5
Cuộc họp huyện ủy hôm đó diễn ra không lâu nhưng cũng đủ để lại trong tôi những dấu ấn thật khó quên.
Xuống chỉ đạo cuộc họp và cũng gần như điều khiển luôn cuộc họp lần này là anh Hai Dĩ, phó bí thư tỉnh ủy kiêm tỉnh đội trưởng. Anh Hai Dĩ năm ấy chừng hơn bốn mươi tuổi, bị hư một mắt thời đánh Pháp nên mỗi khi anh ấy nhìn ai thì con mắt lành cứ lóe lên những tia sáng tinh quái. Kẻ thù gọi anh là “con hùm xám độc nhỡn” với hàm ý nể sợ, bà con kêu anh là “thằng Hai chột, chú Hai chột” với tất cả vẻ yêu thương tự hào. Bao lâu nay anh là con át chủ bài của tỉnh, cứ nơi nào khó khăn, ác liệt; nơi nào phong trào xẹp lép, đánh đấm bể bai là tỉnh đều cử anh xuống gỡ rối. Bữa nay anh xuống dự họp ở đây phải chăng cũng là để gỡ ra một cái gì đó? Và nguyên một sự có mặt của anh, cũng đủ để nói lên cuộc họp này không đơn giản chỉ là một cuộc họp thường kỳ cấp huyện ủy. Rất ít được gặp anh nhưng tôi đã nghe nói về anh nhiều. Một con người xông xáo, đánh giặc tuyệt vời, lắm mưu nhiều kế; nóng nảy nhưng trung thực, công tâm, chỉ có điều - họ hơi tiêng tiếc – trình độ của anh ít nhiều có bị hạn chế. Chặc! Cũng do húc đầu đánh đấm liên miên ngay từ tuổi niên thiếu đến giờ, nên đã có dịp học qua một trường sở nào chính quy đâu. Họ tặc lưỡi bào chữa cho anh như vậy.
Về họp bữa nay không thật đủ thành phần. Chú Năm hy sinh, anh Ba Thìn ở Tân Phước Khánh đá trái hồi hôm chưa biết sống chết ra sao? Chị Tư Liễu, bí thư Anh Hòa lâm bệnh nặng và một huyện ủy viên nữa vào ấp gây dựng cơ sở hơn tuần nay không thấy ra. Như vậy tám người họp được có bốn! Thực ra thế đã là nhiều. Vùng giáp ranh, mỗi lần gặp nhau để họp hành lại thấy khuyết đi một vài người. Lần sau họp, lại khuyết thêm một vài người nữa! Có khi nội trong một năm, toàn bộ huyện ủy chẳng còn một ai. Một cấp ủy mới được nhanh chóng hình thành và mỗi lần họp điểm mặt nhau lại thấy thiếu đi một vài người như thế.
Ngồi trước mặt tôi là chồng tôi! Mãi tới tối hôm qua vợ chồng tôi mới gặp được nhau. Tôi vừa ở dưới địa bàn lên, anh ấy vừa từ trên “Rờ” xuống. Tôi hiểu rằng cuộc họp này đến hôm nay mới bắt đầu được là có ý chờ đủ mặt vợ chồng tôi. Tôi thì cần phải khỏe khỏe lại một chút và anh ấy cũng cần theo hết khóa học cho đến ngày cuối cùng.
Đó là một buổi tối vô cùng gượng gạo, gượng gạo đến phát khóc lên được. Cả hai đứa đều có biết bao điều để nói, để san sẻ với nhau nhưng rồi đều giữ ý. Tôi chỉ cần anh ấy dịu dàng với tôi một chút, chỉ cần anh ấy cầm lấy tay tôi và nói: “Anh biết em đang buồn khổ lắm nhưng bận quá, không thể về với em được”. Hay câu gì đại loại như thế là tôi sẽ gục đầu vào lòng anh mà khóc, mà tha thứ hết mọi chuyện. Nhưng anh ấy không nói, rất lầm lì, chỉ đốt thuốc và khịt mũi. Ngay chuyện hai cái võng mắc cạnh nhau mà chị Ba đã cố ý bố trí cũng là để chiều người thôi. Chả lẽ vợ chông hơn nửa năm mới gặp nhau lại mỗi đứa giăng võng một nơi, xem ra em cũng bất tiện. Một lúc lâu, có lẽ không chịu nổi sự im lặng của chính mình, anh ấy buộc lòng hỏi:
- Con chôn ở đâu?
Tôi bậm chặt môi không trả lời. Tôi biết, nếu lúc này tôi chỉ thả lỏng môi ra một chút là bật khóc lên ngay… Tôi không có lỗi gì hết mà ngược lại chính anh, chính anh phải xin lỗi tôi.
- Nghĩa đang ở đâu? – Anh hỏi tiếp, khô khốc.
Tôi vẫn cố ghìm lòng, không lên tiếng.
Trời ơi! Sau bao nhiêu khổ sở một mình tôi phải chịu đựng, giờ gặp lại nhau, anh nỡ hỏi tôi bằng cái giọng đó sao? Con chết! Em chiêu hồi! Tôi biết anh cũng không vui sướng gì, anh cũng khổ lắm. Nhưng sao anh lại đổ tất cả lên đầu tôi, dửng dưng ghẻ lạnh với tôi? Đáng lẽ lúc này là lúc vợ chồng phải dựa vào nhau, phải an ủi, chia sớt nỗi buồn cho nhau. Cớ sao anh tự làm khổ mình rồi lại làm khổ tôi thêm?
- Cha!... - Giọng anh cay đắng đến sớn xương sống - mới vắng nhà có vài tháng, khi trở về gia đình đã thành cái bãi bỏ hoang. Con chết, em đầu hàng, đúng là trắng tay! Mát mặt tôi quá! Diễm phúc cho tôi quá!
Hình như trong tiếng nói chì chiết của anh có cả nước mắt nhưng tôi không để ý đến nữa. Tôi bật lên:
- Anh im đi! Anh hành hạ tôi thế chưa đủ sao? Độc ác!
Chỉ nói được thế, tôi bật khóc, kìm thế nào nước mắt cũng cứ tuôn ra. Tôi úp mặt vào võng, người cứ ung lên từng chập… Trong nỗi khổ đau đang hiện ra bằng nước mắt đó, tôi vẫn giành một góc trong đầu để hy vọng anh sẽ tới, sẽ đến bên tôi, đặt tay lên vai tôi và an ủi, và xin lỗi tôi hoặc không nói gì cả, cứ im lặng cũng được. Nhưng tôi cứ chờ… chờ mãi. Chiếc võng bên kia vẫn không xao động, chỉ có mình tôi với những giọt nước mắt mặn chát, bẽ bàng thấm loang vào lần vải nilông…
Vào cái tuổi của chị Ba, đeo kính cũng là vừa, trông lại có vẻ trí thức, nền nã nữa là khác. Chị đang đọc một tài liệu gì đó in rônêô nhưng rõ ràng chị không chú tâm vào đó, nét mặt chị tỏ ra bồn chồn, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn về phía trảng. Sáng nay, lúc vừa ngủ dậy, chị đã nói riêng với tôi: “Tình hình anh Tám coi bộ khó lắm! Chị không đi vận động em nhưng chị kêu gọi tinh thần đảng viên trung thực nơi em. Em thử tưởng tượng coi nếu tới đây, ở cái địa bàn gian nan này không có anh ấy nữa…”. Tôi trả lời: “Sao chị phải nói với em điều đó. Cuộc sống được tính từng giờ này, nếu em không trung thực, không có tinh thần Đảng thì cólẽ em đã bỏ về nhà nuôi con từ lâu rồi”. Khi nói câu đó tôi không biết rằng nước đời không dễ dàng, thẳng băng như tôi tưởng.
Lát sau, chỉ nhìn nét mặt chị Ba chợt rạng nở là tôi biết anh Tám đã về. Anh xách một con chồn lông vàng hoe, béo như anh đang băn khoăn một điều gì căng thẳng lắm, tất nhiên là ngoài chuyện của tôi. Tôi hỏi:
- Anh bị thương hồi nào vậy, anh Tám?
- Đâu có, đâu có thương tích gì? – Anh nói xóa.
- Bị thương có gì xấu mà anh phải giấu! Tôi nói giọng trách móc mà tôi không tự biết.
