Hồi 17
Những chuyện hoang đường rồi cũng thấy
Từng màn bí mật hé dần ra

Chờ cho đêm đến, đám hào kiệt theo sự hướng dẫn của Trần-Gia-Cách do ‘Quân Sư’ Từ-Thiện-Hoằng điều khiển mới bắt đầu lên đường. Trần-Gia-Cách cùng Vệ-Xuân-Hoa đến sát cổng bên ngoài dinh thự Lý-Khả-Tú. Một bóng đen từ bên trong lách ra ngoài đón hai người hỏi:
-Có phải Tổng-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội đó không?
Vệ-Xuân-Hoa liền gật đầu. Người ấy nói:
-Mời Tổng-Đà-Chủ theo tôi. Còn vị kia xin ở lại ngoài cửa thành.
Vệ-Xuân-Hoa ép qua một bên, trông theo từng bước chân của Trần-Gia-Cách mà trong lòng hồi hộp không yên. Đám hào kiệt Hồng Hoa Hội ngụy trang đủ trò. Người giả làm thợ nề, kẻ làm thợ mộc, thậm chí còn có người giả làm thầy bói nữa.
Vừa vào thành, Trần-Gia-Cách đã thấy ngay vô số quân lính võ trang từng lớp như chuẩn bị ra trận. Tuy vậy, Trần-Gia-Cách vẫn bình tĩnh, không tỏ vẻ như sợ hãi chút nào. Người nọ đưa Trần-Gia-Cách qua khỏi ba dãy nhà bên trong dinh thự vào một phòng khách vắng vẻ, tối tăm rồi ghé tai nói nhỏ:
-Mời Tổng-Đà-Chủ ngồi chờ trong chốc lát.
Y bỏ chạy ra ngoài chưa được bao lâu đã vào lại nói:
-Nguyên-soái đã đến gặp Tổng-Đà-Chủ.
Dứt lời, y lại bỏ đi. Một ngọn đèn từ xa ở gian nhà kế bên rọi ánh sáng vào trong phòng. Trần-Gia-Cách nhận ra trước mặt là một chiếc bàn vuông và hai cái ghế thật sang trọng và sách sẽ.
Từ bên ngoài, Lý-Khả-Tú bước vào vòng tay thi lễ, chào hỏi vui vẻ:
-Hân hạnh được gặp gỡ!
Trần-Gia-Cách kéo chiếc mão lên, tươi cười đáp:
-Hôm nọ gặp nhau tại Tây-Hồ, không ngờ hôm nay hân hạnh được gặp ở đây!
Lý-Khả-Tú nói:
-Tình thế gấp rút, không đủ thì giờ cho chúng ta hàn huyên nhiều, xin mời Tổng-Đà-Chủ theo tôi vào thăm khâm phạm.
Hai người đi song song với nhau đến chỗ địa lao. Bỗng đâu một tên bộ hạ tâm phúc của Lý-Khả-Tú chạy đến đâm xầm vào người Lý-Khả-Tú ngã lăn quay ra đất. Nhờ có võ nghệ cao cường, Lý-Khả-Tú chỉ hơi loạng choạng về phía sau một chút rồi đứng vững lại được ngay.
Trước sự ngạc nhiên của Trần-Gia-Cách, gã tùy tùng của Lý-Khả-Tú lồm cồm ngồi dậy, mặt cắt không còn giọt máu, hơi thở hổn hển, nói không ra lời. Lý-Khả-Tú nắm tay hắn hỏi:
-Có việc gì thì cứ từ từ mà nói rõ đầu đuôi chứ có gì đâu mà phải sợ hãi thế?
Gã tùy tùng ấp úng nói không thành câu:
-Bẩm... bẩm... Nguyên-Soái... Nguyên-Soái... Hoàng.... Hoàng-Thượng...
Vừa nghe đến đó, không hẹn mà cả Lý-Khả-Tú cùng Trần-Gia-Cách đều kinh hãi mà hỏi:
-Hoàng-Thượng thế nào?
Bấy giờ, gã tùy tùng mới hoàn hồn lại được một chút đáp:
-Hoàng-Thượng sắp xa giá đến đây rồi. Nguyên-Soái mau sửa soạn ra nghinh giá!
Lý-Khả-Tú giật mình quay qua nói với Trần-Gia-Cách:
-Tình thế bất ngờ thế này, còn biết làm sao! Mời Tổng-Đà-Chủ cứ yên lòng mà chờ tôi ở đây trong giây lát.
Nhìn thấy thần sắc của Lý-Khả-Tủ hoảng hốt, đầy vẻ lo lắng, không có chút nào là gian trá cả nên Trần-Gia-Cách gật đầu trở lại phòng ngồi chờ.
Lý-Khả-Tú chạy ra ngoài dinh thấy Ngự-lâm quân đang kéo đến thật là đông đảo. Ngự-tiền thị vệ cũng đi chung, mặc sắc phục mới tinh, trang bị đao kiếm sáng loáng.
Vua Càn-Long trông có vẻ vội vàng, nét mặt nghiêm nghị bước xuống long giá đi vào trong dinh.
Lý-Khả-Tú bước đến vập đầu làm lễ bái kiến Thanh-đế. Vua Càn-Long phán:
-Ngươi mau gấp rút chuẩn bị một căn phòng bí mật để trẫm đích thân thẩm vấn Văn-Thái-Lai đêm nay!
Lý-Khả-Tú tuân chỉ, mời vua Càn-Long vào nghỉ tạm trong trong thư phòng Nguyên-soái rồi lập tức chuẩn bị, lo sắp xếp một căn phòng bí mật. Các tên Tiền thị vệ chia nhau chiếm cứ các gian phòng kế cận và cắt đặt đám Ngự-lâm quân canh gác cẩn thận mọi nơi.
Vua Càn-Long gọi tên Tiền thị-vệ thân tín là Bạch-Chấn ra dặn:
-Trẫm có việc hệ trọng cần phải hỏi khâm phạm. Ngươi nhớ tuyệt đối cấm hẳn không cho bất cứ người nào được nghe.
Bạch-Chấn lui ra, bỗng chợt có bốn tên quân khiêng một cái giuờng đến thư phòng của Nguyên-Soái. Người trên giường tay chân đều bị mang xiềng xích không ai khác hơn là Văn-Thái-Lai. Đặt cái giuờng xuống, bốn tên quân cúi đầu, lặng lẽ lui ra.
Văn-Thái-Lai ngước mặt lên nhìn. Vừa trông thấy mặt vua Càn-Long, chàng bất giác kinh hãi vô cùng. Vua Càn-Long hỏi:
-Thương tích ngươi đã hoàn toàn lành lặn rồi chứ?
Văn-Thái-Lai đáp:
-Cám ơn ngươi đã chiếu cố đến ta. Tuy chưa hoàn toàn bình phục nhưng cũng đã thuyên giảm rất nhiều.
Vua Càn-Long nói:
-Tốt lắm! Ta phái bọn thị vệ theo ngươi thật tình không có ý làm thương tổn đến tánh mạng ngươi. Mục đích của ta chỉ muốn mời ngươi về Bắc-Kinh để thương lượng vài việc. Chẳng ngờ hai bên hiều lầm nhau nên mới sinh ra thù oán đưa đến việc xô xát, kẻ bị giết, người bị thương. Điều đáng tiếc ấy ta cũng giải quyết xong rồi. Ta đã khiển trách bọn thị vệ lỗ máng ấy rồi. Ngươi cũng đừng phiền trách mà làm gì bởi việc đã lỡ, không thể nào thay đổi được. Chỉ mong sao người hiểu được ý ta.
Nghe giọng nói đầy giả dối của vua Càn-Long, Văn-Thái-Lai lửa giận bốc lên thét lên một tiếng rồi quay mặt ngó đi nơi khác.
-Cái đuôi ngựa của con đâu rồi?
