao lương mỹ vị nào được đặt trước mặt ông ta. Ông ta đang ngà ngà say, giọng ông ta đã bắt đầu líu lại, hai mắt ông ta không còn tập trung được sự minh mẫn nữa. Phu nhân Grace Sabo đã hoàn toàn no nê nên đứng dậy một cách nặng nề và tuyên bố rằng cà phê đã được đem tới mấy chiếc bàn ở bên ngoài hành lang. Những vị khách khác cũng đã bắt đầu đứng dậy, cánh phụ nữ thì đi lên trên tầng trên trong khi đám đàn ông kéo hết ra ngồi ở bên ngoài hành lang.
Khi họ ra đến bên ngoài, ông Tuyến đã nói với ông Nhu bằng tiếng Việt, rõ ràng là ông ta đang cố thuyết phục ngài Cố vấn trở về nhà. Nhưng thay vào đó, ông Nhu lại ngồi bệt xuống ghế bành báo hiệu là ông ta sẽ đi khi thấy khá hơn. Người hầu bàn tiếp tục mang tới rượu cô-nhắc, rượu mùi và những ly nhỏ đựng cà phê. Ông Nhu lại lấy tiếp một ly rượu Courvoisier.
- Lý do khiến cho không ai hiểu là điều gì đang diễn ra trên đất nước này - ông ta lại tiếp tục nhưng lần này ông ta đang muốn nói cho tất cả những người có mặt - chính là vì cả thế giới đang bị rối rắm giữa cánh hữu và cánh tả. Họ đều nghĩ là những người Việt Nam ở Hà Nội là những người tiên tiến nên họ là cánh tả và chúng tôi là những kẻ phản động nên chúng tôi là cánh hữu. Kể từ thời của Phan Bội Châu và Kỳ ngoại Hầu Cường Để, người Việt Nam đã chống lại sự cai tri của Thực dân Pháp. Cho tới giờ, Hồ Chí Minh là người đạt được hiệu quả nhất. Chúng tôi bị gọi là Chính phủ phản động. Thế nhưng có bao nhiêu người biết rằng lý tưởng của chúng tôi là cực tả? Thử hỏi có bao nhiêu người Mỹ đã từng biết đến Emmanuel Mounier? [2] Anh ấy Marnin, người ta đã dạy anh những gì về Mounier ở trường Đại học?
- Không thưa ngài - D. Marnin trả lời ngay.
- Họ sẽ phải làm - ông Nhu nói tiếp - rồi một trăm năm nữa sẽ không ai còn nghe về Sarrre [3] nhưng tất cả mọi người sẽ phải biết vể Mouniem, người đã kết hợp giữa Giáo lý của đạo Cơ đốc với thuyết hiện sinh.
- Thế nhưng những vấn đề chính ở đất nước này hình như không phù hợp cho lắm với việc giảng dạy về Mounier - ông Sabo nói.
- Sam ạ, ông hình như là người Mỹ duy nhất trên thế giới này đã từng nghe nói về Mounier. Nếu đúng như thế thì ông biết là ông không thể lãnh đạo một đất nước theo những học thuyết của Mounier cũng như những học thuyết của “Jesus of Nazareth”. Ông biết là ông ta đã làm gì với những kẻ cho vay nặng lãi rồi chứ. Hãy tưởng tượng xem ông ta sẽ làm gì với phố Walls [4] của các ông. Chúng tôi nghe theo Mounier. Thế nhưng chính trị cũng giống như nghệ thuật. Nó rất khó để cho ta áp đặt cái thời đại mà người nghệ sĩ đang sống vào cái môi trường mà anh ta đang sáng tạo. Người dân của các ông dường như đã có cái ý tưởng ngu xuẩn là hệ thống chính trị của các ông với những đảng phái không hề có hệ lụy nào khác là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thì nó có thể được đem sang cấy ghép thành công ở bên kia đại dương. Sẽ chẳng bao giờ ở Việt Nam có những người theo Đảng Dân chủ và người theo đảng Cộng hòa hết. Sẽ có vô khối những người dân lắng nghe các ông nói rằng đất nước này cần nền dân chủ bởi vì họ nghĩ rằng các ông sẽ trả cho họ những đồng đô-la rất có giá trị để họ nghe điều đó.
- Nói đúng ra thì sẽ chẳng có ai xui các ông nên sao lại hệ thống chính trị của Mỹ ở đất nước này cả. - ông Curly Bird nói.
- Thế nhưng!!!14083_18.htm!!! Đã xem 58303 lần.