- À, thì cũng là ta đánh nó, nó đánh ta. Miểng đạn sơ sơ có gì đáng nói.
Tôi không hỏi nữa. Rõ ràng anh vẫn cố ý giấu tôi. Cách đây mấy ngày, tại cái trạm xá này, người ta đã kháo nhau về anh thông qua vài người ở dưới tiền phương vừa lên. Họ bảo đợt này anh Tám Phương căng đây, có khi đi tong! Ai bảo đã có chủ trương của trên là lập căn cứ huyện ủy phải cách xa địa bàn ra một chút để giữ tầm chỉ đạo chung và cũng là để đảm bảo được an toàn tối thiểu, nhưng ông ấy không nghe, ông ấy bảo vậy là nhát, là tách rời quần chúng, là bỏ trống trận địa lòng tin cho kẻ thù tràn vào và sau một hồi cãi vã, cả đập bàn đập ghế, ông ấy cứ kéo cả cơ quan huyện ủy, huyện đội xuống sát ấp. Bị điệp báo, một tuần sau căn cứ bị đánh điểm không còn nguyên một ngọn tre nào. Cơ quan bị tróc trở lại chỗ cũ sau khi hy sinh mất ba người, trong đó có một huyện ủy viên sừng sỏ, mất dăm cây súng, hai máy chữ, cả tài liệu nữa... Đang mệt, tôi chỉ nghe họ kháo được láng máng như thế rồi cũng quên đi như quên đi bao chuyện đau thương mất mát khác. Lúc này thấy anh tiều tụy võ vàng, lại chân đi cà nhắc tôi mới nhớ lại.
- Dưới đó có chuyện gì phải không anh Tám? Tôi nghe nói...
- Chiến tranh! Lúc nào không có chuyện... Thanh cứ để đầu óc cho thảnh thơi, nghe nói này nói nọ làm chi.
Sự quan tâm của anh lần này khiến tôi phát bực. Anh ấy khi tôi quá. Dù sao tôi cũng... Tôi định nói điều ấy nhưng thấy anh chu miệng huýt gió nhè nhẹ, cái huýt gió quá vụng về để che đậy một cái gì đó của đàn ông khiến tôi dừng lại. Thật đúng là... Tôi cố hỏi một câu cho vui, cho anh thôi đừng có chu miệng tức cười như thế nữa.
- Anh Tám sắp già rồi đó nghen! Liệu mà lấy vợ đi thôi. Sao bảo trong này nhiều cô trẻ, đẹp phải lòng anh lắm mà. Hay tính kiếm vợ ngoìa thành? Đàn ông chưa vợ ai lại để râu ria mọc tùm lum khắp mặt như thế, các cô ấy cười cho đó.
- Vì đàn bà để người ta sống đẹp hơn chứ vì đàn bà mà phải cạo râu thì dễ quá!
- Vậy chắc anh đang có rồi hả anh Tám? Vì người ta bảo anh Tám là người sống đẹp, sống đàng hoàng – Tôi nói và nghĩ đến chị Ba Liên.
- Không! Chưa có và sẽ không bao giờ có cả. Mỗi người đàn ông chỉ có một người đàn bà, một thôi, để mình gửi gấm, để mình soi rọi tất cả vào đó... Thậm chí sẵn sàng chết cho cái đó. Người đàn bà ấy tôi đã tìm ra nhưng... chết rồi! Chết vĩnh viễn rồi!
- Ai? Hồi nào vậy, anh Tám? – Tôi hỏi tò mò – Có phải chị...
- Thôi chuyện đó dài lắm. Nói lúc này dễ thành dớ dẩn! Tôi về nghe! Chúc mau bình phục. Ở nhà mọi người rất mừng. Không ngờ Tiến nắm đơn vị chắc ra trò. Vừa rồi cũng đánh được một trận kha khá đó!
Nghe nhắc đến Tiến, tôi sực nhớ:
- Chết! Còn chuyện này muốn hỏi anh Tám mà cứ quên hoài. Việc Nghĩa tới đâu rồi? Sao không thấy tin tức gì hết?
Tôi nhìn thấy một chút lúng túng trên nét mặt anh. Anh làm bộ chăm chú thắt lại dây đeo súng, trả lời qua quít:
- À, thực ra thì cũng có tin rôi...
- Tin gì? Có kết quả chưa hay còn đang...
- Cũng đang cho nắm thêm. Câu chuỵện chắc không đơn giản đâu. Mà thôi, Thanh cứ an tâm điều trị đi. Việc ấy ở nhà đã có người lo.
- Nghĩa bị sao rồi phải không? Anh nói đi.
- Đâu có! Nghĩa vẫn mạnh khỏe, vẫn bình thường, nhưng… mà đã bảo đang còn nắm thêm, tính nết gì kỳ vậy?
Anh Tám lập mặt nghiêm với tôi nhưng rõ ràng thái độ ấy chỉ nhằm khỏa lấp một sự thật gì đó chưa thể nói ra. Thấy tôi xịu mặt, anh cười, hàm răng rất trắng:
- Nóng rồi hả? Vang danh là nữ kiệt, mà sao thỉnh thoảng dòm giống con nít quá trời vậy? – Yên chí đi! Mấy bữa nữa, tôi cho người nắm thêm thật chắc rồi thông báo với Thanh cụ thể sau. Nhiệm vụ của đồng chí lúc này, đồng chí nữ huyện ủy ạ, là ráng ăn, ráng ngủ và… lấy lại được bộ tóc ngày xưa.
Tôi không thể cười được trước câu nói vui đó. Chắc lại có chuyện gì rồi đây mà anh ấy sợ mình lo nghĩ sinh bệnh thêm nên không nói. Linh tính báo cho tôi có điều gì không ổn trong việc này đây.
°
*
Khoảng một tuần sau đó, chị ba Liên đến thăm tôi. Chị có mập hơn ra một chút, vì thế càng trẻ, càng có vẻ phúc hậu. Giống như anh Tám và chú Năm, là những người kết nạp tôi vào Đảng, tình cảm của tôi đối với chị bao giờ cũng có một sự quý mến, kính trọng đặc biệt. Tôi biết chị cũng cưng tôi. Mỗi lần từ đơn vị lên huyện họp, nếu phải ngủ đêm lại, khi nào chị cũng ồn ào bắt tôi sang ngủ chung hầm và có gì ngon trong bồng là chị lôi ra ép tôi ăn bằng hết. Đến nỗi cái võng tôi nằm có một lỗ thủng do miếng pháo tiện rách đã được mạng lại, chị cũng bắt tôi đổi cho chị lấy cái võng đôi màu xanh lá cây mới tinh. “Em ở dưới đó vất vả, chị ở trên này, võng nào cũng được” chị nói vậy và thường là chị em hàn huyên tâm sự suốt đêm. Dù cùng là huyện ủy với nhau nhưng trước chị, bao giờ tôi cũng cảm thấy mình non nớt, bé bỏng, muốn được cưng chiều. Chị Ba quê ở Dĩ An, vốn là học sinh trường trung học Thủ Đức thoát ly ra rừng làm cách mạng. Chị đã có một đời chồng. Anh Ba gốc người Bắc, nguyên là trung đoàn trưởng một trung đoàn có tên tuổi ở đặc khu Sài Gòn – Gia Định, đã hy sinh trong một lần chui rào trinh sát với bộ đội, không kịp để lại cho chị một mụn con. Nhưng người chồng trẻ tuổi đó đã để lại trong lòng chị những kỷ niệm khắc khoải, không thể phai mờ được. Có đêm, ở võng bên cạnh, tôi nghe thấy tiếng chị khóc âm thầm. Gần sáng chị sang võng tôi, toàn thân chị nóng ra:
“Thanh ơi!... Dù sao em cũng là người hạnh phúc. Em hạnh phúc hơn chị, hơn nhiều người khác. Chồng em là người tốt, rất thương em và cái chủ yếu là còn sống. Không, chị không ghen với em đâu. Chị còn hơi sờ sợ cho em nữa là khác. Thân phận người đàn bà trong rừng mỏng manh lắm! Ráng mà giữ lấy mình, giữ lấy hạnh phúc của mình nghe em! Đời chị thế là muộn rồi, lỡ rồi! Sống thêm ít năm nữa trong rừng rồi em sẽ hiểu. Đàn bà con gái chúng mình đâu có sợ khổ, đâu có sợ chết. Khổ thế nào cũng chịu được, chết khi nào thì chết. Nhưng kinh khủng nhất là thời gian. Chiến tranh kiểu này còn dài, vậy mà... xuân sắc có thì, tuổi mỗi lúc mỗi già, người mỗi lúc một yếu. Rồi tất cả những cái đó sẽ đi tới đâu? Cho nên có những chị em hôm nay còn đánh giặc như trò chơi, ngày mai đã trốn về ấp, đã chạy theo giặc rồi. Người đàn bà thời nào cũng vậy, họ chỉ sợ đường chồng con lận đận, bẽ bàng...”.
