Khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng. Mặc Tử là một nhân vật cực lực phản đối chiến tranh, đã từng du hành qua các nước Tề, Vệ, Tống, Ngụy, Việt và Sở, đến đâu cung tuyên truyền thuyết "Phi công". Có lần Tề sắp ra quân đánh Lỗ, Mặc Tử tức tốc sang gặp thẳng tướng Tề là Hạn Ngưu, nhắc lại sự tích Ngô đánh Việt, hạ Sở, phá Tề đều đắc thắng cả, song kết cuộc là quốc phá gia vong, Ngô vương Phù Sai chết thảm, rồi kết luận rằng: Tề mà đánh Lỗ là một hành động sai lầm to". Tiếp theo, Mặc Tử xin bệ kiến Tề vương, ví chiến tranh là con dao hai lưỡi, thuyết phục được vua Tề, bỏ ý định đánh Lỗ.Trong đời Mặc Tử, vụ nổi tiếng nhất là cản được Sở đánh Tống. Số là có người thợ giỏi tên là Công Du Ban, tạo cho nước Sở thứ chiến cụ mới, gọi là vân thê" (thang mây), để công thành phá lũy. Vua Sở quyết dùng "vân thê" làm phương tiện đánh lấy nước Tống. Lúc đó Mặc Tử đang ở Lỗ, được tin này tức lốc lên đường, đi liên tục suốt mười ngày đêm đến nước Sở, tìm gặp ngay Công Du Ban. rồi đưa nhau vào yết kiến vua Sở. Mặc Tử khuyên giải rằng: "Mọi thứ của nước Sờ đều hơn hẳn nước Tống, thế mà đi lấy Tống, thì chẳng khác nào bỏ rượu ngon thịt béo của nhà mình, đi ăn cơm độn của hàng xóm". Sở vương nghe tuy có lý nhưng nhận thấy, nếu dùng thứ chiến cụ mới này, đi đánh Tống là chắc ăn, nên chưa chịu bỏ ý định khai chiến. Mặc Tử đoán biết ý nghĩ của vua Sở, bèn đề nghị với Công Du Ban, ai nấy dùng chiến cụ do mình sáng chế, kẻ công người thủ, thao diễn ngay trước mặt vua, xem ai được ai thua. Qua chín trận tiến thoái giao tranh, thế công của Công Du Ban, đều bị Mặc Tử hóa giải. Tuy đã chịu thua, nhưng Công Du Ban lại mưu toan ám hại đối thủ. Mặc Tử kịp thời phát giác ngay ý đồ đen tối của đối phương, liền nói thẳng với Công Du Ban trước vua Sở: "Xin nhớ rằng, trước ngày rời LỖ sang Sở, ta đã cử ba trăm đệ tử do Cầm Hoạt Ly dẫn đầu, mang theo chiến cụ phòng thủ do ta sáng chế, vào thành Tống trực chờ quân Sở rồi". Rút cuộc là, bằng nhiệt tình yêu chuộng hòa bình, với kỹ thuật chiến đấu tinh vi, Mặc Tử đã chặn đứng được một tai hoạ chiến tranh khủng khiếp sắp xây ra, đạt tới mục đích "phi công".Qua cốt truyện kể trên, chứng tỏ chủ trương "phi công" của Mặc Tử, không là lý thuyết suông. Mặc Tử chẳng những đã đích thân hành động, còn dùng kỹ thuật cao siêu đo chính mình phát minh ra, để thực hiện lý tưởng cao cả đó. Xét trên lịch sử Trung Quốc, trong thành phần trí thức hơn hai ngàn năm trở lại đây, ít có ai được như Mặc Tử.Mặc Tử chẳng những đã thực hiện lý tưởng "phi công", bằng kỹ thuật khoa học và hành động cụ thể đồng thời cũng là một nhân vật bài trừ mê tín dị đoan, bằng kinh nghiệm bản thân. Câu chuyện đã xây ra là, có lần Mặc Tử đang trên đường sang nước Tề ở phương bắc, tình cờ gặp một thày bói bảo với Mặc Tử rằng: "Bữa nay vừa đúng ngày Thượng đế chém Hắc long (Rồng đen) nơi phương bắc, tiên sinh có nước da ngăm ngăm, bây giờ mà lên hướng bắc là nguy hiểm đấy! " Mặc Tử không tin, vẫn cứ đi như thường, nhưng rồi buộc phải quay trở lại, vì nước sông Tư thủy tràn mất lối đi. Thầy bói cho là đã ứng nghiệm với lời tiên tri của mình, Mặc Tử bác lại rằng: nước sông tràn lên ngập đường, làm cho kẻ ở phía nam không lên được phía bắc, người ở phía bắc cũng chẳng xuống được phía nam, trong số có cả kẻ nước da láng, người nước da đen, cớ sao họ cũng bị kẹt hết vậy? Hơn nữa, (như ông đã nói) ngày giáp ất, Thượng đế chém Thanh long ở phương đông, ngày bính đinh, chém Xích long ở phương nam, ngày canh tân chém Bạch long ở phương tây, ngày nhâm quý chém Hắc long ở phương bắc. Nếu nói như ông thì khắp thiên hạ đều bị cầm chân, chẳng còn ai đi đâu được cả. ông đã nói tầm bậy rồi đấy!"Đời sau truyền rằng, Mặc Tử từng làm quan Đại phu của nước Tống, nhưng chàng thấy sách ghi điều đó. Theo kết quả khảo cứu của các sử gia, thì suốt đời Mặc Tử vẫn là bình dân áo vải, chưa hề làm quan.