Hồi 8
Đà chủ đa mưu năng khiển tướng
Đương gia hội kế khả tranh công

Đoàn xe người ngựa ấy đi qua khỏi Nhạc-Vương-Miếu xa rồi, các đương gia Hồng Hoa Hội vẫn còn phân vân chờ ngóng tin tức thì Tâm-Nghiện từ lùm cây nhảy xuống đến trước mặt Trần-Gia-Cách thưa:
-Đoàn xa mã vừa đi ngang qua đây là một đại đội hành xa (#1), gồm có nhiều chiếc xe lớn nhỏ chở đầy nhóc hàng hóa, chẳng hiểu là món gì. Đi theo hộ tống là những toán quân hùng dũng võ trang đầu đủ. Người chỉ huy là một viên quan chức của Mãn-triều cỡi một con chiến mã cao lớn chẳng kém gì chiến mã của Thập-nhất đương-gia. Ngoài viên tướng quân đó cũng còn thêm vài chục quan binh khác cũng cỡi ngựa mang gươm, trông như một cuộc hành quân quan trọng.
Báo cáo xong, Tâm-Nghiện lại trở ra. Trần-Gia-Cách liền mời mọi người ngồi lại chỗ cũ bàn thảo kế hoạch. Trần-Gia-Cách nói:
-Lần này xuất quân đông tiến chúng ta đem được đầy đủ lực lượng hùng hậu nhất. Vẫn biết rằng mục đích chính là giải cứu Văn tứ ca. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng xem thường những chuyện lặt vặt bất thường khác có thể xảy ra. Để chuẩn bị cho những chuyện ‘bên lề’ đó, coi bộ chúng ta phải cần thêm người! Có hai điều chính yếu chúng ta cần biết là: thứ nhất, đám người Duy kia đi đâu, định làm gì? Thứ hai, đoàn ‘hành xa’ có quan binh triều đình hộ tống là của ai, đi đâu, với mục tiêu nào? Liệu hai đám này có tiếp tay cho cho kẻ thù của chúng ta hay không? Nếu ‘việc ai nấy lo’ thì không nói, nhưng nếu gây trở ngại cho kế hoạch giải cứu Văn tứ ca thì chúng ta phải làm cách nào mà diệt trừ trước. Ý kiến các huynh đệ ra sao?
Tất cả mọi người đồng thanh đáp:
-Chúng tôi xin tuân theo mệnh lệnh của Tổng-Đà-Chủ!
Vô-Trần Đạo-Nhân bàn thêm:
-Trương-Siêu-Trọng là cao thủ hãn hữu trên đời, đối phó với hắn thật không phải dễ. Nghe nói từ trước đến nay hắn chưa hề gặp qua đối thủ. Những ai quyết tranh phong với hắn nếu không chết thì cũng bị trọng thương, trở thành phế nhân. Ngoài ra lại còn bao nhiêu cao thủ khác được triều đình mua chuộc nữa. Con số ấy chúng ta khó mà biết đích xác được, vì chắc chắn chỉ càng ngày càng đông thêm mà thôi. Như Tổng-Đà-Chủ vừa nói, thế nào lại không có những lực lượng bất ngờ, công khai tiếp tay với triều đình hoặc trong bóng tối ngầm ngầm hổ trợ, tìm mọi cách làm cản trở công việc của chúng ta. Vì vậy, lực lượng chúng ta tuy đông đảo và hùng hậu, nhưng quả thật là chưa đủ.
Lạc-Băng nói:
-Nghe đạo-trưởng nói, tôi như được khai sáng ra rất nhiều. Thật công việc cứu Văn tứ ca không đơn giản như tôi nghĩ chút nào. Trước kia tôi cứ tưởng là chỉ cần gặp được đám Trương-Siêu-Trọng là có thể giải cứu được Văn tứ ca ngay. Và tôi cũng từng có ý định sẽ một mình liều mạng với Trương-Siêu-Trọng.
Trần-Gia-Cách nhìn Lạc-Băng nói:
-Chính tôi biết rõ điều đó nên sai Tâm-Nghiện cản đường, không để tứ tẩu đơn thân độc mã tự ý hành động trước khi kế hoạch được hoàn tất.
Tây-Xuyên Song-Hiệp lại nói:
-Thật vậy, ý định của tứ tẩu quả hết sức nguy hiểm. Trong chúng ta đây, chưa chắc có được mấy người đủ sức chống nổi với Trương-Siêu-Trọng. Nếu không cứu được Văn tứ ca mà hy sinh vô lối thì nào có ích lợi gì? Vừa thiệt hại nhân mạng, vừa làm mất nhuệ khí của Hồng Hoa Hội, lại vừa làm lợi cho triều đình Mãn-Thanh thôi!
Triệu-Bán-Sơn nói:
-Chúng ta phải dùng mưu kế để dành thắng lợi chứ không thể ỷ lại vào sức mạnh hay tài nghệ cá nhân mà thành công được! Một lần nữa tôi xin nhắc lại là một khi chưa có lệnh của Tổng-Đà-Chủ thì không một ai được tự ý quyết định hay hành động bất cứ việc gì, cho dù lớn hay nhỏ!
Nghe Trần-Gia-Cách và các đương-gia thống trách Lạc-Băng, Dư-Ngư-Đồng sợ đến toát mồ hôi. Nhìn vào sắc mặt lạnh như tiền của Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh, chàng lại càng thêm hồi hộp lo lắng. Nhìn nét mặt u sầu ảm đạm của Lạc-Băng, chàng cảm thấy đau lòng mà không dám nói một lời nào.
Vô-Trần Đạo-Nhân lại nói tiếp:
-Chúng ta đừng quên rằng sức mạnh của Trương-Siêu-Trọng không phải chỉ riêng ở đám Cẩm thị-vệ và Ngự-lâm quân cùng các cao thủ triều đình mang theo. Hắn còn được quyền huy động thêm lực lượng quan binh địa phương bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi nào khi cần đến. Vì vậy, cho dù các quan binh địa phương không có ác cảm, hay không muốn đụng độ với Hồng Hoa Hội chúng ta đi chăng nữa, nhưng một khi có lệnh của hắn, ắt không còn đường nào lựa chọn, bắt buộc phải trở mặt mà đối địch với chúng ta thôi.
Nghe nói đến đây, Lạc-Băng lộ vẻ thất vọng nói:
-Nếu không đụng được Trương-Siêu-Trọng thì còn mong gì cứu được tứ ca!
Trần-Gia-Cách bỗng đứng dậy nghiêm nghị, với vẻ mặt quả quyết nói:
-Dù cho Càn-Long có huy động binh lực toàn quốc mà hổ trợ cho Trương-Siêu-Trọng áp giải Văn tứ ca về Bắc-Kinh chăng nữa, chúng ta há lại sợ? Nếu khiếp sợ, chúng ta không xứng đáng với ba tiếng HỒNG HOA HỘI. Sức mạnh của chúng không phải chỉ ở võ công với lại số đông không thôi mà còn do ở tinh thần dũng cảm và lòng tự tin. Ngoài ra, xin mọi người đừng quên là chúng ta còn sức mạnh của nhân dân, bá tánh nữa! Một Trương-Siêu-Trọng với đám ‘ưng khuyển’, cộng thêm đám cao thủ triều đình và quan binh đây đó đã làm được gì?
Các đương-gia nghe lời nói cương quyết của Trần-Gia-Cách thì ai nấy đều hăng hái bội phần, tinh thần chiến đấu như quật khởi lên, nhất là Lạc-Băng.
Vô-Trần Đạo-Nhân nói:
-Lời rong lòng rồi nên nói chuyện nghe rất hay! Lão phu phục là cao kiến đó!
Từ-Thiện-Hoằng bỗng xoay đề tài, nói với mọi người:
-Đã nhận được ký hiệu của Tây-Xuyên Song-Hiệp, chúng ta nên gất rút mà khởi hành, đừng để chậm trễ. Có lẽ giờ đây Tây-Xuyên Song-Hiệp đã gặp và sát nhập với đội tiên phong của Dư-Ngư-Đồng rồi cũng nên. Và cũng rất có thể mấy đội kia cũng đang trên đường rượt theo Trương-Siêu-Trọng trên đường về Bắc-Kinh khi biết được tin tức Văn tứ ca. Khi bắt kịp Trương-Siêu-Trọng, việc giải cứu Văn tứ ca rất phức tạp, phải cần đến sự tiếp tay của tất cả mọi người.
Vì quá nóng lòng giải cứu Văn-Thái-Lai mà Từ-Thiện-Hoằng quên cả lời dặn của Trần-Gia-Cách là cố diên trì Châu-Trọng-Anh và Lạc-Băng lại, không nên để hai người tham dự vào trận giao phong với phe Trương-Siêu-Trọng.
Châu-Ỷ lại háy Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Giỏi dữ há? Còn bày đặt làm ‘thầy bàn’ nữa!
Sau đó bốn người liền bắt tay ngay vào việc, chuẩn bị đâu đó thật đầy đủ rồi lên ngựa phi như bay. Suốt ba ngày, đoàn người không bỏ phí thì giờ, cố gắng đi thật lẹ không ngừng, chỉ khi nào người ngựa quá mệt thì mới tạm dừng bước để lấy sức đi tiếp. Đến ngày thứ tư vào khoảng giờ Ngọ thì bốn người tìm thấy được ký hiệu của Dư-Ngư-Đồng tại bãi Thất-Lý-Đao. Dư-Ngư-Đồng cho biết đã gặp và nhập bọn với Tây-Xuyên Song-Hiệp và tin tưởng sẽ bắt kịp đám Trương-Siêu-Trọng trước khi giải Văn-Thái-Lai về Bắc-Kinh. Lạc-Băng mừng quá phi thật lẹ khiến ba người kia phải cố gắng lắm mới bắt kịp được. Thấy Lạc-Băng quá náo nức, Từ-Thiện-Hoằng thấy khó cách nào mà khuyên được nàng ngoại trừ phải nói thẳng cho nàng biết ý định và mệnh lệnh của Trần-Gia-Cách. Dĩ nhiên là Lạc-Băng phải tuân theo lệnh trên dù muốn dù không.
Đêm ấy, bốn người mướn khách sạn nghỉ chân. Lạc-Băng nằm thao thức mãi, không sao chớp mắt được. Hết nghĩ tới Văn-Thái-Lai, nàng lại nghĩ đến lệnh của Trần-Gia-Cách. Một bên là tình nghĩa vợ chồng, một bên là kỷ luật của bang hội. Nếu muốn xả thân vì chồng ắt phạm đến kỷ luật của hội. Điều ấy thật không tiện. Còn như tuân theo lệnh trên thì lại không được đích thân nhúng tay vào công việc giải cứu chồng. Điều này Lạc-Băng cũng không yên tâm chút nào...
Lạc-Băng bước xuống khỏi giường mở cửa sổ nhìn cảnh vật bên ngoài. Từng tiếng gió rì rào. Từng hạt mưa tí tách. Phải chăng là những giọt nước mắt của người thiếu phụ bao ngày mong đợi chồng?
Và rồi Lạc-Băng nhớ lại đêm tân hôn của nàng với Văn-Thái-Lai tại phủ Gia-Bình. Lúc ấy hai người nhận lệnh của Vu tổng-đà-chủ đi cứu một người quả phụ đang bị một tên thổ hào ám hại. Dù là đang tuần trăng mật, Lạc-Băng cũng như Văn-Thái-Lai, vẫn không quên nhiệm vụ. Đêm ấy cũng như đêm nay. Trời gió lộng, lại mưa tầm mưa tã. Nhưng hai người cảm thấy ấm áp vô cùng, cùng nhau lên đường thi hành công tác...
Cứu được người quả phụ, Văn-Thái-Lai đưa một lưỡi chém rụng đầu tên thổ hào. Sau đó, hai vợ chồng đưa nhau đến Nam-Hồ, lên Yên-Vũ-Lầu uống rượu ngắm cảnh, nhìn mưa rơi để ‘tự thưởng công’. Kỷ niệm ấy đã khắc sâu vào lòng Lạc-Băng, chưa bao giờ phai nhạt...
Suy nghĩ một lúc, Lạc-Băng tự nhủ thầm:
-“Không được! Chuyện gì cần làm, ta phải làm!”
Thừa lúc mọi người còn đang êm giấc, Lạc-Băng lấy cặp Uyên-Ương-Đao cùng với gói hành trang rồi dùng than viết lên bàn để lại ký hiệu cho Từ-Thiện-Hoằng. Nàng phi thân qua cửa sổ phóng nhẹ xuống nhẹ nhàng như một chiếc lá rụng.
Lạc-Băng rón rén đi đến nơi giữ ngựa, nhẹ tay tháo gỡ dây cương, khẽ dắt ngựa đi một quãng ra khỏi phạm vi lữ quán rồi mới phóng lên yên phi thật lẹ, không ngừng.