Đêm ấy, nghe chị nói mà tôi buồn nẫu cả người. Tôi cũng ôm chặt lấy chị. Giọt nước mắt dễ lây, nhất lại là giọt nước mắt rơi ra từ nỗi niềm về thân phận đàn bà.
Vừa nhác trông thấy tôi, nước mắt chị đã rưng rưng:
- Trời ơi!... Sao em lại đến nông nỗi này?
Tôi cười:
- Sống được đã là may rồi chứ đòi gì nữa, chị?
- Nhưng làm sao lại tiều tụy nhanh đến thế - Chị đưa chiếc khăn rằn lên chấm chấm nước mắt - Tội nghiệp con nhỏ! Ăn uống thế nào? Có gì ăn không? – Tôi gật đầu - Phải ráng ăn vào chớ. Đằng nào thì việc cũng rồi, lo buồn thêm cũng không ích gì. Còn vợ còn chồng là còn con, ráng mà chịu đựng.
Vừa nói chị vừa lục bồng giở ra, đặt lên võng tôi hai hộp sữa, cân đường, mấy gói mì tôm và cả một cái đài còn mới tinh:
- Rađiô của chị đó! Em chưa có, lấy mà nghe tạm, đêm nằm ở đây buồn chết. Ráng mau khỏi, về có chhị có em cho nó khuây.
Tôi ứa nước mắt nhìn chị. Sao những câu nói tưởng như nhàm chán, tưởng như đãi bôi đã phải nghe hoài ấy, ở miệng chị nói ra lại mộc mạc, chân tình đến thế? Tôi kéo chị ngồi xuống, cố đánh lảng câu chuyện mà tôi không muốn ai nhắc đến nữa:
- Ở nhà có chuyện gì không chị?
- Bình thường - Chị lắc đầu - Cứ nghỉ ngơi cho khỏe. Chuyện ở nhà đã có người ở nhà lo.
- Sao bảo vừ rồi căn cứ huyện ủy bị càn?
- Ờ… Ờ! Cũng có đấy. Nhưng làm sao? Can hệ gì đến cô? Chị đột nhiên căng giọng một cách vô cớ?
Hiểu tính chị, tôi vẫn dịu dàng:
- Em nghe nói có một huyện ủy viên hy sinh? Đúng không chị?
- Ơ! Cái cô này tức cười chưa? Đã bảo hỏi in ít thôi, tôi đến thăm cô chứ có phải đến để hội ý công việc với cô đâu?
Mang máng cảm thấy điều gì, tôi nói giọng buồn buồn:
- Anh Tám hôm rồi có tới đây. Cả anh Tám, cả chị đều muốn giấu em. Người ta coi tôi không bằng con nít.
Thấy thái độ tôi như vậy, chị cuống quýt nói:
- Khổ quá! Có gì đâu mà phải giấu. Em cứ cả nghĩ. Bọn chị muốn cho em đừng bận tâm về điều gì hết để dốc sức mà thuốc thang. Có thế mà cũng...
- Chú Năm đâu rồi? – Tôi nói ra cái điều ngờ ngợ từ lúc nãy.
Chị cúi đầu xuống, nói nhỏ:
- Chú Năm hả?... Hy sinh rồi! rồi không hiểu có phải vì thái độ buồn bức của tôi hay vì tính chị xởi lởi không để lâu trong bụng được điều gì, qua cái chết của chú Năm, chị đã nói hết mọi nhẽ với tôi.
- Tôi thì tôi nói cô nghe cho biết, đừng nghĩ ngợi gì nghen! Sau trận càn ấy và cái chết cảu chú Năm, anh Tám mệt lắm? Anh bị người ta qui chụp đủ thứ. Nào là tư tưởng thế này, tư tưởng thế nọ; nào là tác phong thế nọ, tác phong thế kia... Anh Tám không nói một lời nào, mà tính anh ấy xưa nay đâu có chịu để ai đè nén hiểu sai về mình; chỉ ngồi ở cửa hầm đốt thuốc thâu đêm thôi. Bực quá, chị phải gắt lên: “Đúng hay sai thì anh cũng phải kêu lên cho người ta hiểu chớ, cứ im lặng vậy để tự làm khổ mình, tự thiêu mình bằng ba cái thuốc rê khét lẹt này à?”. Anh lắc đầu: “Ầm ĩ lúc này không phải với vong hồn anh Năm. Để cho anh nằm yên một chút!... Đằng nào cũng lỡ rồi. Dù sao tôi cũng có lỗi đã gây ra cái chết của anh ấy”. Anh ấy nói vậy thì chị còn biết cằn nhằn cái nỗi gì nữa. Nghĩ mà thương! Vừa thương vừa giận. Sau này chị mới vỡ ra rằng sự im lặng đến cam chịu của anh ấy còn vì hai nguyên nhân khác nữa, mà hai cái này mới là chủ yếu... Nhưng thôi, cô hãy biết đến đó hẵng. Bây giờ ngồi đây, tôi đi kiếm nước sôi chế mì tôm cho mà ăn - Chị bỗng lới giọng gọi vào trong lán - Bảy Lù tạm xá trưởng đâu rồi hè! Từ nãy tới giờ mất mặt đâu không thấy, bộ ngán tôi rồi hả? Kiếm cho ít nước sôi coi!
Từ trong lán, bác sĩ Bảy Lù ló đầu ra, hai bàn tay còn đầy bọt xà bông. Anh ta còn trẻ, tên là Hân, nhưng người mập thù lù nên chị Ba cứ tên Bảy Lù mà réo. Bảy Lù cười toét:
- Ủa! Chị Ba mới tới, chị Ba. Vậy mà im re không la lên một tiếng.
- Cái thằng! Hỏi đã rồi mới làm bộ: “Chi Ba mới tới chị Ba!”. Chi ít nước sôi coi!
- Có ngay mà chị Ba! Nước sôi chứ nước gì thằng em cũng có hết mà chị Ba.
- Hừm!
Tôi phì cười. Cái anh chàng bác sĩ được đào tạo từ Hà Nội này sao nhún với bà này quá trời vậy?
- Tính làm em rể chị hả chị Ba? – Tôi hỏi.
- Ui cha! Dâu rể gì đâu. Ngày trước hắn ở trung đoàn của anh Ba, hình như là anh em kết nghĩa gì đó. Anh Ba hy sinh hắn đòi theo chị về đây. Chị coi hắn như em, chỉ phải cái hắn cà trớn, gặp hồi nào là toét mồm hồi đó. Vậy mà còn tính lấy vợ Dĩ Anh nữa đó. Nhưng... thằng cha ngon lành lắm! Đi hết giải rừng này, đố kiếm ra thằng cha thằng cha nào chịu chơi như hắn đó.
Bảy Lù lễ mễ xách một siêu nước sôi đi đến. Anh đật xuống trước mặt chị rồi làm bộ uốn éo:
- Có rồi đó, má! Lần này lên, má có dẫn con nhỏ vợ của tôi đi theo không vậy?
- Có con cùi nó đi theo đó. Nè, hút đỡ đi! - Chị dúi vào tay anh mấy gói Rubi đã móp méo - Để giành cho mi lâu quá, nhăn hết rồi.
- Nhăn thuốc chứ có nhăn lòng đâu chị Ba! Thôi, chị ngồi chơi đi, em vào lán làm nốt chút việc đã.
- Chích thuốc hả?
- Không, mổ.
- Trời đất! Nó mổ bụng, mổ gan người ta mà dòm tưng tửng như mổ gà không bằng.