Lý-Mộng-Ngọc nghe hỏi sững sờ bèn quay đầu lại ngó, và chợt nhớ ra đuôi con ngựa của mình bị người có bướu xén mất trở thành ‘ngựa cụt đuôi’. Nhưng hình như suy được điều, Lý-Mộng-Ngọc không khỏi kinh ngạc tự nhủ thầm:
-Dùng bàn tay chặt gẫy cây thương hay cây mâu cũng chẳng có gì là lạ. Cái đuôi con ngựa mềm như thế mà hắn dùng tay ‘xén’ được thì cũng lạ!
Lý-Mộng-Ngọc lại kềm ngựa lại định chờ sư-phụ Lục-Phỉ-Thanh đến để hỏi cho chắc ăn, nhưng nghĩ lại thêm mắc cở với thầy nên lại ra roi quất ngựa chạy lên nhập vào toán dẫn đầu đoàn xa kiệu. Vừa trông thấy Tham-tướng Tăng-Đồ-Nam, nàng hỏi ngay:
-Tăng tham-tướng! Chẳng hiểu sao con ngựa của tôi lại rụng mất cái đuôi trông xấu xí quá!
Nhìn Lý-Mộng-Ngọc thở ra não nuột cùng với gương mặt buồn thỉu buồn thiu của nàng, Tăng-Đồ-Nam hiểu ngay ý của con gái chủ tướng mình muốn gì. Ông ta liền thưa:
-Con chiến-mã của tôi đây thuộc giống thần mã, vừa được chủ tướng cho để đỡ chân. Ác nghiệt thay, nó lại có tật sa tiền mà tôi chưa trị được! Nghe nói tiểu-thư có tài cỡi ngựa giỏi lắm, vậy tôi sẵn sàng tạm đổi ngựa cho tiểu-thư. Chẳng hay tiểu-thư nghĩ sao?
Lý-Mộng-Ngọc được Tăng-Đồ-Nam khen giỏi, lại sẵn sàng chịu đổi ngựa cho thì trong bụng mừng rỡ vô cùng. Nàng nói:
-Tham-tướng có lòng như vậy thì thật quý hóa thay. Con tuấn mã của tôi đây cũng thuộc loại ngựa quý hiếm có. Bất quá nó chỉ bị rụng mất cái đuôi nên hơi khó coi chút thôi!
Hai người đổi ngự cho nhau xong, Tăng-Đồ-Nam phi ngựa chạy trước. Lý-Mộng-Ngọc ở đàng sau nhìn tới không nhịn được, phải ôm bụng mà cười. Tăng-Đồ-Nam quay lại nói:
-Cỡi con ngựa không đuôi thấy chương chướng làm sao ấy! Thế nào tôi cũng phải tìm cách ráp cho nó một cái đuôi giả coi mới được.
Đang khi ấy, tiếng rao truyền của Trấn-Viễn tiêu-cục mỗi lúc mỗi gần. Không đầy mấy khắc, một đoàn trên 20 cỗ xe tứ mã cùng đi tới một lượt, không biết chuyên chở gì mà trông rất nặng nề. Xe nào xe nấy đều phủ vải dầu kín mít.
Lục-Phỉ-Thanh sợ trong đám này có người nhận ra mình nên xoay lưng day lại, kéo nón lá phủ xuống nửa mặt, khẽ liếc nhìn vào người tổng tiêu-sư đang cỡi ngựa đi ngang qua. Ông ta cố giữ nét bình thản như một người khách đi đường, không để ý đến ai cả, chợt nghe tiếng một tiêu-sư nói với đồng bọn rằng:
-Tôi nghe Hàn đại ca nói lại thì Tiêu-Văn-Kỳ tam ca không biết mất tích nơi nào mà tìm không thấy đâu cả.
Lục-Phỉ-Thanh giật mình kinh hãi, quay đầu lại nhìn thử hình dáng người tiêu-sư ấy. Hắn có một hàm râu bạc rậm rạp, đôi mắt sáng quắc như diều-hâu, tướng mạo cực kỳ hung ác. Lục-Phỉ-Thanh cố ghì ngựa lại một vài giây để cho hắn vượt qua. Nhìn phía sau lưng, ông ta thấy hắn có mang trên vai một chiếc hầu bao màu hồng, bên hông hắn đeo một thứ binh khí rất kỳ quặc của một môn phái ngoại-gia tên gọi Ngũ-Hành-Luân. Lục-Phỉ-Thanh nghĩ thầm trong bụng:
-“Hay là nhóm Quảng-Đông Lục Ma gia nhập vào Trấn-Viễn tiêu-cục làm tiêu-sư cả rồi cũng nên!”
Nhóm Quảng-Đông Lục Ma nổi tiếng là người nào cũng võ-nghệ trác tuyệt. Con ma thứ năm là Diêm-Khôi và con ma thứ sáu là Diêm-Thế-Chương cùng dùng một thứ binh-khí giống nhau là Ngũ-Hành-Luân. Bọn này vốn gốc từ thiếu-lâm tách ra.
Lục-Phỉ-Thanh thầm nghĩ chuyến này mới ra ngoài có mấy ngày mà đã gặp không biết bao nhiêu là cao-thủ võ-lâm rồi. Nếu họ là đều là người của triều-đình mật phái theo dõi mình thì thật là ‘lành ít dữ nhiều’.
Càng nghĩ, Lục-Phỉ-Thanh càng lo. Càng lo, ông ta càng cẩn thận đề-phòng và quan-sát tinh tế hơn. Nhưng suy đi tính lại, rốt cuộc vẫn thấy không ổn.
Lục-Phỉ-Thanh nghĩ thầm:
-“Nếu chỉ có một mình ta thì có phải lẩn tránh thì thật không khó lắm, nhưng ngặt vì theo bên còn có một đứa học trò liếng thoắng, hay sinh sự không đâu. E rằng đại họa trước sau khó mà tránh được!”
Nhưng rồi ông ta lại nghĩ:
-“Mà chắc không phải bọn ấy theo dõi gì ta đâu. Chúng hẳn có việc cấp bách nào khác. Như Triệu-Bán-Sơn là bạn chí thiết của ta mà cũng có mặt trong đám cao-thủ ấy thì lấy tình mà xét, chẳng lẽ lại giết hại ta sao?”
Lục-Phỉ-Thanh cho rằng giả điều suy-luận sau cùng là hữu lý nhất nên cũng thấy có đôi phần hơi yên tâm.
Lý-Mộng-Ngọc đang cỡi ngựa đi song song với Tăng-Đồ-Nam, thấy sư-phục đã đến gần liền cười nói ông:
-Sư-phụ à! Hôm nay sao chưa gặp ai cả? Chả bù với hôm qua, mở mắt ra là đụng đầu luôn một hơi năm cao-thủ phi ngựa tiến về hướng Tây. Ngựa của họ phi nhanh đến độ bay luôn cái đuôi ngựa của Tăng tham-tướng! Thầy xem có lạ không?
Lục-Phỉ-Thanh cười nói:
-Có như vậy con mới tỉnh ngộ được phần nào cũng như dằn bớt cái tính tự cao tự đại xuống. Dùng bàn tay mà chặt đứt đuôi ngựa như xén tóc thì bản lãnh người ấy đã đến mức siêu đẳng rồi. Nhưng bây giờ con nhắc lại năm người có bản lãnh hôm qua phi ngựa về hướng Tây thầy mới sực nhớ ra. Chỉ vì lộn hồn lộn vía mà thầy quên mất chuyện ‘thiên lý tiếp long đầu’ (#1)!
Lục-Phỉ-Thanh từng trải giang-hồ rất nhiều nên thông thường mọi chuyện chỉ cần trông phớt qua là hiểu ngay. Chỉ vì ông ta mải lo tính cho việc riêng của mình nên không còn đầu óc nào để suy nghĩ đến việc khác.