Trời vừa hừng sáng, Lạc-Băng đến một thị trấn. Con ngựa của nàng vì phải phi suốt đêm nên đã quá mệt, không còn đủ sức để chạy nữa. Tạm nghỉ chừng nửa giờ đồng hồ, Lạc-Băng lại giục ngựa chạy tiếp. Đi được 40 dặm nữa, con ngựa dường như không còn chịu đựng được nữa nên ngã qụy một chân xuống đất. Lạc-Băng thất kinh, biết rằng nếu còn ép con ngựa chạy nữa, thì cũng chẳng khác gì như giết chết nó. Lạc-Băng đành thả bộ dắt ngựa đi từ từ chứ không còn biết cách nào.
Thấy sau lưng có tiếng vó ngựa, Lạc-Băng giật mình định quay đầu lại ngó. Nhưng chưa kịp ngoái cổ lại thì kỵ mã ở sau đã đến nơi. Lạc-Băng vội tránh sang bên lề để nhường chỗ cho người ấy đi qua. Trước mắt nàng, một con ngựa dáng cực kỳ hùng vĩ, lông trắng như tuyết, bốn vó phi như bay, thoáng một cái đã mất hút cả người lẫn ngựa. Con ngựa phi lẹ đến nỗi Lạc-Băng không kịp trông rõ mặt người cỡi như thế nào. Lạc-Băng tấm tắc khen:
-Thật trong đời ta chưa bao giờ được thấy một con ngựa nào như thế kia!
Con Hồng-Hỏa Tuyết-Hoa-Câu (#1) vốn đã là một con ngựa hiếm có do thân phụ Lạc-Nguyên-Thông của nàng đã bỏ ra cả ngàn nén bạc mà mua lấy từ Tây-Tạng về do lời khuyên của Thần-Tăng Lục-Tống.
Thần-Tăng Lục-Tống là một người rất sành về ngựa, nói với Lạc-Nguyên-Thông rằng con Hồng-Hỏa Tuyết-Hoa-Câu này là một linh vật, có thể giúp cho chủ nhân thoát được nguy hiểm.
Quả đúng như lời Thần-Tăng dạy, khi về đi ngang qua Quan-Trung, Lạc-Nguyên-Thông bị một con tinh hổ đón đường, núp trong bụi rậm chờ sẵn. Khi còn cách chỗ bụi rậm độ nửa dặm, con ngựa hí vang lên liên hồi. Nhờ vậy Lạc-Nguyên-Thông có linh tính mà đề phòng trước, phóng cho con hổ tinh một phi đao. Nhưng con hổ tinh thật lợi hại, không những nó tránh thoát được còn ngậm luôn cả lưỡi phi đao mà chạy nữa. Vì vậy, Lạc-Nguyên-Thông dặn con gái phải hết sức cẩn thận một khi qua núi rừng, và để ý xem con Hồng-Hỏa Tuyết-Hoa-Câu mỗi khi gặp nguy hiểm vì nhờ nó có thể thoát nạn được.
Nghĩ đến lời dặn của phụ thân, Lạc-Băng liền kiếm một chỗ mát để nghỉ chân đồng thời thả ngựa cho ăn cỏ. Chờ cho ngựa ăn no nghỉ đủ, Lạc-Băng mới tiếp tục cuộc hành trình. Đi thêm 30 dặm nữa thì tới một thôn xóm nhỏ. Đến trưóc cổng thôn, Lạc-Băng trông thấy dưới gốc cây trái một mái tranh cột một con ngựa toàn thân một màu trắng toát. Lạc-Băng đang mải mê nhìn con bạch-mã thì bỗng nhiên nó chợt hí vang lên làm nàng giật mình. Con Hồng-Hỏa Tuyết-Hoa-Câu chừng như kinh hãi nên lùi lại mấy bước ra sau, nhảy chồm lên như muốn chạy trốn, suýt liệng Lạc-Băng xuống đất.
Nghe tiếng ngựa hí, từ bên trong chạy ra một người đàn ông cao lớn, độ chừng 30 tuổi, thân hình vạm vỡ đi tới vuốt ve con bạch-mã như để xoa dịu nó. Lạc-Băng nhìn con ngựa mà ngây cả người ra. Nàng nghĩ thầm:
-“Quả là một con thần mã! Nếu ta mà có được con ngựa này thì lo gì mà không rượt kịp Trương-Siêu-Trọng để cứu tứ ca!”
Nhưng rồi nàng lại buồn rầu nghĩ thầm:
-“Nhưng một con thần mã như thế này thì dẫu có ngàn vàng chắc gì đã mua nổi! Mà người nào biết giá trị của nó thì có lẽ nào lại bán cho kẻ khác bao giờ!”
Nhìn chủ nhân con ngựa, tự nhiên Lạc-Băng biết được ngay là một tay hảo hán chứ không phải hạng người thất phu. Cứ nhìn vào mặt và vóc dáng của y cũng đủ biết đây không phải là hạng người dễ dầu chịu khuất phục bởi vũ lực bao giờ.
Hồi nhỏ đi hành hiệp với phụ thân, Lạc-Băng cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Thần-Đao Lạc-Nguyên-Thông vốn là một đại đạo khét tiếng nên truyền lại cho nàng rất nhiều bí quyết trong nghề. Những mánh lới trong nghề cướp giựt Lạc-Băng rất là sành sõi, chẳng thủ đoạn nào mà nàng không biết.
Lạc-Băng đứng suy nghĩ một chập rồi quyết định phải thi hành cho mau lẹ. Nàng móc trong túi ra một ít đồ dẫn hỏa. Lấy một viên đá lửa, Lạc-Băng cọ mạnh vào một viên đá để sẵn bùi nhùi. Lửa loáng lên, Lạc-Băng tay dắt ngựa đi thẳng lại phía sau con bạch mã đoạn rút ra hai mũi phi đao phóng đứt sợi dây cột con ngựa trên cây đại thọ. Sau đó, Lạc-Băng mới nở một nụ cười, dùng thế ‘Tiềm long phi thiên’ cầm gói hành trang phóng lên lưng con bạch mã. Bị người phóng lên lưng bất thần, con bạch-mã hí lên một tiếng rồi bốn vó phi như bay chẳng khác nào một mũi tên vừa thoát khỏi dây cung.
Thấy động, chủ nhân bạch-mã từ trong chạy vội ra thì đã muộn. Ngựa của y đã biến mất từ bao giờ, chỉ còn biết ngẩn người ra mà tiếc thôi! Thế vào chỗ con bạch-mã là con Hồng-Hỏa Tuyết-Hoa-Câu...
Con bạch-mã phi quá mau, băng rào, vượt bụi rậm bất kể gai gốc nên cành lá hai bên cào trúng người Lạc-Băng đau nhức vô cùng. Con vật vừa phi, vừa cắn, vừa hí vang làm náo động cả một thôn xóm yên tĩnh. Mọi người đổ xô ra xem vì không hiểu biến cố gì đã xảy ra.
Con bạch-mã biết Lạc-Băng không phải là chủ nó nên tỏ ý bất phục, dùng đủ mọi cách kháng cự, đối chọi với nàng. Khi thì đá tung hai chân sau lên, khi thì như cố ý khom người để hất kẻ đã bức bách cưỡng đoạt nó xuống đất. Thấy không hất được Lạc-Băng xuống, con bạch mã như điên lên, tăng tốc lực phi lẹ hơn. Chạy được một khúc thì nó lại nhảy chồm lên phía trước hí lên một hồi rồi quay đầu trở lại tiếp tục phi như bay về chỗ cũ. Cứ như thế mà giằng co mãi khiến Lạc-Băng không làm sao ra khỏi được thôn xóm. Và cũng vì vậy mà chủ nhân con ngựa rượt theo kịp, tới nơi lúc nào không hay.
Chủ nhân con ngựa chỉ khẽ nhún mình một cái nhẹ đã đến đứng trước đầu con bạch-mã. Nhìn thân pháp của hắn, Lạc-Băng cũng phải thầm kinh hãi. Nàng nhận thấy rằng thuật khinh công của hắn có thể sánh với hầu như bất cứ một cao thủ thượng thừa nào trên giang hồ hiện tại, so với nàng thì hơn xa lắm. Lạc-Băng không còn cách nào hơn là rút trong túi ra mấy đỉnh vàng ròng cúi đầu cung kính nói:
-Tôi có việc gấp rút nên cần một con tuấn mã để làm phương tiện cấp thời vì con tuấn mã của tôi đã quá đuối sức. Thấy ngựa của ông tôi mừng quá, nhưng lại sợ ông không cho mượn mà cũng chẳng cịu bán cho nên tôi mới đánh liều lén cướp đi, định chừng nào xong việc sẽ trở lại trả sau. Chẳng qua lâm vào tình thế phải ‘ngộ biến tòng quyền’ (#2) thôi chứ ý tôi nào có muốn làm chuyện như thế! Tôi thành thật xin lỗi ông. Tôi có để lại con tuấn mã của tôi lại làm tin để khi nào trở lại sẽ xin chuộc nó về, và tiện đây có ít vàng ròng mong ông cầm đỡ mà cho tôi mượn tạm bảo mã.
Chủ nhân bạch mã nghe Lạc-Băng nói thì cho rằng nàng phách lối tự cường, không xem hắn ra gì cả nên giận dữ nói:
-Mi nói như thế mà nghe được à? Từ trước tới nay có ai đi mua ngựa theo cái lối cướp cạn này không? Mi bảo có việc cần gấp thì sao không tìm người nào có ngựa bán để mà mua mà lại giở tà tâm trộm ngựa của ta? Ta có bán đâu mà mi lại xỉa vàng ra? Khôn hồn mau trả ngựa lại cho ta thì yên chuyện chứ đừng nói dài dòng thêm làm gì nữa!
Lạc-Băng vẫn ngồi trên lưng ngựa mà nói:
-Tôi biết việc của tôi làm là không phải với ông nên mới có lời xin lỗi ông vừa rồi. Tôi cũng biết là ông không bán ngựa. Nhưng chuyện của tôi quá gấp rút đi, không thể nào chậm trễ được! Lẽ nào ông không chịu thông cảm cho?
Nghe Lạc-Băng nói, chủ nhân bạch-mã lại càng giận dữ nói:
-Chắc mi trông cậy vào bản lãnh võ công nên mới dám dùng lời lẽ xốc óc đó mà nói chuyện với ta chứ gì? Nói thật cho mi biết, dẫu cho mi là ai, có bản lãnh tới đâu cũng đừng hòng đem được con ngựa này đi khỏi nơi đây!
Thấy gã một mực không chịu hiểu cho mình, Lạc-Băng hết sức chán nản nhưng vẫn cố phân trần:
-Con ngựa của tôi cũng là ngựa quý mà tôi cam tâm để lại làm tin cộng thêm với ít vàng để tạm gọi là thế chân. Thiết tưởng ông có gì lỗ lã đâu chứ? Mà xong việc, tôi sẽ đem ngựa ông đến đây trả lại chứ có phải lấy luôn đâu mà ông nhất định làm khó ép tôi đến cùng như vậy. Nếu trả ngựa lại cho ông thì tôi đi bằng gì đây? Không lẽ lại đi bộ à? Làm sao nổi!
Nghe nàng nói thì cũng thấy đôi phần có lý, thế nhưng chủ nhân bạch mã không sao nhịn được. Hắn buông lời chửi mắng, nhưng Lạc-Băng vẫn cứ tươi cười, mặc kệ cho hắn muốn nói gì thì nói. Thấy chheight:10px;'>
Chẳng ngờ bọn quan sai và tiêu sư bị Vô-Trần Đạo-Nhân đuổi theo mà chém giết làm đám người Duy kẹt cứng và lâm vào thế bí, tưởng lầm là Hồng Hoa Hội chặn đường đón giết cả hai bên nên đám người Duy bất đắc dĩ phải tự vệ, phải chiến đấu sát cánh với kẻ thù để tìm sinh lộ.
Trận thế mỗi lúc một thêm ác liệt. Vũ khí va chạm vào nhau liên hồi, đầu rơi máu chảy, người chết như rạ. Triệu-Bán-Sơn hai tay cùng vung ra một lượt. Ám khí chợt lóe lên, hai tên bổ-khoái và một tên tiêu sư từ trên lưng ngựa ngã lăn xuống đất trước sự kinh hoàng của những tên khác.