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2011
Nguồn: Đánh máy: hoi_ls từ e-thuvien.com
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 7 tháng 12 năm 2012

Truyện Chương 8 Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 te;i xe đi theo con đường lởm chởm đầy đá và bụi.
- Còn xa nữa không em? - anh hỏi.
- Ồ không còn bao lâu nữa đâu. Anh sợ hỏng xe à?
- Anh chỉ sợ mỗi một chuyện đó là chúng mình chẳng nhìn thấy một cái xe nào khác kể từ khi chúng ta rời đường số 1 đi vào đây.
- Không, sẽ không có ai làm hại chúng ta đâu - Lily nói một cách rất chắc chắn - Mọi người ở đây đều biết em mà.
Đúng lúc ấy, một người đàn ông ngụy trang kín bỗng nhiên xuất hiện ở giữa đường với một tay cầm súng và một tay ra hiệu cho xe dừng lại. D. Marnin ngoan ngoãn dừng xe ngay trước mặt anh ta. Anh ta là một thanh niên người dân tộc thiểu số còn rất trẻ. Anh ta ghé mắt nhìn vào bên trong và khi thấy Lily thì mỉm cười thân thiện và ra hiệu cho họ đi tiếp.
- Ai vậy? - D. Marnin khẽ hỏi.
- Một người lính cũ của ông Xằng, bây giờ anh ta vẫn còn giúp em rất nhiều.
Họ lại đi qua một cái cổng khác nhỏ hơn và đi vào khu vực có hàng rào làm bằng dây thép gai rồi tiến thẳng đến một căn nhà nằm kín đáo dưới những vòm cây. Trong sân sau là năm dãy nhà lớn bằng bê tông rất vững chãi, xa hơn nữa là những vườn cây cao su xanh thẳm. Lily quay sang phía anh và nở một nụ cười rất hạnh phúc.
- Đây là trang trại của em - cô nói đầy tự hào.
- Trang trại gì vậy?
- Chủ yếu là nuôi lợn và gà. Trang trại này là thứ duy nhất mà em được quyền sở hữu - cô vội chữa lại ngay - nói chính xác thì toàn bộ trang trại và đất đai ở đây thuộc quyền sở hữu của Công ty cao su Michelin của người Pháp, nhưng họ đã bỏ chạy từ lâu rồi và em không nghĩ là họ còn muốn quay lại nữa.
Họ ra khỏi xe và Lily dang rộng hai cánh tay giống như một cô bé rồi hít một hơi thật sâu như thể là cô đang được hít thở cái không khí lành lạnh và trong lành trên đỉnh núi An-pơ huyền thoại, chứ không phải là bầu không khí nóng nực và toàn bụi của vùng Đông Nam Á ẩm ướt.
- Nhưng làm thế nào mà em có được khu đất này? -D. Marnin hỏi tiếp.
- Khi ông Michelin đi rồi, chồng em đã chiếm lấy nó... thực ra thì em cũng không biết là làm cách nào nữa. Khi anh ấy chết... đám bạn bè của anh ấy đã có thể lấy luôn cả chỗ này giống như họ đã làm với toàn bộ tài sản của chúng em. Nhưng họ lại không thích cái trang ấp này. Họ nghĩ rằng nó chẳng có giá trị gì hết - nó nằm quá xa Sài Gòn, mà có quá nhiều du kích ở khu vực này. Kể từ đây cho tới khu vực bờ sông toàn là du kích Việt cộng cả. Thế nhưng em yêu thích nó. Mỗi lần đến đây em đều cảm thấy rất hạnh phúc cho dù mọi người vẫn bảo em là thần kinh.
- Anh cũng nghĩ thế.
- Nhưng em đã nói với anh là - mọi người ở đây kể cả du kích Việt cộng đều biết em rồi là gì. Hơn nữa em đối xử với người làm thuê cũng rất thoải mái và em cũng không hề quan tâm đến việc họ ủng hộ phe phái nào trong cái hoàn cảnh này cả. Thêm vào đó, họ còn là những ngưòi bạn trung thành và rất dũng cảm nữa. Họ sẽ giết bất cứ ai nếu dám động đến em. Thôi chúng ta vào nhà đi. Ở đây em chẳng biết VC là ai và họ cũng chẳng quan tâm là em đang làm gì đâu.
Trên bức tường màu tím trước nhà có đắp nổi số năm 1928 ngay trên lối đi vào.
- Trước đây nhà này của ai vậy?
- Có thể là của người đốc công. Nhà của ông chủ nằm ở trên dốc kia cơ. Nó quá to - Cô nhìn xuống dưới chân anh và nói tiếp - trước hết để em lấy cho anh một đôi ủng đã.