Lý-Mộng-Ngọc hỏi:
-Sư-phụ giải thích cho con nghe ‘thiên lý long đầu’ là gì vậy? Con hoàn toàn không hiểu!
Lục-Phỉ-Thanh từ từ cắt nghĩa:
-Đó là một nghi lễ long trọng nhất của các bang hội trong giang-hồ khi đón tiếp một nhân vật ‘tối quan-trọng’, thường là một lãnh-tụ, có thể là chưởng-môn nhân hay là bang-chủ, bảo-chủ gì đó. Bình thường, đi đón rước một nhân-vật được xem là quan-trọng trong môn phái hay bang hội thôi đã phải huy-động đến sáu người, theo thể-thức một người nối đuôi một người mà đi, trước sau cho đủ sáu người. Nhưng nếu đón rước một người ‘tối quan-trọng’ thì con số đó tăng lên gấp đôi, phải từng cặp một nối tiếp nhau thay vì từng người một, cho đến khi đủ sáu cặp thì thôi. Chúng ta đã thấy tất cả năm cặp đi ngang qua rồi, thế nào cũng phải còn một cặp nữa. Và người nào chắc hẳn là một lãnh-tụ của một môn phái hay một bang hội nào đó.
Lý-Mộng-Ngọc hỏi tiếp:
-Sư-phụ có thể đoán được họ thuộc về môn phái hay bang hội nào không?
Lục-Phỉ-Thanh lắc đầu nói:
-Thầy cũng chưa biết rõ được. Nhưng có điều con phải nghe lời thầy căn dặn là từ nay về sau nhất nhất không được chọc ghẹo bất cứ ai nữa mà rước họa vào thân như không đấy! Con đã nhìn thấy Tây Xuyên Song Hiệp và được chứng kiến bản-lãnh của ‘người có bướu’ thế nào rồi. Chứng tỏ đây là một môn phái hay là một bang hội lớn, rất có thế-lực và có nhiều cao-thủ võ-nghệ tuyệt luân chứ không phải là một hội phái tầm thường đâu.
Lý-Mộng-Ngọc cúi đầu không đáp, nhưng trong lòng không mấy gì vui. Lục-Phỉ-Thanh đang trông chờ một cặp nữa đi về hướng tây cho đủ sáu cặp theo nghi-tiết ‘thiên lý long đầu’ mà ông ta tiên đoán. Đột nhiên, tai Lục-Phỉ-Thanh nghe rõ ràng có tiếng vó ngựa đâu đâu nhưng mắt thì lại chẳng trông thấy gì. Ông ta nghĩ thầm:
-Đằng trước chẳng trông thấy gì cả. Hay là tiếng vó ngựa vang lại từ phía sau?
Lục-Phỉ-Thanh quay lại vẫn không thấy người hay ngựa ở đâu, nhưng lại có tiếng rổn rảng như là tiếng lục lạc từ cổ lạc-đà thì đúng hơn. Chỉ trong chốc lát, phía sau cát bụi tung lên mịt mù, và Lục-Phỉ-Thanh trông rõ ràng là một đoàn người, hình như là một đám khách thương rất đông từ vùng sa-mạc đi tới. Cả Lục-Phỉ-Thanh lẫn Lý-Mộng-Ngọc đều nới cương ngựa chậm lại từ từ chờ đợi, chẳng chút vội vã hay gấp rút.
Không bao lâu, đoàn khách thương đã đến gần. Đoài người gồm 14 con lạc đà và vài chục con ngựa. Người cỡi lạc-đà là người Duy (#2), một dân-tộc thiểu số ở phí Bắc sa-mạc Tây-Bá-Lợi-Á. Người Duy mũi cao, mắt nâu, cằm rộng, râu nhiều rậm-rạp, đầu vấn một giải khăn làm bằng vải trắng. Có lẽ họ từ xứ Hồi vào đây để buôn bán.
Hồi còn ở ngoài biên-cương, Lục-Phỉ-Thanh đã từng gặp khách thương người Duy nhiều lần rồi nên không lấy gì làm lạ và thấy chẳn có gì phải để ý. Nhưng bỗng nhiên trước mắt Lục-Phỉ-Thanh tỏa ra những tia sáng long lanh. Một thiếu-nữ mặc áo vàng ngồi trên lưng một con bạch mã lông trắng như tuyết phi như bay, xẹt qua ngang hông Lục-Phỉ-Thanh như một mũi phi- tiêu. Trông nàng như một dáng tiên-nga, phục sức hoa lệ, khí vũ hiên ngang. Trên đầu nàng đội một cái mão. Trên mão có một cặp lông trĩ màu sắc huy hoàng cắm cao lên. Trông nàng thật là xinh đẹp, vừa thùy-mị khả ái. Thật là một đóa kỳ hoa của vùng sa-mạc.
Lục-Phỉ-Thanh nhìn thiếu-nữ với cặp mắt đầy ngưỡng mộ, thầm khen rằng không biết tại sao trong thiên-hạ lại có được một người đẹp đến thế này.
Còn Lý-Mộng-Ngọc khi trông thấy dung nhan kiều diễm của thiếu-nữ người Duy ấy cũng phải bần thần trố mắt nhìn. Từ lúc sinh trưởng trong vùng biên ải phía Tây-Bắc cho đến lúc trưởng thành, nàng chưa từng được thấy qua một cô gái nào có vẻ đẹp mơ mộng, hồn nhiên với thân hình ‘quỳnh dao ngọc thụ’ và trang sức dũng điệu đến thế. Trông nàng ta vừa như một tiên-nữ lại vừa như một nữ-hiệp.
Lý-Mộng-Ngọc cũng vốn là một thiếu-nữ trâm anh khuê các, dung nhan kiều lệ tuyệt vời mà còn phải thán phục, mười phần ganh tị sắc đẹp thì đủ hiểu thiếu-nữ người Duy kia có sức quyến rũ đến thế nào!
Dưới lớp ‘cải nam-trang’ (#3) thì Lý-Mộng-Ngọc trở thành một thanh-niên khôi ngô tuấn tú cho dẫu Tống-Ngọc hay Phan-An tái sinh cũng không thể sánh bằng.
Thiếu-nữ người Duy đó trông chỉ vào khoảng độ 17-18 tuổi là cùng. Bên hông nàng đeo một con dao hơi cong cong trông thật là sắc bén, y-phục một màu vàng, dệt bằng lông thiên-nga, đầu đội cái mão thắt chỉ gấm vàng gọi là ‘kim-ty tú mạo’. Hai cái lông phỉ-thúy cắm trên mão khiến cho người ta tưởng tượng đến Phàn-Lê-Hoa trong ‘Tiết-Đinh-San Chinh Tây’. Nàng cỡi con bạch mã, yên cương làm toàn bằng bạc trắng chói ngời.
Lý-Mộng-Ngọc cứ nhìn mà tấm tắc khen thầm mãi, nghĩ rằng dù người đẹp trong tranh cũng còn kém xa thiếu-nữ người Duy này.
Thiếu-nữ người Duy thình lình bắt gặp đôi mắt một ‘chàng thanh-niên phong-lưu mỹ mạo’ cứ nhìn mình chàm chặp một cách sỗ sàng khiếm lễ thì vừa thẹn, vừa tức giận. Nàng thúc ngựa vượt qua khỏi Lý-Mộng-Ngọc liếc mắt nhìn sang vẫn còn thấy cặp mắt say sưa của ‘chàng thanh-niên’ người Hán cứ dán chặt mãi vào mình không rời. Không dằn được cơn giận, thiếu-nữ người Duy gọi lên một tiếng thật lớn:
-Gia gia! (#4)
Từ phía sau, một người đàn ông thân hình cao lớn, trông rất tráng-kiện, mắt sáng, râu rậm thúc ngựa phóng lên. Thiếu-nữ người Duy ra hiệu, người đàn ông ấy hiểu ý giục ngựa đến sát ngựa Lý-Mộng-Ngọc vỗ mạnh vào vai hỏi:
-Người bạn trẻ kia! Tại sao lại có thái-độ thiếu lịch-sự đối với một người con gái lạ như thế?