Kế hoạch của Hồng Hoa Hội đã vạch sẵn. Trần-Gia-Cách định cô lập đám người Duy lại vì chưa biết dụng ý và mưu đồ của họ chứ không có chủ định giết hại người nào cả. Vì vậy, Trần-Gia-Cách dặn đám hào kiệt Hồng Hoa Hội chỉ sát hại quan sai và đám tiêu sư, hoàn toàn tránh né không đụng, làm tổn hại đến bất cứ một người Duy nào. Vạn bất đắc dĩ trong trường hợp bị đánh vì hiểu lầm, đám Hồng Hoa Hội cũng chỉ nên chống đỡ mà tự vệ rồi bỏ chạy chứ không được hơn thua. Đám người Duy hình như lần lần cũng nhìn ra được điều đó nên họ cũng tránh không đụng người của Hồng Hoa Hội. Và đến khi khẳng định, nhận xét rõ rệt được tình hình, đám người Duy lại hợp lực với đám hào kiệt Hồng Hoa Hội để đánh đuổi, sát hại đám quan sai và tiêu sư.
Nhờ mưu lược sáng suốt của Trần-Gia-Cách mà biến được đại đội người Duy thành đồng minh.
Đám quan sai và tiêu sư lâm vào thế ‘lưỡng đầu thụ địch’, trong thì bị người Duy nội công (#1), bên ngoài thì bị đám hào kiệt của Hồng Hoa Hội ngoại kích (#2), đang trong tình trạng bị tiêu diệt hoàn toàn.
Triệu-Bán-Sơn như con hổ ở giữa bầy dê, xung tả đột hữu, ám khí vung tới đâu, địch nhân ngã tới đó. Đám người Duy reo mừng, vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Một người Duy cao lớn, râu ria xồm xoàm nhìn thấy Trần-Gia-Cách oai vệ ngồi trên ngựa lược trận có mấy người chung quanh bảo vệ thì tin chắc đó là nhân vật lãnh đạo của đám hào kiệt bèn lướt ngựa tới trước mặt gọi lớn:
-Chẳng rõ các vị anh hùng hảo hán từ đâu đến tiếp viện cho chúng tôi thế này? Thay mặt cho dân tộc Duy, tôi xin cúi đầu đa tạ các vị.
Dứt lời, người ấy gác đại đao lên vai, lễ phép chào đón Trần-Gia-Cách theo phong tục của họ. Trần-Gia-Cách cũng lịch sự đáp lễ rồi lên tiếng:
-Hỡi tất cả các anh em Duy-tộc và Hồng Hoa Hội! Chúng ta mau đồng tâm hiệp lực cùng nhau công kích giết cho sạch kẻ thù, đừng để cho một tên nào trốn thoát cả!
Chàng vừa dứt lời thì cả đám người Duy lẫn đám hào kiệt Hồng Hoa Hội đều hưởng ứng reo hò, tinh thần hăng hái lên bội phần, la ó vang trời.
Đa số những cao thủ trong đám quan sai và tiêu sư bị đám hào kiệt của Hồng Hoa Hội sát hại gần hết. Đám còn lại đa số chẳng khác nào như đám tàn quân, toàn là những tên tầm thường, nhìn tình thế như vậy thì chẳng còn chút tinh thần nào mà chiến đấu nên cả đám đều cùng nhau xuống ngựa, quỳ mọp dưới đất mà xin tha mạng. Bọn chúng hướng về đám hào kiệt Hồng Hoa Hội lạy lục:
-Xin các ngài tha tội cho đám tiểu nhân ngu xuẩn có mắt không tròng, không nhìn thấy thái sơn. Ơn đức này đám tiểu nhân xin đời đời khắc tốt ghi tâm chứ quyết không bao giờ dám quên.
Tiếng kêu xin ồn ào vang dội khắp chốn. Tâm-Nghiện nhìn thấy khoái chí nói với Lạc-Băng:
-Tứ tẩu à! Quả đúng như lời chị đã nói! Cái đám người đốn mạt này hôm nọ gọi em là ‘đồ chó con đánh chết’ thì hôm nay đang quỳ dưới chân em mà tự xưng là tiểu nhân, xin tha mạng.
-Thì chị đã nói mà! Thật đúng là quả báo!
Nhưng trong lòng Lạc-Băng vẫn rối như tơ vò vì chưa cứu được Văn-Thái-Lai, mà bóng dáng Trương-Siêu-Trọng cũng chẳng ai thấy đâu cả! Nàng vẫn đứng nhìn con đường về Bắc-Kinh mà ngây người ra không nói được một lời.
Từ trong bãi chiến trường đẫm máu, Vô-Trần Đạo-Nhân phóng ngựa ra lớn tiếng gọi:
-Này! Tổng-Đà-Chủ và các anh em hãy xem kìa! Không lẽ nãy giờ không ai để ý chi cả hay sao? Cô gái đẹp như tiên nga mà kiếm pháp linh diệu, thần kỳ không thể tưởng được!
Những giang thủ trên giang hồ xưa nay chưa mấy ai đỡ nổi mấy hiệp của Truy-Hồn Đoạt-Mệnh-Kiếm của Vô-Trần Đạo-Nhân chứ đừng nói là đấu được ngang tay. Mà xưa nay cũng ít ai nghe Vô-Trần Đạo-Nhân ca tụng kiếm thuật của một cao thủ nào hay một môn phái nào. Vì vậy khi nghe Nhị đương-gia lên tiếng ca ngợi kiếm pháp của một cô gái thì ai nấy đều không khỏi ngạc nhiên, tính hiếu kỳ nổi dậy. Muốn được chứng kiến cô gái có kiếm thuật cao siêu để cho Truy-Hồn Đoạt-Mệnh Kiếm phải chú ý, mọi người thúc ngựa đến gần xem.
Lúc ấy, người Duy cao lớn râu ri xồm xoàm nói lớn lên mấy câu bằng tiếng Duy, lập tức đám người Duy đứng vẹt ra, chừa một đường trống để nhường chỗ cho đám hào kiệt Hồng Hoa Hội vào xem cô gái với kiếm thuật tinh vi kia. Thế rồi đám người Duy cùng với đám hào kiệt Hồng Hoa Hội lại hòa đồng với nhau, đứng xen kẽ nhau mà kết lại một vòng tròn.
Vô-Trần Đạo-Nhân nói với Trần-Gia-Cách:
-Tổng-Đà-Chủ xem kìa! Cái tên sử dụng Ngũ-Hành luân thật là xuất sắc, chứng tỏ bản lãnh của hắn cũng không phải tầm thường đâu!
Trần-Gia-Cách đưa tay lên trán che bớt ánh nắng mặt trời để xem cho rõ. Chàng thấy một cô thiếu nữ cực kỳ diễm lệ mặc chiếc áo màu hoàng oanh (#3) đang cùng một người to lớn mạnh mẽ dị thường giao chiến kịch liệt. Thật là một cuộc ác đấu kinh khủng, không ai nhường ai. Chỉ cần lỡ tay mà mất mạng như không.
Người đàn ông to lớn kia đem tất cả tuyệt kỹ và sức lực ra như quyết hạ cho bằng được cô gái áo vàng. Nhưng nàng cũng cũng phải tay vừa. Mũi kiếm trên tay cô gái áo vàng lanh lẹ đỡ gạt Ngũ-Hành luân của đối phương đồng thời phản công lại bao nhiêu thế kiếm hiểm ác quyết giết chết đối phương.
Cứ xem lối giao phong của hai bên là đủ hiểu rõ thâm tâm của cả đôi bên. Chỉ có sống hoặc chết mà thôi. Giữa lúc ấy thì Lục-Phỉ-Thanh phi ngựa đến gần Trần-Gia-Cách. Ông ta nói nhỏ vào tai Trần-Gia-Cách dường như không muốn cho ai nghe thấy.
-Thiếu nữ áo vàng kia là Tiêu-Thanh-Đồng, đệ tử của Thiên-Sơn Song-Ưng. Còn kẻ sử dụng Ngũ-Hành luân kia là Diêm-Thế-Chương, một tiêu sư của Trấn-Viễn tiêu-cục và cũng là một trong Quảng-Đông Lục Ma.
Trần-Gia-Cách nghe xong chợt biến sắc. Chàng đã được nghe sư phụ Viên-Sĩ-Tiêu nói qua cặp vợ chồng Trần-Chánh-Đức và Quan-Minh-Mai này với tuyệt kỹ Tam-Phân Kiếm-Thuật làm chấn động giang hồ nhiều phen. Không hiểu vì lý do gì, sư phụ của chàng có điều xích mích với vợ chồng Thiên-Sơn Song-Ưng. Tuy hai bên không đê đến chuyện giải quyết bằng vũ lực, nhưng hai bên đều có ý lánh xa, không nhìn mặt nhau.
Nhân tiện nghe Lục-Phỉ-Thanh nói cho biết cô gái aó vàng kia, tức Tiêu-Thanh-Đồng là đệ tử của Thiên-Sơn Song-Ưng nên để ý kỹ càng, cố tìm hiểu những nét tinh vi của Tam-Phân Kiếm-Thuật.
Kiếm quang của Tiêu-Thanh-Đồng lung linh chẳng khác những chuỗi ngọc vụt qua vụt lại. Tiếng gió không động mà tiếng kiếm lại reo, chuôi kiếm không quơ mà chuôi kiếm lại động. Kiếm pháp của nàng tấn công liên tục nhưng chỉ dùng có ba phần kiếm lực, và mỗi một lúc tấn công những ba đường. Chiêu thức cứ lướt tới hoài mà tuyệt nhiên không bao giờ thấy nàng rút kiếm lại. Thật là vô cùng biến ảo và hết sức lợi hại, nhưng cực kỳ khó hiểu.
Ngũ-Hành luân của Diêm-Thế-Chương cũng là một vũ khí lợi hại, có những cái lợi hại riêng của nó. Diêm-Thế-Chương đã luyện binh khí này đến thành tuyệt kỹ nên sử dụng rất tài tình, đủ sức chống đỡ với kiếm pháp của Tiêu-Thanh-Đồng. Tuy vậy, Diêm-Thế-Chương vẫn chỉ có thủ chứ không có công. Hắn biết nếu chuyển thành thế công thì Tam-Phân Kiếm-Thuật sẽ kết liễu mạng hắn ngay.
Trần-Gia-Cách đứng quan sát một hồi cũng nhìn thấy được chỗ sơ hở của Tam-Phân Kiếm-Thuật. Chàng nhận thấy rằng đã đành người có bản lãnh tuyệt vời mới dám luyện Tam-Phân Kiếm-Thuật. Nhưng nếu người sử dụng Tam-Phân Kiếm-Thuật mà gặp phải địch thủ có võ nghệ cao hơn mình thì chỉ rước lấy cái thất bại, vì chỉ có công mà không có thủ thì khó mà đỡ được những chiêu thức bất ngờ của một đại cao thủ chọn lựa đúng lúc để phản công.
Chính Thiên-Sơn Song-Ưng cũng biết điều này, nên mặc dù thương Tiêu-Thanh-Đồng như con đẻ mà hết lòng truyền thụ bản lãnh, hai người cũng dặn nàng rất kỹ là vạn bất đắc dĩ lắm mới đem nó ra sử dụng, đồng thời phải biết chắc chắn là địch thủ tài nghệ ngang hoặc dưới mình, không thì chỉ có hại mà thôi. Mà khi lỡ áp đã áp dụng thì phải thu về ngay lập tức thu hồi kiếm thuật khi thấy kiếm thuật đối phương áp đảo được mình...
Thấy Tiêu-Thanh-Đồng đánh một lúc khá lâu mà vẫn chưa hạ được Diêm-Thế-Chương, một số người Duy reo hò lên cổ võ nàng. Lúc đó Diêm-Thế-Chương dùng một thế ‘Chỉ thiên hạch địa’ đỡ vội kiếm của Tiêu-Thanh-Đồng rồi lui lại sau lớn tiếng gọi:
-Mau ngừng kiếm lại, nghe ta nói chuyện!
Tiêu-Thanh-Đồng nghe nói liền dừng tay lại nhưng vẫn thủ sắn bảo kiếm đề phòng ám khí. Những người Duy nhìn hắn chằm chặp, để ý từng cử chỉ một. Diêm-Thế-Chương với tay lấy cái bao màu vàng mà hắn luôn luôn đeo bên người luôn cả khi đi ngủ, giơ lên khỏi đầu nói:
-Nếu bọn mi ỷ đông hiếp yếu thì ta bằm nát cái bao vải này ra làm trăm mảnh.
Đám người Duy nghe nói vậy thì kinh hãi, không ai bảo ai, cùng nhau lùi lại mấy bước.
Tự biết mình đã lọt vào đường cùng, Diêm-Thế-Chương phải dùng đến hạ kế là hăm dọa hủy hoại chiếc bao màu vàng. Quả nhiên mưu kế của hắn hữu hiệu, đám người Duy khi nghe hắn nói vậy thì không ai dám lại gần, sợ hắn hủy chiếc bao màu vàng kia thật.