- Xong rồi, để tiếp chị mà chị Ba! Nếu không, chị rầy la cũng đến đập đầu vào võng mà chết thôi.
Anh nói rồi lại làm bộ uốn éo đi vào, cái lưng nần nẫn vẹo qua vẹo lại như con vắt ăn no.
- Thằng nhỏ dễ thương quá! - Chị nhìn theo chép miệng - Vậy mà đi tập kết trở về, ông già bà già không còn ai cả. Bị trôi sông hết. Dân kháng chiến cũ mà.
Tôi ráng nuốt một thìa mì vàng rộm nhưng đắng mồm quá lại đặt xuống.
- Anh Tám buồn... còn hai lý do kia là sao? Chị không chịu nói, em nuốt không có vào. Nghẹn lắm!
- Con nhỏ lại nhõng nhẽo nữa! Thì ăn đi, tôi báo cáo nốt vậy. Mà cũng để nghe cho biết thôi nghen! Hôm rồi anh Tám có nhận được mấy chữ của Nhân.
- Chồng em?
- Ừa! Hai người thân nhau như hai anh em ruột, em biết rồi chứ?
- Dạ, biết!
- Không biết trong mảnh giấy bằng bàn tay ấy viết gì mà coi xong, chị thấy anh Tám run bắn hai tay, mặt đỏ bừng lên rồi chuyển sang tái nhợt. Biết là có hỏi cũng bằng không, chị mới tìm cách lén đọc. Thực ra cũng chẳng phải lén. Thấy anh họp hành, viết lách lu bù, quần áo cũng không kịp giặt, chị mới đem chiếc áo của anh ra suối. Không ngờ trong túi còn vương lại lá thư ấy.
- Thư viết sao chị? – Tôi nóng ruột hỏi.
- Không nhớ cụ thể, nhưng đại khái chồng em có trách anh Tám là tàn nhẫn, là cứng nhắc, là thiếu tình người, chỉ biết công việc, công việc và công việc, quên cả nghĩa tình bạn bè. Chị nhớ có đoạn viết vầy: “Nếu anh biết rằng, về một phương diện nào đấy, chính anh đã góp phần giết chết con tôi và nếu tới đây tình cảm vợ chồng tôi có sứt mẻ, thậm chí tan vỡ thì chắc anh cũng sẽ không cho rằng mình không có trách nhiệm gì chớ. Tôi rất buồn anh, anh Tám ạ! Người mà xưa nay tôi vẫn kính trọng và khâm phục về tính nguyên tắc và nghị lực phi thường. Không ngờ thứ nguyên tắc và nghị lực ấy lại vận ngay vào cuộc sống của tôi, của gia đình tôi, thằng bạn mà anh vẫn hằng nói sẽ bảo vệ bằng máu của mình. Tôi cám ơn anh...”.
- Có thật như thế không? Có đúng anh ấy viết như vậy không? – Tôi đau đớn hỏi.
- Thôi dẹp chuyện đó qua một bên đi! Chắc chồng em trong một lúc đau đớn quá đã suy nghĩ chưa chín. Phải hiểu, phải thương hắn, đừng rầy la, đừng trách móc hắn mà vỡ chuyện ra. Vợ chồng cần nhau là những lúc như thế này.
Tôi quay mặt đi... Chắc chị chưa biết rằng từ ngày con chết, anh chưa thèm đến thăm tôi một lần chớ đừng nói tôi rầy la, tôi ghẻ lạnh anh. Nhưng tôi không muốn nói ra điều này với chị. Tôi vẫn hy vọng và vẫn chờ đợi ở anh. Tôi muốn giữ gìn cho anh. Người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi kia, người đàn bà mà chỉ mọi sự ăn ở bạc bẽo của người khác cũng đủ làm cho nổi điên lên rồi, nếu biết được điều đó, làm sao người ấy để cho anh yên! Tôi quay lại, buồn rầu:
- Còn nguyên do thứ hai, chắc là... chuyện Nghĩa phải không chị?
- Ủa! Sao biết?
- Em đoán vậy. Lần trước anh Tám đến đây tuy không nói, nhưng qua sự bối rối của anh, em đã hiểu ra phần nào. Anh bảo mấy bữa nữa sẽ thông báo cho em cụ thể nhưng em chờ một tuần nay rồi! Gặp chị, thấy chị cũng không hề đả động một câu đến chuyện đó, em biết là Nghĩa đã gặp chuyện không hay. Nghĩa chết rồi hả chị?
- Không! - Chị trả lời một cách nhọc nhằn – cô ấy về rồi, đang ở dưới đội. Khỏe mạnh. Chỉ có điều... Mà thôi, tôi không nói nữa đâu. Dễ dãi với cô như vậy là quá đủ rồi đó.
- Em cũng không hỏi gì chị nữa. Thế cũng là đủ - Tôi nói thực tâm vì rất sợ phải nghe thêm những điều đau lòng mà đau thế nào tôi cũng chưa hình dung ra hết - Chắc là với thất bại này, anh Tám lại một lần nhức đầu nữa phải không chị?
- Nhức! Lại bị quy chụp đủ điều. Tội nghiệp! Con người táo bạo, hết lòng với công chuyện như vậy mà toàn không gặp may. Đụng đâu sứt đầu bể trán đó. Một lần nữa để Nhân nó có cớ chì chiết, lên án anh ấy. Vì Nghĩa là...
- Em hiểu! Thôi chị đừng nói nữa. Em đau đầu quá!
- Khổ! Thì tôi đã nói miết rồi mà. Nằm xuống, nằm xuống nghỉ đi, để chị đi pha ly sữa. - Chị đỡ tôi ngả người xuống võng.
- Khỏi cần, chị. Em nằm một chút là qua thôi. Nóng ruột quá. Ở nhà bao nhiêu chuyện mà sao cứ nằm hoài đây thế này!
Từ đó cho đến đêm, chị Ba không nói thêm với tôi một điều gì nữa. Chị quanh quẩn pha cho tôi cái này, chế cho tôi cái kia và thỉnh thoảng lại tự trách mình vô tâm, nói năng ba choác để làm tôi thêm mệt.
Tôi cầm tay chị:
- Chị đừng rầy la mình nữa chị Ba. Nếu chị không nói, em còn lâu khỏi bệnh hơn. Em phải cám ơn chị nhiều. Bây giờ em thấy trong mình dễ chịu lắm.
- Thật không? - Người đàn bà trên ba mươi tuổi này hỏi một cách ngây thơ.
Tôi gật đầu... Làm sao chị biết được những tin tức ây làm tôi nhức nhối đến thế nào? Tôi không ngờ chồng tôi có thể xử sự với tôi, với bạn bè anh nhẫn tâm, bạc ác như thế. Anh ấy nhân danh cái gì, nhân danh ai để mạt sát, để rẻ rúng người khác? Và anh Tám nữa... Người đàn ông thâm trầm và tốt bụng đó đang vì tôi, vì những ý muốn của tôi mà im lặng, nhẫn nại gánh chịu tất cả bất hạnh vào mình. Tôi chưa khỏe, nhưng tôi muốn về, ngay đêm nay muốn xách bồng trở về địa bàn. Tôi muốn gặp Nghĩa. Tôi chưa tin rằng việc ấy đã hoàn toàn tuyệt vọng. Trong chiến tranh, nhiều khi những khúc mắc nội bộ còn gay cấn, còn làm người ta mệt mỏ tất cả những lời cay độc vừa trút ra trên đây tựu trung cũng có thể xuất phát từ câu chuyện này.
- Đồng chí Nghĩa đã chiêu hồi sau khi không hoàn thành nhiệm vụ. Và nhiệm vụ đó do chính tôi khởi xướng thông qua. Do đó, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trong vụ đổ bể đau lòng này. Mọi chi tiết trong câu chuyện, chắc các đồng chí đã rõ. Tôi không biện minh thêm và không có ý bào chữa gì hết. Khi lên phương án, tôi đã quyết định hành động đúng. Nhưng những dự kiến phức tạp và tế nhị của nó trong quá trình hành động tôi đã phán đoán sai. Với tư cách là huyện đội trưởng, tôi nhận về mình mọi sai sót thuộc phạm vi thủ đoạn tác chiến trong vụ này. Với tư cách bí thư huyện ủy, tôi nhận về mình mọi sai sót về công tác chỉ đạo tư tưởng. Hết! (Anh Hai gật đầu).