Ngôi nhà rất mộc mạc và hơi nhỏ với những xà nhà gồ ghề và những bức tường quét vôi trắng đã bạc màu. Bức tranh Paris in bằng phương pháp khắc nạo đã cũ là vật trang trí duy nhất trong căn nhà này. Vài phút sau, khi quay trở lại cô đã đội trên đầu một chiếc nón lá màu trắng và đi một đôi ủng kiểu Wellington và mang theo một đôi ủng khác cho anh.
- Đây là đôi rộng nhất mà bọn em có. - cô nói rồi đặt chúng xuống gần chân anh ngắm nghía từ bên này sang bên kia rồi phá lên cười - Chúa ơi! Nó vẫn không vừa. Không vừa một tí nào cả.
Cô dừng lại để suy nghĩ rồi cau mày nói tiếp:
- Nhưng mà anh phải đi xem cái trang trại này. Chúng ta có thể làm gì bây giờ nhỉ?
- Đơn giản thôi mà - D. Marnin nói và cúi xuống cởi cả giày lẫn tất ra - trước đây anh vẫn thường đi chân đất đấy.
Và khi cả hai bắt đầu đi bộ quanh khu trang ấp, cô giảng giải cho anh cái cách mà khu trang ấp này đang vận hành.
- Đây là một hệ thống đơn giản nhưng rất hiệu quả - cô gái nói - Chúng em sử dụng các hàng nông sản dư thừa mà em xin được từ Chương trình viện trợ cho nông nghiệp của Chính phủ Mỹ (AIDM). Khi chúng đã đủ cân và đủ lượng Hormones cần thiết chúng em đem thịt lợn và trứng gà bán cho lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở căn cứ Biên hòa. Nó hóa ra đem lại nhiều lợi nhuận hơn chúng em tưởng. Khi bán cho người Mỹ bọn em được lãi gấp hai lần so với lúc trước bán cho quân Chính phủ. Trong chuyện này, ông Bird đã giúp đỡ bọn em rất nhiều. Và cả tướng Donnelly cũng vậy. Gặp được ông ấy quả là một điều kỳ diệu hiếm có. Ông ấy gặp chồng em ở London trong thế chiến lần thứ hai. Ông Donnelly khi ấy đang phục vụ cho tướng Patton còn chồng em đang ở Phòng Tham mưu của tướng De Gaulle.
- Có bao nhiêu người đang làm việc ở đây cho em?
- Khoảng hơn 50 người nếu tính cả vợ con và gia đình những người chuyên cho lợn và gà ăn cũng như thu nhặt trứng. Họ thuộc những người dân tộc ít người mà chúng em quen khi còn ở Công Tum. Họ rất cứng cỏi, gan dạ, không thích đùa cợt và đặc biệt là rất tình cảm. Chính vì thế em không lo sợ những người VC lắm. Em nghĩ là họ biết VC là những ai còn em thì không quan tâm. Họ ở đây, làm việc, sinh sống và xây dựng các mối quan hệ riêng. Còn em, em phải trả tiền cho họ và giúp đỡ họ trong nhiều mối quan hệ với quân Chính phủ. Hơn thế nữa, em nghĩ là VC cũng rất tôn trọng chồng em. Anh ấy có thể đã đánh nhau với họ nhưng anh ấy đã từng chống lại sự xâm lược của người Pháp nữa. Anh ấy vốn là một người ủng hộ đường lối dân tộc mà.
Cô dẫn anh đi một vòng rất nhanh xung quanh cả năm khu trại chăn nuôi, tất cả đều được xây dựng rất vững chãi với mái ngói đỏ tươi, tường bằng xi măng có trụ bê tông rất dầy. Tuy bên ngoài chưa được quét vôi nhưng bên trong đều đã được quét vôi trắng muốt. Khu nhà kho đã được sửa thành nhà nuôi gà đẻ. Chiếc cửa đi vào đây chỉ cao chừng 1,6 m.
- Coi chừng, cẩn thận với cái đầu của anh đấy.
Anh cúi rạp xuống và lom khom đi thẳng vào phía trong. Chuồng gà ở đây được chia thành bốn tầng riêng biệt. Gà nuôi là giống gà Rohde Island có màu lông đỏ, trắng. Trên mỗi cửa chuồng đều có một mảnh gỗ mỏng với những vết phấn các màu như: đỏ, vàng, trắng, xanh nước biển, xanh da trời, vàng da cam và màu tía.
- Những màu phấn kia có ý nghĩ gì vậy? - D. Marnin tò mò hỏi cô.
