(Nhật Báo Viễn Đông, số 1108, ngày 12/08/2000) Tôi đã đọc “Tiếng Hờn Chân Mây” tới hai lần, đã đánh dấu những đoạn cần thiết phải đọc lại, đã cố gắng suy nghĩ lượng giá cho đúng mức chất người trong tác phẩm thứ hai của Trần Thy Vân. Tôi nghĩ đến nhà văn quân đội, đến người thương binh can đảm này, đến đời sống của ông, đến nỗi u sầu và những điều lạc quan thấp thoáng trong những tác phẩm ông viết với tất cả nỗi lòng của một người lính, người lính chiến đúng nghĩa. Đọc xong “Anh Hùng Bạt Mạng” và “Tiếng Hờn Chân Mây”, ít có người đánh giá những tác phẩm của Trần Thy Vân là những tác phẩm có giá trị lớn về văn chương. Và ngay chính bản thân Trần Thy Vân, ông cũng không hề trông đợi người đọc nhìn “Anh Hùng Bạt Mạng ‘ hay “Tiếng Hờn Chân Mây” theo cung cách ấy. Buổi tối Thứ Sáu tuần trước, tôi ngồi xem lại lần nữa cuốn video “Chiến Tranh và.Hòa Bình” của Trung Tâm Asia gởi tặng, để thấy lại hình ảnh Trần Thy Vân, dù cũng đã có dịp gặp ông trên chiếc xe lăn nhiều lần. Nhưng không hiểu sao, đoạn phỏng vấn Trần Thy Vân xen vào cuốn video được thu hình đen trắng vẫn cứ ám ảnh tôi mãi. Có lẽ vì đoạn ông mô tả lại giây phút lúc bị thương, cái giây phút chưa cảm thấy đau mà chỉ thấy nóng, giây phút còn tỉnh, đủ thời giờ để ra lệnh cho những đồng đội những việc mà họ cần phải làm. Điều gây ấn tượng mạnh nhất là khuôn mặt khắc khổ của Vân hằn lên vết thời gian, dấu vết của một cuộc chiến, sự bình tĩnh, giọng nói vẫn còn mang đầy âm hưởng của một vùng đất triền miên những khó khăn, bão táp dù trong chiến tranh hay trong hòa bình. Và trên hết, những ai từng bị thương tại mặt trận, những ai từng trải qua giây phút một viên đạn đồng, một miếng bom hay mìn ghim vào da thịt rồi té xuống, hẳn sẽ thấy rằng ông rất thành thật khi mô tả đến khúc quanh u sầu của một đời lính: chinh chiến dở dang vì đã phải để lại đôi chân ngoài chiến địa. Có người đọc “Anh Hùng Bạt Mạng” xong đã có nhận xét với tôi như thế này: “Tuy là nhà văn nhưng không thấy ông ấy (Vân) văn chương hóa cuộc chiến để thảm kịch ấy nhẹ nhàng hơn, dễ thấm sâu hơn”. Tôi cũng nhận thấy như thế, nhưng tôi hiểu rằng, những tác phẩm mà Trần Thy Vân viết ra không phải là để làm cho cuộc chiến nhẹ đi, để mọi người dễ chấp nhận. “Anh Hùng Bạt Mạng” là câu chuyện của chính ông, của các đồng đội đã từng sát cánh với ông trong những giây phút rất gần với cái chết, thì nó phải như thế, không thể khác hơn được. Những biến động của câu chuyện là cả một chuỗi những kinh nghiệm và thử thách đầy máu của chiến tranh. Nhưng ở “Tiếng Hờn Chân Mây”, cuộc chiến được kể lại không có mạch lạc với những hình ảnh chỉ còn thấp thoáng, đôi lúc nhạt nhòa với một giọng kể chịu đựng, đôi khi pha một chút cay đắng. Sau biến cố tháng Tự ấy, những người lính chiến, dù là thương binh hay còn đủ cơ thể đã chạm ngay vào một thử thách khác: vào trại tập trung cải tạo. Trần Thy Vân không phải trải qua những thử thách ấy vì ông không còn hai chân. Nhưng cuộc sống căng thẳng và kỳ thị, cộng thêm với nỗi buồn bã, ông đã bỏ lên chốn thâm sơn cùng cốc mà theo như địa danh là một vùng nào đó cách Tùng Nghĩa không xa lắm, để ẩn dật..Thế nhưng điều này cũng không có gì đáng nói. Cái đáng nói nhất, chính là những gì mà ông đã trải qua trong cuộc sống sương gió với những cố gắng và can đảm của người thương binh ở vùng đèo heo hút gió, bối cảnh của “Tiếng Hờn Chân Mây”. Cuộc sống của Trần Thy Vân ra sao trong “Tiếng Hờn Chân Mây”…? Thật ra, nếu đọc kỹ, chúng ta vẫn bắt gặp được ở đâu đó trong suốt 205 trang sách, những lầm than của cuộc sống mà ai cũng hiểu là tác giả muốn làm nhẹ bớt đi để nhấn mạnh đến những điều khác. Trong các câu chuyện Trần Thy Vân kể trong “Tiếng Hờn Chân Mây”, ông vẫn gởi gấm một chút hy vọng một nhóm tàn quân, vào những điều có thể giúp những người miền Nam lật ngược lại tình thế. Tuy nhiên, đó chỉ là những cái thêm vào để làm cái nền cho một bối cảnh khác: sau chiến