Lý-Mộng-Ngọc miệng như há hốc. Nhưng nàng quên rằng mình đang ăn mặc giả đàn ông giả nên đương nhiên cho rằng câu hỏi của người đàn ông nọ thật hết sức vô lý vì vẫn đinh ninh rằng mình với cô thiếu-nữ người Duy kia đồng là phận ‘quần thoa’ với nhau.
Thông thường thì chỉ cần một người con trai mà ngắm nhìn một người con gái chằm chặp như thế thì có thể gọi là ‘luân-lý bại hoại’ chứ chẳng cần phải có một mối quan-hệ nào. Với người Hán cũng vậy, mà với người Duy cũng thế.
Trong trường-hợp này, giả-sử như Lý-Mộng-Ngọc biết mình sơ xuất mà chịu xuống nước một tí xin lỗi, dùng lời khôn khéo mà giải bày thì chắc cũng không đến nỗi nào. Nhưng đàng này Lý-Mộng-Ngọc đã quen với quan-cách, chỉ biết quát nạt người khác chứ có bao giờ bị ai quát nạt hay hạch sách bao giờ. Thêm vào đó, nàng lại ỷ mình có một bản-lãnh cao-siêu về võ-nghệ nên không xem người đàn ông kia ra gì.
Lý-Mộng-Ngọc không thèm trả lời hay đếm xỉa tới, lại buôn tiếng cười mỉa mai, toan giục ngựa chạy thẳng. Người đàn ông giận đỏ cả mặt, râu tóc dụng ngược lên. Y đưa cánh tay gân guốc ra chụp một cái thật mạnh vào chùm lông đầu của con tuấn mã Lý-Mộng-Ngọc. Một chùm lông đầu của con ngựa sút hẳn ra, nằm gọn trong tay y. Sau đó, người đàn ông bèn trao chùm lông đó cho thiếu-nữ người Duy.
Con ngựa của Lý-Mộng-Ngọc sau khi bị bứt mất một chùm lông đầu thì đau quá nhảy dựng ngược lên, thiếu chút nữa là hất Lý-Mộng-Ngọc rơi xuống đất. Thiếu-nữ người Duy tung chùm lông đầu của ngựa Lý-Mộng-Ngọc lên không trung lấy roi ngựa quất vào một cái, cả chùm lông bay tán loạn, rụng tơi tả như những sợi tơ.
Lý-Mộng-Ngọc tức giận muốn điên tiết lên. Nàng rút ra một mũi Cương-tiêu nhắm hậu tâm thiếu-nữ người Duy phóng một cái nhanh như điện xẹt. Vì quá tức giận nên Lý-Mộng-Ngọc không cần đắn đo gì cả nên mới hạ độc thủ như vậy. Mũi Cương-Tiêu vừa ra khỏi tay, Lý-Mộng-Ngọc lập tức hối hận ngay vì biết tính mạng thiếu-nữ người Duy có thể bị nguy hại vì ám-khí của nàng. Nghĩ vậy, nàng bèn lalớn lên:
-Cô nương, mau tránh mũi Cương-tiêu!
Thiếu-nữ nguời Duy như chẳn cần phải nhờ tới lời cảnh-cáo của ‘chàng thanh-niên người Hán’ kia. Nàng bình tĩnh né sang bên mặt rồi thuận tay bắt lấy mũi Cương-tiêu của Lý-Mộng-Ngọc như lấy đồ chơi trong túi. Sau đó, thiếu-nữ người Duy nhắm bụng Lý-Mộng-Ngọc phóng trả lại, miệng gọi lớn:
-Ta trả ám khí lại cho đó! Cất đi!
Đôi bên cách nhau chỉ chừng một trượng mà cây Cương-tiêu qua lại chỉ trong chớp nhoáng, mắt phàm không thể trông được. Lý-Mộng-Ngọc cũng lách người tránh khỏi và đưa tay bắt lại câu Cương-tiêu của mình. Nàng kinh hãi, biết rằng bản-lãnh thiến nữ người Duy kia không thua gì mình.
Đoàn khách thương khi sa-mạc sau khi được xem màn phóng tiêu ngoạn-mục giữa thiếu-nữ người của bên mình cùng ‘chàng thanh-niên người Hán’ thì vỗ tay hoa hô nhiệt liệt như vừa xem xong một trò biểu-diễn chứ nào hay rằng cái trò ‘biểu diễn’ đó có thể giết chết người như không. Người đàn ông mà thiếu-nữ người Duy gọi là cha có vẻ buồn buồn, không được vui. Ông ta gọi thiếu-nữ nói mấy câu bằng tiếng lóng thổ-ngữ riêng của họ. Chỉ thấy nàng thiếu-nữ thưa rằng:
-Con xin vâng!
Nói xong, không cần nhìn Lý-Mộng-Ngọc, thiếu-nữ người Duy giơ roi quất nhẹ vào mông con bạch mã nàng cỡi một cái nhẹ. Bốn vó tung như bay lên khỏi mặt đất, chỉ trong giây lát cả người lẫn ngựa đều mất hút.
Đoàn lạc-đà và đoàng ngựa lục-tục do người đàn ông cao lớn kia điều khiển lại tiếp tục lên đường. Tất cả lần lượt vượt qua kiệu của Lý thái-thái rồi biến dần trong đám bụi mờ.
Lục-Phỉ-Thanh dừng ngụa xem tấn kịch xảy ra từ đầu chí cuối xong mới cười nói với Lý-Mộng-Ngọc rằng:
-Bây giờ chắc con hẳn đã tin lời thầy là ‘ngoài trời còn có trời, trên người còn có người’ (#5) rồi chứ? Trong một ngày mà một con ngựa của con bị xén mất đuôi, còn một con thì hói mất lông đầu. Đây là một bài học con phải ghi nhớ chớ đừng nên xao lãng. Thầy xem thiếu-nữ người Duy đó trạc tuổi với con nhưng tài-nghệ trội hơn con đó!
Lý-Mộng-Ngọc cãi:
-Con thấy thiếu-nữ người Duy đó tài-nghệ chưa có gì lấn được con. Con phóng Cương-tiêu ả bắt được, nhưng khi ả phóng trả thì con cũng bắt được dễ dàng mà thôi. Bất quá là chỉ ngang nhau thôi. Vả lại, hai bên cũng chưa chính-thức đụng độ bằng võ-công chân chánh.
Lục-Phỉ-Thanh chỉ cười:
-Ừ! Có lẽ... rồi con sẽ biết!
Đến chiều, đoàn xa kiệu cũng như đoàn quân hộ-vệ gia-quyến Lý-Khả-Tú đến Bồ-Long-Cát. Thị-trấn này có một khách-điếm rất lớn, với một tấm bảng đề là ‘Thông-Đạt Khách-Sạn’. Trước ngõ là một cây tiêu-kỳ của Trấn-Viễn tiêu-cục đang bay phất phới.
Vì đã được thông-báo trước là sẽ có hai nhóm khách rất đông và sang trọng sẽ tới Bồ-Long-Cát nên chủ-nhân khách-sạn Thông-Đạt đã sắp xết đầy đủ, đâu vào đó. Những phòng dành riêng cho đoàn Trấn-Viễn tiêu-cục hay những phòng nào chuẩn-bị đón rước gia-quyến cùng binh lính hộ-vệ của Lý-Khả-Tú đều được phân-biệt rõ ràng, có thứ tự đàng hoàng. Vì vậy, khi đến nơi, ai nấy đều được người của khách-sạn đưa ngay vào phòng nghỉ ngơi, tắm rửa, ăn uống mà không cần phải mất công chọn lựa.