- Không đơn giản như vậy - chồng tôi ngồi thẳng người dậy như chỉ chờ đến giây phút này là cho mũi tên bật ra khỏi ná – Không đơn giản chỉ là thủ đoạn tác chiến chỉ đạo. Nếu vậy ta khỏi phải họp huyện ủy bữa nay. Anh Tám thử nhìn sâu vào tư tưởng mình xem. Có lúc nào anh chủ quan, coi thường địch, có lúc nào anh coi rẻ tính mạng và nhân phẩm những con người được Đảng trao vào tay anh không? Còn nữa! Anh quyết đoán! Đúng! Xưa nay anh nổi tiếng là một con người có những quyết đoán táo bạo, sáng suốt, nhưng sự quyết đoán của anh lần này là sự quyết đoán mang rõ tính chất độc tài! (Anh Hai gật nhẹ) Do đó, việc cô Nghĩa thoái hóa, buông lỏng ý chí, thậm chí… - Anh hơi cúi đầu xuống giọng chìm đi - Thậm chí có quan hệ luyến ái với kẻ thù, đưa đến thất bại trong nhiệm vụ là hợp lý. Người thông qua phương án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong vụ này (Anh Hai lắc lắc đầu). Ngoài mặt tư tưởng chỉ đạo lệch lạc ra, tôi thấy đồng chí bí thư huyện ủy phải soi rọi lại cả động cơ tác chiến của mình. Chiến tranh vùng ven tức là điển hình của chiến tranh nhân dân, mọi phương châm tác chiến đều là của tập thể, của quần chúng; người lãnh đạo không thể tùy hứng, coi thường quần chúng, thậm chí bán rẻ quần chúng để khẳng định uy tín của mình (Anh Hai gật đầu). Tôi được biết cô Nghĩa khi nhận nhiệm vụ này đã từ chối nhưng đồng chí bí thư huyện ủy đã gần như bắt ép phải nhận. Cuối cùng là một sai sót nghiêm trọng hơn; đồng chí đã phủ nhận và bóp méo phương châm tác chiến của Đảng. Ai cho phép đồng chí trong thời kỳ cách mạng hiện nay còn sử dụng đến thủ đoạn “Mỹ nhân kế?”. Tôi cho thế là vô nhân đạo, là hết sức ngông cuồng.
Không! Điều đó hoàn toàn là bậy! Tôi định nói to lên câu ấy, nhưng một lần nữa chị Ba lại bấm mạnh vào khuỷu tay tôi. Mặt tôi nóng phừng phừng như lên cơn sốt. Tôi lia mắt sang anh Tám như thầm bảo anh hãy lên tiếng đi! Phải lên tiếng quyết liệt đi! Vậy mà anh vẫn im lặng, lại còn cười mỉm nữa. Trong cái cười đó, tôi biết, anh không giấu nổi những choáng váng, đau đớn. Thà anh đừng mỉm cười như thế lại hơn. Nụ cười đó xót xa gấp trăm lần những giọt nước mắt.
- Ngoài ý kiến của đồng chí Nhân, còn ai bổ sung gì nữa không?
Giọng anh Tám đã tỏ ra hết sức mệt mỏi. Qua câu hỏi đó, ai cũng hiểu rằng anh muốn cho nó qua nhanh đi, anh không cần ai bênh vực hết và chính anh, anh cũng không muốn nói lại. Tôi không hiểu tại sao anh lại có thái độ nhu nhược ấy. Tôi rất bực với chồng, lại cái luôn cả sang anh.
- Vậy tôi sang phần cuối cùng, nhanh thôi – Anh Tám nói tiếp, mắt nhìn lơ đãng đi đâu như không phải đang chủ trì cuộc họp, đang đụng chạm đến chuyện của mình – Đó là tư cách và tác phong của tôi. Về tư cách, tôi không có điều gì phải áy náy. Tôi không tham ô, hủ hóa và nói chung tôi rất ghét cái trò đó. Còn về tác phong, đúng, tôi có nóng nảy, tôi không chịu được sự trí trá, cơ hội cho nên tôi thường tỏ ra thiếu bình tĩnh. Cũng như tôi không chịu được sự ngu dốt, bảo thủ trong điều hành, trong lãnh đạo cho nên có lúc tôi rơi vào yêu ghét cực đoan, thiếu cởi mở và thiếu sự tha thứ. Vì thế có một vài người ác cảm với tôi. Ác cảm, tôi chịu. Nhưng bảo tôi, điều này tôi muốn nói riêng với đồng chí Nhân, coi thường nhân phẩm, bán rẻ quần chúng thì có hơi ngộ nhận quá không? Trong lịch sử các cuộc cách mạng tôi biết; chỉ vì không thông cảm, không bao dung cho nhau, lồng cái riêng vào cái chung một cách vô nguyên tắc mà có khi gây ra tổn thất rất lớn. (Anh Hai gật đầu). Tóm lại, tôi là thế này; mắng vào mặt nhau, tát vào vào mặt nhau cũng được, nhưng đừng ác ý với nhau. Nguyên nhân của mọi sự tan rã, mọi sự thất bại là ở cái tâm các đó. Xin anh Hai và các anh các chị góp ý thẳng thắn cho. Tôi nhắc lại: đây là một buổi các huyện ủy viên xây dựng kiểm điểm cho bí thư huyện ủy thời chiến.
Im lặng. Tôi thất vọng quá! Anh ấy chỉ nói có thế thôi à? Nghe đoạn cuối, tôi đã mừng thầm là rút cục anh cũng đã lấy lại được phong độ như cũ nhưng mới mon men được vài câu đến vấn đề chính yếu thì lại lảng đi. Tại sao thế? Tôi chán ngán và nghĩ rằng chồng tôi một lần nữa sẽ chồm lên, nhưng không! Anh ấy ngồi im, nét mặt thanh thản pha một chút thỏa mãn. Cái gì cần nói đã nói hết cả rồi, bây giờ anh ấy ngồi nhấm nháp thắng lợi của mình. Nhìn khuôn mặt ấy, lần đầu tiên tôi thấy thật xa lạ, xa lạ như chưa hề gặp bao giờ. Tôi cúi mặt xuống, không dám nhìn vào cái sự thanh thản đục ngầu đang biểu hiện trên khuôn mặt kia nữa.
- Tôi xin phát biểu - Chị Ba mở lời bằng một cái giọng rất đỗi dịu dàng, trái ngược hẳn với tâm tính chị hằng ngày. Thông thường chị chỉ có thể nói được bằng cái giọng này khi mọi sự đã được chị suy nghĩ thấu đáo – Tôi đã nghe kỹ ý kiến của anh Nhân và tôi thấy thế là đúng!
Cái gì vậy? Tôi bất giác nhìn sang chị… Thì ra từ nãy đến giờ chị cấu chí tôi cũng chỉ là vì thế? Sự ngạc nhiên này chuyển sang cả anh Tám, người xưa nay vốn hiểu rằng chị bao giờ cũng đứng bên cạnh mình trong những lúc sóng gió.
- Nhưng chỉ đúng về một vế, tức là vế tình cảm. Với nỗi đau con chết, em đầu hàng, vợ chồng chưa cảm thông thật sự với nhau, xin lỗi anh chị Nhân, mà phát biểu như vậy, tôi cho cũng là dễ hiểu, có khi còn hơi nhẹ nữa là khác. Nhưng nói đi phải nói lại - Tiếng nói của chị cao hơn, rắng rỏi - Chiến tranh người nào chẳng có i hơn những xung đột sống chết với kẻ thù. Và quả thật, về một ý nào đó, vừa rồi tôi đã không xí gạt chị Ba. Tôi thấy trong người đang sôi sục lên một cái gì đó – cái sôi sục này tự nó đã làm vơi đi nỗi đau mất mát tưởng như khong chịu nổi của tôi.
