hông những không có hy vọng chứa khỏi, mà cũng không mong hàng ngày nữa, được giờ nào hay giờ ấy mà thôi. Điệp cố hết sức chữa cho Lan tỉnh trong một lúc để được nói chuyện trước khi vĩnh quyết, nhưng khó quá, lúc nào Lan cũng li bì, mà ba bốn bận ngất đi, tưởng không cứu được nữa.Suốt cả ngày hôm sau, mấy vị bác sĩ đến thăm bệnh cho Lan, nhưng cũng không ích gì. Điệp lại cho mời cả mấy ông thầy khách, thầy ta, xưa nay có tiếng là danh sư nhưng ai bắt mạch xong cũng từ chối. Điệp đành bó tay cùng Xuân ngồi ở ghế kê ngay sát đầu giường để chờ lúc Lan giở chứng thì gọi.Nằm trong chăn, hai mắt gà gà; Lan vẫn hổn hển thở. Cứ mỗi khi Lan cựa, hoặc rên, thì Điệp và Xuân lại giật mình nhìn nhau và dò xem Lan muốn gì. Điệp chắc rằng Lan cứ thế rồi lịm đi, như ngọn đèn hết dầu thì tắt.Nhưng bỗng tự nhiên, Lan thở mạnh một cái, rồi hai con mắt mở to, có vẻ tinh thần.Điệp mừng quá, nhưng là cái mừng ở trong sự tuyệt vọng, vì Điệp biết rằng đó là phút cuối cùng củaLan lấy hết cái sức tàn để phấn đấu với sự chết.Lan giương mắt nhìn, nhìn Điệp và nhìn Xuân. Điệp ghé đầu lại gần, gọi:- Cô Lan!Xuân rơm rớm nước mắt, cũng gọi:- Chị ơi!Lan trừng trừng nhìn hai người để làm hiệu thưa. Điệp hỏi:- Cô Lan, cô có biết tôi là ai không?Lan lim dim hai mắt, gật đầu.Điệp bảo:- Cô thử nói tên xem có đúng không?Lan giương đôi mi mắt chòng chọc nhìn vào mặt Điệp khẽ cất tiếng:- Điệp!Nói xong, tủm tỉm cười. Điệp trỏ vào Xuân hỏi:- Thế cô có biết ai đây không?Lan quay nhìn, nhìn mãi, rồi lắc.- Xuân đấy, em Xuân đấy.Lan vẫn nhìn, Xuân hỏi:- Chị có nhận ra không? Em đây mà.Lan lắc. Xuân nói:- Tại ngày chị còn nhà, em còn bé quá, bây giờ em lớn, em khác hẳn đi.Lan gật, rồi ú ớ nói líu lưỡi hỏi:- Thầy mạnh chứ?- Thầy mất sáu năm nay rồi, chị không biết à?Lan lắc, rồi nức lên nhưng không khóc ra nước mắt.- Bây giờ em học ở ban Tủ tài trường Bảo hộ. Anh Điệp nuôi cho ăn học.Lan quay nhìn Điệp, gật một cái. Điệp nói:- Đây là nhà tôi, bệnh viện của tôi mới mở, tôi không làm việc nhà nước nữa.Lan gật, rồi cố nhăn mặt, dùng hết sức, hỏi bằng giọng khàn khàn, líu ríu rất khó nghe:- Mấy con?Điệp trợn mắt ngạc nhiên hỏi:- Cô tỉnh hay mê? Cô Lan?- Tỉnh.- Thế cô có nhận được ba cái thư tôi gởi vào chùa không?Lan gật.- Sao cô lại hỏi thế?Lan thong thả lấc đầu, đáp:- Tôi không đọc.Một hồi trống ngực làm cho Điệp bồi hồi, hai dòng lệ bỗng bò trên má chàng; Điệp nhăn nhó hỏi dồn:- Sao lại không đọc?Lan lắc, lả ngoẹo đầu thở dài:- Thế cô có biết tôi bỏ Thuý Liễu ngay mấy tháng sau khi cưới không?Lan lắc. Xuân nhìn Điệp nói:- Hay là chị tưởng Thuý Liễu vẫn ở với anh, mà không muốn đứng giữa, làm rối cuộc hòa hợp gia đình anhj nên mới thế?Lan gật. Điệp nói:- Tôi không lấy ai cả. Ngày ấy tôi bị bắt buộc cưới Thuý Liễu, chứ không nhận Thuý Liễu là vợ.Lan nhìn Điệp, có ý cảm động, nhăn mặt lại, mà ngực phồng to rồi giẹp xuống như đã bắt được một hơi nặng nề. Điệp nói:- Bây giờ tôi đỗ y khoa bác sĩ, là nhờ ông nhà cho sang Tây học. Đẻ tôi mất sau khi tôi ở Pháp về được một năm. Em Xuân học hành ngoan ngoãn, chắc nối được nghiệp nhà.Lan gật.