Lục-Phỉ-Thanh tắm gội, thay đổi y-phục xong thì thấy trên bàn đã có sẵn một bình trà thơm ngon, hương tỏa ngào-ngạt và mấy cái chén nhỏ và một cái ly lớn do người hầu mang tới từ hồi nào. Lục-Phỉ-Thanh bèn rót ngay vào cái ly lớn, thay vì dùng chén nhỏ để thưởng-thức từ từ hương-vị thơm ngon của trà. Ông mang ly trà đến phòng khách tìm một góc im lặng ngồi một mình. Phòng này, chủ-nhân dành chung cho tất cả khách quý của Thông-Đạt khách-sạn tự-tiện đến nghỉ ngơi, nói chuyện khảo chứ không cho ai mướn riêng. Nhìn vào trong, Lục-Phỉ-Thanh thấy có mấy người đang ngồi tại hai cái bàn lớn đang ăn cơm.
Lục-Phỉ-Thanh chợt nhận ra có hai người, mà một tên mang cái khăn gói màu hồng gặp trên lộ trình. Hắn vẫn mang khăn gói trên lưng, nhưng khí giới thì đã lấy ra khỏi người để trên bàn, cạnh hắn. Cà hai nét mặt dương dương tự đắc, nói năng tự-do không giữ gìn như chẳng cần xem ai ra gì.
Lục-Phỉ-Thanh hớp một ngụm trà, ngước mặt lên để ý nhìn sắc trời. Tai ông nghe thấy tiếng một tiêu-sư cười nói huênh-hoang:
-Diêm ngũ gia, anh có dám chắc rằng bảo vật của anh sẽ đến nơi bình yên không? Nếu không gặp trở ngại mà đem được về kinh an-toàn thì nhất định Thiên-Tướng-Quân sẽ thưởng cho anh một số bạc lớn, đồng thời sẽ thăng lên chức quan to để bù lại công-lao khó nhọc. Tới chừng đó, anh sẽ sung sướng và được vinh-dự biết bao!
Lục-Phỉ-Thanh nói thầm trong bụn rằng:
-À, thì ra hắn là nhân-vật đứng thứ năm trong Quảng-Đông Lục Ma tên gọi Diêm-Thế-Khôi. Hèn chi!
Nghĩ vậy, ông ta liền chăm chú để ý nhìn kỹ xem thần sắc của hắn. Diêm-Thế-Khôi nói:
-Một là thưởng tiền, hai là thưởng chức chứ có lẽ nào Triệu tướng-quân lại rộng rãi đến thế được! Nhưng ý tôi thì không muốn cả hai thứ đó. Tôi muốn một điều khác kia...
Diêm-Thế-Khôi chưa nói dứt câu thì có tiếng ‘ồ ồ’ của một người nói ngắt lời:
-Lạ thật! Cả hai điều sung sướng thế mà anh đều không muốn thì hỏi còn muốn cái giống gì đây?
Lục-Phỉ-Thanh để ý nhìn xem người nào vừa thốt câu đó. Trông y chẳng khác nào một con quỷ đói, tướng mạo thật hung hãn.
Lục-Phỉ-Thanh bụng bảo thầm:
-Nếu hắn được tuyển làm tiêu-sư thì đương nhiên bản-lãnh không phải tầm thường.
Diêm-Thế-Khôi nghe câu ấy thì có vẻ không được vui, thở ra một hơi dài. Người tiêu-sư thứ nhất bất chợt lên tiếng:
-Đổng-Triệu-Hòa! Bộ anh tưởng chung quanh ta không có tai vách mạch rừng hay sao mà ăn nói tự-do, bừa bãi như thế?
Người tiêu-sư có hình dung như quỷ đói, tức Đổng-Triệu-Hòa tính tình hết sức nóng nảy và lỗ mãng. Nghe đồng-nghiệp trách như vậy thì không bằng lòng, cho rằng hắn ta coi thường tài lực mình và có ý bảo mình bất cẩn, lơ là với trách-nhiệm. Nghĩ vậy, hắn liền lớn tiếng như muốn gào lên:
-Tôi chẳng phải như những kẻ ‘miệng hùm gan sứa’ kia đâu! Việc gì tôi làm thì quyết làm cho đến nơi đến chốn, dù chết cũng chẳng cần! Tôi không hề biết sợ ai và cũng không bao giờ lùi bước trước những gian nan hiểm nghèo!
Nhưng khi Đổng-Triệu-Hòa vừa nói xong câu ấy thì Diêm-Thế-Khôi lại tưởng là hắn xỏ xiên coi thường mình nên mặt đỏ tía tai la hét inh ỏi:
-Anh bảo ai là ‘miệng hùm gan sứa’? Anh ám chỉ ai vậy? Anh có dám bảo đảm là trách-nhiệm của anh lãnh sẽ làm tròn được không?
-Tôi không ám chỉ ai cả. Tôi chỉ nói chung chung mà thôi. Tóm lại, những kẻ chỉ có nói mà không làm được thì toàn thị là những thứ anh hùng rơm. Còn công việc của tôi thì dĩ nhiên tôi phải hoàn thành.
Diêm-Thế-Khôi cười gằn:
-Được vậy thì tốt lắm! Nếu anh đạt được kết quả như lời anh nói thì tôi sẽ phục anh sát đất!
Lục-Phỉ-Thanh lắng tai nghe một hồi lâu nhưng vẫn không hiểu bọn chúng cãi nhau về chuyện gì. Đang định về lại phòng thì lại nghe tiếng Đổng-Triệu-Hòa nói:
-Diêm ngũ gia này! Anh muốn cưòi tôi cứ cười, muốn chê cứ chê. Có điều tôi nói thật cho anh nghe là nếu cái bao vải hồng kia mà được khoác lên vai này thì chớ ai hòng mà cướp được nó! Có lo thì tự lo cho các anh thì hơn. Đừng để cho thanh danh hơn 30 năm của Trấn-Viễn tiêu-cục cùng với uy-tín của Vương-Duy-Dương phải mai một đi!
Diêm-Thế-Khôi cả giận nói:
-‘Chú em’ Đổng-Triệu-Hòa chớ có nói xàm! Chờ đến lúc Diêm ngũ gia ta đem bộ kinh này đến nơi an toàn sẽ cho chú em thấy thế nào là bản-lãnh lợi hại. Diêm-Thế-Khôi là một nhân vật lừng danh trong Quảng-Đông Lục Ma, chưa từng khiếp sợ ai hay để ai uy hiếp. Công việc của Trấn-Viễn tiêu-cục có lẽ nào lại hư hại dưới tay ta? Cái bao trên lưng ta gắn liền với tánh mạng ta, chú biết chưa?
Lục-Phỉ-Thanh nghe nói những lời ‘mục hạ vô nhân’ (#6) như thế thì liếc mắt nhìn sơ qua cái bao trên lưng hắn, thì thấy chẳng có gì là lớn lắm. Cứ nhìn bề ngoài mà xét thì chắc hẳn là bên trong không có chứa vật gì to lớn nặng nề cả.
Đổng-Triệu-Hòa lại lên tiếng:
-Oai danh lừng lẫy cũng như bản-lãnh cao-siêu của Quảng-Đông Lục Ma, đúng như anh vừa nói, anh mà lại không biết? Chỉ hiềm một nỗi là nhân vật thứ ba không biết mất tích hay bị kẻ thù ám hại mà mãi đến nay vẫn không biết sống chết nơi nào, kẻ thù là ai tưởng đáng chua xót lắm thay. Nói ra anh đừng buồn, nhưng coi chừng giang-hồ sẽ đổi danh-hiệu của các anh lại là ‘Quảng-Đông Ngũ Ma’ đấy!
Diêm-Thế-Khôi vỗ bàn một cái ‘rầm’ làm cho chén dĩa nhảy tưng lên như khiêu vũ, lớn tiếng thét lên:
-Chú mày đừng chọc tức ta chứ! Làm gì bọn ta không biết kẻ thù ám hại Tiêu tam ca là ai?