Diêm-Thế-Chương đắc ý nói:
-Bọn ngươi đông, ta chỉ có một mình một ngựa. Nếu các ngươi muốn giết ta thì thật cũng chẳng phải là chuyện khó khăn gì. Nhưng nói cho các ngươi biết, Diêm-Thế-Chương này là một tay hảo hán, chưa bao giờ biết sợ ai. Chỉ cần một người trong đám các ngươi một đấu một, thắng được ta thì ta sẽ hai tay dâng cái bao này cho các ngươi. Còn nếu như kẻ đó đánh thua ta mà các ngươi định dùng số đông áp bức ta thì chẳng thà là ta chịu nát thây với cái bao này chứ chẳng chịu để lọt vào tay các ngươi.
Châu-Ỷ nghe những lời nói của Diêm-Thế-Chương không khỏi cười thầm. Đúng là lời của một kẻ tiểu nhân mạt lộ không hơn không kém. Nàng nhịn không được, liền thúc ngựa đến rút binh khí ra hét lớn:
-Hay lắm! Nếu mi muốn thử sức thì ta đây sẵn sàng thử sức với mi!
Châu-Ỷ giơ ngọn đao lên định xông tới chém thì Châu-Trọng-Anh đã giữ chặt lấy cườm tay của nàng lại mà bảo:
-Con không được vô phép! Trước mắt con đây còn biết bao nhiêu các vị bá bá, thúc thúc anh hùng. Chưa ai quyết định thế nào, sao con dám tự động?
Tiêu-Thanh-Đồng đưa tay ra cản Châu-Ỷ lại, tươi cười nói với nàng:
-Đa tạ thịnh tình cùng hảo ý của tỷ tỷ! Nhưng xin tỷ tỷ vui lòng để công việc ấy cho tiểu muội tự liệu vì nó là đại sự của người Duy. Vì vậy chưa dám làm phiền đến tỷ tỷ.
Châu-Ỷ ngạc nhiên hỏi:
-Sao lại không thể giúp nhau được?
Tiêu-Thanh-Đồng nói:
-Xin cứ để cho tiểu muội ra tay trước, nếu thua thì sẽ nhờ tỷ tỷ giúp đỡ sau.
Châu-Ỷ nói:
-Không nên như vậy mà để lỡ công việc. Hắn lợi hại lắm! Chưa chắc bên tỷ tỷ đã có ai thắng nổi hắn đâu. Để tiểu muội giúp tỷ tỷ một tay thì mới hạ được hắn.
Châu-Trọng-Anh bèn cho Châu-Ỷ:
-Ơ hay cái con nhỏ này! Sao dám nói giọng tự thị phách lối như thế? Mi chẳng thấy là võ nghệ của cô ấy cao hơn mi hẳn sao?
Châu-Ỷ nói:
-Con nói thật với gia gia là võ nghệ tên tiêu sư ấy không thắng được con đâu! Chị này đánh với hắn bao nhiêu lâu đó mà chỉ cầm đồng thì dẫu có đánh thêm nữa cũng không thắng được đâu! Tại sao gia gia không để con giết phứt cái tên ngông cuồng đó đi? Nghe giọng của hắn con thật chịu không nổi!
Lục-Phỉ-Thanh liền tới nói với Châu-Trọng-Anh rằng:
-Cái bao màu vàng ở trên vai tên tiêu sư kia chắc có chứa đựng vật gì rất quan trọng đối với người Duy nên hắn mới liều mạng để giữ. Còn người Duy thì lại sẵn sàng liều mạng để lấy. Thei tôi nghĩ thì mình nên để cho cháu đoạt phứt lấy mà trả lại cho cô gái áo vàng kia thì hơn.
Châu-Ỷ nghe nói thích thú vỗ tay:
-Hay lắm! Hay lắm! Lục sư bá dạy như thế thật là hợp ý của điệt nữ!
Diêm-Thế-Chương giơ gặp Ngũ-Hành luân lớn tiếng nói:
-Nếu có vị nào muốn ‘nói chuyện’ với tôi thì bước tới, còn không thì tùy...
Tiêu-Thanh-Đồng ngắt lời:
-Không cần vị nào khác hơn. Ta sẵn sàng ‘tiếp chuyện’ với ngươi. Cây kiếm của ta lúc nào cũng sẵn sàng với cặp Ngũ-Hành luân của ngươi.
Diêm-Thế-Chương nói:
-Nếu thế thì cần gì phải dài dòng nữa.
Tiêu-Thanh-Đồng lại nói:
-Theo ý ta thì cách này tiện cho người vô cùng, không phải sợ bị số đông hiếp đáp. Ngươi để cái bao vải đựng Khả-Lan-Kinh kia xuống. Nếu ngươi thắng thì cứ tùy tiện mang nó đi. Còn như thua thì phải bỏ lại. Và dẫu ngươi có thua mà vẫn giữ được tánh mạng thì ta cũng để cho ngươi đi.
Dứt lời, Tiêu-Thanh-Đồng nhắm bả vai Diêm-Thế-Chương chém xuống một đường hết sức lợi hại. Diêm-Thế-Chương liền đưa Ngũ-Hành luân ra đỡ, và án theo Ngũ-Hành Bát-Quái mà tung ra những chiêu hết sức ác liệt. Theo phương cách này, Diêm-Thế-Chương biến hóa ra 64 đường tấn công rất nghiêm ngặt, quyết hạ cho bằng được Tiêu-Thanh-Đồng. Hai bên đánh nhau hơn 10 hiệp không phân thắng bại.
Nhìn hai người đấu, Trần-Gia-Cách bỗng vẫy tay gọi Dư-Ngư-Đồng lại bảo:
-Thập tứ đệ! Em hãy đi tìm thử tung tích của Văn tứ ca đi, xem anh ta thất lạc nơi đâu. Nếu được tin nhớ lập tứ trở lại báo cáo, ta sẽ điều khiển anh em tới rồi tùy cơ ứng biến mà hành động.
Dư-Ngư-Đồng nhận lệnh ra đi. Nhưng trước khi đi, chàng khẽ liếc sơ Lạc-Băng một cái. Thấy nàng có vẻ buồn rầu, Dư-Ngư-Đồng muốn đến an ủi nàng vài câu nhưng thấy bất tiện đành một mình bỏ đi trước.
Diêm-Thế-Chương mặc dầu đã thi triển tất cả tuyệt chiêu của Ngũ-Hành luân ra đánh nhưng vẫng không làm sao đàn áp được Tiêu-Thanh-Đồng mà trái lại còn bị dồn vào thế thụ động nữa.
Đám hào kiệt Hồng Hoa Hội vừa xem vừa tấm tắc khen Tam-Phân Kiếm-Pháp của nàng. Vô-Trần Đạo-Nhân cùng Triệu-Bán-Sơn đều hết lòng khen ngợi. Trần-Gia-Cách cũng gật đầu thầm thán phục. Tiêu-Thanh-Đồng giao đấu một hồi thì hai má đỏ ửng lên, càng tăng thêm vẻ diễm lệ.
Đánh với Diêm-Thế-Chương thêm mấy chục hiệp, chiêu thế của Tiêu-Thanh-Đồng chợt biến đổi. Nàng dùng một thế ‘Hải thị mãn lâu’ đánh tới như mưa, trông hư hư thật thật, kiếm quang sáng loáng, kiếm khí lạnh toát cả người.
Diêm-Thế-Chương bỗng hét lên một tiếng đau đớn, cánh tay mặt của hắn đã bị một vết thương khá nặng, một chiếc Ngũ-Hàng luân văng luôn xuống đất. Mọi người ai nấy đến vỗ tay tán thưởng không biết mấy. Diêm-Thế-Chương nhảy ra ngoài vòng chiến chừng hai trượng nói lớn:
-Thôi! Ta chịu phục tài người rồi! Giữ lời hứa, ta giao lại túi vải này cho ngươi, bên trong có bộ Khả-Lan-Kinh của các người đó!
Tiêu-Thanh-Đồng vui mừng khôn xiết. Nàng bước tới mấy bước, tra kiếm vào vỏ, hai tay tiếp nhận cái bao màu vàng bên trong đựng Khả-Lan-Kinh, thánh vật của dân tộc nàng.
Nhưng bỗng Diêm-Thế-Chương nghiêm sắc mặt hét lên một tiếng:
-Khoan đã!
Rồi xuất kỳ bất ý, tay trái của Diêm-Thế-Chương vung ra, ba mũi phi tiêu nhắm hông Tiêu-Thanh-Đồng nhanh không kịp nhìn. Trong lúc không đề phòng vì tin Diêm-Thế-Chương nên không còn cách nào tráng kịp ba mùi ám khí của Diêm-Thế-Chương. Tiêu-Thanh-Đồng bèn lộn lại theo thế ‘Thiết-bảng kiều’, toàn thân lộn ngược ra đàng sau tránh khỏi. Tiêu-Thanh-Đồng vừa bật mình trở dậy thì Diêm-Thế-Chương lại nhắm đầu nàng mà phóng tiếp thêm ba mũi nữa. Khi vừa khám phá ra thì ba mũi phi tiêu thì đã quá muộn, không còn cách gì né tránh được cả. Tiêu-Thanh-Đồng hết sức kinh hãi trong khi đám người Duy tức giận tuốt binh khí ra, la lên thất thanh nhưng tất cả cũng chỉ đành bó tay.
Đang lúc nguy ngập đột nhiên ‘cạch... cạch... cạch’ ba tiếng, cả ba mũi phi tiêu đều rớt cả xuống đất. Thoát chết, Tiêu-Thanh-Đồng mồ hôi tuôn ra ướt đẫm cả người. Nghĩ lại bị Diêm-Thế-Chương lừa, nàng tức giận rút kiếm ra bổ một nhát ngay đầu hắn. Diêm-Thế-Chương chỉ còn cách dùng Ngũ-Hành luân vận toàn lực đưa lên đỡ để cho đầu mình không bị bửa đôi ra. Nhưng ngờ đâu đó chỉ là một hư chiêu. Trong khi Diêm-Thế-Chương tập trung hết sức lực vào đôi tay đỡ kiếm thì Tiêu-Thanh-Đồng rút thanh đoản kiếm đeo bên hông đâm vào bụng của hắn. Diêm-Thế-Chương thét lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất dãy dụa rồu tắt thở. Tiếng mọi người reo hò như vang dậy đất trời. Tiêu-Thanh-Đồng nhảy tới mở cái bao vải trên lưng của Diêm-Thế-Chương ra. Người Duy cao lớn, râu ria xồm xoàm chạy tới, hết lời khen thường, khích lệ:
-Con giỏi lắm! Con ta giỏi lắm!
Tiêu-Thanh-Đồng nâng cái bao vải trao cho ông ta, miệng cười đắc ý khẽ nói:
-Gia Gia!
Người Duy cao lớn, râu xồm xoàm kia chính là Mộc-Trác-Luân, thân phụ của Tiêu-Thanh-Đồng. Mộc-Trác-Luân vừa đỡ lấy cái bao vải xong, tất cả người Duy có mặt liền bao quanh bảo vệ ông ta cẩn thận.
Bỗng nhiên, Tiêu-Thanh-Đồng thấy một cậu bé tuổi không quá 15 giục ngựa lướt tới, nhảy xuống ngựa nhặt lên ba hột tròn tròn màu trắng rồi phóng lên yên ngựa đem về trợi hại bằng bảo kiếm của hắn hay không!
Xoay qua Triệu-Bán-Sơn, Vô-Trần Đạo-Nhân nói tiếp:
-Tam đệ! Cái ngoại hiệu Thiên-Thủ Như-Lai của tam đệ có ai nghe mà không thán phục? Vậy tam đệ có quyết cùng Trương-Siêu-Trọng một trận thư hùng để cho rõ xem Hỏa-Thủ Phán-Quan hay Thiên-Thủ Như-Lai ai hơn ai kém không?
Triệu-Bán-Sơn nói:
-Nếu Vô-Trần đạo huynh mà thử sức với Trương-Siêu-Trọng thì đệ tin phần thắng sẽ về đạo huynh đó. Cứ căn cứ theo lời của Lục-Phỉ-Thanh lão ca thì coi bộ hắn với đệ tài sức nghiêng ngửa, là ‘kỳ phùng địch thủ, tướng ngộ lương tài’, chưa biết được ai sẽ hơn ai. Tuy nhiên, đệ cũng muốn được một trận sống mái với tên ‘ưng khuyển’ này để hắn khỏi tự phụ, cho mình là ‘thiên hạ vô địch’ nữa! Khi dịp đã đến, có lẽ nào đệ lại bỏ qua?
Vô-Trần Đạo-Nhân vỗ tay cả cười, ông ta nói:
-Ngu huynh biết tam đệ khí phách hiên ngang, thủ đoạn anh hùng. Nhưng mong tam đệ hãy nhường cho ngu huynh đánh với Trương-Siêu-Trọng trước, chẳng hay tam đệ có đồng ý không?