- Đấy là quy ước riêng của em - cô nói vẻ tự hào -Mỗi mảnh màu phấn đại diện cho ngày trong tuần. Khi những người phụ nữ tới lấy trứng từ các chuồng ra, họ sẽ đánh dấu lên đấy bằng màu phấn tương ứng với ngày hôm đó. Bằng cách này chúng em biết được là lũ gà mái đẻ được bao nhiêu.
- Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con gà nào đó không đẻ được số trứng có đủ các màu trên.
- Nếu cứ ba màu bị mất trong một hoặc hai tuần liên tiếp thì nó sẽ phải vào nồi. Chúng em thích món thịt gà lắm. Em đã bảo với lũ gà này là bây giờ đang có chiến tranh và vì thế chúng nó phải đẻ trứng. Cho dù chúng nó ủng hộ Chính phủ hay VC đi nữa.
Phòng sau chứa toàn những khay nhựa để đựng trứng gà và khoảng một chục bao thức ăn gia cầm loại 50Kg có dòng chữ “Made in USA” và ở góc trong cùng còn có cả một lò ấp trứng gà còn mới đang le lói ánh đèn. Trong phòng mọi thứ rất sạch sẽ và vệ sinh giống như trong tủ của bệnh viện. Mọi đồ đạc đều được làm bằng thép không gỉ và còn rất mới. Lily rất hãnh diện trước lời khen của Marnin, một người chưa bao giờ được đến thăm trang trại của cô như thế này.
Khu nuôi lợn gồm ba dãy nhà ngang rất lớn với các song sắt và những máng đựng thức ăn và rãnh nước thải ở hai phía. Tại đây có khoảng 70 đến 80 con lợn nái trong đó có khoảng gần 20 con lợn nái đang thời kỳ nuôi con. Bèn trong dãy chuồng trại, thức ăn cho lợn được chộn bằng chiếc cối xay do Chương trình viện trợ AIDM của ông Curly Bird cung cấp.
- Curly rất tốt với em - cô gái nhắc lại - Anh ấy là người duy nhất động viên và khuyến khích em tiếp tục công việc ở trang trại này.
Khi D. Marnin hỏi Lily về cách thức điều hành cái trang trại, nơi bán lợn, nguồn thức ăn cho chúng, ai là người chăm sóc và đảm bảo về vệ sinh cũng như phòng chống dịch bệnh, rồi nguồn tiêu thụ có ổn định hay không? Giá cả như thế nào? Tất cả những điều đó dường như quá dễ dàng đối với Lily vì cô trả lời anh một cách rất cụ thể. Khi họ vừa đi hết một vòng thì trời đã ngả về chiều, một quãng thời gian nóng nực nhất trong ngày. Toàn thân anh toát mồ hôi như tắm, hai bàn chân thì bẩn thỉu. Cô bảo cho anh ngồi xuống bậc cửa trước nhà và không quên dặn anh ngồi im ở đấy.
Vài phút sau cô quay trở lại với một xô nước nóng, một xô nước lạnh và một chiếc khăn tắm màu vàng vắt quanh cổ, một bánh xà phòng giặt được kẹp dưới nách bên phải. Bỏ qua mọi phản đối từ phía Marnin, cô quỳ xuống bậc cửa trước mặt anh, sắn quần anh lên tận trên đầu gối. Cô lấy nước gợt hết những bùn bẩn bám trên chân trái của anh rồi nhúng cả bàn chân anh vào thùng nước nóng.
- Ôi, Ôi - Anh kêu toáng lên.
- Chân với cẳng - cô nói và tiếp tục bỏ qua tiếng kêu của anh - Chân gì mà còn to hơn cả cái xô thế này.
Cô phát mạnh vào lòng bàn chân anh đúng bốn lần rồi bắt đầu dùng mảnh xà phòng xoa đều lên khắp bàn chân anh một cách nhẹ nhàng từ phía trong ra phía ngoài, từ trên đầu gối xuống dưới các đầu ngón chân và cả kẽ ngón chân cho đến từng móng chân của anh. Sau đó, cô lại nhúng bàn chân anh vào trong xô nước nóng rồi lại được rửa sạch trong xô nước lạnh, sau đó cô lau khô những giọt nước cuối cùng đang bám trên chân anh bằng chiếc khăn tắm xù xì. Cả công đoạn đó lại được lặp lại một lần nữa với chân phải của anh nhưng lần này, cô không quên cù dưới lòng bàn chân anh để anh buồn giãy nảy lên và phải xin cô dừng lại. Cô cúi xuống trước mặt anh và lau sạch từng móng chân của anh bằng chiếc khăn tắm, qua chiếc cổ áo để hở một phần thân thể cô cứ đập thẳng vào mắt anh mà cô vẫn không hể để ý.