-Là ai? Sao tôi nghe các anh đề cập đến tên họ một lần nào?
-Còn ai vào đây? Chính là HỒNG HOA HỘI! Nhất định chỉ có HỒNG HOA HỘI!
Lục-Phỉ-Thanh sững sờ, bụng bảo thầm:
-Cơ hội ấy chỉ có một! Hán tộc có hưng thịnh lại hay không là nhờ đó, chớ bỏ qua. Hoàng-Đế là anh ruột của Tổng-Đà-Chủ. Nếu y không chịu ‘phản Thanh phục Minh’ thì Hồng Hoa Hội huy động toàn dân khởi nghĩa đưa Tổng-Đà-Chủ lên ngai vàng thay thế Càn-Long.
Trần-Gia-Cách càng nghe kể càng sửng sốt, lặnh thinh không nói được một tiếng. Chàng nhớ lại lần nào gặp vua Càn-Long cũng thấy dường như nhà vua đối với mình rất khắng khít như có một tình cảm thiêng liêng nào đó. Lại nhớ đến lần trước ở Hải-Ninh Càn-Long quỳ lạy khóc lóc trước một cha mẹ mình. Trần-Gia-Cách tin rằng sự liên-hệ của Càn-Long đối với gia đình mình không phải bình thường đơn giản.
Văn-Thái-Lai lại nói:
-Vả lại, tại sao người Hán lại làm Hoàng-Đế Mãn-Thanh được? Lẽ dĩ nhiên phải có một lý do hết sức đặc biệt. Tôi chỉ tóm tắt nhữntại đây mà lo hết chuyện này đến chuyện kia.
Diêm-Thế-Khôi bị Đổng-Triệu-Hòa trêu chọc đủ điều, dùng lời nói xa nói gần để ‘móc họng’ thì lửa giận phừng phừng bốc lên, nhưng đành im lặng vì không biết cách nào màgười ấy chẳng phải ai xa lạ gì, chính là Thiên-Trì Quái-Hiệp Viên-Sĩ-Tiêu, là sư phụ của Tổng-Đà-Chủ! Tổng-Đà-Chủ xem những vật ấy sẽ hiểu rõ Ŀ-Khôi:
-Vị Tổng-Đà-Chủ (#7) của Hồng Hoa Hội là Vu-Vạn-Đình chết hôm đầu tháng vừa rồi tại tại Vô-Tích. Việc này trong giới giang-hồ còn ai là chẳng hay biết? Vả lại vụ Tiêu tam gia bị ám hại không có bằng chứng cụ thể nào để buộc tội cho Hồng Hoa Hội được. Thử hỏi, muốn làm cho ra chuyện thì bắt đầu ở đâu, cách nào? Nếu chúng ta đến chất vấn, Hồng Hoa Hội phủ nhận, đòi đưa chứng cớ ra thì sao đây? Anh Đổng-Triệu-Hòa có biện-pháp nào hay nhờ giúp chúng tôi ý kiến thử?
Đổng-Triệu-Hòa bị người tiêu-sư ấy bẻ cho mấy câu cứng họng, không còn dám huênh hoang lên mặt thầy đời nữa.
Hằn đổi từ giọng chua cay sang giọng pha lửng mà rằng:
-Bọn Hồng Hoa Hội chỉ có tài ỷ mạnh hiếp yếu, tất có ngày các anh sẽ ra tay trừng trị chúng thẳng tay, hà tất phải làm gấp rút làm chi cho mệt trí. Chỉ có một việc cần gấp hiện tại là các anh phải đem được bộ kinh về dâng cho Triệu tướng quân. Năm bộ kinh đã vào tay tướng quân rồi thì các anh muốn bao nhiêu vàng bạc trâu dê gì lại không được? Và lúc bấy giờ, cứ mượng thế-lực của Triệu tướng-quân mà bắt buộc Hồng Hoa Hội làm điều gì mà chúng lại dám từ chối? Hoặc giả Diêm ngũ gia không muốn vậy thì xin Triệu tướng-quân tặng cho một cô gái Hồi tuyệt đẹp mà vui với tuổi già cũng sướng chán!
Trong khi Đổng-Triệu-Hòa đang cao giọng lớn tiếng pha trò với bọn tiêu-sư một cách hiu hiu tự đắc thì bất ngờ tai hắn nghe một tiếng ‘vèo’, rồi một vật gì như đất bùn bay tới! Đổng-Triệu-Hòa chưa kịp cúi xuống thì cục bùn bay lọt vào trám miệng hắn lại như ‘thầy chùa ngậm xôi’. Đổng-Triệu-Hòa miệng ấm ứ không nói được tiếng nào. Hai người tiêu-sư có mặt trong phòng ấy lập tức rút vũ khí, củng nhảy bổ một lượt ra ngoài sân.
Diêm-Thế-Khôi cũng vội vã đứng dậy nhảy luôn ra sân phóng lên lưng ngựa cột sẵn tại đó, tay cầm cây Ngũ-Hành-Luân chuẩn bị đối phó với những gì bất ngờ.
Em ruột Diêm-Thế-Khôi là Diêm-Thế-Chương nghe tiếng động cũng chạy đến nơi kịp thời, theo anh hộ-vệ. Cả hai anh em họ Diêm đều không lo gì hơn là gìn gìũ cái bao màu hồng trên lưng Diêm-Thế-Khôi nên chỉ đứng yên tại chỗ chứ không nghĩ đến chuyện truy tầm kẻ thích khách nào đó, sợ trúng phải kế ‘Điệu Hổ Ly Sơn’ (#8).
Đổng-Triệu-Hoa lúc đó đã nhổ được cục bùn từ trong miệng ra rồi bắt đầu chửi. Những tiếng nguyền rủa độc địa chẳng khác một trận mưa chửi mà không có ao hồ nào mà chứa đựng cho hết nổi! Hắn gọi cả ba họ tám đời ông tằng ông tổ kẻ nào chơi ác cho hắn ‘ăn’ vật ‘không mấy thơm tho’ đó.
Diêm-Thế-Khôi thấy bộ tịch Đổng-Triệu-Hòa thì vừa buồn cười, vừa thấy ‘đáng kiếp’, lại được cơ-hội trả đũa nên phá lên cười nói:
-Xưa nay chửi rủa có chết ai bao giờ đâu? Chỉ hao hơi tổn tiếng thì có! Nhưng cũng tại chú hay nói khoác nên kẻ kia mới trám bớt miệng chú lại đó!
Đổng-Triệu-Hòa phần giận kẻ ‘chơi ác’, phần thì giận Diêm-Thế-Khôi thừa dịp ‘trả thù’ lại mình lại càng chửi rủa bạo thêm nữa.
Bỗng có hai tiêu-sư từ ngoài cửa bước vào. Một người là Thái-Vĩnh-Minh sử dụng một cây nhuyễn tiên, còn một người là Tiền-Chính-Luân sử dụng một thanh đơn đao. Cả hai cùng thở hổn hển nói:
-Kẻ gian trốn mất rồi, không làm sao tìm được vết tích nào!
Tấn kịch vừa rồi dĩ-nhiên đều lọt cả vào mắt Lục-Phỉ-Thanh. Mà là một màn ‘kịch sống’ thật ngoạn mục từ đầu đến cuối. Lục-Phỉ-Thanh nhận thấy Đổng-Triệu-Hòa là một tên gian manh già mồm giỏi nịnh, chỉ thích nói dóc và nói bậy nên bị ăn cục bùn là đáng lắm. Ông ta đang cười thầm trong bụng lại thấy ở góc đường phía Đông có một bóng người đang ẩn núp. Người này mặc đồ dạ-hành. Trời lại tối đen như mực nên giả-sử không có cặp mắt dạ quang của người hiệp khách thì khó lòng mà nhận ra.
