huyến ô tô hàng xinh xịch đến chợ Gỏi, chưa đỗ hẳn, thì một cậu học trò đã hăm hở nhảy tót xuống. Đầu đội mũ trắng sờn vành, mình mặc áo thâm tây vá, chân đi giầy đanh tre mòn gót, tay xách va ly vải vàng cụt một quai, cậu học trò rẽ sang tay phải, theo con đường hẹp bên bờ ruộng, đi thẳng về phía làng Văn Ngoại.Luc ấy đang vào giữa trưa, một buổi trưa mùa hẽ, trời xanh ngăn ngắt. Ánh nắng chang chang chiếu xuống mặt nước ruộng long lanh chói như mặt gương. Hơi cỏ hai bên vệ đường bốc lên, đưa thoảng nhẹ vào mũi một mùi quen quen dễ chịu, cái mùi “quê nhà”, chỉ khi nào ta ở tỉnh lâu ngày, được nghỉ hè về mỡi ngửi thấy. Trong rặng tre, tiếng ve sầu lanh lảnh, như nhắc ta nhớ đến những buổi đánh khăng, thả diều với các bạn trẻ trong làng hồi còn thơ ngây.Cậu học trò nhìn từng cái lều tranh bán nước, ngắm từng cây nhãn cạnh lối đi, trông từng cái mặt nước ao vơi đầy, xem từng cái cổng “chống” người ta mới chữa lại. Bỗng đằng sau có người hỏi:- Kìa cậu Điệp đã về đấy à?Điệp quay lại, vui vẻ chào rồi đáp:- Vâng, tôi đã được nghỉ hè. Hôm nay bà có đắt hàng không?- Ế lắm cậu ạ! Thế nào, cậu có thi đỗ không? Bà mong tin lắm đấy.Điệp lắc đầu, thở dài:- Hỏng mới về sớm thế này chứ!- Chết! Thế thì làm thế nào!Điệp tái mặt không trả lời, cười lạt hỏi:- Đẻ tôi có nhà hay đi vắng, hở bà?- Hôm nay phiên chợ Bần, bà đi từ sớm, nhưng chắc cũng sắp về. Thôi, vô phép cậu, tôi về trước nhé.Điệp đứng tránh sang bên cho bà ta đi, rồi bước thong thả, sực nhớ lại câu “thế thì làm thế nào” ban nãy mà buồn tênh, vừa tủi thân vừa thương mẹ.Điệp ngậm ngùi nghĩ đến nhà mình, xưa vốn vào hạng giầu có trong làng. Nhưng từ năm Điệp lên sáu, nghĩa là đã mười lăm năm nay, ông Cử là cha Điệp mất đi, thì gia đình gặp nhiều vận hạn, làm ăn chẳng ra làm sao, thành ra mỗi ngày một sa sút, ruộng vườn phải cầm bán đi hết. Từ khi bắt đầu biết nghĩ, Điệp đã được thấy lắm cảnh đau lòng, nên nhiều lúc chàng trông thấy mẹ gánh hàng long tong đi hết chợ này đến chợ khác, thì chỉ mong cho chóng đến ngày khôn lớn, đi làm kiếm được tiền, đỡ mẹ khỏi phải nhọc nhằn vất vả.Đỗ bằng Sơ học Pháp-Việt, Điệp thi vào trường Sư phạm, vì được ăn học không mất tiền, mẹ không phải lo lắng băn khoãn, mà cũng không phải phiền lụy đến ông tú Nguyễn, là người bạn thân của cha Điệp.Điệp học bốn năm trời, rất chăm chỉ ngoan ngoãn, nhưng đến ngày thi bằng Cao đẳng tiểu học thì hỏng. Điệp hỏng thi.“Thế thì làm thế nào?”.Câu nói ban nãy lại như văng vẳng bên tai Điệp khiến chàng phải bồi hồi, lau mồ hôi trán.“Thế thì đẻ lại vất vả một ít lâu nữa. Thế thì đẻ lại phải buồn vì ta một ít lâu nữa. Thế thì ta lại phải lo lắng tới kỳ thi tháng chín này. Thế thì ta lại chưa báo hiếu đẻ được. Thế thì Lan lại phải nghĩ ngợi vì ta. Thế thì làm thế nào được!”