Triệu-Bán-Sơn nói:
-Việc gì thì đệ không dám cãi, luôn luôn theo lời dạy của lão huynh chứ việc này thì đệ yêu cầu lão huynh phải nhường cho đệ vì sau khi Đồ-Long-Hội tan rã, một số anh em bang hội bị giết và bị bắt hay đi mai danh ẩn tích cũng chỉ vì cái tên khốn kiếp này! Mối thù này sở dĩ chưa rửa được là vì chưa có cơ hội chư nào phải là đệ sợ hắn đâu!
Vô-Trần Đạo-Nhân nói:
-Tên Trương-Siêu-Trọng kia nào phải là kẻ thù riêng của Đồ-Long-Hội mà tam đệ giành phải trả? Hắn là kẻ thù chung của Hán-tộc thì tất cả ai có một chút Hán huyết đều có quyền giết nó cả!
Triệu-Bán-Sơn nói:
-Đành là vậy! Nhưng nếu lão huynh để cho đệ cơ hội vừa tả thù chung lẫn thù riêng thì có hợp tình hợp lý hơn không?
Vô-Trần Đạo-Nhân lại nói:
-Cho dù là Đồ-Long-Hội ngày trước hay Hồng Hoa Hội ngày nay thì cũng đều là hai tổ chức cách mạng cùng theo đuổi một mục đích như nhau cả. Đồ-Long-Hội tức là Hồng Hoa Hội, tại sao tam đệ lại phải phân biệt như vậy? Ngu huynh mà diệt được Trương-Siêu-Trọng thì chẳng phải là trả thù cho các anh em Đồ-Long-Hội luôn đó sao? Theo cấp bậc thứ tự trong Hồng Hoa Hội thì huynh ở trên đệ, do đó đệ phải nhường cho huynh mới là hợp tình hợp lý!
Trần-Gia-Cách thấy Vô-Trần Đạo-Nhân và Triệu-Bán-Sơn cứ tranh nhau mãi trong việc quyết đấu với Trương-Siêu-Trọng thì vội xen vào can thiệp.
-Cứ theo thiển ý của tôi thì hai vị không nên tranh nhau làm gì. Chúng ta cùng nhau cáng đáng việc nước thì điều nào có lợi ích chung thì tự lực ra tay. Chúng ta nên cân nhắc điều lợi hại trước thay vì tranh giành nhau như vậy!
Mọi người nghe xong thì ai nấy đều tỏ vẻ tánh thành ý kiến của Tổng-Đà-Chủ. Không riêng gì Vô-Trần Đạo-Nhân và Triệu-Bán-Sơn, lúc bấy giờ ai nấy đều lộ vẻ hăng hái lạ thường, chỉ muốn được cùng Trương-Siêu-Trọng đánh nhau một trận sống chết để giải cứu cho Văn-Thái-Lai và diệt trừ một tên Hán-gian phản quốc, tội ác cao bằng non...
Sau đó, mọi người cùng nhau lo cơm nước, cỏ lúa cho ngựa để chuẩn bị lên đường thi hành công tác một khi có lệnh của Tổng-Đà-Chủ ban hành.
Sau khi nhận được tin tức đầy đủ và mọi việc đã quyết định xong xuôi, Trần-Gia-Cách tụ họp mọi người lại nói:
-Theo như tôi đã nhận xét kỹ lưỡng thì đám người Duy và đội xa mã có quân lính triều đình hộ tống kia mặc dù đi chung đường với bọn Trương-Siêu-Trọng nhưng có lẽ hoàn toàn vì chuyện riêng chứ không có liên hệ hay cấu kết với nhau. Như vậy, chúng ta cứ chờ cho họ đi qua khỏi rồi hẵng tấn công đám Trương-Siêu-Trọng để giải cứu Văn tứ ca ắt không sợ họ nhúng tay vào.
Xoay sang Dư-Ngư-Đồng, Trần-Gia-Cách truyền lệnh:
-Thập-tứ đệ! Em bất tất phải đi theo dò xét đám người Duy đó nữa mà làm gì! Hãy cùng thập-tam ca hợp sức với nhau mà đuổi theo đám hành xa có quan binh hộ tống kia mà canh chừng thì hơn. Trách nhiệm của hai người là đừng cho đám người này can thiệp vào công việc của chúng ta. Trong khi chúng ta giao chiến với đám Trương-Siêu-Trọng mà họ có ý định trợ lực cho hắn thì em và thập-tam ca phải cô lập chúng lại ngay. Nhưng có điều là hai người phải nhớ kỹ là cố đừng làm thương tổn đến mạng người. Chuyện đổ máu nếu phải xảy ra thì cố giữ sao ít chừng nào tốt chừng đó.
Tưởng-Tứ-Căn cũng như Dư-Ngư-Đồng, đều hội ý và tuân lệnh Trần-Gia-Cách ra đi thi hành nhiệm vụ. Xoay qua Vệ-Xuân-Hoa và Thạch-Song-Anh, Trần-Gia-Cách lại ra lệnh:
-Cửu đương-gia và thập-nhị đương-gia nên tức khắc lên đường bây giờ. Trách nhiệm của hai người là chặn đầu đám Trương-Siêu-Trọng lại.
Thạch-Song-Anh toan đi ngay nhưng bị Vệ-Xuân-Hoa nắm áo lôi lại. Cửu đương-gia lại hỏi vị Tổng-Đà-Chủ rằng:
-Chúng tôi chận đầu bọn Trương-Siêu-Trọng bằng cách nào, mong Tổng-Đà-Chủ cho biết rõ ràng hơn.
Trần-Gia-Cách nói:
-Hai người phóng ngựa thật mau qua mặt chúng rồi chặn giữ ở hốc núi. Đó là con đường duy nhất bọn Trương-Siêu-Trọng phải đi qua nếu muốn về Bắc-Kinh chứ không còn cách nào khác hơn nữa. Ngoài ra những người ngựa dù là ở các phía Đông, Tây cũng phải chặn lại hết, không cho qua.
Vệ-Xuân-Hoa và Thạch-Song-Anh nhận lệnh đi rồi, Trần-Gia-Cách quay sang tiếp tục phân công:
-Vô-Trần Đạo trưởng cùng Tây-Xuyên Song-Hiệp, hai vị, lãnh trách nhiệm đối phó với quan-sai, đừng cho chúng tiếp tay cho Trương-Siêu-Trọng. Triệu tam ca và Dương bát ca thì lo phận sự đối phó với bọn tiêu sư của Trấn-Viễn tiêu cục. Nếu cần cứ trừ hết chúng đi chứ đừng nhân nhượng. Đừng quên chúng đã tiếp tay với bọn ‘ưng khuyển’ để Văn tứ ca bị bắt và thọc gậy bánh xe gây nên những cuộc tương tàn tương sát và khiến Thiết-Đảm-Trang biến thành một đống tro tàn. Một khi Vương-Duy-Dương đã cho bọn tiêu sư tiếp tay với đám ‘ưng khuyển’ tức là đã công khai thù nghịch với chúng ta rồi, không còn phải nể mặt hắn làm gì nữa.
Triệu-Bán-Sơn và Dương-Thanh-Hiệp cũng vâng lời nhận lệnh. Nhìn Lạc-Băng và Tâm-Nghiện, Trần-Gia-Cách nói:
-Còn Văn tứ tẩu và Tâm-Nghiện thì thừa lúc bốn mặt giao tranh kịch liệt lập tức xông vào đoạt tù xa cứu Văn tứ ca, cứ tùy nghi mà hành động. Ai nấy cứ theo công việc của mình mà làm. Sau khi thu dọn chiến trường tôi sẽ có kế hoạch rút lui.
Nghe cách điều hành của Trần-Gia-Cách, ai nấy đều bội phục chẳng cùng, răm rắp vâng theo. Bỗng đâu Chương-Tấn hét lên một tiếng như long trời lở đất mặt đỏ bừng, nghiến răng đứng dậy nói lớn lên rằng:
-Tổng-Đà-Chủ! Còn ‘thằng gù’ đây nữa để làm chi? Chẳng lẽ nó bất tài đến độ không đáng cho Tổng-Đà-Chủ tin cậy mà giao phó công việc hay sao? Từ ngày gia nhập Hồng Hoa Hội, Chương-đà-tử (#3) này đã bao phen ‘đông xung tây đột’ rồi chứ nào có ‘tham sinh húy tử’ bao giờ? Sao Tổng-Đà-Chủ lại không dùng?
Trần-Gia-Cách nói:
-Nào tôi có quên thập ca đâu? Và nào tôi có phủ nhận công lao của huynh đã hy sinh nhiều cho Hồng Hoa Hội? Tiểu đệ đang cần một người lãnh nhận một công tác hết sức quan trọng và biết chỉ có thập ca mới đủ sức hoàn thành công tác này nhưng chưa biết thập ca có sẵn lòng đảm nhiệm hay không nên vẫn còn do dự chưa quyết.
Chương-Tấn khảng khái nói:
-Dù cho việc đó có khó khăn đến đâu đi chăng nữa, Chương-Tấn này há sợ mà không dám nhận lãnh? Tổng-Đà-Chủ cứ cho biết tôn ý!
Trần-Gia-Cách nói:
-Trước khi tôi giao phó công việc này, tôi cần biết thập ca có chịu hứa là không uống một giọt rượu nào cho đến khi mọi việc hoàn tất không?
Chương-Tấn nói:
-Đối với Chương-Tấn này thì rượu là tất cả. Không có rượu thì buồn lắm, sẽ không làm được việc gì đâu. Nhưng nếu là vậy thì xin Tổng-Đà-Chủ cho tôi uống trước một bữa thật say sưa rồi sau đó sẽ chừa hẳn cho đến khi hoàn thành công tác.
Trần-Gia-Cách nghiêm mặt nói:
-Đây không phải là lúc cho thập ca đùa giỡn! Nếu có chịu hứa chắc thì tôi mới ủy thác trách nhiệm, không thì đành nhờ người khác hoặc chính tay tôi tự đảm nhiệm lấy chứ chẳng dám giao cho thập ca đâu!
Chương-Tấn tha thiết, nói như van nài:
-Nói thì nói vậy thôi, chứ có đời nào Chương-Tấn lại tham rượu để hỏng công việc chung bao giờ. Tổng-Đà-Chủ cứ phân công! Nếu cần thì ‘đà-tử’ này xin làm ‘quân lệnh trạng’ để Tổng-Đà-Chủ yên tâm.
Trần-Gia-Cách gật đầu nói:
-Được! Vậy thì thập ca hãy lắng nghe cho kỹ công tác đây. Thập ca phải cố gắng làm cho xong ba việc này. Thứ nhất, phải án ngữ một ngã đường trọng yếu, nếu thấy bọn quan binh và công sai nhắm hướng Đông mà chạy thì phải lập tức chặn lại không cho đi, nếu tên nào nhất định bước qua thì cứ việc hạ sát. Thứ hai, khi nào gặp hai đội của hai tiền bối Lục-Phỉ-Thanh và Châu-Trọng-Anh thì lập tức gọi đến yêu cầu trợ chiến. Và thứ ba, khi cứu được Văn tứ ca rồi thì thập ca lập tức cùng tứ tẩu hộ tống Văn tứ ca nhắm hướng Tân-Cương mà đi thẳng. Khi nào tới địa giới Tân-Cương, thập ca theo phía núi Thiên-Trì đưa Văn tú ca lên động giao cho sư phụ tôi là Thiên-Trì Quái-Hiệp Viên-Sĩ-Tiêu chăm nom điều trị thương tích. Những biến cố có thể xảy ra dọc đường thập ca không cần phải lo vì tôi đã có chủ kiến, sẽ cắt đặt người của Hồng Hoa Hội bảo vệ đâu đó thật chu đáo. Sau khi qua khỏi hang Tinh-Tinh thì mọi người ai nấy mau trở về tổng hành dinh ở Giang-Nam để cùng nhau bàn thảo kế hoạch tổng phản công.
Trần-Gia-Cách dặn câu nào, Chương-Tấn để ý chăm chú lắng tai nghe thật tỉ mỉ, tỏ vẻ hết lòng tận tụy với trách nhiệm giao phó. Nhận lãnh công tác xong, nét mặt Chương-Tấn tươi vui hớn hở như rất mãn nguyện.
Sau khi phân công đâu đó xong xuôi, mọi người ra khỏi Nhạc-Vương-Miếu thượng mã lên đường...
Lạc-Băng là người hăng hái nhất trong việc giải cứu Văn-Thái-Lai, lại nhờ có con thiên lý mã nên thành thử đi quá lẹ làm tất cả mọi người đuổi theo không kịp. Lạc-Băng phải năm lần bảy lượt dừng lại đợi. Vì quá nóng lòng giải cứu trượng phu, nàng đâm ra mất cả khôn ngoan, cho rằng mọi người không chịu cố gắng tích cực tham gia nên cố ý đi chậm để trì hoãn. Nàng buông lời than, hết trách người này sang người nọ, nhưng ai nấy đều thông cảm cho nàng nên chỉ mỉm cười mà không nỡ trách cứ. Thế nhưng nàng cứ nói mãi, lập đi lập lại nhiều lần khiến ai nấy đều phải bực mình.