Bữa tối được dọn ra trên những chiếc đĩa sâu lòng và bát to đều làm bằng gốm màu xám - có hình những con chim, những con cá được vẽ theo dạng phác họa rất thô sơ. Cả những chiếc muôi bằng gốm, những đôi đũa màu ngà cũng được vẽ hoặc khắc hình những con rồng màu xanh rất uyển chuyển. Họ ăn Phở, một món mì được làm từ gạo cùng với măng tây và trứng tráng, một đĩa salad thịt gà và uống rượu vang An-giê-ri màu đỏ. Sau bữa ăn, họ cùng nhau nói chuyện về tình hình chính trị với những câu hỏi được đặt ra như: Liệu ông Diệm có chiến thắng không? và Chính phủ Nam Việt Nam có tồn tại mãi như thế hay không?
- Anh không thể nghĩ là họ sẽ không giành chiến thắng, - D. Marnin khẳng định - Washington không thể ngồi yên để Nam Việt Nam xụp đổ được. Đã có những cơn bão tố chính trị ở Mỹ khi họ bị thất bại ở Trung Quốc. Nước Việt Nam rất dài và hẹp ngang, đối mặt ra biển, nơi Hải quân Mỹ dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động từ Bắc xuống Nam. Nếu muốn, Chính phủ Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Gửi quân đến đất nước này đã là một quyết định hết sức khó khăn cho bất cứ một Tổng thống nào của Mỹ, thế nhưng để cho họ thất bại ở đây sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Chính phủ Mỹ sẽ không còn một cách nào hết là phải chiến thắng.
- Thế điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Quốc hoặc người Nga vào cuộc ủng hộ phía bên kia?
D. Marnin vẫn luôn tự coi mình là chuyên gia về vấn đề Liên Xô, mà đặc biệt là về Hải quân Xô Viết. Anh đã từng được Hải quân Mỹ đưa đi huấn luyện trong 15 tháng ở Anacostia của Nga nên anh biết rất nhiều về lực lượng Hải quân cũng như rất thành thạo tiếng Nga. Thêm vào đó, anh đã từng phục vụ 5 năm liền với cương vị là sỹ quan tình báo của Hải quân Mỹ. Trong đó có 2 năm anh trực tiếp làm việc trên một biên đội tàu sân bay và 3 năm anh đảm nhiệm cương vị phối hợp với CIA làm công tác nghiên cứu về đất nước và Chính quyền Xô viết mà đặc biệt là những hoạt động xây dựng và phát triển lực lượng Hải quân Xô viết.
- Nhưng liệu Hà Nội có đồng ý với quan điểm đó hay không? Liệu những xích mích giữa Nga và Trung Quốc có tạo điều kiện để Bắc Việt Nam không nghe lời của cả hai nước đồng minh này?
- Ông Hồ Chí Minh luôn hiểu là sẽ không thể làm được gì nếu như không có sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc và Liên Xô. Bắc Việt nam không thể tự sản xuất lấy vũ khí, xăng dầu hay nhiên liệu nào cả. Đa số những thứ này đều do Liên Xô viện trợ.
- Theo em thì đấy không phải là cái lý thuyết chính trị mà em biết. - Lily phản đối ngay - Đấy phải là một câu hỏi xuất phát từ thực tế. Nếu em muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào mảnh đất này, tất cả những gì em phải làm là cho đào hết những cây cao su ở dưới kia đi vì như thế thì em mới có đất để em xây dựng chuồng trại chứ. Em đang nghĩ đến việc sẽ tiếp tục đầu tư vào đây nhiều hơn nữa có thể là mở rộng việc chãn nuôi gia súc như nuôi bò sữa chẳng hạn. Chỉ hai hay ba năm nữa thôi em sẽ được thừa kế một khoản tiền lớn từ ba và mẹ em. Ở bên Paris, ba em đã yếu lắm rồi nên không thể tiếp tục công việc kinh doanh được nữa. Đây là nơi thích hợp nhất để em đầu tư và cũng có lợi nhuận cao nhất nữa. Nhưng thực ra em cũng vẫn không muốn làm bởi vì như thế có thể là quá mạo hiểm nếu như đất nước này không được ổn định về mặt lâu dài.
- Ông Kennedy chắc chắn sẽ cảm thấy là bắt buộc nếu phải quyết định đưa quân đến Việt Nam để ngăn chặn sự lớn mạnh của những người cộng sản. Và đó cũng sẽ là thách thức đối với tất cả các chính trị gia khác như Rockerfeller, Sedgewick, Goldwater hoặc bất cứ đảng viên Đảng Cộng hòa nào khác mà anh nghĩ là họ có thể lên nắm quyền. Nếu em cảm thấy nghi ngờ về điều đó, em cứ xem bài diễn văn tuyên thệ nhậm chức của ông ấy thì biết.
