Chương 17

    
oan biết rằng Phi nói đùa, nhưng nàng vẫn linh cảm thấy sẽ có một ngày nào đó nàng sẽ mất Phi, không phải là Phi sợ Toàn ghen mà vì tâm lý thông thường của người đàn ông. Khi Loan đã về với Toàn, sống với Toàn, Phi sẽ không còn lý do gì để lui tới như bây giờ nữa. Vả lại Phi cũng sẽ còn những việc khác phải làm những chỗ khác để lui tới thú vị hơn là lui tới đây. Sự mất mát đó Loan nghĩ đến ngay từ lúc này và niềm đau tiếc nhớ cũng len lén hiện đến không thành hình rõ rệt nhưng đã thành một cái bóng ám ảnh khôn nguôi. Nàng nhìn Phi thật lâu và nàng nói thầm “Em sẽ mất anh, em sẽ mất anh” Loan biết rằng dư âm của tiếng nói thầm đó còn vọng mãi cho tới bao giờ Loan quên được Phi mới là hết hẳn.
Tiếng Phi cất lên cắt ngang ý nghĩ của Loan:
- Em trả lời Toàn thế nào?
Vòng tay khoanh lại trước ngực:
- Em coi anh như anh.
- Câu trả lời thông thường và giản dị.
- Bởi vậy Toàn không tin.
Phi thú vị bởi câu trả lời đó của Loan, câu trả lời giấu một ẩn ý lén lút đồng lõa. Chàng cố tạo một tiếng cười ròn tan:
- Phải làm thế nào cho Toàn tin bây giờ?
Loan cốt giấu một nụ cười:
- Đừng làm gì ca?
- Các cô cũng giỏi ở chỗ đó. Sự yên lặng có giá trị là một sự bắt buộc người đàn ông phải tin mình. Và rồi người đàn ông tuy vẫn nghi ngờ, song ít hơn. Có đúng vậy không?
Loan thầm phục nhận xét chính xác của Phi, nàng mỉm cười thú nhận:
- Anh ghê gớm lắm không vừa đâu. Sau này lấy vợ chắc không ai bắt nạt anh.
Phi yên lặng, chàng ngước mắt nhìn vào bóng tối. Cái cảm giác mất mát lại hiện đến. Tất cả những gì chàng vừa nói với Loan, chàng chỉ được phép nói một lần để rồi mãi mãi không bao giờ chàng được phép nói lại. Nỗi buồn đau bỗng ập đến như một tấm lưới úp chụp lấy linh hồn. Phi chợt thấy mình vô lý, chàng không hiểu tại sao mình lại có thể buồn trong khi chính mình muốn mất Loan, muốn để Loan ngả vào tay Toàn. Chàng lắc đầu một mình, chàng từ chối ý nghĩ đó, từ chối sự đau buồn đó. Bởi hỏi như vậy là chàng đã hiểu vì sao. Vì sự ích kỷ thông thường hay là vì mối tình cảm câm nín giữa chàng và Loan, Phi không hề muốn tìm hiểu thêm nữa. Chàng nói một câu bâng quơ:
- Anh chán cái cảnh này.
- Anh nói sao.
- Không!
Loan cười nhẹ:
- Anh lại giấu diếm rồi.
- Có lẽ như vậy là hơn.
Hai người lại đứng im, mỗi người đuổi theo một ý nghĩ riêng biệt. Loan cố tìm hiểu tâm trạng Phi lúc này, nàng thấy những người thanh niên như Phi quả là khó hiểu. Khuôn mặt bao giờ cũng mang một vẻ lành lạnh, tươi cười đấy nhưng đằng sau giấu bao ý nghĩ sâu kín. Nàng không dám quả quyết rằng Phi buồn, Phi khổ sở và nàng có sung sướng vì tự ái được ve vuốt hay không, Loan nhìn Phi đăm đăm, tiếng nàng ấm dịu:
- Anh nghĩ thế nào về Toàn?
Phi trả lời không nghĩ ngợi:
- Toàn xứng đáng với em.
- Em không muốn hỏi anh như vậy. Em muốn hỏi anh về tư cách, về... con người của Toàn.
Phi cười, đôi mắt nàng đăm chiêu:
- Con trai ít khi chịu khen nhau và những người có tư cách ít khi chịu nói xấu người khác.
- Nhưng em tin anh thành thật.
Đầu Phi hơi nghiêng về phía trước:
- Câu trả lời của anh đủ rồi. Anh thấy Toàn không có gì đáng chê trách, mặc dù Toàn trẻ. Anh thành thật mừng cho em.
Nụ cười của Loan thoáng một chút hóm hỉnh, nàng thấy nghi ngờ hai tiếng “thành thật” từ cửa miệng một người đàn ông nói ra. Người đàn bà chỉ tin rằng người đàn ông thành thật khi họ cảm thấy chứ không phải nghe thấy. Loan muốn trả lời Phi bằng một tiếng cám ơn thật khách sáo để nói với Phi rằng nàng không tin Phi thành thật trong lời chúc mừng đó, nàng rùng mình hai vai co cao:
- Mình vào trong nhà đi anh, em lạnh quá.
- Thôi, em vào đi, anh phải vào trại bây giờ.
- Thái độ của tôi tùy thuộc vào thái độ của đoàn biểu tình đó. Nếu vì quyên lợi của tự do dân chủ thì tôi tin rằng chính quân đội cũng phải ủng hộ, nếu họ tranh đấu vì để tiếp tay cho kẻ thù thì chính các anh cũng phải đàn áp chứ không nói gì đến chúng tôi.
Câu trả lời khôn khéo của Phi khiến Toàn hài lòng nhưng người hài lòng hơn cả là Loan chứ không phải Toàn. Loan không muốn kéo dài câu chuyện nên nàng cất tiếng cười rồi nói với Phi và Toàn:
- Thôi, Loan “chê” những chuyện đó. Các anh vào trong nhà ngồi chơi để Loan đi pha nước.
Phi theo Loan vào salon, Toàn cũng theo vào và Toàn vẫn trở lại vấn đề:
- Nếu người ta vu cho chúng tôi là tay sai kẻ thù, anh nghĩ sao?
Phi đốt thuốc lá để kéo dài thì giờ suy nghĩ, một phút sau, chàng cũng đáp lửng lơ:
- Nếu quả thật tôi biết đích xác người ta vu cho các anh là tay sai kẻ thù, tôi đứng về phe các anh.
Toàn cười xòe tay nắm tay Phi:
- Tôi hoàn toàn tin tưởng ở các anh. Chúng tôi yêu quân đội, biết ơn quân đội và không bao giờ có tư tưởng chống đối các anh.
Câu nói của Toàn khiến Phi hả lòng mát ruột. Chàng tin là Toàn đã rất chân thành khi nói với chàng như vậy. Kiểm điểm lại bản thân mình cùng với những người bạn đồng ngũ, Phi thấy chàng và các bạn chàng không làm gì để đến nỗi bị ghét bỏ. Chàng đã nhỏ máu ngoài tiền tuyến, hy sinh tất cả vui thú riêng tư, quên những chiều Bô Na, những đêm Saigon, lặn lội ở biên giới Việt Lào để làm gì? Các bạn đồng ngũ của chàng đã và đang tiếp tục ngã xuống có phải để cho tự do dân chủ và cho lớp người ở hậu tuyến hay không? Như vậy, dù cho có một thành phần nhỏ nào đó, chịu lệnh của cấp chỉ huy, bị lợi dụng trắng trợn đến đâu người ta cũng không thể vịn vào đó để ghét bỏ quân đội. Chàng hoàn toàn tin tưởng vào nhận định này. Chàng nói với Toàn:
- Tôi cũng mong các anh nghĩ như vậy trong bất cứ trường hợp nào. Các anh cũng cần hiểu cho rằng người quân nhân không bao giờ được phép vượt qua hàng rào kỷ luật, nhất là kỷ luật chiến trường. Những người chỉ huy có trách nhiệm hoàn toàn về đơn vị của mình.