Tây-Xuyên Song-Hiệp và Thạch-Song-Anh nhịn không nổi phải lên tiếng:
-Nếu tứ tẩu cho rằng chúng tôi cố ý diên trì để chậm trễ công việc thì sẵn có thiên lý mã cứ việc đi trước mà giải cứu Văn tứ ca. Chúng tôi đến sau cũng được. Lúc đó nếu Văn tứ tẩu chưa cứu được Văn tứ ca thì chúng tôi sẽ giúp sức, còn như nếu cứu xong rồi thì chúng tôi sẽ thẳng đường trở lại Giang-Nam lo chuyện khác cũng tiện.
Dương-Thanh-Hiệp và Tưởng-Tứ-Căn bình nhật rất mến Văn-Thái-Lai cũng như Lạc-Băng nhưng cũng không chịu được phải nói:
-Đây là việc chung của Hồng Hoa Hội chứ nào có phải chỉ là việc riêng của tứ tẩu đâu mà bảo là chúng tôi không chịu cố gắng? Chúng tôi thì sẵn lòng đi liên tục không nghỉ, tuy nhiên sức ngựa cũng có giới hạn thôi, không thể ép chúng quá đáng như vậy được!
Tâm-Nghiện bỗng xen lời nói một câu:
-Văn tứ tẩu vì quá nóng lòng cứu Văn tứ gia nên trót lỡ lời xúc phạm, xin các vị đương-gia niệm tình tha thứ cho.
Nghe Tâm-Nghiện nói, ai nấy đều giật mình. Xưa nay Tâm-Nghiện ngoài việc đi theo hầu hạ Trần-Gia-Cách chưa bao giờ dám phát biểu bất cứ một điều gì, thế nhưng bây giờ nó lại thốt lên một câu hết sức khôn ngoan và chí lý và lại đúng lúc vô cùng.
Trần-Gia-Cách cười, nhìn Lạc-Băng nói:
-Văn tứ tẩu nghĩ sao về câu nói của Tâm-Nghiện? Phải chăng tứ tẩu vì quá nóng lòng nên mới vô tình ngộ nhận hiểu lầm các đương-gia hay là nhất định giữ vững lập trường cho tất cả là không chịu cố gắng?
Trần-Gia-Cách, Vô-Trần Đạo-Nhân cùng Triệu-Bán-Sơn vẫn lo các đương gia kia bất mãn thì công việc giải cứu Văn-Thái-Lai lại càng trở nên khó khăn thêm. Chưa đụng độ với kẻ thù mà nội bộ đã lủng củng thì thật là điều không hay tí nào cả.
Câu nói của Trần-Gia-Cách vừa chấm dứt thì Lạc-Băng ôm mặt khóc. Nàng bèn hướng về phía Tổng-Đà-Chủ cùng các đương gia nói bằng một giọng như ăn năn:
-Lỡ chân còn gượng lại được, nhưng lỡ miệng thì đành chịu! Lạc-Băng lỡ miệng nói càn, nay hiểu ra thì đã muộn, chỉ còn biết cúi đầu xin Tổng-Đà-Chủ cùng các vị đương-gia tha thứ cho. Công lao khó nhọc của Tổng-Đà-Chủ và các vị đương-gia đã bỏ ra há Lạc-Băng lại không biết? Chẳng qua vì quá nóng lòng mà dại dột. Nếu các vị thấy không thể tha thứ được thì xin cứ trị tội cho!
Lạc-Băng khom mình xuống toan lạy thì Trần-Gia-Cách bảo Tâm-Nghiện đỡ dậy và nghiêm nghị nói:
-Chúng ta cùng là anh em một nhà cả. Văn tứ tẩu đã giác ngộ được mọi chuyện thì cũng đủ rồi, hà tất phải lạy lục làm gì cho mất tình thân. Chỉ trừ là trọng tội, phạm vào đại kỵ của bang hội thì chẳng kể, việc gì cũng có thể ‘đóng cửa dạy nhau’ được. Tôi nói như vậy mọi người có thấy đúng không? Nếu có gì không phải, không đồng ý với nhau xin cứ nói thẳng ra chứ đừng để ấm ức ở trong lòng mà làm ảnh hưởng đến đại cuộc sau này.
Vô-Trần Đạo-Nhân và Triệu-Bán-Sơn nói:
-Lời Tổng-Đà-Chủ vô cùng sáng suốt, chúng tôi rất khâm phục. Đã đồng tâm đồng chí thì mọi hiềm khích ngộ nhận nên bỏ qua tất cả để cùng chung sức mà lo việc lớn.
Tây-Xuyên Song-Hiệp nói:
-Là người một nhà, thương nhau không hết, cớ sao lại đi cố chấp làm gì. Chúng tôi chỉ mong sao Văn tứ tẩu hiểu được điều đó. Hơn nữa, đây là việc chung của Hồng Hoa Hội chứ không phải là chuyện riêng của tứ tẩu nên những câu nào có ảnh hưởng đến tình đoàn kết xin tứ tẩu đừng nói!
Dương-Thanh-Hiệp và Tưởng-Tứ-Căn cũng biểu lộ đôi lời bất mãn, chỉ có Thạch-Song-Anh là lầm lì không nói một lời gì. Nhưng rồi vì thương Lạc-Băng mọi người đều bỏ qua tất cả mặc dù nét mặt người nào cũng ít nhiều cũng còn chút buồn bực cho chuyện đã qua...
Đi thêm 10 dặm đường nữa đã quá giờ Tý, đến một khe lạch nhỏ có nước, Trần-Gia-Cách nói:
-Chúng ta đi cả ngày, người ngựa có lẽ đều mệt cả rồi. Chúng ta nên dừng lại nghỉ chân lót lòng đồng thời cho ngựa ăn cỏ và uống nước cái đã.
Dư-Ngư-Đồng đến sát gần bên Lạc-Băng. Hồi lâu chàng mới mở miệng khẽ gọi:
-Tứ tẩu!
-Sao?
Dư-Ngư-Đồng hơi chần chừ rồi nói với vẻ cương quyết:
-Em thề sẽ hy sinh cả tánh mạng để cứu Văn tứ ca ra khỏi tay bọn Trương-Siêu-Trọng. Xin chị vững lòng tin nơi em.
Lạc-Băng mỉm cười khẽ nói:
-Xin đa tạ tấm lòng quý hóa của Dư hiền đệ.
Dư-Ngư-Đồng không cầm nổi hai giòng nước mắt. Chàng quay mặt đi nơi khác rồi phóng lên lưng ngựa dùng đầu gối thúc vào hông con vật.
Trần-Gia-Cách nói:
-Văn tứ tẩu có thể tạm đổi ngựa cho Tâm-Nghiện để nó đi thám thính tình hình, dò xét tung tích của bọn Trương-Siêu-Trọng được không?
Nghe Trần-Gia-Cách nói, Tâm-Nghiện sung sướng vô cùng. Nó vốn rất thích con ngựa của Lạc-Băng, nay được dịp cỡi tưởng không còn gì vui hơn nữa. Nó tung tăng chạy đến bên Lạc-Băng nói:
-Văn tứ tẩu! Tổng-Đà-Chủ bảo chị cho em mượn ngựa chị đừng từ chối nhé! Được cỡi con ngựa của chị em tin tưởng thế nào cũng theo kịp bọn Trương-Siêu-Trọng.
Lạc-Băng cười đáp:
-Lời Tổng-Đà-Chủ dạy chị làm sao dám cãi? Huống hồ là em dùng vào việc đi dò xét tung tích kẻ thù!
Nhanh như cắt, Tâm-Nghiện đã nhảy lên lưng con thiên lý mã ngồi và chỉ thoáng một cái đã biến mất, cả người lẫn ngựa.
Lúc đó ai cũng đã dùng bữa, nghỉ mệt xong xuôi và cho ngựa ăn uống đầy đủ nên vội vã lên đường ngay. Lên đường chưa được bao lâu, mọi người nhìn thấy bóng Tâm-Nghiện trên lưng bạch mã đang phi trở lại như bay, không đầy mấy chốc đã đến trước mặt mọi người. Không bỏ phí môt giây nào, Tâm-Nghiện đến trước mặt Trần-Gia Cách thưa:
-Bọn Trương-Siêu-Trọng không còn cách xa chúng ta bao nhiêu dặm đâu. Nếu gấp rút mà rượt theo sẽ gặp ngay.
Nghe lời báo cáo của Tâm-Nghiện, ai nấy nét mặt đều tươi vui hẳn lên. Trần-Gia-Cách khuyến khích mọi người gi tăng tốc lực để đuổi theo. Tâm-Nghiện bèn đổi lại ngựa cho Lạc-Băng. Nàng hỏi Tâm-Nghiện:
-Em có thấy được chiếc tù xa áp giải Văn tứ ca không, hay là chỉ thấy đám Trương-Siêu-Trọng ở mé trước thôi?
Tâm-Nghiện gật đầu liên tục, đáp:
-Em thấy rõ ràng chiếc tù xa nên cho ngựa chạy lại gần sát một bên kể trông rõ mặt Văn tứ đương-gai. Nhưng bọn ‘ưng khuyển’ở trong xe tức tốc vũ động đao kiếm ra định sát hại em. Thêm vào bọn tiêu sư, tên nào tên nấy dữ dằn, mặt mày hung ác trông gớm ghiếc như chực ăn tươi nuốt sống em không bằng. Chúng mắng em là: “Đồ chó con đáng chết! Bộ mù cả hai mắt rồi hay sao mà dám cho ngựa chạy lại gần xe như vậy?”. Nghĩ rằng chua phải lúc ăn thua đủ với chúng nên đành nhịn nhục quay ngựa trở lại mà về báo tin.
Lạc-Băng cười nói:
-Đừng chấp bọn khốn kiếp ấy làm gì! Rồi có lúc chúng phải hạ mình chịu tội với em. Lúc đó tha hồ cho em trả thù bằng thích!
Đám hào kiệt Hồng Hoa Hội trong lòng hân hoan, hăm hở phóng ngựa chạy như bay. Qua vài dặm đường thì thấy mé trước cát bụi tung lên mù mịt. Tin tưởng đó là đám Trương-Siêu-Trọng, Trần-Gia-Cách dặn kỹ lại công tác của tmà chẳng biết đường nào mà trả lời, thành ra không có kết quả gì.
Bỗng Từ-Thiện-Hoằng ra khỏi màn, đến bên Trần-Gia-Cách nói thầm:
-Tổng-Đà-Chủ à! Cứ xem cặp mắt láo liên của tên Tiền-Chính-Luân này tôi thật hết sức nghi ngờ. Tôi chắc chắn nó có gì dấu kín mà không chịu nói thật đấy. Xin Tổng-Đà-Chủ cứ để cho tôi dùng cách thử hắn không chừng sẽ ra được manh mối.
Trầng-Gia-Cách gất đầu khen:
-Hay lắm!
Sau đó, Trần-Gia-Cách kề tai nói nhỏ với Từ-Thiện-Hoằng và cả hai bàn bạc với nhau một lúc khá lâu. Trời đã khuya mà chưa thấy Thạch-Song-Anh và Vệ-Xuân-Hoa đem tin tức về báo cáo. Ai nấy đều lo lắng phân vân.
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Xem điệu này, tôi chắc cả hai đã dò được tin tức của Văn tứ ca rồi. Sở dĩ họ chưa về là vì muốn kiểm điểm lại cho chắc chắn đó thôi. Chẳng có gì cho Tổng-Đà-Chủ và anh em phải lo lắng cả.
Vừa vào lều nghỉ ngơi được một lát thì nghe bên ngoài có tiếng bọn tiêu sư và bọn quan sai bị trói lại. Trần-Gia-Cách giao trách nhiệm cho Tưởng-Tứ-Căn và Từ-Thiện-Hoằng thay phiên nhau canh giữ. Chúng không có lều nên phải ở ngoài trời, bị gió sương nhuộm ướt làm cho rét chịu không thấu nên rên rỉ, run lên cầm cập.
Lúc đó mặt trăng đã lên giữa đầu. Từ-Thiện-Hoằng bèn gọi Tưởng-Tứ-Căn bảo đi nghỉ để chàng thay thế canh gác đám tù binh. Chàng đi tuần một vòng, không thấy gì khả nghi liền ngồi xuống đám cỏ xanh nghỉ chân, sát ngay một bên Tiền-Chính-Luân. Từ-Thiệng-Hoằng vô ý dẫm lên chân Tiền-Chính-Luân, ngay vết thương của hắn. Đau quá, Tiền-Chính-Luân bật người dậy hét lớn lên. Đang lúc hoang mang, Tiền-Chính-Luân nghe bên tai tiếng Từ-Thiện-Hoằng ngáy khẽ. Mỗi lúc, tiếng ngáy lại đều hơn, chứng tỏ chàng đang đánh một giấc say sưa ngon lành.