- Nếu vậy thì người Mỹ rõ ràng biết là họ đang làm cái gì phải không? thế nhưng đó dường như lại không phải là cái cách của mấy ông Chính phủ.
- Chính phủ Mỹ vẫn sẽ phải thuyết phục Chính phủ Nam Việt Nam tăng cường hơn nữa khả năng tác chiến của ARVN. Tới khi đó, bọn anh có thể rút khỏi đất nước này và giành chiến thắng.
- Người Mỹ các anh cứ nghĩ rằng nếu các anh ném đủ tiền của và đủ quân của các anh về phía VC thì các anh sẽ kết thúc cuộc chiến tranh này một cách thắng lợi. Các anh quên mất một điều là cuộc chiến tranh này không phải là chống lại Việt Cộng, về mặt quân sự, ông Hồ Chính Minh sẽ không thể bị đánh bại trừ khi các anh tiến quân ra được miền Bắc. Mà các anh thì không thể làm được điều đó. Ông Diệm hiểu rất rõ điểu này. Nhưng các anh thì không.
- Các cố vấn của anh cho rằng ông Diệm đang cố tình ngăn cản việc ARVN trở thành lực lượng chiến đấu hạng nhất. Họ nói rằng ông ấy sợ phải chấp nhận thiệt hại.
- Ông Diệm tự coi mình phải tham gia vào một cuộc chiến với ông Hồ Chí Minh để giành giật tinh thần của người dân miền Nam. Ông ấy biết rằng ảnh hưởng của ông Hồ Chính Minh ở miền Nam là rất lớn. Chính vì vậy, ông ấy đã tổ chức cuộc chiến này theo cách nhẫn tâm riêng của mình ở ngay trên mảnh đất này để loại bỏ hoàn toàn mọi tư tưởng của ông Hồ Chính Minh. Ông ấy muốn tinh thần của người miền Nam phải thuộc về ông ấy, sau đó sẽ đến lượt tinh thần của người dân miền Bắcệ Vấn đề trước mắt mà ông Diệm lo ngại Bắc Việt kéo quân xuống miền Nam. Thế nhưng ông ấy cũng biết là điểu đó chưa thể xảy ra trong vòng một vài thập kỷ nữa. Chính vì thế, theo quan điểm của ông ấy, chẳng có nghĩa lý gì khi phải đem mạng sống của những binh sĩ dũng cảm nhất của ông ấy để đổi lấy một vài trận thắng nho nhỏ mà chẳng có ý nghĩa gì. Trong khi đó, những chiến dịch an ninh ở cấp địa phương của ông ấy đang thu được hiệu quả lớn hơn rất nhiều lần cho dù nó quá tàn ác với nhiều người.
- Chẳng nhẽ ông ta chờ đợi Washington sẽ tiếp tục ủng hộ ông ta trong vài thập kỷ nữa chắc?
- Ông ấy cho là không cần nhiều đến thế. Ông ấy cũng biết rằng, dù thế nào đi nữa thì trong vòng mấy chục năm qua quân Bắc Việt Nam vẫn thiện chiến hơn quân nam Việt Nam. Nếu như những người Bắc Kỳ có thể là những người chiến binh giỏi thì người Nam Kỳ chỉ có thể trở thành những nông dân giỏi mà thôi. Thêm vào đó, quân đội của ông Diệm lại hoàn toàn do mấy anh chàng hám lợi Nam Kỳ thao túng - tất cả bọn họ đều bị cái túi của cánh ba Tàu mua chuộc hết. Nếu đối đầu với quân đội Bắc Việt thì đây sẽ là một trận đánh giữa một lực lượng rất thiện chiến, có kỷ luật với một đội quân có súng ống thì đi thuê, đi mượn và chỉ biết hết lòng vì các loại tình nhân lớn bé, hay các bể bơi đắt tiền, những xe Mercedes đời mới chứ chẳng biết đến Quốc gia là cái gì cả.
- Tướng Donnelly vẫn nói rằng quân Cộng hòa có thể đánh giỏi như quân Bắc Việt. Và cả Đại tá Gascon cũng nói như vậy.
- Ông Blix là một người tốt còn Gascon chỉ là một thằng cha vô tích sự. Cả hai người bọn họ hiểu biết về đất nước này còn ít hơn cả anh đấy.
- Anh có biết gì đâu. Anh thừa nhận đấy.