Toàn nhận rằng Phi có lý. Chính Toàn nhiều lần đã băn khoăn về hành động và thái độ của một số người khoác trên người bộ quân phục “rằn ri” này. Toàn tin rằng họ vô tư làm việc theo mệnh lệnh và trong đầu óc họ cũng đã phát sinh le lói một sự nghi ngờ. Toàn cũng chỉ mong từ trong ý nghĩ sâu kín của những người quân nhân như Phi giấu diếm “một cái gì” để ý thức được cuộc đấu tranh này.
Một chiếc xe gắn máy phè phè mang trên yên một gã thư sinh ướt đẫm, đầu tóc rũ rượt, chạy vút xuống nhà để xe. Những tiếng nhốn nháo vang lên xau đó một phút:
- Những ai bị bắt.
- Bao giờ biểu tình nữa?
Toàn đứng dậy, chàng chưa kịp chạy xuống thì Phượng đã chạy lên:
- Anh Toàn! Chị Hồng, chị Mỹ, anh Khuê, anh Khánh bị bắt rồi.
- Bị bắt ở đâu?
- Tổ phát truyền đơn.
- Còn ai nữa không?
Phượng run rẩy lắc đầu. Toàn đi nhanh xuống nhà dưới. Bỗng dưng Phi thấy Toàn mang đây đủ cái tác phong của một người chỉ đạo cách mạng. Toàn tỏ ra gan dạ, bình tĩnh vô cùng.
Loan vừa thay xong chiếc áo cánh, nàng chạy vội ra, mặt mũi tái mét. nàng hỏi lại Phượng những câu mà Toàn vừa hỏi. Sau đó nàng quay ra salon ngồi xuống với Phi:
- Anh Khuê bị bắt thì nguy lắm, anh ấy xuống đây lấy truyền đơn hoài. Chỉ sợ anh ấy khai ra thì nguy hiểm cho... tất cả mọi người ở đây.
Phi ngồi im mỉm cười, chàng hiểu là Loan lo cho Phượng nhiều hơn là lo cho những người có mắt ở đây. Nếu có thể Loan lo thêm cả cho Toàn. Nghĩ đến sự lo lắng của Loan dành cho Toàn, Phi thấy nhói đau vì đã bị chia sẻ nhiều tình thương yêu mà Loan đã dành cho chàng từ trước đến nay. Phi cúi đầu an ủi Loan một câu yếu đuối:
- Chắc không đến nỗi thế đâu, các cậu ấy cũng lì ghê lắm.
Loan thở dài rất nhẹ, nàng lắc đầu tỏ dấu hiệu không thể tin tưởng được rằng Khuê chịu nổi đòn mật vụ không khai hết danh sách những người cùng làm với mình và nhất là địa chỉ liên lạc. Nàng xòe tay phân trần với Phi:
- Con Phượng nó lôi bạn bè về đây làm hồi nào em không hay. Lại có cả anh Toàn ở đó nữa, em không biết phải làm thế nào cả. Chắc anh cũng thừa rõ là nhờ gia đình anh Toàn nên em mới kiếm được việc làm hiện tại. Chẳng lẽ em phải nói sao với anh Toàn bây giờ?
Phi thở dài không trả lời. Chàng nhớ lại cảm giác của mình khi nhận được thư Loan báo tin được Đại tá ba Toàn đến thăm và thân chinh đưa Loan đi giới thiệu để kiếm việc làm. Chàng buồn nhiều hơn là vui. Chàng đã biết trước được sẽ có một ngày chàng phải chứng kiến cái cảnh này. Toàn sẽ đến với Loan thường hơn và gia đình Toàn mới xứng đáng, mới đúng là ân nhân của Loan. Đã đành trong hiện tại, cảm tình của Loan dành cho Phi nhiều hơn, có thể là tình yêu, nhưng đối với một người con gái như Loan, số tuổi trên hai mươi không cho phép Loan chờ đợi lâu hơn nữa. Sự thay đổi về cán cân tình cảm không dễ nhưng không phải là không thể được. Cứ ở bên Loan, có một ngày nào đó Toàn sẽ chiếm được tình yêu của Loan. Điều đó thật là giản dị. Tuy buồn song thật ra Phi không hiểu chàng có yêu Loan thật không hay đấy chỉ là tình thương, chỉ là sự thân mật tạo thành mà thôi. Vả lại cuộc sống chiến binh của Phi chưa chắc đã mang lại cho Loan một cuộc sống êm ấm thật sự. Biết đâu rồi Phi chẳng tạo thêm cho Loan những dang dở mà thôi. Phi đã băn khoăn mãi với những ý nghĩ đó, chàng cố tình tỏ ra “không hề có tình ý gì với Loan” bằng mọi cách để Loan có thể quên chàng, có thể coi chàng như một người thân, không hơn không kém.
Chàng ngước lên nhìn Loan thật nhanh và chàng vẫn yên lặng. Loan hỏi lại một câu mà lần nào Phi về Loan cũng hỏi ngay từ phút đầu mới gặp:
- Bao giờ anh đi?
- Anh không đi nữa. Có lẽ đơn vị anh phải ở Saigon khá lâu.
Loan cười thú vị:
- Ồ thích quá. Lại được gặp anh luôn.
- Em đi làm có mệt lắm không?
- Mệt thì không nhưng đôi khi bực mình vì thái độ của mấy người trong sở. Họ coi thường mình.
- Không phải ai cũng có bổn phận nuông chiều em như gia đình đối với một cô học trò nhỏ đâu. Em cần phải luôn luôn nghĩ rằng em đã bước vào một cuộc chiến đấu dai dẳng, và cam go từng giờ từng phút.
Đầu Loan cúi xuống, mái tóc chảy dài trên vai. Nàng tủi thân bởi những câu nói đó của Phi.
Bọn bạn Phượng từ nhà dưới ùn ùn kéo lên, họ nhìn Phi và Loan bằng những cặp mắt hóm hỉnh rồi sau đó họ quay ra bàn bạc với nhau. Một phút sau Toàn lên tới, tiếng Toàn dõng dạc:
- Chúng mình phải rời ngay đi nơi khác. Nhà chị Thu thì rộng đấy nhưng trống trải quá. Nhà chị Hằng có lẽ tiện hơn. Nếu chị Hằng cho phép.
Hằng băn khoăn một chút rồi cất tiếng ngần ngại:
- Hằng không tiếc gì cả, nhưng trước cửa nhà Hằng là nhà ông anh họ làm ở trong “phủ”. Nghe đâu làm mật vụ thì phải, Hằng chỉ sợ nguy hiểm cho các anh.
Những tiếng phản đối nhao nhao:
- Như vậy thì không được.
Năm sáu bộ mặt càng băn khoăn, người nọ nhìn người kia. Một lát sau, Toàn lên tiếng:
- Tôi có cách.
- Cách gì?
- Dọn tất cả về phòng học của tôi. Giai đoạn này cũng chẳng học hành được gì đâu. Anh em có đi về thì nhớ trèo lối sau kẻo bà chủ nhà la làng.
Mọi người vui vẻ tuân theo quyết định của Toàn. Tức khắc một cuộc phân công được dàn xếp ổn thỏa. Người mang giấy, người mang máy gói trong chiếc bao bố. Phượng lãnh một nhiệm vu nhỏ bé nhất là ôm hộp giấy stencil. Toàn quay sang Phi:
- Xinh phép anh nhé, tôi bận một chút. Mong gặp anh lần sau vui vẻ hơn.
Phi chỉ biết cười nhạt.
Rồi Toàn quay sang Loan:
- Tối nay Loan cho tôi ăn cơm, đừng đợi, cứ để phần như hôm qua tiện hơn.
Loan “dạ” một tiếng thật nhỏ, có thể là một tiếng rất ngoan mà cũng có thể là Loan ngại Phi.
Bọn Toàn đi rồi, căn nhà vắng hẳn. Phi khẽ hỏi Loan:
- Toàn ăn cơm ở đây thường lắm sao?
Loan bối rối:
- Không. Thỉnh thoảng thôi. Anh ấy sợ phiền nhà trọ, đi về ăn uống thất thường, ngại người ta nói tớ tai ông cụ bà cụ.
Phi cười:
- Kể ra Toàn ăn luôn ở đây cũng tiện.