Lại có một bóng người từ trên nóc nhà nhảy xuống đất nhẹ nhàng còn hơn chiếc lá rụng. Cái bóng này cứ nhắm hướng Đông mà phi tới vùn vụt như tên bắn. Lục-Phỉ-Thanh không còn nghi ngờ gì nữa, biết đích xác chính người này đã thảy cục bùn vào mồm Đổng-Triệu-Hòa. Không rõ đây là nhân vật như thế nào, ông ta dùng khinh công theo bén gót để xem cho rõ mặt. Trên tay Lục-Phỉ-Thanh vẫn còn cầm ly trà, vì lúc mới đến khách-sạn chưa kịp uống trà thì đã phải vội vã chạy sang phòng khách dò xét động tịnh. Kế đó, hết chuyện này đến chuyện kia xảy ra nên ông chưa có dịp trở về phòng lần nào.
Suốt mấy mươi năm khổ luyện khinh công nên Lục-Phỉ-Thanh đã đạt đến mức ‘lô hỏa tuyệt thanh’ nên ít có người nào sánh kịp. Ấy thế mà chạy mãi, Lục-Phỉ-Thanh vẫn không thể bắt kịp được bóng người phía trước. Chỉ trong chốc lát, bóng người đó đã mất hút.
Chỉ trong khoảnh khắc, cả hai bóng đen đã rời xa khách-sạn đến năm, sáu dặm đường. Lúc ấy, Lục-Phỉ-Thanh mới nhận được lờ mờ cái bóng đen phi thân trước mặt. Đó là một người nhỏ thó, lanh lẹ và ẻo lả tựa như là một thiếu-nữ hơn là một thanh-niên. Cứ nhìn mà xét thì lối khinh của hai bóng đen ấy đã đến mức cao-thâm tuyệt-diệu. Và cứ thế, hai bóng đen kẻ trước người sau, như hai lằn tên xẹt bay mãi không ngừng.
Khi vượt qua một triền núi thì phía trước hiện ra một cụm rừng già cây cối sum xuê, tối đen như mực chẳng còn phân-biệt được đâu là đâu nữa. Thoáng một cái, cái bóng đen mảnh khảnh đàng trước đã chạy sâu vào trong khu rừng rậm ấy.
Lục-Phỉ-Thanh vẫn không chịu bỏ cuộc, cứ một mạch theo đường rừng mà đuổi theo mặc dầu chẳng còn trông rõ được gì nữa hết. Vào trong bìa rừng được chừng một dặm thì cành khô lá rụng áng mất lối đi, không còn biết đi đường nào cho đúng hướng được nữa. Chân bước trên cành lá khô xào xạc, Lục-Phỉ-Thanh sợ rằng người phía trước nghe được âm-thanh thì biết có người đang truy-kích và sẽ sử dụng ám khí thì thật rất nguy hiểm.
Nghĩ vậy, Lục-Phỉ-Thanh tạm dừng gót mà cố tìm ra cách nào là thượng sách thì chỉ trong nháy mắt, không còn thấy tung to Lý-Khả-Tú một bức thư đi!
Trần-Gia-Cách hội ý đáp:
-Hay lắm!
Sau đó chàng liền thảo ngay bứ thư như sau:
Lý tướng-quân,
Sáng nay tại hạ đi dạo cảnh hồ. Tình cờ gặp người tướng quân sủng ái nhất đi lạc nên tại hạ mạn phép mời về tệ xá để khoản đãi để tỏ chút tình ngưỡng mộ. Tại hạ thảo vội mấy lời này để báo tin cho tướng quân an lòng, không phải lo ngại mà tìm kiếm vất vả làm gì nữa.
Tổng-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội Trần-Gia Cách kính bút.
Trần-Gia-Cách gọi Vệ-Xuân-Hoa vào nói:
-Cửu ca, anh mang là thư này đến trao tận tay Lý-Khả-Tú thử xem y phản ứng ra sao.
Quay qua Dương-Thanh-Hiệp, Trần-Gia-Cách nói:
-Bát ca, anh mau đi theo hộ tống Cửu ca. Phải thận trọng, đừng sơ xuất!
Hai người lãnh mạng ra đi. Trần-Gia-Cách lại nói:
-Nếu quả Lý-Khả-Tú cưng nàng tiểu thiếp này thì chắc chắn sẽ không dám vọng dộng gì cả, Nhưng nếu có chiếu chỉ của Càn-Long thì chắc y chẳng dám vi lệnh đâu. Thất ca thấy thế nào?
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Mục đích chúng ta cướp cặp ngọc bình này là để thương lượng với Hoàng-Đế. Cặp ngọc bình thật là tuyệt vời, thiết nghĩ Càn-Long trông thấy thế nào cũng hài lòng mà chịu cho xứ Hồi giảng hòa. Nếu chúng ta giữ cặp ngọc bình này, hoặc dùng làm phương tiện để cứu Văn tứ ca ắt chỉ làm hỏng đại sự của Mộc-Trác-Luân lão anh hùng mà thôi. Như thế thật không đúng chút nào cả!
Trần-Gia-Cách cau mày nói:
-Thất ca bàn rất có lý. Nhưng chúng ta phải trải bao nhiêu khó khăn mới đoạt được cặp ngọc bình này, chẳng lẽ lại trả không cho chúng?
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Tôi nghĩ được mộ kế, không hiểu Tổng-Đà-Chủ có tán thành hay không?
Từ-Thiện-Hoằng sau đó liền trình bày kế hoạch cho mọi người nghe... Châu-Ỷ nghe xong có vẻ không được vui bèn lên tiếng:
-Như thế chẳng quang minh chính đại chút nào cả! Tôi không hoan nghênh!
Châu-Trọng-Anh mắng:
-Con là nữ nhi, biết gì mà xen vào! Cứ để đó cho Tổng-Đà-Chủ định liệu.
Châu-Ỷ dù không dám ra mặt phản đối nhưng cứ lẩm bẩm mãi:
-Làm như vậy thật là thất đức!
Trần-Gia-Cách trầm ngâm một lúc, nói:
-Một việc không làm hư hại đến cuộc hòa nghị của xứ Hồi, lại giải cứu được Văn tứ ca. Chúng ta chỉ cần có thế thôi. Thất ca! Anh cho mời sứ giả xứ Hồi đến bàn tính công việc ngay.
Từ-Thiện-Hoằng đi gọi Khải-Biệt-Hưng đến nói:
-Tôi đưa sứ giả đế bệ kiến Hoàng-Thượng.
Mạnh-Kiện-Hùng bưng cái bao da đến nhưng đã lấy đi một cái ngọc bình. Cả ba người sau đó đến trước dinh Tuần-Vũ Hàng-Châu. Mạnh-Kiện-Hùng trao cái bao da cho Khải-Biệt-Hưng chỉ đường đi vào trong dinh thự và nhắm phía Tây-Hồ đi trở lại. Giữa đường, hai người gặp Dương-Thanh-Hiệp và Vệ-Xuân-Hoa cho biết Lý-Khả-Tú sau khi nhận thư của Trần-Gia-Cách đã lập tức lui binh.
Đám hào kiệt Hồng-Hoa-Hội chờ cả nửa ngày, mãi cho đến giờ Thân mới có một võ quan đưa danh thiếp với ba chữ ‘Tăng-Đồ-Nam’ đến, xin vào yết kiến Trần-Gia-Cách.
Mã-Thiện-Quân cười nói:
-Thất đương-gia! Kế hoạch của anh kể như thành công được một nửa rồi!
Trần-Gia-Cách nói:
-Cửu ca! Anh thay tôi nói chuyện với hắn hộ nhé!
Vệ-Xuân-Hoa nghe lời ra bên ngoài thấy một võ quan tướng tác rất oai vệ đang ngồi chờ đợi. Cửu đương-gia bước tới thi lễ nói:
-Chẳng biết Tăng đại nhân đến đây có điều chi dạy bảo?
Tăng-Đồ-Nam đáp:
-Tôi thừa lệnh Lý Nguyên-soái đến đây gặp Trần tổng đà-chủ để thương lượng một việc.