.Mấy cái “thế thì” Điệp tự trả lời mà lấy làm đau đớn lắm, Điệp thi hỏng. Chàng cố quên sự buồn để vui vẻ về quê, định lấy chữ “học tài thi phận” an ủi mẹ. Nhưng đến bây giờ chàng không sao đè nén, chôn lấp được những nỗi đau đớn chứa tận dưới đáy lòng. Điệp thở dài dừng chân bên gốc đa cạnh đường để nghỉ:“Phải, cần gì đi vội vã lắm thế. Đẻ còn ở chợ, dù có về nhà sớm cũng vô ích mà thôi”.Ngồi độ năm phút, chợt Điệp nghĩ tới Lan, con ông Tú, bỗng lại thấy hăm hở trong lòng, đứng phắt dậy, xách va ly đi thẳng. Vừa đi chàng vừa bực mình, tiếc cái công bao năm đèn sách, bây giờ rút cục tay trắng về không, uổng hy vọng của những người bấy lâu trông ngóng.Sang qua cầu thì tới đầu làng, Điệp đă trông thấy cái cổng gạch. Cái cổng ấy lúc nào cũng lè phè đứng đấy, tựa hồ nó có cái sức gì chực co chân chàng lại, không cho bước nữa.Ấy là cái cổng nhà ông Tú, cái cổng nhà Lan, người ý trung nhân của Điệp.Từ khi Điệp và Lan còn bé, ông Cử và ông Tú vẫn hứa cùng nhau sẽ gả con cho nhau. Rồi khi Điệp mồ côi, ông Tú đã coi Điệp như con, săn sóc trông nom rất chu đáo. Thường ngày nghỉ học về, Điệp vẫn qua thăm ông Tú, mà ông Tú thấy Điệp thông minh, nết na, chăm chỉ, nên rất mừng thầm. Lan thì tính hạnh rất thuần, cả làng ai cũng khen là ngoan nết. Một đôi khi Điệp vào nhà ông Tú, vẫn gặp mặt Lan, nhưng chỉ thấy Lan cúi đầu quay đi mà hây hây đôi má bánh đúc, chứ chưa hề được nói chuyện với nhau bao giờ. Thường Điệp vẫn thấy Lan săn sóc đến mình một cách gián tiếp thì cũng cảm động và hiểu rằng được Lan yêu. Nhưng khốn thay, vì nhà nghèo, nên chàng không dám yêu Lan không quá mơ mộng một ngày kia dám hỏi Lan làm vợ. Cái tâm sự ấy chỉ một mình Điệp biết, chứ cũng chưa dám nói với ai, vì chàng chắc rằng ông Tú không khi nào quên được lời hứa trước.Điệp đi vào trong làng, qua cái giếng, cái đình, rặng hàng rào râm bụt thì đến cái cổng xây ấy ở bên tay trái. Điệp ôm cái va ly cụt quai sang bên tay phải, thì tự nhiên qua tim chàng đập mạnh, mồ hôi toát ra như tắm. Nhưng cũng theo thói quen mọi khi, đi qua cổng ấy, tất chàng phải liếc mắt thật nhanh nhìn vào chỗ ấy… Thì quả nhiên lần này, chàng cũng trông thấy người ấy mà lạ quá, cũng cùng một lức ấy, người ấy chợt ngẩng đầu nhìn ra cổng, bốn mắt hữu tình vô ý gặp nhau…Điệp sửng sốt cả người, bâng khuâng như mất trí. Tuy chàng đã đi quá, nhưng cái hình ảnh Lan ngồi khâu trên hiên còn như hiện mãi ra trước mắt. Kìa, rõ ràng Lan ngồi duỗi hai chân ra, cái thúng may lung tung những mụn vải, cái má đỏ hây hây, con mắt đen lay láy. Điệp lắc đầu, tiếc cái vẻ thiên nhiên của Lan. Điệp cố hết sức tìm tòi thêm những nét thần tình, nhưng không sao nghĩ ra được nữa, vì chàng trông Lan quen quá đi mất rồi.Điệp tưởng tượng thử đặt cái dáng Lan ngồi khâu như thế lên trên phản nhà mình xem có hợp hay không, thì bỗng chàng nhớ ngay đến sự thi hỏng.“Chắc bây giờ Lan cũng đương luẩn quẩn, muốn biết ta thi cử ra sao đây! Khổ quá, không mượn ai bảo hộ ngay tin cho Lan biết, để nàng đừng nuôi lâu cái hy vọng lắm mà lại buồn nhiều!”Thế là Điệp vẫn muốn yêu Lan, song chàng lại không dám yêu Lan! Chàng thi hỏng, cảnh quẫn bách còn lẩn quất ở trong gia đình, thì bao giờ chàng dám nói đến chuyện hỏi Lan làm vợ!