Loan tròn mắt nhìn Phi, thật ra nàng hiểu động lực nào đã thúc đẩy Phi nói như vậy, nhưng nàng cố làm ra bộ ngạc nhiên.
- Sao anh lại nói vậy?
Thật ra thì Phi không thể hiểu tại sao. Chàng chỉ biết là câu nói của chàng vô lý, chàng tìm cách ngụy biện:
- Vì... công việc hiện tại của Toàn.
Không đời nào Loan lại dễ dàng tin Phi nói thật, nàng cũng thừa hiểu là Phi ngụy biện, nhưng nàng cười. Đôi mắt nàng nhìn Phi long lanh. Nàng mang niềm vui thích ngấm ngầm của một người yêu được ghen lần đầu. Sự ghen tuông đó chỉ có thể biểu tỏ bằng cử chỉ, bằng những hành động gián tiếp mà không thể nói phăng ra với nhau. Những giây phút ấy cũng thần tiên, thơ mộng mặc dù thật mong manh.
Phi nhìn ra ngoài trời, mưa đã ngớt, bóng tối chạng vạng một màu tro xám. Chàng đứng lên:
- Anh phải vào trại.
Loan nhìn chàng bằng đôi mắt ngụ nhiều ẩn ý:
- Anh vừa tới đã đi ngay sao?
- Anh tới từ lâu, đợi em mãi. Dịp nào rảnh sẽ ghé lâu hơn.
Nói rồi Phi xoay người đi chầm chậm ra ngoài hành lang. Loan vội vàng đứng dậy đi theo Phi ra tận xe, tiếng nàng thấp xuống:
- Anh giận em phải không?
Phi lắc đầu cười buồn:
- Tại sao?
Một tay Loan vịn lên kính xe, đầu nàng cúi xuống:
- Em biết, anh giận em.
- Vô lý chưa, anh giận em vì lẽ gì nhỉ?
- Anh đừng giấu.
Phi cố làm bộ tươi tỉnh hơn. Chàng nhìn năm đầu ngón tay trắng xanh nhỏ nhắn của Loan trên khuôn sắt bọc kính xe, tiếng chàng vui vẻ:
- Lớn rồi chứ tưởng còn bé lắm đấy mà vòi. Lần sau anh ra chơi anh mời tất cả đi ăn.
Loan cũng ngước lên mỉm cười:
- Thật nhé!
- Thật
Phi rồ máy lùi xe ra đường. Loan đứng im nhìn theo. Ánh đèn thành phố vừa bật, nhòe vì trời mưa bụi. Trên đường về Phi không biết là mình có giận Loan hay không nữa và giận vì lý do gì?
Năm chiếc xe GMC lao vun vút trên ngã đường thành phố. Phi thấy rõ mọi con mắt đều đổ dồn về phía đoàn xe đó. Chàng ngồi trên “ca bin” chiếc xe thứ tư, chàng đang suy nghĩ về thái độ phải đối phó với toán người biểu tình. Chàng sẽ làm gì nếu trường hợp gặp những kẻ quá khích tấn công vào Trung đội chàng? Nếu máu của một trong những anh em thuộc cấp của chàng chảy ra, Phi sẽ phải hành động ra sao?
Những câu hỏi ấy quay cuồng trong đầu óc Phi. Bộ mặt chàng khó đăm đăm nhìn thẳng về phía trước. Chàng không hiểu những người đồng đội dưới quyền chỉ huy của chàng ngồi trong hai thùng xe dưới kia đã nghĩ gì? Họ có cùng một tâm trạng như chàng hay không?
Trước khi lên xe, Phi đã dặn dò anh em trong Trung đội rất cẩn thận nào là phải khéo léo phải nhẫn nại chịu. Nhưng Phi không dám tin rằng tất cả anh em sẽ tránh được những cuộc va chạm. Chưa bao giờ Phi thấy trong giờ hành quân mà chàng lo lắng, băn khoăn như lần này. “Thà là được chiến đấu ngoài mặt trận, lặn lội ở biên giới còn hơn là phải lãnh nhiệm vị phức tạp này”. Nghĩ vậy Phi thở dài một mình.
Những chiếc xe đi đầu đã thắng rít lại. Đường phố đông nghẹt. Những đồng đội của chàng vừa nhảy xuống thì một toán thanh niên chạy rụt trở lại phía sau dàn thành một hành ngang như một mặt trận, đối diện và họ có cả mặt hậu thuẫn trùng trùng lớp lớp người ủng hộ. Phi thấy rõ, mình đang phải đương đầu với những đồng bào trong đó có bạn bè, anh em, gia đình mình.
Trung úy chỉ huy trưởng đoàn quân ra lệnh cho Phi chĩa mũi súng bắt đoàn biểu tình đó dừng lại tại chỗ. Cảnh sát không làm nổi nhiệm vụ này, họ tiến đến bên cạnh đoàn quân của Phi coi như viện binh của họ kéo tới. Phi nghe rõ tiếng lao xao:
- Biệt kích chứ không phải cảnh sát chiến đấu anh em ơi!
- Cứ tiến đi. Chết thôi!
- Hoan hô quân đội đi!
Phi đứng lặng nhìn rừng người và rừng biểu ngữ, chàng trở nên hoang mang, không biết phải làm gì bây giờ. Chĩa mũi súng về phía bạn bè, nếu họ cứ tiến, họ có thể tràn lấn để tiến. Phi làm gì? Bắn chăng? Không thể nào được rồi. Đâm chăng? Cũng không! Chàng nhìn những mũi lưỡi lê sáng quắc mà run sợ. Mồ hôi chàng toát ra ướt đẫm. Chàng ngơ ngác nhìn quanh xem có gặp ai quen. Chàng chỉ sợ gặp mẹ chàng, gặp Loan, Phượng, hoặc Toàn hoặc những bè bạn Phượng đã gặp chàng một lần ở nhà Loan. Gặp họ thật mắc cỡ, chàng không hiểu mặt mũi chàng lúc đó sẽ ra sao. Phi đau đớn cho bộ quân phục này, cho chính khuôn mặt mình.
Đoàn biểu tình vẫn đứng sững, những tiếng hô náo loạn làm đầu óc Phi quay cuồng choáng váng. Chàng nghĩ đến vụ tự thiêu thứ nhất của một nhà sư. Chàng nghĩ đến động lực đã thúc đẩy mẹ chàng, Phượng và Toàn đã lao mình vào cuộc tranh đấu này. Chàng nghĩ đến nhiệm vụ gần như kỳ quặc chàng đang phải thi hành. Đầu óc Phi lúc thì đặc lại, lúc thì trống rỗng, lúc muốn vỡ tan. Chàng đi đi lại lại, nhưng thực tình chàng cũng không biết đi như vậy để làm gì. Chàng hồi hộp chờ đợi thái độ của đoàn biểu tình này với đơn vị chàng.
Một lát sau, một thanh niên tiến ra, quần áo xốc xếch, đầu tóc rối bù, nhưng khuôn mặt thì câng câng đanh thép. Một vài thanh niên khác tiến theo. Họ tiến thẳng tới chỗ Trung úy chỉ huy đhàng thả khói thuốc qua tiếng nói:
- Không biết tâm trạng thằng Tân khi nhận được hàng điện tín của Phượng ra sao? Chắc nó sẽ cuống lên chạy một cái phép hai mươi bốn tiếng. Nếu không được phép chắc nó cũng “dù” rồi tới đâu thì tới.
Tiếng Loan thở dài rất nhẹ:
- Biết đâu... chẳng có một lý do khác nữa giữ chân anh ấy lại.
Phi tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Lý do nào? Anh không tin là sẽ có lý do nào giữ nổi chân thằng Tân.
- Bây giờ khác, trước khác.
Vừng trán Phượng hơi cau lại:
- Chị nói gì Phượng không hiểu.
Loan điềm đạm mỉm cười:
- Có gì mà không hiểu. Phượng không nên quên rằng bây giờ anh Tân còn có Li Li.
- Chị hiểu. Tại sao anh ấy có Li Li rồi chứ?