Đêm đó, chị Ba ở lại với tôi. Cánh rừng giờ này im pháo nên hai chị em mắc võng nằm trên mặt đất cho thoáng đãng. Bầu trời đêm nay có nhiều sao. Ngày mai chắc nắng lắm. Những ngôi sao nhìn lên từ rừng có vẻ xanh hơn, sáng hơn, chúng ẩn hiện, nhấp nháy qua những vòm cây bị gió thổi đung đưa. Võng cũng đung đưa. Đêm trong rừng sâu thẳm, tĩnh mịch đến giật mình. Nằm bên tôi, chị Ba vẫn chưa ngủ. Chốc chốc lại trở mình sột soạt. Biết tôi cũng đang thức, chị nói như một hơi thở dài:
- Anh ấy đêm nay có chịu ở nhà không hay lại xuống xã rồi? Người gì mà bệnh đến bỏ cơm, bỏ nước cũng không chịu nghỉ lấy một giờ.
- Ai, chị?
- Anh Tám. Lúc chị đi đây, anh ấy đang lên cơn sốt rét. Lâu lắm rồi anh ấy mới lại sốt rét! Anh giục chi đi thăm em lẹ lên rồi về, anh còn xuống xã.
Tôi hỏi một câu mà bấy lâu vẫn ngờ ngợ:
- Chị thương anh Tám nhiều hả chị ba?
Im lặng. Tiếng võng cũng thôi xột xoạt. Tôi thở ra. Thú thực tôi đang chờ những câu mắng té tát của chị sau câu hỏi đó, nhưng không ngờ chị lại im lặng. Hồi lâu, chị chuyển người nghiêng sang tôi, mắt mở to, nói những điều bấy lâu vẫn giữ kín, vẫn ủ giấu đầy ắp trong lòng mà chưa có dịp san sẻ bớt cùng ai.
- Thương... Rất thương! Đối với em, chị không giấu làm gì. Chị thương anh ấy nhưng... anh ấy hình như không cần biết có mặt chị trên đời này. Mấy ngày vừa rồi, nhìn anh ấy hốc hác hẳn đi mà chị muốn khóc. Anh ấy không tâm sự với chị, chị còn chịu được nhưng ngay cả đến việc chăm sóc, anh ấy cngx tránh né thì chị tủi quá! Em biết không, cóngày mải mê công việc, anh ấy quên cả ăn cơm. Đến khuya đói quá, giành được mấy gói mì tôm, chị trở dậy chế vào ca đêm sang hầm cho anh, anh cười, chỉ vào bụng: “No rồi” rồi gọi tay công vụ dậy ăn giúp. Chị gọi riêng cậu công vụ ra, trách: “Cháu phải để mắt vào bữa ăn, giấc ngủ của chú Tám chứ. Ai lại để chú làm việc khuya nhin đói bao giờ”. Chị nhét vào bồng cậu ta tất cả số mì tôm còn lại, dặn: “Nếu thấy chú làm việc khuya thì nhớ chế cái này, cho chú ăn” nhưng mấy bữa sau, cậu công vụ đem trả lại, nói: “Chú Tám kêu phải trả lại cô để cô bồi dưỡng, dạo này cô cũng yếu lắm! Chú nói cám ơn cô và chỉ nhận một gói”. Em bảo... người gì mà tính nết khó quá. Lại còn cái thói liều mạng như con nít nữa. Là bí thư một huyện, tất nhiên có kèm thêm huyện đội trưởng nữa những không phải vì thế mà cứ thấy mùi khói đạn ở đâu là hùng hục xộc đến, ngăn thế nào cũng không nghe. Mà đã xộc đến rồi là cũng giằng lấy AK, giằng lấy B40, cũng hò hét om xòm như mấy cậu lính trẻ vào trận. Có khi lại còn hăng hơn, nữa là khác. Thành thử cứ trận nào khó, tình huống nào căng, có mặt anh là mọi việc trót lọt hết. Cánh đồng Phú Chánh em biết rồi đó! Đầy điệp và các ổ phục kích. Nhưng khi đã cần làm việc với một cơ sở nào đó thì anh ấy bất chấp. Một mình một súng, hóa trang luôm nhuôm ra giữa cánh đồng; có bận lính rượt chạy về đến cứ còn nôn khan. Nhưng cũng nhờ vậy mà chi bộ mật trong xã còn trụ lại được. Tuy vậy... Bí thư huyện ủy có cần thiết phải vậy không? Chị có lần nghiêm túc đặt vấn đề này ra, anh nghiêm ngay mặt lại: “Làm cách mạng phải bình đẳng. Nhất là trong tình hình khó khăn này. Cứ dựa vào vị trí Đảng trao mà ngồi một chỗ xúi mọi người vào chỗ chết, để mặc phong trào muốn ra sao thì ra, ai chẳng làm được. Tất nhiên, nếu tình hình mở ra hơn, lực lượng mình lớn hơn, tôi cũng hổng việc gì phải lang thang ra đồng cho lình nó rượt, phải bôi lọ chui rào với bộ đội”. Những lý lẽ ấy, nghĩ cho cùng, chị thấy cũng chưa thật ổn, vẫn có cái vẻ cực đoan ngang ngang. Nhưng từ con người anh, hai con mắt thiếu ngủ của anh cứ phả ra một sức mạnh mà chị ít khi dám nhìn vào. Chị nể anh ấy. Vừa thương vừa nể cho nên chị mới khổ! Lắm lúc chị có ý nghĩ, ngoài công việc và cái thú xông pha trận mạc ra trong ngực anh ấy không còn cái gì nữa. Anh ấy yêu mạo hiểm hơn yêu cuộc đời mình, anh ấy trân trọng công việc hơn trân trọng tình cảm của người khác. Anh ấy chỉ có cái đầu mà không có trái tim. Những va vấp của anh vừa rồi có lẽ cũng do cái đó mà ra.
Chị nói đầy vẻ hờn trách rồi lại thở dài đến thượt một cái. Trước vẻ xởi lởi hơi bỗ vã của người đàn bà đang yêu này, bỗng dưng tôi cũng thấy lồng ngực mình ấm nóng lên. Tôi hỏi:
- Em không cho rằng anh Tám thiếu tình cảm đâu. Ngược lại nữa là khác.
- Sao cô biết? - Chị trợn mắt với vẻ phật lòng.
- Nhìn vào mắt anh, nghe giọng anh nói thì biết. Người có con mắt và giọng nói ấy, không thể là con người vô tình.
- Không vô tình! Không vô tình mà lạnh lẽo như đá ấy à? - Chị vẫn còn đang bực.
- Theo em – Tôi cố lấy giọng làm ra vẻ từng trải – có thể anh ấy bị hút vào công việc đến nỗi quên hết mọi thứ khác. Và cũng có thể trong quá khứ anh ấy có một nỗi đau ghê gớm nào đó trong chuyện này khiến anh xa lánh phụ nữ.
- Xì! Lãng mạn! Tôi không tin. Làm như nhân vật trong tiểu thuyết không bằng.
- Nếu thế thì dứt khoát anh ấy đã có một người đàn bà để anh thờ phụng rồi. Người đàn bà này chắc phải ác liệt lắm, có thể xóa nhòa được tất cả những người đàn bà khác.
- Lãng mạn nốt. Cả đời có thấy anh ấy chuyện trò, thư từ cho ai đâu. Và nói cho đúng ra, cái thứ đàn bà đó chỉ may lắm có trong cải lương, phim ảnh.
Tôi định nhắc lại câu nói của anh hôm rồi nhưng thấy chị cứ nguây nguẩy như con gái mới lớn, tôi dồn thêm câu cuối:
- Nếu vậy chị đừng thương, mất công. Ông này tôn thờ cách sống độc thân -Tử vì đạo.
- Ờ... Ờ.. có lẽ! Có lẽ! - Chị gật - Nếu thế thì hoài công thật.