Vệ-Xuân-Hoa nói:
-Hiện tại Tổng-Đà-Chủ của chúng tôi vắng mặt. Tăng đại nhân xin cứ cho tôi biết để về thưa lại cũng được.
Tăng-Đồ-Nam vào thẳng đề:
-Lý tướng-quân nhận được thư Trần tổng đà-chủ mới biết Như phu-nhân của người hiện đang được quý hội bảo vệ. Chúng ta đều là võ lâm đồng đạo cả, xin Tổng-Đà-Chủ thả cho phu nhân về. Lý tướng-quân nguyện không bao giờ quên ơn.
Vệ-Xuân-Hoa nói:
-Việc ấy chẳng có gì gọi là vấn đề. Tổng-Đà-Chủ chúng tôi xin tuân mệnh ngay.
Tăng-Đồ-Nam lại nói:
-Còn việc thứ hai là ngọc bình của xứ Hồi.
Vệ-Xuân-Hoa ‘ủa’ một tiếng rồi lặng thinh. Tăng-Đồ-Nam nói:
-Xứ Hồi sai sứ giả đem đôi ngọc bình sang dâng cho Hoàng-Thượng để cầu hòa thì mất hết một cái. Hoàng-Thượng hết sức giận dữ thì sứ giả cho hay có một người trẻ tuổi tự xưng là Hàng-Châu Nguyên-soái Lý-Khả-Tú. Hoàng-Thượng cho gọi Lý tướng-quân đến hỏi thì quả thật là Nguyên-soái không biết gì hết cả. May mà Hoàng-Thượng anh minh biết Lý tướng-quân không bao giờ dám làm chuyện tày trời như thế nên mới không bắt tội, vì biết bên trong ắt phải có ẩn tình gì.
Vệ-Xuân-Hoa làm ra không mấy vẻ quan tâm, nói:
-Lại có chuyện ngộ nghĩnh như vậy sao?
Tăng-Đồ-Nam nói:
-Khổ nỗi là tuy Hoàng-Thượng không bắt tội nhưng ra hạn cho Lý tướng-quân trong ba ngày phải tìm lại được chiếc ngọc bình...
Vệ-Xuân-Hoa cười nói:
-Chỉ sợ Lý Nguyên-soái không điều tra được mà lụy đến thân. Làm quan cao chức trọng như vậy thật nào có sung sướng gì!
Tăng-Đồ-Nam không có thì giờ để ý đến câu nói đùa cợt của Vệc-Xuân-Hoa, liền nói ngay ý định:
-Tôi cũng chẳng có điều gì để giấu diếm nữa cả. Sở dĩ tôi đến đây hôm nay, ngoài việc Lý phu-nhân, còn một mục đích nữa là yêu cầu quà-Chủ không nên tỉ thí bằng binh khí với hắn. Nhưng quyền cước của Tổng-Đà-Chủ thật là có một không hai trên đời, sẽ có nhiều hy vọng thủ thắng hơn!
Vô-Trần Đạo-Nhân bỗng hậm hực nói:
-Há lại sợ so kiếm với hắn sao!
Vì nhớ tới lúc Trương-Siêu-Trọng lợi dụng binh khí sắc bén chặt gẫy kiếm của mình trong trận quyết đấu gần sông Hoàng-Hà hôm nọ cho nên Vô-Trần Đạo-Nhân giận dữ chẳng cùng.
Châu-Trọng-Anh nói:
-Tôi có việc muốn được tỏ bày cùng Tổng-Đà-Chủ.
Trần-Gia-Cách lễ phép thưa:
-Châu lão tiền bối có điều gì xin cứ dạy bảo.
Châu-Trọng-Anh nói:
-Võ nghệ của Tổng-Đà-Chủ dưới vòm trời này chắc chắn không tìm được người thứ hai, lão phu tin tưởng sẽ lấn át được Trương-Siêu-Trọng. Tuy nhiên, phải ít năm nữa nội lực của Tổng-Đà-Chủ mới đạt được mức tối cao cho nên hiện tại phải nhượng bộ Trương-Siêu-Trọng về mặt đó. Võ công Tổng-Đà-Chủ hơn hắn, nhưng lại kém về hổ hầu thì trận đấu này cùng lắm chỉ là hòa thôi. Như vậy thì phỏng có lợi gì? Xin Tổng-Đà-Chủ đừng quên trách nhiệm to lớn với bang hội mà liều thân khinh xuất đấu với hắn làm gì. Thắng chưa chắc đã có lợi, mà nếu chẳng may lỡ tay sểnh miếng thì có phải làm phụ lòng bao nhiêu người đạt niềm tin vào Tổng-Đà-Chủ hay không?
Trần-Gia-Cách gật đầu đáp:
-Những lời dạy bảo của Châu lão tiền bối thật quả là vàng ngọc. Nhưng chẳng qua nếu không nhận lời thì Trương-Siêu-Trọng sẽ chê cười cho là chúng ta khiếp nhược, có hại đến uy tín của Hồng Hoa Hội. Vì vậy, vãn bối cảm thấy cần phải cùng hắn sống mái một phen mới được.
Thường-Bá-Chí nói:
-Để tôi tìm cách lấy trộm thanh Ngân-Bích-Kiếm của hắn để buộc hắn phải dùng quyền cước thì mới có lợi cho Tổng-Đà-Chủ.
Chương-Tấn nói:
-Hà tất phải thế! Chúng ta cứ theo phương pháp ‘xa luân chiến’ (#1) làm tiêu hao nội lực của hắn thì đến lúc Tổng-Đà-Chủ ra tay lo gì mà chẳng thắng!
Nghe Chương-Tấn nói ai nấy đều cả cười. Trong khi mọi người đang bàn luận thì người nhà của Mã-Thiện-Quân đến báo tin:
-Thưa lão gia! Lão già Vương-Duy-Dương vẫn chẳng chịu ăn uống gì cả, còn buông lời mắng chửi nữa.
Mã-Thiện-Quân buồn cười hỏi:
-Lão ta chửi những gì?
Tên gia nhân đáp:
-Lão ta chửi Ngự-lâm quân làm việc cẩu thả, nói rằng lão một đời tung hoành ngang dọc được võ lâm đồng đạo kính trọng mà không ngờ lãnh trách nhiệm vụ bảo tiêu bảo vật cho nhà vua lại bị triều đình làm nhục.
Vô-Trần Đạo-Nhân cười sặc sụa nói:
-Lão là Uy-Chấn Hà-Sóc, tên tuổi vang dậy trong giang hồ, ngờ đâu đến Giang-Nam bị chôn vùi cả một cuộc đời oanh liệt, bảo sao không làm lão điên đầu!
Từ-Thiện-Hoằng bỗng vỗ đùi, nảy ra một ý nghĩ nói:
-Tôi vừa nghĩ ra một kế gọi là ‘Biện trạng kích hổ’, không hiểu ý kiến các vị huynh đệ như thế nào?
Mọi người hỏi ý kiến chàng ra sao, Từ-Thiện-Hoằng hóm hỉnh đem mưu kế của mình ra nói. Mọi người nghe xong đều phá lên cười. Triệu-Bán-Sơn khen chẳng hết lời:
-Thật là tuyệt diệu!
Trần-Gia-Cách cũng phải bật cười nói:
-Kế này thật sự cũng chẳng phải là quang minh chính đại gì cho lắm! Tuy nhiên, ở trong xóm tiểu nhân thì nhiều lúc cũng không nên dùng cái đạo của người quân tử ra mà đối. Mạnh đại ca! Anh làm ơn lo hộ chuyện này nhé!
Chú thích:
(1-) Xa luân chiến: khi gặp một người quá lợi hại không thể đấu lại được thì áp dụng chiến thuật này, dùng từng người một luân phiên nhau đánh một người, mục đích làm tiêu hao sức lực của người kia để “hạ từ từ”.