- Tất nhiên là chị hiểu điều đó, nhưng em đừng tự tin quá. Nếu hàng điện tín đó lọt vào tay Li Li hoặc chính anh Tân sẽ tình nguyện ở lại bên Li Li, mặc dù anh ấy yêu Phượng. Người đàn ông không biết thế nào mà nói trước được.
Phi thấy Loan có lý, ở vào trường hợp của Tân, có thể Tân sẽ hành động như vậy. Một người lính chiến quanh năm với bãi hoang sình lầy, mang mặc cảm thua sút một người yêu thành thị thuộc giai cấp khác mình, theo đuổi bao nhiêu lâu, bị đối xử lạnh lùng, bỗng dưng nhận được hàng điện tín gọi về, có lẽ người lính sẽ cảm động đến run tay súng, nhưng chỉ được những phút ban đầu. Rồi sau đó người lính sẽ cảm thấy đau đớn, buồn tủi, khổ sở đến toát mồ hôi trán vì nghĩ rằng mình được thương hại chứ không phải được yêu thương. Mặc cảm và những sự thật về sự đối xử lạnh lùng bao nhiêu ngày tháng cũ sẽ ám ảnh không dứt. Tân có thể từ chối sự trở về như một con cừu non ngoan ngoãn này. Nghĩ vậy, Phi lặng lẽ búng mẩu thuốc ra ngoài hành lang rồi chàng giơ tay xem đồng hồ:
- Thôi anh về kẻo tới giờ giới nghiêm rồi. Việc của Loan về Toàn anh sẽ cố gắng trong khả năng của anh, còn cô Phượng mai nhớ đánh điến tín cho Tân.
Loan và Phượng cùng đứng dậy, nhưng Phi đã nhanh nhẹn bước ra khỏi cửa. Tiếng máy xe rút lên, Phi lao xe ra mặt đường. Saigon như một thành phố chết, con đường rộng vắng im lìm, thỉnh thoảng một chiếc xe cảnh sát chạy vun vút cột ăng-ten cao lênh khênh, Phi có cảm tưởng như mình lạc sang một thành phố khác, thành phố nơm nớp trong chiến tranh, hồi hộp trong sự chờ đợi một bàn tay tử thần. Có đi trên những đường phố Saigon này về khuya, mặc bộ quân phục tác chiến trên người mới thấy rõ rệt cái quan trọng lớn rộng của người lính. Phi thấy mình hình như cũng có một cái gì đổi khác, chàng muốn lái xe đi mãi trên con đường rộng vắng này.
Qua một ngã tư, Phi chợt nhớ đến lối rẽ về nhà Liên, căn lầu Liên mới sang lại và Liên đã chỉ chàng một lần. Phi muốn đi qua đó vào giờ này xem Liên đang làm gì. Chàng nghĩ là căn lầu đó sẽ đóng cửa. Liên đang đùa giỡn với người yêu, có thể là một cậu con trai mười chín, đẹp trai và hiền lành như một con nai tơ. Phi mỉm cười, tuy trong lòng đau buốt, chàng lái xe quẹo vào con đường nhà Liên. Bây giờ thì Phi biết chàng buồn, buồn kinh khủng. Nỗi buồn của một kẻ mất mát đi hoang trên những con đường hoang. Mỗi lần có chuyện gì vui buồn Phi thường hay đi kiếm Liên như vậy. Với Liên, Phi có thể phơi bày tất cả. Nhưng lần này khác với những lần trước, chàng chỉ muốn đi qua nhà Liên, để làm gì chính Phi cũng không rõ nữa. Những lần trường Phi thường kiếm Liên ở chỗ nàng làm như một người khách thân sau những ngày xa vắng. Phi cố tránh không dám đến nhà tìm gặp Liên bởi Phi sợ những cảnh đau lòng.
Chiếc xe jeep đi rất chậm dưới bóng tối của những chòm lá me sát lề đường. Phi nghiên mặt nhìn lên căn lầu thứ hai, ánh đèn néon soi rõ khung cửa, đi quá chút nữa Phi còn thấy Liên đứng trong bóng tối ngoài balcon. Phi còng thắng, tắt đèn máy xe rồi ngồi im nhìn lên. Chàng không biết có nên xuống đường hay không. Chàng không ngờ lúc này chàng lại có thể hồi hộp như một cậu con trai mười bảy đến nhà người yêu. Chàng cũng có những lo sợ vì ông “bô” bà “bô” nhà người yêu khó tính, những cái nhìn đầy khôi hài của ông anh bà chị người yêu thì Phi lo... bắt quả tang nhân tình của người yêu cũ có mặt trong căn phòng đó.
Mãi một lúc sau Phi mới quyết định bước xuống đường. Chàng biết là Liên đang đứng trên balcon đang theo dõi chàng có lẽ Liên chưa nhận ra chàng. Phi bước ra ngoài ánh sáng, chàng lật chiếc mũ bêret đen cầm tay và ngửa mặt mỉm cười.
Tiếng Liên thốt lên reo mừng như một tiếng lọ thủy tinh vừa vỡ:
- Phi phải không?
Bàn tay giơ lên vẫy nhẹ:
- Anh đây. Đứng một mình à?
- Lên đây anh, em đang buồn.
- Lên lối nào?
Liên đi về phía bên mặt, ánh sáng neon soi rõ bộ đồ ngủ bằng một thứ lụa nội hóa óng ánh màu xanh, nàng chỉ tay xuống ngỏ hẻm.
- Anh đi vào ngỏ này, có cầu thang riêng.
Theo tay Liên chỉ, Phi lần mò vào trong ngõ hẹp những vũng bùn còn đọng đầy. Chàng tìm ra chiếc cửa nhỏ lối dẫn vào một cầu thang lên lầu.
Liên đứng đợi sẵn Phi ở phía sau, vừa thấy Phi lên, nàng ôm choàng lấy chàng:
- Trời ơi! Gặp anh lúc này em mừng quá, anh đi đâu mà lại tới đây.
Phi ghì chặt cánh tay Liên, chàng hôn nhẹ lên mái tóc nàng trước khi trả lời:
- Đi lang thang, vô tình qua đây thấy em đứng trên balcon, anh dừng lại.
- Tối thế anh cũng nhận ra em à?
- Không nhận ra em thì nhận ra ai?
Liên kéo Phi vào trong nhà, nàng ngả đầu vào ngực áo chàng như những ngày xưa còn chung sống với nhau
- Mà sao anh ngồi đó lâu vậy?
- Anh còn đợi xem.. có thật em đứng một mình không.
Liên hiểu Phi muốn nói gì, nàng kiễng chân hôn lên má chàng rồi nói lảng:
- Anh làm em sợ quá.
- Sợ cái gì?
- Sợ bị bắt.
Phi cười khanh khách:
- Người ta bắt em vào trong đó tổ chức khám đường thành vũ trường à?
- Anh nói bậy.
- Vậy người ta bắt em làm gì?
Liên kéo Phi ngồi chung trên chiếc ghế salon rộng tiếng nàng nhí nhảnh:
- Hôm nọ em cũng đi theo đoàn biểu tình đấy chứ, anh tưởng à. Tới lúc lục đục thấy “phú lít” mang “xe cây” đến em cũng chạy thấy ông nội.
Nói rồi Liên cười khanh khách có vẻ thú vị lắm. Phi cũng cười:
- Em thấy anh hôm đó không?
- Không. Anh đứng đâu?
- Anh đứng ở ngã tư Hồng Thập Tự.
Liên lại cười giòn:
- Em ở gần ngã sáu. Hôm ấy em chạy văng mắt cả đôi dép mới mua chín chục bạc.
- Hăng nhỉ?
- Hăng chứ sao lại không hăng. Nói thật với anh em đi xem thôi, nhưng thấy thiên hạ đông và chửi rủa om sòm, em cũng hăng và cũng chửi ra phết. Tới lúc chạy em chạy cũng hăng, em chạy hết con đường Trần Quý Cáp nhào vô hiệu phở chỗ rạp chiếu bóng Việt Long ngồi thở không ra hơi. Gặp anh Điền, bạn anh, anh ấy cười quá.
- Nó làm gì ở đó?
- Anh ấy ngồi lúng phúng với con nhỏ bán ở tiệm thuốc Tây bên cạnh. Thấy em anh ấy sang làm con nhỏ bán thuốc Tây nhìn muốn nổ con mắt.