Tôi buông người nằm xuống đuổi theo nỗi niềm uẩn khúc của chị và thấy khuây khỏa đi phần nào. Thế là đêm nay nữa chồng tôi cũng không đến! Ngày nào cũng cứ vào khoảng nửa đêm, tôi lại mong chờ cồn cào bước chân của anh đi vào trạm xá. Một tiếng rung cây, một con chồn ăn lá, một bước chân của người y tá trực đêm cũng khiến tôi hồi hộp, thảng thốt. Nhưng mỗi lần như thế, không phải anh, tôi lại ngật đầu xuống võng muốn lịm đi. Giận hờn, trách móc, cả phẫn nộ cứ dồn vào anh mà găm tới. Tôi mường tượng nếu lúc này đây hay đêm mai, đêm mốt, nếu anh tới, tôi sẽ quên tất cả, quên hết, tôi sẽ gục đầu vào ngực anh mà khóc, mà thở than, rồi sau đó sẽ không rời anh ra nữa, anh ở đâu tôi ở đó, từ nay vợ chồng mãi mãi bên nhau, không còn con, cuộc đời tôi chỉ có anh, anh là duy nhất, anh sẽ biết cách an ủi tôi, sẽ tha thứ sẽ thông cảm hết cho tôi... Nhưng, đêm này nối tiếp đêm khác, vẫn chỉ có mình tôi với rừng đêm thanh vắng, chỉ có mình tôi với những trăn trở nóng bức trong đầu. Không ngày mai tôi nhất định phải rời khỏi nơi này. Cứ nằm đây mà chờ đợi, mà khắc khoải, tôi sẽ phát điên lên mất. Ngày mai.... chắc Nghĩa đang chờ tôi ở dưới đó. Cô ấy đang buồn lắm! Ngày mai... Tối sẽ gặp lại anh Tám, tôi sẽ hỏi anh cặn kẽ mọi điều và nếu anh cứ cao ngạo nhận về mình mọi điều không may thì tôi phải lên tiếng. Ngày mai... Rừng ở đây buồn đến héo ruột, héo gan, phải nằm thêm ít ngày nữa chắc tôi sẽ thành kẻ khác mất. Ngày mai tôi cần phải trở về với Lê, với Thu, với những đồng đội của tôi. Chỉ có sống với đồng đội, những người tôi coi như ruột thịt, tôi mới tìm được sự thanh thản, yên tĩnh trong lòng. Cạnh tôi, tấm võng có mạng nhiều chỗ của chị Ba không còn đong đưa nữa. Chắc chị đã ngủ đem theo vào giấc mơ cả những điều xót xa và cay đắng về người đàn ông khiến chị vừa thương vừa sợ kia. Có con tắc kè nào kêu khàn khàn trên ngọn cây... Tôi cũng dần thiếp đi.
Bác sĩ Bảy Lù sau khi nghe tôi xin ra viện cứ tròn mắt lên thở phù phù như đạp phải bò cạp, rồi cuối cùng không làm cách nào ngăn cản nổi, kể cả mang y học, mang tổ chức ra dọa, đành phải xị mặt chấp nhận. Anh nhét vào bồng tôi cả bịch thuốc với những viên tròn dẹt, xanh đỏ trắng vàng hoa cả mắt mà không tài nào nhớ được loại nào vào loại nào rồi đeo hộ bồng đưa tôi gần hết nửa đường.
Cô gái giao liên có bắp chân trắng xanh, thon dài đưa tôi về đến căn cứ của đơn vị vào lúc quá nửa đêm. Tất cả đã ngủ im lìm, không một tiếng ngáy, một tiếng nói mơ. Tôi đứng ngẩn ngơ... Thế là lại trở về nhà. Hơi ấm của bạn bè, của đồng đội, của hơi rừng sực lên, lan sâu vào người tôi ngây ngất. Ở một góc trong cùng, cách không xa các cánh võng khác có một ánh đèn cháy le lói. Tôi khẽ bảo cô giao liên tìm chỗ giăng võng tranh thủ chợp mắt đi một chút, tối mai hãy trở về huyện ủy cho đỡ mệt. Sau đó, đặt nhẹ cái bồng xuống đất, tôi rón chân bước về phía có ánh đèn. Đó là ngọn đèn chai quen thuộc mà khi hành quân nó luôn được đeo theo bên người cùng với khẩu súng ngắn, cây đèn pin ngoèo, chiếc bi-đông lồng trong ca i-nốc và tấm võng gói nhỏ bằng chiếc bánh ít. Ngọn đèn cháy tí tách, ngả ngớn theo gió khiến tôi không nhận ra được cái hình người ngồi im lặng trước nó là ai. Tim tôi đập rộ. Hai cánh tay đưa ra phía trước sẵn sàng ôm ghì lấy cái thân hình quen thuộc nào đó kia... Nhưng chợt tôi dừng lại, sửng sốt! Ngồi trước ngọn đèn không phải là Nghĩa, là Lê, là Thu hoặc một người nào khác mà chính là... anh Tám. Khuôn mặt trông nghiêng gân guốc và đôi lông mày rậm rịt của anh đang chúi xuống một quyển sổ tay. Trang sổ mở rộng, trong đó không phải ghi nghị quyết, ghi những mũi tên chiếu lệ mà là những dòng chữ viết nghiêng nghiêng rất đẹp. Tôi chớp mắt và bất ngờ nhận ra đó là những dòng thơ... Trời đất! Chẳng lẽ anh ấy trở dậy lúc nửa đêm để làm thơ? Làm thơ trong trạng thái thần kinh không bình thường của anh như chị Ba nói? Không hiểu sao tôi bất giác nín thở và đưa chân khẽ lùi trở lại. Nhưng muộn rồi! Không rõ do linh cảm, do tôi thở, hay do hơi nóng sau một thôi đường dài vận động từ người tôi bốc ra, anh đột ngột ngẩng lên, quay đầu lại... Tôi còn nhớ khuôn mặt anh lúc đó. Cùng với động tác gấp vội cuốn sổ, mặt anh nghệt ra trong tích tắc rồi chuyển thành vẻ ngỡ ngàng đến bối rối. Tiếp sau đó là sự lặng đi trong đôi mắt. Anh nhìn tôi rất lâu như không tin rằng đó lại là tôi. Khi tin rồi, anh nhẹ cười, dường như không phải cười với tôi mà cười với ai khác, rất xa xôi. Anh đứng dậy, thân hình như cao hơn trước vì anh ốm đi nhiều. Anh nói nhỏ, vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng:
- Thanh... Sao Thanh lại về? Thanh về hồi nào?
Gặp anh tôi mừng thực sự! Đang có rất nhiều điều muốn hỏi anh, ai dè lại đụng anh ở đây rồi, hên quá!
- Vì cần phải về thôi, anh Tám. Nóng ruột quá! Nhưng… tại sao anh lại ở đây? Căn cứ huyện ủy chuyển xuống đây à? Lẹ ha!
Có lẽ giọng tôi hỏi to quá nên chỉ kịp nghe anh trả lời anh xuống đây có một mình để trực tiếp chỉ đạo tác chiến trong khi tôi đi vắng thì mọi người đã ập đến. Họ xúm xít quanh tôi, người cầm tay, kẻ ôm vai, có cô còn hôn cả vào má, mỗi người hỏi một câu khiến tôi cứ quay như chong chóng. Đủ mặt cả: Tiến, Lê, Thu và hai chục anh chị em khác, người nào cũng tươi tắn, nhẹ nhõm sau một giấc ngủ sâu. Nhìn thấy tôi quá gầy guộc, tiều tụy, nhiều người rưng rưng nước mắt. Có người quay đi, khóc thành tiếng. Tôi đưa mắt nhìn quanh: hai mươi ba người! Như vậy trong thời gian tôi đi vắng, may mắn chưa khuyết đi một người nào. Nhưng còn Nghĩa? Nghĩa đâu?
Tôi buột miệng hỏi:
- Còn Nghĩa đâu? Sao không thấy đây?
Không ai trả lời. Có những con mắt bối rối chuyển đi tránh cái nhìn của tôi. Thậm chí có người kín đáo lảng về võng của mình. Thế là sao? Lát sau, Tiến mới đến cạnh tôi.
- Chị Hai! Chị mới về tới, còn mệt! Chị đi nghỉ đi, sáng mai em sẽ báo cáo với chị mọi việc
Anh Tám cũng đến trước mặt tôi, nai nịt gọn gàng, nói một câu cố làm ra vui:
- Thôi, bây giờ bà nữ kiệt về rồi, tôi xin trả lại đơn vị cho bà. Tôi về nhà đây.