Tiền-Chính-Luân mừng thầm trong bụng, khẻ từ từ mở dây trói hai tay, hai chân của hắn ra. Sau một lúc cố gắng, hắn đã thành công, mở hết được dây trói. Nằm yên không cựa quậy, Tiền-Chính-Luân giả bộ mê man, nhưng vẫn để ý nghe ngóng động tịnh nơi Từ-Thiện-Hoằng. Nghe hơi thở Từ-Thiện-Hoằn mỗi lúc mội mạnh, Tiền-Chính-Luân biết là chàng ta đang ngủ say lắm.
Xé áo bó lại nơi gót chân bị trọng thương, Tiền-Chính-Luân lén ngồi dậy, lê từng bước một ra khỏi chỗ nằm, không phát ra một tiếng động nhỏ nào. Ra khỏi chỗ Từ-Thiện-Hoằng ngồi gác, Tiền-Chính-Luân đến một gốc cây cổ thụ có cột sẵn một con ngựa với đầy đủ yên cương.
Tiền-Chính-Luân khẽ từ từ tháo dây cương, phóng lên yên ngựa ra roi. Con chiến mã phóng như bay ra đường lộ.
Đi được một khúc, Tiền-Chính-Luân gò cương ngựa lại nghe ngóng. Bốn bề vắng vẻ, im phăng phắc, không có một tiếng độn nào. Tiền-Chính-Luân khấp khởi mừng trong lòng, rằng cuộc mạo hiểm thoát thân của hắn chẳng ai hay biết một tí gì. Hắn giục ngựa chạy đến chỗ chiếc xe mà Trương-Siêu-Trọng cho Ngô-Quốc-Đống nằm thế chỗ Văn-Thái-Lai theo kế ‘Kim Thiền Thoát Xác’ chỉ còn là chiếc xe không vì ngựa đã được tháo ra rồi.
Đang khi ấy thì tại mấy chiếc lều, có một bóng người đi ra. Đó là Châu-Ỷ. Nguyên nàng ngủ chung một lều với Lạc-Băng và Tiêu-Thanh-Đồng. Cả hai người đều có tâm sự lo lắng cũng như phải chiến đấu cả ngày nên mệt quá, lăn ra mà ngủ. Chỉ có Châu-Ỷ là trằn trọc mãi không ngủ được.
Cho đến nửa đêm, Châu-Ỷ vừa chớp mắt thì nằm chiêm bao thấy mình bị rơi xuống một hố sâu vô cùng nguy hiểm. May thay, nàng được một chàng trai cứu nàng thoát nạn. Mà chàng trai ấy lại chẳng phải ai khác hơn là người mà nàng vẫng hàng ngày ghét cay ghét đắng: Từ-Thiện-Hoằng. Nhìn mình nằm trong vòng tay Từ-Thiện-Hoằng, Châu-Ỷ vừa mắc cỡ kinh hãi còn hơn cả lúc mới gặp đại nạn. Nàng kêu lên một tiếng thất thanh thì vừa vặn là lúc nàng tỉnh cơn mộng thức giấc.
Giấc mộng kỳ quái ấy đánh thức Châu-Ỷ dậy. Cùng lúc ấy, nàng nghe có tiếng ngựa bên ngoài nên khẽ vén mộ khoảng lều lên xem thử. Vừa nhìn thấy Tiền-Chính-Luân cỡi ngựa ra đường cái, Châu-Ỷ chụp vội lấy cây đao ra khỏi lều rượt theo. Lo ngại Tiền-Chính-Luân chạy thoát, Châu-Ỷ đã định tri hô lên. Nhưng chưa kịp mở miệng thì có một người rượt theo nắm nàng giữ lại ra dấu bảo đừng làm kinh động, nói thật khẽ:
-Châu cô nương, tôi đây mà! Cô không nhận ra được sao? Đừng nói lớn mà hư hết kế hoạch của tôi.
Khi nhận được người ấy là Tỻng người một lần chót rồi ra lệnh cho mọi người cố hết sức đuổi theo. Đi được một dặm thì thấy một đại đội quan binh gươm dáo chớm chủa đang bao quanh hộ tống một chiếc xe ở giữa. Tâm-Nghiện tay chỉ vào đám xa mã mà nói với Trần-Gia-Cách:
-Đây không phải là đám Trương-Siêu-Trọng. Phải đi thêm sáu, bảy dặm đường nữa thì mới gặp được chúng.
Trần-Gia-Cách nói:
-À! Thì ra đây là đại đội quan binh có bổn phận đài tải tài sản của một gia đình thân-vương, vọng-tộc nào mà Tây-Xuyên Song-Hiệp đa tường trình tại Nhạc-Vương-Miếu đây mà!
Tâm-Nghiện đáp:
-Chính vậy, thưa Tổng-Đà-Chủ! Chúng ta đi thêm sáu, bảy dặm nữa thì sẽ gặp bọn Trương-Siêu-Trọng phố hợp với đám tiêu sư của Trấn-Viễn tiêu cục, vừa đông đúc lại vừa mạnh mẽ!
Trong khi mọi người vượt qua đoàn xa mã để rượt cho kịp Trương-Siêu-Trọng, Trần-Gia-Cách láy mắt cho Tưởng-Tứ-Căn và Dư-Ngư-Đồng. Hai người hiểu ý liền dừng ngựa lại canh giữ hai bên lề đường.
Tưởng-Tứ-Căn và Dư-Ngư-Đồng ngồi trên yên ngựa hai tay vòng lại lễ phép nói với mấy viên phó tướng đại đội quan binh rằng:
-Quý vị đi đường xa mệt nhọc, nhưng với cảnh sắc thanh kỳ thanh lịch ở vùng này chắc chắc cũng làm quý vị cảm thấy thích thú và khoan khoái ở cõi lòng nên xem chừng cũng nhẹ đi được phần nào. Tôi đề nghị chúng ta hãy cùng nhau tạm nghỉ ở đây trong giây lát để cùng nhau đàm đạo cho vui, chẳng hay ý của quý vị thế nào?
Một tên Thanh-binh đột nhiên nhảy ra trước hét lớn lên, nạt nộ rằng:
-Bọn người muốn gì đây? Ta nói cho mà biết, đây là quan quân hộ tống gia quyến của Lý tướng quân tại nhiệm đó nghe!
Dư-Ngư-Đồng cười rộ lên nói:
-Gia quyến thật sao? Thế này thì lạ lắm đấy! Sao không thấy các vị cô nương thái thái mà chỉ thấy một bọn quỷ mặt trắng mặt đen như những tên cướp cạn vậy?
Thình lình, một tên Thanh-binh trong đám nhảy xổ ra quất ngay mặt Dư-Ngư-Đồng một roi, miệng hét lớn lên rằng:
-Ối chao! Cái thằng tiểu tử này mới to gan lớn mật làm sao! Bộ mi điên rồi hay sao mà dám nói năng tầm bậy tầm bạ như thế hả?
Dư-Ngư-Đồng tránh khỏi đường roi của tên Thanh-binh, miệng cười hì hì nói:
-Thành ngữ có câu: ‘người quân tử dùng lời mà nói, không dùng tay mà quơ’. Thế mà bằng hữu lại dùng roi mà nói chuyện với tôi thì còn là quân tử được chăng?
Viên tham tướng chỉ huy đám quan binh thấy hai bên gây sự làm xáo trộn không đâu vào đâu cả, mà hình như ý người kia là kiếm chuyện để cản đường quan binh lại, chưa hiểu vì lý do gì. Ông ta vội vã thốc ngựa lướt đền hỏi:
-Chuyện gì mà các người cãi vả om sòm như vậy?
Dư-Ngư-Đồng vòng tay lễ phép tươi cười hỏi lại viên tham tướng:
-Chẳng hay quan lớn tên họ lài chi, quê quán ở đâu? Xin cho tại hạ được biết qua gọi là làm quen với nhau ở chốn bụi trần.
Viên tham tướng nhìn Tưởng-Tứ-Căn và Dư-Ngư-Đồng bụng sinh nghi, chưa biết rõ dụng ý của hai người muốn gì. Ông ta không trả lời câu hỏi của Dư-Ngư-Đồng mà chú ý từng hành động của hai người để liệu trước mà đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.
Dư-Ngư-Đồng rút ống sáo vàng ra vừa cười vừa nói:
-Luật từ xưa đến nay, hễ có người biết âm điệu thì phải có người biết thưởng thức thì mới gọi là tri âm. Kẻ hàn sĩ này biết được chút âm điệu, muốn theo học theo gương Bá-Nha mà tìm Tử-Kỳ nhưng trời đất mênh mông biết tìm được ai đây? Hôm nay tình cờ duyên bèo mây gặp gỡ, dọc đường tương kiến quan lớn, cứ nhìn vào diện mạo biết không phải là người phàm phu tục tử. Vậy xin mới quan lớn hãy tạm nghỉ chân để nghe tại hạ cống hiến một khúc tiêu, trước là để giúp vui, sau là để quen biết. Mong rằng quan lớn đừng từ chối nhé.
Viên tham-tướng này chẳng phải ai xa lạ mà chính là Tăng-Đồ-Nam người có trách nhiệm hộ tống gia quyến của Lý-Khả-Tú tướng quân. Vừa nhìn thấy ống sáo vàng, bất giác ông ta kinh hoàng. Lần trước ở lữ quán, chính mắt Tăng-Đồ-Nam đã được nhìn thấy bản lãnh của người cầm ống sáo vàng này mà tung hoành giữa đám công sai. Hôm nay không hiểu vì đâu người này lại có mặt nơi đây chặn đoàn xa mã của mình lại. Thấy lực lượng bên mình đông mà bên kia chỉ có hai người, Tăng-Đồ-Nam cũng bớt lo ngại, nhưng vẫn muốn tránh các cuộc đụng độ bèn nói lớn:
-Giữa chúng ta với nhau việc của ai thì nấy lo, không có thù hằn gì, giống như nước sông không chạm nước giếng vậy. Tốt hơn hết ngươi nên nhường đường cho chúng ta đi để khỏi ai phiền đến ai!
Dư-Ngư-Đồng nói:
-Tại hạ nào dám làm cản trở công việc gì của quan lớn đâu? Chẳng qua hôm nay gặp được cao hiền nên định dâng mấy khúc sáo cùng ‘tri âm’. Nghe xong thì mặc tình quan lớn muốn đi đâu thì đi, tôi chẳng dám vô lễ. Đó là mỹ ý của tôi. Việc hộ tống gia quyến đâu có gất như đi hành quân đâu mà quan lớn phải vội vàng như thế? Quan lớn nghe xong 10 khúc sáo, tôi sẽ tiễn quan lớn vài dặm, và nếu có gì không phải sẽ xin bồi tội sau.
Dứt lời, Dư-Ngư-Đồng đưa sáo lên miệng thổi luôn một hơi, tiếng trầm tiếng bổng, nghe du dương sảng khoái vô cùng.
Trước hành động của Dư-Ngư-Đồng, Tăng-Đồ-Nam liền hươi cây thương trên tay, dùng thế ‘Ô-long xuất động’ trong đường ‘Đại thương hoa’ nhắm ngay bụng Dư-Ngư-Đồng đâm tới một nhát vô cùng nguy hiểm.
Dư-Ngư-Đồng vẫn điềm nhiên, miệng vẫn tiếp tục thổi sáo. Chờ mũi thương còn cách bụng chừng một phân liền đưa tay nắm chặt lại rồi dùng ống sáo đánh vào cây thương một cái. Ngọn thương trên tay Tăng-Đồ-Nam đã gãy thành hai khúc. Tăng-Đồ-Nam kinh hãi đến toát cả mồ hôi. Ông ta bèn giựt một thanh đao trên tay một tùy tướng nhắm Dư-Ngư-Đồng chém tới. Vẫn bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra, Dư-Ngư-Đồng đưa ống sáo vàng ra đỡ, trao đổi vài hiệp với Tăng-Đồ-Nam.
Châu-Ỷ nói:
-Nếu không có Trần đại ca ra tay thì hắn đã chạy thoát mất rồi, còn đâu!
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Đừng nên khiêm nhường! Tổng-Đà-Chủ nói phải đó! Công lao của cô nương nhiều hơn hết.
Châu-Ỷ cao hứng nói:
-Cả ba người đều có công như nhau.
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Nhưng công lao của cô nương lớn hơn hết!
Như sực nhớ ra điều gi, Châu-Ỷ nói:
-Mà anh đừng nói lại với thân phụ tôi là tôi đánh anh một quyền ngay bụng nghe?
Từ-Thiện-Hoằng cưòi nói:
-Có sao đâu? Nói chơi cho vui! Ăn nhằm gì?
Châu-Ỷ làm mặt giận hờn:
-Không! Nếu anh mà nói thì từ rày tôi loại hẳn anh ra!