Vừa nói Liên vừa lim dim chui vào vai Phi và ngửa mặt chờ đợi. Phi cúi xuống thật lâu, vòng tay chàng ghì chặt vai Liên.
Khi rời môi nhau ra, Liên úp mặt vào ngực Phi. Lợi dụng dịp này, Phi để ý quan sát căn phòng. Chàng nhìn thấy chiếc gạt tàn thuốc lá, nhìn mắc áo cuối giường không thấy một dấu vết nào của đàn ông. Mặc dù trên giường vẫn có hai chiếc gối, một chiếc gối ôm lớn. Chàng khẽ hỏi Liên:
- Người yêu của em không có ở đây hay sao?
Liên lắc đầu:
- Không.
- Sao em nói có chồng.
Im lặng một chút rồi tiếng Liên thoát ra chán nản:
- Bị bắt rồi.
- Bị bắt?
- Dạ.
Tiếng “dạ” thật ngoan và thật buồn, Phi tin rằng Liên yêu chồng lắm. Chàng cũng làm bộ ngậm ngùi, tiếng chàng dịu dàng:
- Vì chống lại chế độ à?
Liên buông Phi ra:
- Nếu được vậy thì còn nói gì.
- Vậy thì tại sao?
- Buôn lậu. Nếu làm cách mạng mà bị bắt, em quyết đi “nuôi” cho tới chết.
Phi không dám tin là Liên sẽ làm được như vậy, nhưng chàng tin trong lúc này đó là ý nghĩ thật nhất của Liên. Chàng cầm nhẹ tay nàng:
- Bị bắt ở đâu?
- Vùng biên giới, nhưng nghe đâu mang về Saigon rồi.
- Em không tới thăm chồng sao?
- Chồng con gì, vả lại biết ở đâu mà thăm. Có một thằng bạn nó gặp mặt để chạy chọt, nó nhắn lại là nó bị bắt vì em, nó buôn lậu cho em.
Phi thở dài rất nhẹ.
- Biết đâu chẳng là sự thật?
Liên nhún vai:
- Sự thật tồi bại hơn nhiều. Nó là dân Tây lai, nó có vợ đầm ở bên Nam Vang, nó tính đi trót lọt kỳ này là hai đứa dắt nhau về Tây.
- Sao em biết rõ vậy?
- Em bắt được lá thư của vợ nó viết bằng tiếng Pháp em nhờ người đọc hộ.
- Nó tính bỏ em sao?
Liên cười:
- Nếu chuyện chó thế thôi thì tầm thường quá không có gì đáng nói. Nó lợi dụng em giao thiệp với một vài viên chức ở đây, dùng nhà em làm một cái trụ sở để giao thiệp bàn bạc áp phe vừa mua bán hàng lậu, vừa nói chuyện hối lộ các quan to. Khi được tiền rồi nó tìm cách chuyển ngân. Anh biết rõ tính em, khi yêu thì không tính cần toán cho nên em không để ý gì cả, em không thèm hỏi tiền nó bao giờ. Nó sắm cho em đường đúng một bộ salon này đây.
Phi thở dài rất nhẹ và chàng thấy bộ salon mà hiện chàng đang ngồi hình như có gai. Nói như thế cũng chưa đúng hẳn. Phi thấy toàn thân mình nổi gai, những mũi gai nhọn từ trong lòng xuyên tới. Chàng không muốn nghe Liên kể thêm những chuyện đó nữa. Chàng không muốn nghe Liên nói đến những đau khổ của nàng về một người đàn ông khác, mặc dù người đàn ông đó có còn xứng đáng hay không.
Nhưng... có lẽ từ lâu Liên không được tâm sự với ai về những đớn đau ấy hay là Liên nghĩ rằng chỉ có Phi mới xứng đáng được nàng thổ lộ tâm sự, cho nên Liên kể tất cả, thậm chí nàng mang tới cả những kỷ niệm của nàng và người chồng vừa ngồi tù ra kể lại. Liên đã khóc lúc nào chính nàng cũng không hay, khi Liên ngừng kể thì đã hơn mười giờ. Mười giờ với thành phố Saigon khi giới nghiêm kể như là đã quá muộn. Thành phố không một tiếng động chỉ có ánh đèn vàng cô độc soi đậm những bóng cây, chỉ có gió lùa trên mặt đường hoàn toàn yên tĩnh, sự yên tĩnh câm nín để chờ đợi một cái gì sẽ nổ tung.
Phi nhìn ra ngoài những tàn cây bên cửa sổ, chàng bỗng thấy chán nản tất cả. Chàng hình dung ra những phút Liên ở trong căn phòng này mấy ngày trước đây, chàng bỗng thấy gai gai lạnh, nỗi buồn thâm sâu. Người lính trẻ đã mất niềm tin ở đồng ngũ, khi tình yêu không còn là thần tượng, khi cuộc đời đơn độc thì tất cả đều vô nghĩa, tầm thường, giả dối hết cả. Phi đứng dậy uể oải nhìn Liên đang trải tấm drap mới trên chiếc giường rộng, đôi mông hình như mỗi ngay một cong lên, Phi quay mặt đi nơi khác.
- Anh về kẻo khuya rồi.
Liên xoay người lại, bộ ngực căng sau làn áo lụa, đôi mắt nàng nhìn Phi đăm đăm:
- Anh về đâu?
- Về trại.
Nói rồi Phi cầm mũ lên tay định bước đi, nhưng Liên đã tiến tới kéo Phi trở lại tiếng nàng vẳng lên thều thào:
- Anh ở lại với em đi.
Phi nhìn thật lâu trên khuôn mặt Liên, khuôn mặt đầy buồn tủi, nhưng Phi chợt nghĩ rằng nỗi buồn tủi đó không phải vì chàng, không phải dành cho chàng. Vì vậy Phi lắc đầu:
- Anh phải về.
- Em xin anh, ở lại với em đi, một đêm nay thôi, em van anh. Bao lâu rồi chúng mình không được ở với nhau. Em nhớ anh.
Đầu Phi cúi xuống, mùi mái tóc Liên thoảng lên, mùi mái tóc ngày xưa Phi thường gối đầu lên đó ngủ một cách ngon lành. Bây giờ Phi cố tìm xem mùi mái tóc đó có gì đổi khác. Nhưng không có gì cả, vẫn là mùi tóc ngày xưa, có chăng chỉ là cảm giác của Phi đã đổi khác nhiều. Sự ngây ngất đêm nay kèm thêm một chút đau đớn sói buốt. “Đã có người khác ngửi tóc này. Mình không thể, không thể...” Tiếng nói âm thầm đó vang vọng trong tâm khảm Phi, chàng lắc đầu:
- Anh rất tiếc không thể ở lại với em đêm nay được. Cho anh một dịp khác.
Nói câu đó nhưng Phi biết rằng sẽ không có dịp nào nữa chàng ngủ lại đây, trong mùi tóc này, mùi da thịt này.
Tiếng Liên vẫn đắm đuối như một lời van xin, một lời cầu nguyện:
- Anh biết không, em khổ sở nhiều rồi.
- Anh biết.
- Anh hãy cho em đêm nay, một đêm thôi, em muốn được ở gần bên anh, em sẽ quên tất cả, dù chỉ là một đêm ngắn ngủi.
Đôi môi Phi bậm lại, hàm răng nghiến chặt. Chưa bao giờ Phi được nghe tiếng nói ân tình đó của một người con gái đẹp nằn nì chàng xin chàng ở lại. Chưa bao giờ Phi thương Liên hơn lúc này. Nhưng nếu ở lại Phi thấy rõ mình sẽ không thể chịu đựng nổi với những cảm giác đau đớn ngấm ngầm nhói buốt. Chàng sẽ không thể nào chịu nổi khi thấy rõ sự ở lại của mình chỉ còn có nghĩa là một sự lợi dụng tầm thường, sự thỏa mãn xác thịt giản dị. Với một người con gái khác thì Phi bất chấp, Phi có thể tìm đủ cách để ở lại dù người đó có thật tình muốn hay không muốn. Nhưng với Liên thì không thể, Phi quyết liệt từ chối bằng cách đứng nhích lùi lại phía sau để thân hình Liên rời khỏi người chàng:
- Em có thấy lính anh bị đánh chảy máu đầu nằm ở sạp báo kia không? Xe cứu thương vừa tới mang đi đó.