tranh, người ta vẫn có thể tìm thấy trong hàng ngũ cựu thù những người vẫn còn giữ được chất người, vẫn còn lương tri. Nếu Trần Thy Vân viết “Tiếng Hờn Chân Mây” sớm hơn mấy năm trước đây, có thể tác phẩm của ông gây ra những ngộ nhận, chạm vào những định kiến. Cái khung không biết do ai đã vạch sẵn: trong hàng ngũ cán binh Việt Cộng thì làm gì còn ngườĐ2/21 chờ trực thăng vào tải về Việt Nam, Chiến kể tôi nghe việc ông sử dụng Dennis Fujii. Sau này ở Mỹ liên lạc được nhau, Chiến có yêu cầu tôi không nên viết lại chuyện ông nhờ Fujii. Hiểu ý Chiến ngại rằng nhờ mà như là cưỡng bách Fujii. Tôi nói: Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã bể nát rồi trơ ra cái khốn nạn “đem con bỏ chợ”. Lúc đó, tháng 2 năm 71, các tướng lãnh Việt Mỹ đã chê trách nhau như mổ bò ở Khe Sanh. Chính Đ/u Chiến đã biến Fujii thành anh hùng, dù đó là anh hùng bất đắc dĩ trên chiến trường Hạ Lào năm xưa. (6)Chương 11, trang 148-Tiền CSVN phát hành. Đợt đổi tiền đầu tiên vào mùa Thu 1975, sau mấy tháng quân Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam. Một đồng bằng 500 đồng cũ VNCH trước đó. Sự đổi bạc vội vã như vậy là mục đích của Hà Nội nhằm làm dân miền Nam vừa nghèo đói, giới tư sản phải trắng tay, vừa để cướp của và dễ cai trị. (7) Chương 13, trang 171- Thi sĩ Xuân Diệu, tên thật Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1917 tại Vạn Gò Bồi, quận Tuy Phước, Bình Định (quê mẹ), mẹ là bà Nguyễn thị Hiệp, vợ thứ hai của cụ Ngô Xuân Hiếu, làm thầy thuốc Bắc một dạo ở Qui Nhơn. Cuối năm 1937, xong ban thành chung, Xuân Diệu theo cha về quê nội Thanh Hóa, rồi ra Hà Nội học thi tú tài. Theo ông Hồ Cũ, người đồng tính luyến ái với Xuân Diệu, thì Xuân Diệu sớm nổi tiếng qua những bài thơ trữ tình, lãng mạn, trước khi in thành tập, như Thơ Thơ và Gởi Hương Cho Gió… mà thuở niên thiếu chúng ta hay đọc. Khi Cộng Sản lên nắm quyền miền Bắc, người Thi sĩ ấy đã phải miễn cưỡng theo giáo điều thần thánh hóa “Bác và Đảng” quá lố lăng, nên các tác phẩm mới của ông không sáng giá mấy, cả quyển sách in sau 1976, chỉ có tính cách tạp ghi, kể lại chuyến vào Nam thăm gia đình dượng mẹ tôi ở xã Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng, nêu dẫn một số ít bài thơ như bài “Bắp”, “Thác Gu-ga”… và nói về một bà chị của ông ở Buôn Mê Thuột… Dù không được Cộng Sản trọng dụng, thơ Xuân Diệu vẫn được dịch sang nhiều thứ tiếng. Ông có đi thăm các nước Nga, Hungary, Bulgaria… Vì tâm bệnh, ông thiếu may mắn trên trường tình, sống độc thân và háo hức “đồng tính luyến ái” cho đến ngày từ giã cuộc đời 1985, thọ 69 tuổi. Lúc đó tôi đã ở Mỹ, nhận tin từ các chú em báo Xuân Diệu chết, tôi bàng hoàng và thư về hỏi dượng mẹ tôi nguyên nhân ông chết. Nhưng thư hồi âm không nói rõ. Tướng nên nhắc, trước lúc Xuân Diệu qua đời, tôi có đăng trên tuần báo “Tay Phải”, của Du Tử Lê, số 119, phát hành 7-2-1985 tại Nam Califomia, bài: “Xuân Diệu, Nhà Thơ Tâm Bệnh Hay Đồng Tính Luyến ái, Homosexual” mà nội dung như ở trang 171 Tiếng Hờn Chân Mây này, kèm theo bản gốc thủ bút bài thơ “Biển” với lời đề tặng tôi của Xuân Diệu. Bản thủ bút đó Du Tử Lê vẫn còn giữ, không trả lui lại tôi. Việc tiết lộ “mối tình tay ba chồng chéo” đồng tính luyến ái, đã được sự chấp thuận của những người trong cuộc: Xuân Diệu, ông Hồ Cũ và thân mẫu tôi. Điều lạ, cả ba đều để lòng mình tuôn trào thành lời, lúc tôi ngồi đối diện Xuân Diệu, còn dượng mẹ tôi thay nhau kể lại câu chuyện cho tôi ghi chép. Chỗ nào không rõ, tôi xin được bổ túc, như hỏi tên bài thơ dượng Hồ Cũ đọc: “Có lúc tưởng chi để rơi tàn lửa, Tay vô tình gieo một đám cháy to…” thì chính tác giả Xuân Diệu cũng quên, ông gật gù đáp: “Cứ thế, không thi đề”. Nhờ cuộc gặp gỡ này, tôi đã khai quật được bài thơ “Không Thi Đề”, tuyệt vời ngót 40 năm bị chôn chặt dưới nấm mồ quá khứ, với mối tình lạ đời của Xuân Diệu, một thi sĩ tài hoa và lãng mạn nhất trong nền văn học Việt Nam giữa thế kỷ 20.