- A, anh đã về, anh cho em quà đi!Điệp giật nẩy minh, nắm lấy tay thằng bé em họ nó ôm chầm lấy cẳng và dắt nó về nhà.Điệp ngồi trên giường, mở va ly ra, xếp dọn quần ẩo sách vở. Thằng bé em chống nẹ bên cạnh chờ quà. Điệp trông nó, thương hại:- Anh quên không mua quà cho em rồi. Em xem cái này cho vui vậy!Điệp giở mấy cái vẽ trong sách Hóa học để làm tiệc chay thết em, nhưng thằng bé không nhai quen nhửng món ăn vô vị ấy, nó đứng dậy chạy ra sân chơi.Điệp thấy từ thằng bé con cũng thất vọng về mình, thì lại cảm cái cảnh nghèo mà tủi thản trách phận.Dọn xong quần áo sách vớ, Điệp dãt em ra cổng đứng ngóng mẹ. Chợt đứa người nhà ông Tú chạy lại, tay cầm cái bát, đứng trước mặt Điệp, hỏi:- Thưa cậu nhà có đỗ không, cậu cho tôi xin một bát.- Anh xin đỗ làm gì?- Tôi không biết.Điệp nhanh trí hiếu ngay. Tự nhiên chàng thấy trong lòng hồi hộp, bèn hỏi gặng:- Anh không biết? Ai sai anh đi xin?- Thưa cậu, cô tôi.Điệp lặng người một lát:- Ông có nhà không?- Thưa cậu, ông tôi đi vắng từ hôm qua, chiều mới về.- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào cũng có.Thằng người nhà vâng, rồi cầm bát đi thẳng. Điệp thấy nó không quay về, bèn gọi giật lại:- Anh đi đâu thế?- Tôi đi xin nhà khác vậy!- Không, anh hãy về cái đã.- Cậu bắt tôi về thì cô tôi mắng tôi, để tôi đi cho được việc.- Anh hãy về trả lời thế cho tôi.- Việc gì phài trả lời, thưa cậu, tôi xin được đỗ thì thôi chứ gì!- Không, anh cứ về rồi hãy hay.- Vâng, thì tôi về.Thằng người nhà quay gót trở lại, nhưng nó vừa đi được dăm bước, Điệp đã gọi giật lại và hỏi:- À quên, anh nói với cô thế nào?- Tôì bẩm ràng bà đi vắng.Điệp trợn mat:- Anh phải nói như câu của tôi dặn, là nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa, thế nào cũng có. Anh thuộc chưa?Thằng ấy nhoẻn miệng cười, đáp:- Tôi thuộc rồi! Cậu hay lôi thôi quá!Điệp nhìn theo nó, tủm tỉm cười, thở dài, như đã trút được một gánh nặng, vì đã báo được tin cho Lan biết. Điệp với Lan tuy chưa được chuyện trò cùng nhau, nhưng cứ dùng cách nói bóng như thế để hỏi dò tin tức của nhau luôn.Điệp đứng cổng chờ độ nửa giờ thì mẹ chàng gánh hàng về. Bà cử thấy con từ đằng xa, mừng mừng rỡ rỡ. Điệp chạy đen mang đỡ mẹ mấy bồ hàng, rồi cùng về nhà.Bà Cử vừa mệt vừa nực, mồ hôi nhễ nhại, ngồi phệt ngay ở đầu hè. Bà thấy con nói thi hỏng thì chỉ hơi biến sắc mặt một chút. Bà nuốt đã quen những vị đắng cay của đời. Bà tắc lưỡi, dịu dàng vừa quạt vừa nói:- Thôi cũng được, con ạ. Chả đỗ lần này thì đỗ lần sau, chả đỗ lần sau thì đỗ lần sau nữa. Trời nào có đóng cửa ai bao giờ. Cứ chịu khó thì làm gi cũng được, con nên lấy đẻ làm gương.- Thưa đẻ, thành ra con cứ làm cho đẻ phải lo nghĩ về con mãi.- Cái đó là tự lòng đẻ, đẻ còn sống ngày nào, là còn lo nghĩ về con ngày ấy. Dù sau con có giầu sang như người ta, chắc đẻ cũng vẫn phải vì con mà lo nghĩ. À, con đã đến hầu ông Tú chưa?- Bẩm chưa. Nhưng ban nãy con gặp đứa người nhà, con hỏi thăm, biết rằng ông Tú đi vắng.