Phượng gật nhẹ:
- Em thấy.
- Vậy ai đánh bọn anh?
Đôi mắt Phượng loáng một chút nghi ngờ. Nàng không biết phải trả lời câu hỏi của Phi ra sao, nàng cố tạo một nụ cười:
- Ai đánh thì em không biết, nhưng riêng chúng em, chúng em ủng hộ quân đội.
Phi hỏi lại một câu mà Phượng vừa hỏi:
- Thật không?
- Thật. Em hô “hoan hô quân đội” to nhất.
- Anh có nghe thấy mà.
Biết là Phi nói đùa, Phượng cất tiếng cười ròn tan. Một vài người bạn Phượng cũng mon men tiến tới Phượng chưa kịp giới thiệu, một cô đã nói xen vào:
- Tôi thấy một quân nhân của anh đánh một thanh niên.
Phi liếc nhìn soi mói người con gái lạ mặt. Cô ta có một khuôn mặt đầy trứng cá, người to và đen, chiếc áo chemise màu xanh sắn cao tay, chiếc quần “din” bó sát lấy cặp đùi nở nang. Cô ta có vẻ là một nữ võ sĩ hơn là một sinh viên. Phi nhũn nhặn trả lời:
- Tôi sợ cô lầm.
Phượng giới thiệu với Phi:
- Linh, bạn em. Vô địch bơi lội đó.
Phi nghiêng đầu:
- Thiếu úy Phi hân hạnh gặp cô.
Linh bất chấp lịch sự, nàng còn mãi cãi về ý kiến của mình:
- Tôi không lầm, tôi thấy rõ ràng anh lính đứng ở chỗ bảo sanh viện đánh một thanh niên toan giựt súng của anh ấy vì đám biểu tình đi qua mà anh ấy chĩa ngang lưỡi lê, lỡ đâm phải đồng bào thì sao?
- Tại người kia đòi giật súng thì... bắt buộc người lính của tôi phải tự vệ.
- Tự vệ bằng cách đuổi đánh?
- Vì người kia giật súng.
Phượng xen vào giảng hòa:
- Mình hoan hô quân đội mà đời nào các anh ấy đánh. Có lẽ ông kia hăng quá.
Phi cũng cười nửa muốn nhận lỗi:
- Lính của tôi cũng hăng. Không thế thì đánh nhau sao được.
Mấy người đứng đó cùng cất tiếng cười. Ở ngã tư một vụ lộn xộn huyên náo lại xảy ra. Đám người ùa lên đâm chạy ngược trở lại, gậy gộc khua lốc cốc, còi xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát ở khắc các ngã đường. Người ta xô lấn xuống đường phố. Người binh nhất giữ máy truyền tin cố chen lấn tới chỗ Phi:
- Thưa Thiếu úy, có Hồng Hà gọi.
Phi biết ngay Trung úy Sơn, chàng giật lấy ngay:
- Cửu Long một, tôi nghe đây.
Tiếng Sơn vang lên trong máy:
- Mình có nhiệm vụ hợp lực với các cơ quan bạn đẩy lui cuộc biểu tình, phá vỡ mọi mưu toan đưa hình ảnh ra ngoại quốc làm mất uy tín của chính phủ. Anh nghe tôi rõ không, trả lời!
- Tôi nghe anh bảy phần mười.
Sơn nhắc lại mệnh lệnh. Phi trả lời bằng cách lặp lại những gì Sơn vừa nói. Buông máy xuống rồi mà Phi còn đứng như người ngẩn ngơ. Mệnh lệnh đó có nghĩa là đơn vị Phi phải ra tay phá vỡ cuộc biểu tình này ngăn cấm các phóng viên ngoại quốc không cho chụp hình. Việc ngăn cấm các phóng viên ngay từ phút đầu Phi đã để ý thấy có một số nhân viên của một cơ quan nào đó, vận thường phục, đã dùng mọi thủ đoạn làm rối, và đó chính là điều Phi không hiểu nổi. Tại sao lại phải bưng bít dư luận trong khi chính phủ tuyên bố là có chính nghĩa? Băn khoăn với ý nghĩ đó, Phi đứng sững giữa đường phố tràn ngập những người. Bây giờ mệnh lệnh đã rõ ràng: “Phải phá vỡ cuộc biểu tình này”. Phi thấy khuôn mặt nào xung quanh chàng cũng có những nét vừa đáng thương vừa lì lợm khó chịu.
Làm thế nào để giải tán đám người này? Họ đứng như kiến cỏ, mạnh như nước vỡ bờ. Một người họ có thể mềm yếu như một giọt nước, nhưng ngàn người họ có thể mạn như sóng biển, không có gì ngăn cản nổi. Phi trở lại truyền mệnh lệnh cho Huy. Chàng hỏi Huy một câu mà Sơn đã hỏi chàng:
- Tôi muốn biết ý kiến của anh?
Huy vốn là người nông nổi, cuồng tín với chế độ nên anh ta đứng suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Thiếu úy cho dùng lựu đạn khói?
Phi lắc đầu:
- Điên à? Anh còn nhớ vụ ở Huế chứ? Kẻ thù có thể lợi dụng cơ hội này vu cáo cho quân đội giết hại đồng bào.
- Nhưng đồng bào bị kẻ thù lợi dụng, kẻ thù giật dây làm thế nào được! Lúc đó là kẻ thù hết.
Phi phì cười:
- Quan niệm như anh rồi chẳng mấy lúc xung quanh mình toàn là kẻ thù.
Huy vẫn hậm hực:
- Cứ một vài phát súng nổ lên, vài quả lựu đạn khói ở bốn đầu đường là chạy hết. Muốn giải tán mà... năn nỉ “chúng nó” thì còn lâu...
Phi vỗ vai Huy thân mật:
- Đừng có nóng, rồi đâu sẽ vào đấy. Tôi cũng không biết làm gì hơn là chờ lệnh thượng cấp.
Rồi sau đó Phi lại bỏ đi dọc theo hè phố nơi những cặp mắt đồng đội thuộc cấp của chàng đang nóng lòng chờ đợi một quyết định: hoặc tấn công hoặc là bỏ đi. Phi đã hiểu từ lâu trạng thái của các bạn chàng, nhưng chính chàng cũng đang phải chịu đựng. Đi đến cuối phố, Phi thấy Toàn đang đứng với mấy người bạn trước cửa một nhà làm nệm cao su, nhưng Phi lánh mặt. Chàng không muốn gặp Toàn trong giờ phút này, mặc dầu chàng tin rằng Toàn đã thấy chàng có mặt nơi đây. Đối với Toàn bây giờ, bỗng Phi thấy có một cái gì xa cách, sự đối diện lúc này chỉ làm cho hai người cách xa nhau thêm mà thôi. Phi tránh Toàn và chàng tự hứa thầm là chàng sẽ tránh Toàn nhiều hơn nữa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Bỗng dưng lòng Phi có một cái gì vướng mắc nghèn nghẹn mà Phi cũng trốn luôn không muốn tìm hiểu cả nguyên nhân.

Truyện Chân trời tím Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 cúi đầu thở dài, chính Tân cũng không hiểu tại sao chàng chấp nhận được nếp sống ấy. Nếp sống bừa bãi, tạm bợ mà ngày xưa Tân đã chán chê. Nhiều buổi sáng sớm tinh mơ, khi ở phòng Li Li bước ra Tân có cảm tưởng như mình vừa xuống một vũng bùn lầy ngập ngụa. Tân hối hận, nhưng Tân biết rằng sự hối hận đó cũng bằng thừa bởi lần sau chàng sẽ lại hành động như vậy, không có cách gì khác cả.