- Đó chính là lý do tại sao anh biết nhiều hơn họ. Họ lúc nào cũng nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ và rồi họ chẳng hiểu gì cả. Với họ tất cả người Việt Nam đều giống nhau hết. Nhưng không phải vậy đâu cứ tin em đi, có sự khác biệt rất lớn đấy. Ở đây bây giờ là thế giới của những kẻ giàu sang. Đa số họ đều lười lao động và vẫn sống hạnh phúc. Họ đều tin là nếu như ngày hôm nay ta ăn một quả soài rồi vứt hạt ra sau vườn thì đến ngày mai sẽ có một cây soài mọc lên đấy. Thế nhưng vẫn có vô số người phải sống cơ cực hơn rất nhiều nhưng rất mạnh mẽ, gan góc, bền bỉ và chịu khó, chịu khổ. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, họ luôn phải sống và phải đứng lên chống lại người Trung Quốc và sau đó là người Pháp. Từ nhiều năm nay, họ phải cố gắng giành lại những gì thuộc về họ nhưng đã bị mất từ nhiều thế hệ trước đó. Họ đã đánh đổ được người Pháp là một vấn đề không đơn giản. Sự ảnh hưởng của họ cũng như tinh thần của họ rất kiên định. Thế còn những ngưòi tự cho là mình giàu có thì sao? Họ chưa biết chiến thắng một đội quân nào kể cả người Pháp, họ luôn bị các Hoa Kiều mua chuộc. Anh thử nhìn lên hàng ngũ cao nhất của ARVN mà xem. Họ toàn là những kẻ gia nhập vào Quân đội Pháp để đánh lại người dân của họ chứ họ đã đánh được kẻ thù nào đâu. Những người này đều đã là những ông quan một, quan hai hay những hạ sỹ gì đó trong đội quân của người Pháp. Trong khi đó lúc còn ở Paris, đã mấy lần ông Diệm được người Pháp mời ra khi thì làm Bộ trưởng, lúc thì làm Thủ tướng nhưng ông ấy vẫn từ chối bởi vì những Chính phủ mà ông ấy được mời vào làm việc dù trước hay sau vẫn phải chịu sự điều khiển của Paris.
- Nếu ARVN không thể làm được điều đó, thì có thể Quân đội Mỹ sẽ phải cần đến. Có rất nhiều người Mỹ ở đây nghĩ rằng điều đó là khó tránh khỏi.
- Giấc mộng khủng khiếp đối với ông Diệm chính là trở thành một kẻ tay sai của Washington. Chùng nào ông ấy còn lo ngại điều đó thì Quân đội Mỹ chỉ là phương tiện để ông ấy sử dụng nhằm ngăn chặn cuộc tấn công từ phía Bắc xuống.
D. Marnin đang rất đói nên anh ăn ngấu nghiến hết ngay đĩa salad. Lily rung chiếc chuông nhỏ ở trên bàn và Đình Đình, một cô hầu gái còn rất trẻ mang vào một đĩa pho mát, bánh xốp và hai ly nước lọc. D. Marnin ngước nhìn cô gái và mỉm cười với cô.
Khi cô gái đã ra khỏi phòng, Lily hỏi anh:
- Anh có thích cô bé ấy không? Anh có thấy cô bé ấy hấp dẫn lắm không?
- Tại sao em hỏi anh như vậy?
- Em đang do dự là liệu cô bé ấy có hấp dẫn anh không thôi.
- Nó còn quá trẻ.
- Cho cái gì cơ?
- So với anh.
- Đàn ông Việt Nam luôn đánh giá khả năng hấp dẫn của phụ nữ qua độ tuổi đấy. Nếu chồng em còn sống ở đây, em sẽ không bao giờ cho phép Đình Đình phục vụ bọn em đâu. Anh ta sẽ chạy theo cô ta như một con chó sói đuổi theo con thỏ non vậy.
- Anh thì anh lại thích con thỏ ấy là... những người phụ nữ đứng tuổi hơn.
- Thật thế sao? Chồng em chỉ thích họ lúc còn trẻ thôi. Anh ta là người không thể chữa được. Đấy là cái máu me theo đuổi và chiếm giữ con mồi.
- Đúng là một chiến binh thực thụ. Thế bọn em đã cưới nhau được bao lâu rồi?
- Lâu lắm rồi. Chúng em đính hôn khi em mới 15 tuổi và một năm sau thì làm lễ cưới. Anh ấy già hơn em 28 tuổi. Chúa ơi! Khi ấy em còn trẻ con làm sao. Nhưng nó cũng đã quá muộn rồi. Mà chúng mình phải nghỉ ngơi một lát trước khi lái xe về chứ anh.