Từ-Thiện-Hoằng chỉ cười không đáp. Ba người liền đem Khả-Lan-Kinh, đồng thời dẫn Tiền-Chính-Luân đi đến trước lều của Mộc-Trác-Luân. Mấy người thuộc hạ canh gác liền vào thông báo. Mộc-Trác-Luân mặc áo chỉnh tề ra tận bên ngoài đón tiếp, mời cả ba người vào trong. Trần-Gia-Cách đem việc đoạt lại được bộ Khả-Lan-Kinh ra thuật lại rồi trao trả Mộc-Trác-Luân. Mộc-Trác-Luân hết sức vui mừng, lật từng trang xem xét cẩn thận thì quả là bộ kinh thật. Ông ta reo lên, sung sướng không thể nào mà tả được. Đám người Duy nghe nói đã lấy lại được thánh vật của dân tộc nên kéo nhau vào xem. Ai nấy đều vui mừng hớn hở.
Mộc-Trác-Luân kính cẩn mở tờ đầu trong Khả-Lan-Kinh ra đọc. Tất cả người Duy có mặt đều quỳ mọp dưới đất khấu đầu lễ bái để cảm tạ thần A-Trấp của họ.
Cầu kinh xong, Mộc-Trác-Luân hướng về Trần-Gia-Cách nói:
-Thưa Trần tổng-đà-chủ, cái ân đức giúp chúng tôi lấy lại Khả-Lan-Kinh từ tay lũ gian ác sánh tựa trời cao đất dày, không biết bao giờ mới đền đáp được các vị. Chỉ ước mong một điều là từ nay, bất cứ lúc nào Hồng Hoa Hội cần đến chúng tôi, chỉ cần cho biết thì cho dẫu phải vượt thiên sơn vạn thủy hay đi trên lửa, đạp trên than hồng, người Duy chúng tôi cũng chẳng bao giờ từ nan.
Trần-Gia-Cách cũng lễ phép đáp lễ. Mộc-Trác-Luân lại nói:
-Thưa Trần tổng-đà-chủ, sáng mai chúng tôi phải điều động anh em phụng thỉnh Khả-Lan-Kinh về xứ. Riêng hai đứa con của tôi là Tiêu-A-Y và Tiêu-Thanh-Đồng thì tôi tình nguyện để chúng lại đây dưới sự chỉ huy và dạy bảo của Tổng-Đà-Chủ. Đến khi nào Hồng Hoa Hội cứu được Văn tứ gia thì chúng nó sẽ về sau. Nếu khi nào rảnh, xin Tổng-Đà-Chủ cùng các vị đương-gia hãy ghé qua tệ quốc chơi để cho chúng tôi được tiếp đón, thì đó là một vinh hạnh lớn lao cho Duy-tộc.
Trần-Gia-Cách trầm ngâm giây lát rồi nói:
-Việc thâu hồi Khả-Lan-Kinh là công lao của Châu cô nương. Chúng tôi lẽ đâu dám mạo nhận công lao của mình mà để quý vị phải bận tâm đến chuyện ân nghĩa. Đường về Duy-Quốc xa xôi hiểm trở, biết đâu sẽ còn gặp nhiều gian nan. Theo tôi nghĩ, cả lệnh lang và lệnh ái nên cùng theo về một lượt để bảo vệ thánh vật cho chu toàn. Hảo ý Mộc lão anh hùng muốn lưu lệnh lang cùng lệnh ái ở lại giúp Hồng Hoa Hội giải cứu Văn tứ ca tôi rất cảm kích nhưng rất sợ hai vị vất vả nhọc nhằn nên thành thử không dám nhận lời dạy bảo của các vị.
Trần-Gia-Cách nói ra câu này không ngờ làm cho cả ba cha con Mộc-Trác-Luân phật lòng. Chàng dùng lời khiêm nhượng theo lối xã giao bình thường, ngụ ý để Mộc-Trác-Luân nói thêm vài câu nữa sẽ nhận lời. Nhưng chàng chưa hiểu rõ rằng phong tục người Duy khác hẳn, hễ nghĩ sao thì nói vậy, và ai nói sao thì hiểu vậy.
Tiêu-Thanh-Đồng nét mặt hầm hầm gọi lớn:
-Gia gia!
Mộc-Trác-Luân như hiểu ý con gái, khẽ gật đầu nhè nhẹ rồi kéo nhau đi ngay lập tức trở về lều, không nói thêm nửa chữ.
Mọi người kéo nhau sang lều Mộc-Trác-Luân nói chuyện vui vẻ trước khi chia tay lên đường khi bình minh ló dạng. Vừa lúc ấy, Châu-Trọng-Anh đến, Từ-Thiện-Hoằng bèn lên tiếng:
-Lần này đoạt lại được Khả-Lan-Kinh, công lao của Châu cô nương rất lớn. Phải được ghi nhận là công đầu.
Châu-Trọng-Anh rất vui mừng hỏi thăm mọi chuyện. Từ-Thiện-Hoằng nhất nhất kể lại cho ông ta nghe. Rồi bất thình lình, Từ-Thiện-Hoằng hai tay ôm bụng khom xuống ra chiều đau đớn lắm miệng kêu lớn:
-Ối chao ôi! Sao mà nó đau thốn thế này!
Mọi người đều chú ý nhìn Từ-Thiện-Hoằng, không hiểu vì sao chàng lại bỗng dưng rên xiết.
Châu-Ỷ thất sắc, bụng nghĩ thầm:
-“Lão quỷ này cố ý làm tuồng để tố cáo mình đánh trúng một quyền vào bụng của hắn đây mà!”
Châu-Trọng-Anh thấy thế liền hỏi:
-Hiền điệt làm sao thế?
Từ-Thiện-Hoằng tinh quái khẽ liếc nhìn Châu-Ỷ cười đáp:
-Tiểu điệt không sao cả. Chỉ hơi bị tức bụng một chút thôi.
Nhìn thấy mặt con gái mình nhăn nhó phụng phịu, Châu-Trọng-Anh cũng cười, đoán ra được phần nào câu chuyện...
Rạng sáng hôm sau, Mộc-Trác-Luân dẫn đám thuộc hạ người Duy đến từ biệt đám hào kiệt Hồng Hoa Hội. Hai bên tình thâm, ý thiết, như quyến luyến nhau không nỡ rời tay, chuyện trò mãi cho đến giờ Ngọ, Mộc-Trác-Luân mới lên ngựa khởi hành. Đám hào kiệt Hồng Hoa Hội theo chân đưa tiễn một đoạn đường khá dài. Trước khi chia tay, hai bên cùng nói với nhau những lời thân thiết hẹn ngày tái ngộ. Sau đó, Mộc-Trác-Luân dẫn đoàn người Duy nhắm hướng Tây mà đi.
Châu-Ỷ nắm tay Tiêu-Thanh-Đồng lại nói với Trần-Gia-Cách:
-Chị này vừa đẹp, vừa vui tính, võ nghệ cũng cao cường. Người ta muốn để chị lại giúp các anh trong việc giải cứu Văn tứ ca, sao anh lại nỡ từ chối?
Trần-Gia-Cách chỉ biết thở dài, đứng trân trân mà không nói được lời nào.
Tiêu-Thanh-Đồng quay sang phía Châu-Ỷ nói:
-Châu tỷ tỷ à! Trần công tử không bằng lòng cho em mạo hiểm cũng là do hảo ý chứ chẳng phải lẽ gì khác hơn đâu. Hơn nữa em xa nhà cũng đã khá lâu, chắc mẹ em mong mỏi nhiều lắm. Chị đừng ép em ở lại mà làm gì. Sau này nếu có duyên chúng ta sẽ gặp lại mà thôi.
Dứt lời, nàng đưa tay lên vẫy chào mọi người lần cuối rồi thúc ngựa phi nước đại. Châu-Ỷ nhìn Trần-Gia-Cách nói:
-Đại ca không cầm chân chị ấy lại giúp sức chúng ta nên chị ấy buồn lắm. Anh không nhìn thấy nước mắt hai hàng của chị ấy sắp trào ra hay không? Thật là đi không nỡ, mà ở cũng không xong. Là phụ nữ em hiểu rõ lắm. Chị ấy trong lòng quyến luyến anh vô cùng. Người ta có lòng với anh mà anh lại hững hờ thật là không nên không phải chút nào. Em thấy mà bất mãn hộ cho chị ấy đó!
Trần-Gia-Cách nhìn theo bóng Tiêu-Thanh-Đồng mà cảm thấy ngậm ngùi, trầm ngâm không nói gì cả. Tiêu-Thanh-Đồng đi được một đoạn đường bỗng nhiên quay ngựa trở lại, bắt gặp Trần-Gia-Cách vẫn đứng yên bất động như có nhiều tâm sự mà không sao nói được. Nhìn thấy Tiêu-Thanh-Đồng lấy tay gọi mình, Trần-Gia-Cách như mê như loạn, không sao tự chủ được liền chạy vội đến bên nàng. Tiêu-Thanh-Đồng nhảy xuống ngựa. Hai người nhìn nhau ngây ngất một hồi lâu mà chẳng ai thốt được nên lời.
Tiêu-Thanh-Đồng định thần trở lại rồi nói với Trần-Gia-Cách rằng:
-Tánh mạng của em là do công tử cứu lại cho. Thánh vật của dân tộc em cũng nhờ công tử thâu hồi cho. Bất kể công tử đối với em tệ bạc ra sao, em cũng không bao giờ phụ lòng công tử đâu.
Dứt lời, Tiêu-Thanh-Đồng rút đoản kiếm đeo bên hông trao cho Trần-Gia-Cách nói:
-Đoản kiếm này là do thân phụ em tặng cho làm vật hộ thân. Theo lời thân phụ thì bên trong có một sự kiện vô cùng bí mật mà suốt mấy trăm năm nay chưa ai khám phá được. Ngày nay lâm biệt, hậu hội hữu kỳ, không có gì tặng nhau, em chỉ xin công tử nhận lấy thanh kiếm này làm kỷ niệm mà đừng từ chối. Công tử là người thông minh mẫn tiệp, ắt sẽ có ngày tìm được bí mật ẩn tàng trong đó.
Trần-Gia-Cách trịnh trọng đưa hai tay nhận lấy kiếm nói:
-Thanh kiếm này là một báu vật, đáng lý ra tôi không thể nhận lãnh. Nhưng nếu làm thế chẳng hóa ra phụ lòng cô nương lắm sao. ‘Cung kính bất như tuân mệnh’, tôi xin lãnh nhận và đa tạ hảo tâm của cô nương.
Nhìn mặt Trần-Gia-Cách, Tiêu-Thanh-Đồng ít nhiều cũng biết được chàng là người tình thâm nghĩa trọng và đoán được tâm sự của chàng một phần nào. Nàng cúi mặt thẹn thùng, xúc động nói:
-Em biết vì lẽ gì mà anh không bằng lòng để em ở lại giúp. Có lẽ vì hôm trước anh nhìn thấy em với ‘chàng thanh niên’ kia như có tình ý với nhau. Chàng thanh niên đó là đồ đệ thân yêu nhất của Lục-Phỉ-Thanh tiền bối chứ chẳng phải ai xa lạ đâu. Nếu anh muốn biết chàng thanh niên ấy là người thế nào xin cứ hỏi thẳng Lục lão tiền bối sẽ rõ. Em chỉ là một cô gái quê mùa, không đủ lời lẽ để nói ra tất cả cho anh hiểu được. Thôi! Thời giờ gấp rút, em phải lên đường đây! Xin từ biệt anh nhé!
Dứt lời, Tiêu-Thanh-Đồng thúc mạnh vào hông con ngựa một cái. Con tuấn mã bốn vó phi như bay. Chỉ trong chốc lát, cả người lẫn ngựa đã biến mất trong cát bụi mù mịt.
Trần-Gia-Cách cầm thanh kiếm trên tay mà lòng ngơ ngẩn. Bóng Tiêu-Thanh-Đồng đã khuất, nhưng chàng vẫn đứng lặng im nhìn theo đám mụi mù. Phải một hồi lâu, Trần-Gia-Cách như mới trở về lại được với thực tại. Chàng lên ngựa quay đầu trở lại, rong cương đi từ từ chậm rãi. Mỗi bước chân ngựa như một nhịp tim đang đập mạnh trong lòng vị Tổng-Đà-Chủ tuổi trẻ tài cao tên Trần-Gia-Cách kia...
Chú thích:
(1-) Nội công: tấn công ở bên trong.
(2-) Ngoại kích: ở bên ngoài đánh vào.
(3-) Màu hoàng oanh: màu vàng.
(4-) Tiện nữ: “con gái nhà tôi”.
(5-) “Phật” đây có nghĩa là “Allah” (thượng-đế, theo tiếng Ả-Rập) của người Hồi-Giáo chứ không phải là Đức Thích-Ca Mâu-Ni của Phật-Giáo.