Những ràng buộc về thể xác, những hình ảnh ngập ngụa bùn lầy mang đến cho Tân một cảm giác rờn rợn. Chàng nhắm mắt cố xua đuổi những ý tưởng đó. Chàng hình dung đến Phượng. Tân thấy rõ hơn ai hết là Phượng không thể giống Li Li. Hai người đó chỉ giống nhau một khuôn mặt. Bây giờ Tân trở nên thù ghét sự giống nhau đó mặc dù chính vì thế mà Tân cố tìm cách chiếm đoạt Li Li. Chàng thù ghét ngay cả những người nói rằng Li Li giống Phượng. Tân nghĩ đến Phượng như một vì sao, như một tòa lầu đài tráng lệ trên một đỉnh cao mà Tân biết không bao giờ chàng đi tới được. Có chăng, Tân tới đó đứng nhìn, nhón gót trên hành lang rồi lại trở về tay không với nỗi bàng hoàng nối tiếc vì mình đã thèm khát tới đó. Những cực kỳ tráng lệ đó phản chiếu xuống một giòng nước đục, dòng nước đó là Li Li mang một chút hình ảnh của Phượng nhưng không hề giống Phượng.
Càng nghĩ như vậy Tân càng thấy đau đớn. Chàng đã dầm mình dưới giòng nước đục còn hy vọng gì ngóc cổ lên để với tới vì sao xa kia được nữa.
Chính vì ý nghĩ đó mà Tân không dám tin rằng hàng điện tín đang ở trên tay chàng lại có thể do chính tay Phượng đánh đi. Nhưng Tân cũng đặt một giả thuyết khác.
- Nếu hàng điện tín do chính Phượng đánh đi thì sao?
Có thể một sự đùa giỡn của Phượng và cũng có thể là một phút “bốc đồng” nào đó Phượng nhớ Tân. Phượng muốn gặp Tân. Biết đâu lại chẳng là một vụ... thất tình? Phượng bị một kẻ khác bỏ rơi, Phượng muốn cầu cứu đến Tân? Lòng Tân nhói đau khi nghĩ đến giả thuyết này.
Nhưng ý nghĩ của Tân bị cắt ngang bởi tiếng đạn của địch réo lên hai bên hông cánh quân. Tiếng trung liên dồn dập, tiếng bích kích pháo choáng tai, tiếng súng nội hóa như tiếng pháo tết giòn giã:
- Địch tấn công! Địch tấn công!
Như từ lưng chừng trời cao rớt xuống, Tân nhét vội miếng giấy xanh vào túi quần, chàng ôm cây súng lăn xuống bờ cỏ thấp. Thân cây Tân vừa ngồi gẫy gập, chính Tân cũng không kịp hiểu vì loại khí giới nào, chiếc mũ sắt của Tân bị đè cứng dưới một cành cây tươi.
Mặc dù đã đề phòng cẩn thận, song đơn vị Tân không thể nào ngờ được rằng địch tấn công ban ngày. Hỏa lực của đơn vị hướng cả về bên kia con rạch với những bờ bụi um tùm, chỉ có một số lực lượng tối thiểu đề phòng hai bên hông và phía sau. Trung đội dưới quyền Tân chỉ huy lại nằm sát phía hông cánh quân phía trái. Địch khai thác đúng sơ hở này. Cuộc tấn công thật gắt gao, chúng muốn ăn thua đủ ngay trong những giờ khắc bất chợt đầu tiên này. Hình như súng địch mỗi lúc mỗi nhiều thêm. Cuộc tấn công khiến hỏa lực của Trung đội Tân tê liệt hẳn không hoạt động gì được.
Ba phút sau Tân mới men tới được bờ rạch, chàng gào lên ra lệnh cho khẩu súng đại liên hướng về phía địch. Tiếng súng phản công nổ giòn. Ngay lúc đó vị Tiểu đoàn trưởng đã xin được trọng pháo từ căn cứ về yểm hộ vì địa điểm dừng quân này đã được trù tính trước.
Đạn đại bác 105 réo lên, tức khắc địch tràn lên xung phong như những con vật man rợ nhất trên đời. Địch sợ bị tiêu diệt bởi trọng pháo và đã nắm được một chút thắng lợi phút ban đầu nên cách tốt nhất là cách đánh xáp lá cà. Chính Tân cũng phải bắn như mưa bão...
Đứng đón Loan ở trước cửa sở Loan làm, nhưng Phi không hề mang tâm trạng của một người đi đón tình nhân. Chàng bỗng lo sợ một điều, chàng sẽ gặp Toàn ở đây, chàng sẽ thấy rõ sự “thua thiệt” của mình, chàng ghét phải nhìn thấy bộ mặt của kẻ chiến thắng. Mặc dầu giữa chàng và Toàn chưa chắc ai đã là kẻ chiến thắng. Toàn được thả ra từ hôm qua, rất có thể chiều nay Loan và Toàn sẽ có một cái hẹn riêng, Phi ngơ ngác nhìn đi nhìn lại những con đường dẫn tới đây... Chàng chỉ sợ Toàn nhìn thấy chàng đang đón Loan, hai người gặp nhau chắc sẽ không biết nói gì. Phi nói rõ lý do chàng tới kiếm Loan, có thể là Toàn chỉ cho rằng chàng kiếm cớ để tới. Phi băn khoăn với những ý nghĩ phức tạp đó.
Sáu giờ kém năm.
Còn năm phút nữa tan sở mà Phi thấy nhột nhạt vô cùng. Chàng có cảm tưởng như mình là một anh con trai vô duyên đứng đón người mình yêu ở đó mà chưa chắc đã được đi với người yêu. Mồ hôi trán Phi vãi ra, chàng liếc mắt nhìn hoài lên những tầng lầu có cửa kính bọc kín. Năm phút chờ đợi đó có thể dài như cả một buổi làm việc năm tiếng đồng hồ. Phi loay hoay cố làm bộ thản nhiên đi lại dưới những hàng me lá vàng rụng đầu trên hè phố.
Hơn sáu giờ Loan mới xuống tới nơi. Nàng vận chiếc áo dài màu tím than. Nàng có vẻ vô tư yêu đời “Đúng là khuôn mặt của người con gái có tình yêu”. Nghĩ vậy Phi nghiêm trang tiến tới bên nàng. Nhìn thấy Phi, Loan tròn mắt ngạc nhiên. Phi mỉm cười:
- Có ai đón Loan không?
Loan cũng mỉm cười:
- Có.
- Toàn à? Sao chưa thấy?
- Không. Anh!
Mặt Phi thoáng đỏ lên, chàng nhìn xuống bàn tay Loan với chiếc ví da màu đen. Tiếng Loan dịu dàng:
- Anh chờ Loan đấy à?
- Mười lăm phút rồi.
- Anh có điều gì cần nói với Loan phải không?
Phi gật đầu rất nhẹ:
- Chúng mình qua tiệm nước bên kia.
Loan đi theo Phi tới đầu đường:
- Tiệm nước đông quá. Anh cho Loan ra bờ sông có lẽ giờ này vắng.
- Mình lấy taxi đi nhé.
- Đi bộ một chút cũng được, anh có vội gì không?
Phi lắc đầu:
- Anh có thể đi được tới chín giờ.
Hai người yên lặng đi bên nhau giữa đường phố đông người. Phi bỗng mang cái ý nghĩ là đi bên người yêu một buổi chiều cuối cùng rồi ngày mai chàng sẽ ra đi mãi mãi người yêu sẽ đi lấy chồng để rồi không bao giờ còn buổi chiều như thế này nữa. Chàng liếc nhìn Loan thật nhanh, bao giờ Loan cũng mang dáng dấp của người yêu hiền dịu nhiều suy tư. Phi nói nhỏ:
- Màu áo của Loan đẹp lắm!
Loan cúi đầu:
- Em biết anh thích màu tím.
- Màu này là... màu chân trời.
- Anh nói sao?
Phi cũng không hiểu tại sao mình lại nói với Loan như vậy. Màu tím đã ăn sâu vào tâm tư Phi, nhìn thấy màu tím này, chàng nghĩ tới đường chân trời, khuôn mặt người con gái vẽ hình trên khuôn cửa sổ. Bức tranh đó còn linh động một cách huyền hoặc trong tâm khảm Phi. Nó như một giấc mơ, một kỷ niệm. Như tiếng hát của mẹ chàng ngày xưa vào những buổi trưa mùa hè vẳng lên mơ hồ tan biến vào mạch máu, vào trái tim. Phi muốn giữ kỷ niệm đó cho riêng mình, chàng lắc đầu:
- Không!