- Vậy thì đến chiều con sang nhé. Thật là chả có ai ăn ở trung hậu được như ông Tú. Mấy hôm nay, ngày nào cũng cho người sang hỏi xem con đã về chưa và có đỗ không. Người ta đối với nhà mình chu đáo quá, nhà mình chẳng đối lại được một phần trăm! Đẻ nghĩ lắm lúc mà ngượng. Về phần đẻ, thì tiền nong giật mượn bên ấy luôn luôn. Về phần con, thì ông Tú trông nom săn sóc sự học hành từ tấm bé! Hôm nọ Lan nó cũng sang đây.- Thưa đẻ sang làm gì?- Ông Tú sai sang biếu đẻ một ít cao ban long.- Nhà mình quanh năm chẳng có gì đưa lại, phiền quá, đẻ nhận làm gì!- Thôi thì đẻ mong ờ con, để con trả nghĩa ông Tú vậy.- Không, đẻ không nên nghĩ thế. Nhà mình nghèo, ông Tú giầu.- Người ta khống có bụng dạ phân biệt giầu nghèo mà khinh mình đâu, con đừng tưởng thế mà phụ lòng người ta, lỡ đến tai ông Tú thì ông Tú giận.- Con cho thế là phải đấy, đẻ ạ. Mình đã ơn người ta nhiều rồi, mình phải đền người ta bàng cách làm cho con gái người ta được sung sướng, chứ lại bắt con gái người ta cũng phải chịu theo cái khổ với mình thì sao mình đang tâm? Giá như con đỗ đạt, làm nên ông nọ ông kia, thì không nói làm gì, nhưng nay con số phận chẳng ra sao, còn chi nữa mà mong, hở đẻ. Thật con không đáng làm rể ông tú, mà con cũng không nên làm rể ông tú nữa.- Không, con nói thế không được. Vả con Lan, hẳn con cũng biết tính người, nếu đẻ được người ấy làm dâu, thì cái hạnh phúc của đẻ đã mất đi từ lâu, có lẽ chỉ có nó mới lấy lại cho đẻ được. Tại sao con thừ người ra thế?Điệp cười gượng, trả lời:- Đẻ đừng nên nhắc chuyên ấy vội. Để khi con công thành danh toại hãy hay. Bây giờ con không giấu đẻ nữa. Chính cô Lan đối với con, nhiều lúc làm cho con phải động lòng. Người ấy ai ngờ lại là ân nhân của con nữa đó.Bà Cử nhìn thẳng vào mật con một cách êm ái, như muốn hỏi. Điệp nói tiếp:- Đã hai lần cô ấy giúp con tiền mua sách mà con không biết.- Sao?- Vì con cũng không hiểu.- Thế con cứ tiêu?- Vâng, mãi sau có người nói đến một vài câu có dính dáng đến việc ấy, con mới đoán ra, nhưng chính người nói cũng không biết chuyện.- À, thế ra nó là con gái mà bụng dạ hào hiệp nhỉ.- Con không lấy được người ấy thì con khổ, mà người ấy lấy được con thì người ấy cũng khổ. Làm khổ người ân nhân, con chẳng đang tâm, đẻ ạ! Thà mình chịu khổ thì hơn. Thôi, nhưng con không muốn nghĩ đến chỗ ấy vội, mà con cũng không muốn để đẻ nghĩ đâu. Hãy biết rằng hiện nay con trượt thi, con không còn dám mong gì nữa.Hai mẹ con chuyện vãn hồi lâu, rồi bà Cử đứng dậy xuống bếp thổi cơm. Lúc hai người vừa ngồi vào mâm, thì người nhà bên ông Tú vào, thưa:- Bẩm ông tôi mới về, ông tôi xin phép bà cho cậu Điệp chốc nữa sang chơi.Bà Cử đáp:- Anh về bẩm ông vâng, để ăn cơm xong, Điệp nó sang hầu ông nhé.Người nhà về, Điệp nói đùa:- Chốc nữa vác cái mặt mo đến, ê quá!Rồi chàng vừa và, vừa nhai, vừa gắp, nhưng thật trí không để ở chỗ ăn một tí nào. Cho nên nuốt vội nuốt vàng mấy bát cho xong bữa, chàng mặc áo, đi đến nhà ông Tú…