- Ý, đâu có được anh Tám! Anh ở lại chiều mai hẵng đi. Tôi đã kịp làm việc gìnặng nề vào tâm lý của anh. Anh hoàn toàn như bị tê liệt, không cất đầu lên được nữa. Đến khi anh ngẩng lên nhìn tôi thì sự u uất và oán trách trong mắt anh đã khiến tôi rùng mình. Cái nhìn ấy như muốn nói: “Sao cô lại phản bội tôi? Sao cô có thể đối xử với chồng cô như thế? Chính tôi, đã có ý xí xóa cho cô một trách nhiệm kia mà!” Đến lượt tôi buộc phải nhìn xuống: “Anh Nhân! Em biết anh buồn em lắm nhưng em không thể nói khác được. Không thể vì tình nghĩa chồng vợ mà đồng lõa với những cái gì không phải là sự thật.Vả lại tình nghĩa vợ chồng… Từ lâu nay anh còn có coi em là vợ anh nữa đâu. Và em… Thôi, đành vậy. Trong cuộc đời có những cái còn cao hơn, còn thiêng liêng hơn, còn cần bảo vệ hơn nghĩa tình chồng vợ. Anh có hiểu em nói không?” Có lẽ anh không hiểu hoặc không muốn hiểu tôi thật. Đôi mắt trách móc của anh đã ánh lên vẻ hận thù cay độc. Điều phát hiện đó làm tôi tê đắng cả người nhưng cũng làm tôi phẫn uất. Tôi nhìn thẳng vào anh: “Sao hồi này anh thấp nhỏ đi nhiều thế? Cái gì làm cho đầu óc anh trở thành tối đen và bạc ác như vậy?”
Vợ chồng tôi sẽ còn nói chuyện bằng mắt với nhau nữa nếu anh Tám không lên tiếng:
- Ý kiến của đồng chí Thanh vừa rồi có những điều thiếu cơ sở thực tiễn, nhất là việc sử dụng cô Nghĩa vào vụ ám sát quận trưởng Quang. Đồng chí Nhân nói đúng! Chính ra…
Đang u uất, tôi ngắt lời luôn:
- Tôi không đồng ý với phương pháp tự kiểm điểm của đồng chí Tám Phương. Cái gì cũng tự nhận hết về mình, không dám nói đúng sự thật, tôi cho đó cũng là thiếu tính Đảng. Không có sự nhân nhượng, sự thỏa hiệp và sự cao thượng giả tạo ở đây. Tôi phản đối!
Anh Tám giơ hai tay ra, tỏ ý bất lực, không nói nữa. Đến lúc đó anh tỉnh đội mới hắng giọng, đứng dậy. Anh nhỏ thó như một đứa trẻ con nhưng giọng nói lại rất trầm, thứ trầm khàn của người hay thức đem và hút quá nhiều thuốc rê:
- Thôi, thế tạm đủ rồi. Tôi đã nghe kỹ, nghe hết và trước hết tán thành ý thức tự phê nghiêm khắc của đồng chí Phương. Có sai và dám nhận là sai, đồng chí Phương đã tỏ rõ được phẩm chất ấy. Thay mặt tỉnh ủy, tôi cũng hoan nghênh ý iến của các đồng chí. Ý kiến nào cũng thỏa đáng, cũng xuất phát từ ý thức thành tâm xây dựng đồng chí mình nhận rõ thiếu sót hơn. Đặc biệt tôi thấy ý kiến của đồng chí Nhân, tuy có phần hơi nặng nề nhưng rất đúng nguyên tắc, rất có tính chiến đấu. Tóm lại, đây là buổi họp đạt kết quả tốt, mọi việc đều trở nên rõ ràng. Tôi sẽ báo cáo tỉ mỉ trước tỉnh ủy về nội dung cuộc họp này. Và mọi quyết định sau đó sẽ do đồng chí bí thư và thường vụ xem xét. Tôi không kết luận gì thêm.
Tôi nóng mặt. Thế là kết luận quá đi rồi còn gì nữa. Kết luận kiểu chung chung như vậy là nghĩa làm sao? Phải có chính kiến của người đại diện tỉnh chứ?
Tôi định độp lại như thế, nhưng từ bên kia bàn, anh Tám nhìn sang tôi như van nài, như cầu khẩn tôi đừng lên tiếng. Tôi quắc mắt lên nhìn anh với tất cả sự bất bình. Nhưng không kịp nữa rồi! Cuộc họp đã được anh Hai tỉnh đội xuề xòa kết thúc. Tôi lẳng lặng bỏ về võng nằm, bỏ luôn cả bữa cơm trưa. Căn cứ vào tổng số cái lắc và gật của con người đánh giặc tài hoa nhưng trình độ hạn chế kia, tôi không hy vọng có một kết quả tốt hơn.
Suốt từ đó cho đến chiều, tôi không gặp chồng tôi. Anh ấy đi đâu mà tôi có để ý nhìn nhưng không thấy. Chiều nay tôi lại phải theo giao liên về địa bàn rồi! Tưởng kỳ này lên đây, vợ chồng sẽ có dịp hàn gắn lại mọi rạn vỡ, ai dè lại càng ngăn cách hơn. Bắt đầu là tôi sợ gặp anh ấy, sợ anh ấy tìm đến tôi, khi đó tôi sẽ không biết xử lý ra sao. Nhưng càng về chiều, tôi càng bồn chồn. Rút cục đàn bà bao giờ cũng non gan hơn đàn ông một khi họ quyết định thi gan. Giá lúc này anh ấy đến với tôi, đến với người vợ đang rất cần sự an ủi của anh ấy thì tôi lại sẵn sàng quên hết, sẵn sàng xin lỗi anh về cuộc họp vừa qua, xin lỗi tất, miễn là trước khi về đơn vị, tôi được sưởi ấm đôi chút trong tình yêu, trong tình cảm vợ chồng. Tôi khao khát… Buồn khổ nhiều nên khao khát lắm! Nhưng anh ấy vẫn không thấy đâu. Cả anh Tám nữa, con người hóa ra rất nhu nhược ấy cũng mất mặt luôn. Cuối cùng chỉ có chị Ba ra tiễn tôi ở bìa trảng. Trước khi chia tay, chị nói nhỏ với tôi: Chị hiểu em, thương em!... Chị cầu mong cho hạnh phúc của vợ chồng em sẽ trở lại. Đừng buồn Nhân và cũng buồn anh Tám. Cuộc đời ngoắt ngoéo lắm! Nếu em biết rằng chị đã vô tình nghe được anh Tám nói với Nhân như thế nào thì em cũng sẽ hiểu họ hơn: “Mày là thằng bạn rất tồi nhưng tao không giận mày! Mày đang mù quáng. Mày nên biết, nếu trong cuộc họp tao không nói gì cả thì không có nghĩa là mày đúng, không có nghĩa là tao không bẻ gẫy được mọi lập luận qui chụp của mày, song tao nghĩ đến hạnh phúc của vợ chồng mày, nhất là vợ mày, cô ấy đã phải chịu đựng quá nhiều. Mày có thể đối tồi với bạn nhưng đối tồi với vợ, nhất lại là một người vợ như vợ mày, tao không cho phép! Tao sẽ nện cho mày một trận cẩn thận” và em có biết Nhân trả lời thế nào không? Nó nói: “Tôi thừa biết anh bữa nay tỏ ra hào hiệp như vậy là vì cái gì? Có thể tôi không xứng đáng với cô ấy, hôm nay cô ấy nhìn tôi với con mắt dưới tầm và thù nghịch. Người có thể làm cho cô ấy yêu thương và kính trọng, anh biết là ai không? Chính anh đó, đồng chí bí thư huyện ủy ạ! Thôi, đừng vờ vịt nữa. Tôi nói điều này với tư cách hai thằng đàn ông với nhau”. Một chút nữa anh Tám đã nện cho cậu ấy một trận thật sự, nếu chị không kịp thời nhảy ra. Lúc ấy cả hai người đứng nhìn nhau như muốn ăn sống nuốt tươi.
Trời ơi, ra thế đó! Suốt đường đi tôi cứ dày vò khôn nguôi về câu chuyện này. Thì ra chỉ vì quẫn trí, vì đau buồn và nghi kị mà tất cả những thứ chồng tôi dở dói ra gần đây đều là biểu hiện của sự ghen! Sao lại có thể ghen một cách vô cớ, ghen lẩn thẩn thế được? Trong đêm địch hậu, tôi đi, để mặc cho cảm giác thương thân, thương chồng, thương cả người đàn ông oan uổng kia xoi xói xuyên vào lòng.