- Nghỉ ngơi ư? - anh hỏi một cách đầy hy vọng.
- Đúng rồi, ở đây việc nghỉ trưa đã thành một thông lệ rồi - chỉ khoảng nửa tiếng thôi. Đi nhé.
Cô dẫn anh ra khỏi phòng ăn theo hành lang và sau đó đẩy một cánh cửa vào một buồng ngủ.
- Đây là phòng của anh. Em nghĩ là anh sẽ tìm được tất cả những thứ mà anh cần. Kia là buồng tắm ở ngay cửa bên cạnh. Nếu anh muốn tắm cho sạch hết bụi bẩn từ sáng đến giờ. Anh có thể là người đầu tiên sử dụng cái bình tắm nóng lạnh mới lắp đấy. Lúc nào đến giờ về thì em sẽ gọi anh.
D. Marnin cởi quần áo ngoài và mặc vào một cái áo choàng tắm cụt lủn màu đỏ sau đó leo lên giường. Anh nghĩ là mình nên đi tắm nhưng nghe hình như có tiếng nước chảy nên anh quyết định chờ thêm một lát. Sau đó chừng vài phút, tiếng nước cũng ngừng hẳn. Một cánh cửa mở ra và một bước chân nhẹ nhàng đi ra ngoài hành lang sau đó mất hút trong một phòng gần đó. Cánh cửa của phòng ngủ đối diện chỉ khép hờ một chút. Anh có thể nhìn thấy chân giường ở phòng bên đó. Cô đang nằm trên giường đã buông màn chống muỗi. Anh gõ nhẹ vào cửa
- Đây? Có việc gì thế? - cô hỏi
D. Marnin ngập ngừng đẩy cánh cửa mở ra
- Xin lỗi... anh không có ý làm em thức giấc.
Anh đã lờ mờ nhìn thấy Lily qua chiếc màn chống muỗi. Cô chống khủy tay và rướn người lên và hỏi một cách gay gắt
- Anh muốn gì cơ?
D. Marnin đứng giữa lối đi ngượng ngùng
- Anh không thể ngủ được. Anh đang đi ra ngoài xe để lấy cuốn sách. Rồi anh nghe thấy một giọng nói. Anh nghĩ là em vẫn còn thức.
- À, đó là Antoine.
- Antoine là ai cơ?
- Là bạn trai của em.
D. Marnin không biết phải nói gì hơn, lưỡi của anh cứ ríu lại. Lily phá lên cười rồi vén màn lên và chỉ tay. Trong góc phòng là một cái giá cho chim đậu còn trên đó có một con vẹt rất to màu xám đang giương đôi mắt nhìn D. Marnin một cách chăm chú. D. Marnin cũng cười theo nhưng ngay phút ấy anh lại tập trung vào Lily nhiều hơn. Cô không mặc một thứ gì hết ngoại trừ một tấm vải mỏng màu trắng, cô đang ôm chặt trong cánh tay. Mái tóc cô thả bồng bềnh tự nhiên trên đôi vai để trần. Sững sờ cả người, D. Marnin vẫn đứng lặng đấy mà ngắm nhìn cô.
Nhìn thấy nét mặt như điên dại của Marnin, cô gái rên lên
- Không, David... đó là một sai lầm đấy.
Anh tiến lại phía giường và ôm chặt lấy cô trong tay mình.
- Không, không, anh không được thế! Làm ơn đi! Không được như thế mà!
Lily cố giữ chặt lấy tấm vải che lên cơ thể mình trong khi D. Marnin hôn mạnh lên cổ rồi lên hai vai cô.
- Em chỉ muốn có một người bạn thôi, - cô hồi hộp nói - Thế này là không được đâu. Anh không thấy... Anh có thể ép buộc em.... Nhưng thế là không đúng đâu...
D. Marnin chẳng còn quan tâm đến lời nói của cô nữa. Anh hôn lên môi cô thật nhẹ nhàng rồi càng lúc càng âu yếm hơn. Lúc đầu cô cố gắng chống lại, toàn thân cô gồng lên. Tới lúc đó Antoine xen ngang vào:
- “Ôi! Niềm tin của tôi ơi! Cái đó thật là thú vị”.
Lily bật cười và ngả người xuống dưới gối.
- Cánh cửa - cô khẽ kêu lên - anh ơi! Đóng cửa vào đi.
- “Anh yêu em” - con vẹt Antoine lại kêu oai oái - “Anh rất muốn em”.
 
--!!tach_noi_dung!!--

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2011
Nguồn: Đánh máy: hoi_ls từ e-thuvien.com
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 7 tháng 12 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--