- Ngày tôi bỏ Thuý Liễu, tôi có vào chùa định thăm cô nhưng không vào, vì tôi muốn quyết lập thân trước rồi mới nghĩ đến cuộc nhân duyên sau.Một nụ cười khô đét nở trên cặp môi héo hắt của Lan. Lan lắc đầu.- Sao cô lại đày đọa thân cô quá thế. Cô làm gì nên tội, tự làm khổ như thế để thiệt một đời?Lan nhăn mặt, lắc đầu, cố nói:- Tôi tưởng…Rồi giũ lên mà ho; ho xong, hai mắt đờ ra, lim dim, thở… Điệp lắc đầu, bảo Xuân:- Thương hại quá.Lan lại cố mở mắt ra để nhìn. Điệp hỏi:- Thế ba cái thư tôi gửi về đâu?Lan lại dim mắt, nói:- HòmĐiệp bảo Xuân lục ra lấy, thì quả nhiên ba cái phong bi còn dán nguyên- Điệp vò đầu vò tai, nhăn nhó nói:- Khổ quá. Tôi thương cô quá.Rồi Điệp nức nở lên mấy tiếng, ngồi phịch xuống ghế. Xuân cũng thổn thức. Quanh mắt Lan bấy giờ cũng lóng lánh một quầng lệ.Điệp bảo Xuân mang ảnh ông Tú Yầ ảnh Lan cho Lan xem. Lan nhìn, rồi mỉm cười, gật đầu. Điệp hỏi:- Cô Iíệu trong mình thế nào?Nước mắt đẫm len, Lan lúng bứng trong lưỡi mấy tiếng.- Tôi chết… chân lạnh…Điệp và Xuân nhìn nhau thở dài. Điệp hỏi:- Thỉnh thoảng tôi với em Xuân có lại chùa hỏi thăm cô, cô có biết không?Lan lắc, Điệp nhăn mặt, nói:- Khổ thân quá! Trời đã cho người ta cái quên là một, cái quen là hai, để rịt những vết thương trong tâm hồn mà không biết lợi dụng. Đau đớn cho Lan biết chừng nào! Lan ơi!Vừa nói Điệp vừa nức nở khóc. Lan quay mặt nhìn chàng tỏ tình thương hại, gọi:- Anh!Xuân cũng gọi:- Anh Điệp, chị em hỏi gì.Điệp lau mắt, ghé tai gần:- Cô hỏi gì tôi.Lan thở mạnh, ú ớ nói khẽ:- Đừng khóc… tôi chết… lạnh đùi…- Cô muốn tôi để cô ở đâu?Lan hỏi:- Chôn ấy à?- Phải!- Đâu cũng được.- Ở nhà quê nhé!Lan gật, sau cái gật, một cái mỉm cười cố sức sau cái cười cố sức, hai con mắt chòng chọc nhìn vào Điệp nhưng lờ đờ dần.Điệp gọi:- Cô Lan!Xuân cũng gọi:- Chị ơi!Không thấy trả lời, Điệp và Xuân run lên, cố gọi. Bỗng trên môi mấp máy:- Tôi… chết… lạnh ngực.Hai người đứng sát lại giường; mắt Lan tuy đờ, mất dần tinh thần, nhưng như vẫn có ý tiếc mà cố nhìn theo Điệp, Điệp gọi:- Cô Lan.Tự nhiên Lan lại cựa đầu để tỏ ý hiểu, rồi rên như muốn thưa. Điệp hỏi dồn:- Cô còn muốn gì nữa không?Tuy đầu đã ẻo lả, nhưng Lan cố lắc được vài lần, lưỡi đã rụt lại, nhưng Lan cố phào ra mấy tiếng líu ríu:- Tôi thỏa lắm rồi.Bốn tiếng ấy làm cho Điệp sung sướng, như thấy trẻ hẳn người lại: Rồi Lan rên ú ớ như gọi, nhưng không còn ra tiếng gì nữa. Đứng trước cái phút cuối cùng của Lan, Điệp cảm động quá, không thể khóc được, cố giương mắt nhìn Lan, để được in sâu trong hình ảnh người đã hy sinh một đời cho mình được sung sướng mà tuy mắt đã đờ hẳn, Lan vẫn chòng chọc trông Điệp. Bỗng trong chăn thấy ngó ngoáy cựa, Xuân lật lên thì hai bàn tay Lan đang xòe ra, chắp lại với nhau. Rồi giật mạnh một cái, hai tay lạnh như đồng, Lan choàng tay ra, nắưi chặt lấy cổ tay Điệp và Xuân, thì một tiếng nấc, ngực Lan thôi không thoi thóp nữa, sống mũi vẹo đi, nhưng hai mắt lờ đờ trắng phếch, vẫn cố mở nguyên để nhìn vào mé Điệp đứng…