Loan biết là Phi giấu một ý nghĩ nào đó, một kỷ niệm nào đó, nàng mỉm cười tha thứ.
- Đôi khi anh lơ đãng và mơ mộng như một nhà thơ.
- Là lính đôi khi cũng có quyền là thi sĩ một chút chứ?
- Tất nhiên.
- Loan nên nhớ là quân đội cũng đã từng “sản xuất” ra rất nhiều nghệ sĩ.
- Loan thích đọc bai những người đó.
- Cảm ơn Loan.
Rồi hai người nhìn nhau tủm tỉm cười. Loan dò xét từng thái độ của Phi. Trong một thoáng nhanh, nàng bật lên một ý nghĩ kỳ khôi là muốn Phi chiếm đoạt lại nàng: “Kể ra thì cũng không có gì là kỳ khôi”. Loan thầm nghĩ như vậy. Một người con trai như Phi tới lúc sắp mất người yêu, tới lúc thấy rằng người yêu sắp thuộc về người khác mới biết hối tiếc. Đó là lẽ tự nhiên. Loan cảm thấy rùng mình lo sợ. Nàng sẽ biết phải nói gì với Phi, khi nàng đã có thái độ rõ rệt với Toàn rồi. Nàng không thể như những người con gái khác bỏ rơi Toàn để yêu Phi. Nàng liếc nhìn Phi, vẩn vơ nói sang chuyện khác:
- Loan thích mặc áo dài, anh có cho là cổ hủ không? Làm ở một sở của người ngoại quốc, mình mặc áo dài, em thấy người ta quý mình hơn.
Phi cười:
- Điều cần thiết là mình có quý mình hay không.
- Anh nghĩ thế nào?
- Anh vừa nói rồi đó.
- Nghĩa là anh thích?
- Em mặc áo dài đẹp hơn Phượng, ngược lại Phượng mặc đồ đầm đẹp hơn em.
Loan lắc đầu:
- Anh nói khéo lắm. Đáng lẽ anh nên làm ở một cơ quan tuyên truyền hơn là đi tác chiến.
- Lính tác chiến có nhiều người nói khéo hơn anh.
- Thêm một bằng cớ nữa về sự khéo léo của anh.
Phi im lặng. Gió từ lòng sông lùa lên mát rượi. Hai người chọn một chiếc bàn sát phía ngoài lan can nhìn xuống mặt sông. Họ ngồi đối diện nhau. Phi gọi nước rồi khoanh tay để lên bàn, tiếng chàng trầm xuống:
- Lúc nãy anh có đi qua nhà.
Loan bỗng thấy hồi hộp:
- Có chuyện gì vậy anh?
- Đáng lẽ anh phải nói chuyện này với Phượng nhưng anh thấy khó nói quá.
Đôi lông mày Loan hơi cau lại chờ đợi, nàng hiểu là Phi muốn nói một điều gì quan hệ, một chuyện gì khác thường. Tiếng chàng đều đều:
- Anh không thể hiểu rõ Phượng đối với Tân như thể nào. Anh muốn biết chuyện đó trước khi anh nói chuyện này.
Loan trân trối nhìn Phi, nàng không thể nào hiểu được Phi muốn nói gì nữa. Trong một thoáng vút, Loan nghi ngờ Phi. Biết đâu Phi chẳng thích Phượng? Hay là Phi muốn nói cho Điền? Loan cúi đầu trốn tránh cái ý nghĩ đó này cầu khẩn là Phi sẽ không làm như vậy. Tiếng nàng lạc đi:
- Chính em cũng không hiểu.
- Nếu vậy thì anh nói với em. Chúng mình vừa có một cái tang.
Toàn thân Loan lạnh toát:
- Ai?
- Tân!
- Anh Tân mất rồi sao? Bao giờ?
- Trưa hôm qua, Tân chết ngoài mặt trận. Anh nghĩ đó là vinh dự. Phượng đánh điện tín cho nó rồi phải không?
Loan khẽ gật. Nàng cố để khỏi phải khóc. Nhưng hình ảnh Tân mỗi lần đến thăm Phượng, vừa rụt rè vừa lo nghĩ khiến Loan thương Tân vô cùng. Loan thừa rõ khuôn mặt Tân bướng bỉnh, ngông nghênh và ít học nhưng trước một người yêu xa quá tầm tay, Tân không còn là Tân nữa mà chỉ là đứa bé trẻ nít ngớ ngẩn nuôi một khát vọng không bao giờ đạt tới. Như thế Tân còn đáng thương hơn nhiều nữa. Nàng thở dài:
- Không biết anh ấy nhận được điện tín của Phượng chưa?
Phi cúi đầu:
- Làm sao biết được. Không hiểu nó nghĩ gì?
Rồi Phi hình dung ra Tân trong bộ đồ trắng, mồ hôi ướt đầm, khuôn mặt tươi tỉnh từ những ngày còn ở trong võ bị với nhau. Mỗi lần tâm sự về Phượng, đôi mắt Tân rực sáng. Phi thường nói với Tân rằng “Khi nào nhắc đến Phượng mặt mày sáng lên như đèn xe GMC mười bánh” Tân chỉ thú vị, nhăn nhở cười, cử chỉ ngây thơ đó thật hồn nhiên, thật dễ mến.
Phi đem chuyện đó nói với Loan và Loan không thể gắng gượng được nữa, nàng khóc. Một phút sau Loan ngước lên:
- Tội nghiệp anh ấy.
- Như thế cũng xong. Anh hy vọng là nó... đạt tới ước vọng trước khi nó ngã xuống, dù chỉ là trong ý nghĩ. Nếu nó nhận được hàng điện tín của Phượng. Phượng muốn gặp nó thật không?
- Tại sao không?
- Nó nhiều mặc cảm lắm.
Đôi mắt Loan mờ đi, nàng muốn tìm hình ảnh Tân ở khoảng chân trời xa tít màu vàng ửng kia. Tiếng nàng như một lời cầu nguyện:
- Không còn gì ân hận bằng tới lúc đó mà không dám tin rằng người mình yêu, yêu mình. Em mong Tân sẽ tin, sẽ sung sướng khi được điện tín của Phượng.
- Anh cũng mong như vậy, đó là lời cầu nguyện duy nhất của anh cho nó. Nó đã được đền bù, nó đã cố gắng vươn lên và nó đã tiến tới. Anh không muốn nghĩ gì hơn nữa cả. Anh không biết Phượng sẽ ra sao khi được tin này.
Loan lắc đầu, đôi mắt chớp mau:
- Thú thật với anh khi Phượng đánh hàng điện tín đó đi cho anh Tân, em thấy nó có vẻ ngông cuồng dại dột thế nào, nhưng em không muốn ngăn cản. Bây giờ thì em mừng rằng em đã không ngăn nó và em thấy Phượng có lý.
- Liệu Phượng có đau đớn khi được tin không?
Tiếng Loan thở dài rất nhẹ:
- Có yêu anh Tân hay không thì nó cũng vẫn buồn, vẫn khổ, tâm lý thông thường của con gái. Mất một người yêu mình không ai tránh được đau lòng.
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Em cũng không hề mong là chỉ có vậy. Với Phượng, bây giờ em không biết mong gì. Chẳng lẽ em mong cho nó đau đớn khổ sở và chẳng lẽ em mong nó thản nhiên vui đùa như mọi ngày?
Phi yên lặng nhìn Loan, tâm trạng của một người chị trong hoàn cảnh này quả là phức tạp. Phi thông cảm với những băn khoăn đó. Chàng nghĩ đến Tân và cố hình dung ra giây phút Tân ngã xuống. Hình ảnh những người đồng đội nằm im lìm trên chiến địa sau giờ nổ súng thật là buồn thảm tức tưởi. Tân cũng đã nằm im như thế, nhưng sao Phi vẫn tin rằng còn một phần tâm hồn nào đó của Tân còn sống, vẫn còn đầy suy tư.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: casau
Nguồn: vantuyen.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 6 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--