Ghi Nhận

    
rong quá trình biên soạn, để tái bản cuốn sách này mà tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn, chúng tôi ở nhà xuất bản đã nhận được khá nhiều sự trợ giúp:
- Của chính tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê đã cho phép chúng tôi đổi tên sách thành TRẦN ĐỨC THẢO: Những lời trăng trối để có lẽ dễ nhận ra hơn đối với những ai quan tâm đến triết gia và đề tài.
- Của nhà văn Vũ Thư Hiên ở Pháp đã sốt sắng và mau mắn tìm cho chúng tôi một số hình và ảnh về giáo sư Trần Đức Thảo. Theo ông, khi lời kêu gọi của Tổ Hợp đưa ra thì không ít bạn đã đáp ứng và nhờ nhà vãn chuyển cho chúng tôi.
- Của hoạ sĩ Vũ Tuân, tác giả của một bức hoạ xuất sắc mà chúng tôi có in lại nơi trang 9.
- Của Luật sư Dương Hà đã chuyển cho chúng tôi thủ bút bài thơ “Nhà triết học” của Huy Cận.
- Của cả một số tác giả vô danh (chỉ vô danh đối với chúng tôi ở Tổ Hợp vì không được biết rõ) mà chúng tôi xin mạn phép dùng hình vẽ hay hình chụp nơi trang bìa và trang 8.
- Của giáo sư Shawn McHale thuộc Đại học George Washington DC, một trong những người đầu tiên nhìn ra tầm quan trọng của cuốn sách.
- Của nhà báo Nguyễn Minh Cần ở Moscow là người khuyến khích và cổ võ cho việc chúng tôi tái bản cuốn sách để phục hồi danh dự cho một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, bị dập vùi chỉ vì đã khảng khải lên tiếng trong mấy bài đòi tự do tư tưởng trên Nhân Văn - Giai Phẩm cách đây gần 50 năm - tóm lại để trả lại sự thật cho lịch sử.
- Và của một số bạn rất mong mà không có dịp đọc ấn bản nguyên sơ của tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê.
Với tất cả nhũng vị nêu trên, chúng tôi xin được ghi nhận những lời tri ân chân tình của chúng tôi.
Tiếng thở như lời than
bao đêm thao thức thật thà
tìm tòi chân lý, té ra tầm ruồng!
Bùi Giáng
Đặc biệt cảm ơn giáo sư Bùi Doãn Khanh đã sắp đặt những buổi mạn đàm tâm sự của giáo sư Trần Đức Thảo, đã chịu khó đọc lại bản thảo của tập sách này.
 

 

Lời mở đầu để tái bản
Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít, chỉ là để thăm dò ý kiến thân hữu và bạn đọc. Nhưng đã nhận được những lời phê bình khích lệ.
Truyện kể về hành trình một nhà triết học, trong quá trình trở thành một triết gia, qua những trải nghiệm vỡ mộng đau đớn phũ phàng của thực tại. Cuối cùng triết gia nhận thấy mình đã sai, “lãnh đạo” cũng đã sai… Đây chính là Bi Kịch Thời Đại. Bởi chẳng những sai lầm ấy có tính sinh tử đối với một đời người, mà còn thê thảm hơn đối với cả vận mệnh dân tộc…
Tiếp cận với suy nghĩ của một bộ óc thông minh, có năng khiếu suy tư tới mức thông thải, là một kình nghiệm hữu ích trong sinh hoạt tư tưởng, đảng được phổ biến.
Suy tư là một khả năng bẩm sinh của còn người, nhưng không phải lúc nào, ở đâu… ai ai cũng biết, cũng có phương pháp suy tư để đạt tới cái nhìn nhân quả của mỗi hành động, mỗi sự kiện, mỗi hoàn cảnh, mỗi thân phận…
 
Bạn đọc đã chỉ ra, ở lần xuất bản đầu này, nhiều lỗi gõ, lỗi chính tả… Hơn nữa tờ bìa và tựa đề cũng bị chê là có vẻ tiểu thuyết quá, lãng mạn mơ hồ quá. Mục “đôi lời” mở đầu thực ra cũng không cần thiết vì chẳng giới thiệu rõ được tình thần cũng như nội dung cuốn sách.
Một cuộc đời tốt, xấu, có đủ khen, chê, nếu để nó rơi vào quên lãng thì đâu có ích gì? Nhưng khi được đưa ra ánh sáng dư luận, được phân tích khách quan, như một trải nghiệm sống, thì cuộc đời ấy cũng có giá trị thử nghiệm của nó. Suy nghĩ thấu đáo về một thực tại bế tắc của cá nhân chao đảo lập trường, của dân tộc bị nhận chìm trong chia rẽ, đã phải hứng chịu bao di sản nặng nể của chiến tranh, bao hệ quả đau đớn của cách mạng… thì đây cũng là một cách đi tìm lối thoát ra khỏi bế tắc.
Ở lần tái bản này, sách đã được chinh sửa lại. Mong nó có thể gợi ra một cách nhìn lại thấu đáo giai đoạn lịch sử đương đại. Và biết đâu, từ cách nhìn lại ấy, mà có cơ may băng bó lại những vết thương, hàn gắn những rạn nứt, đổ vỡ của lịch sử, để anh em, dù “đỏ” hay “vàng”, vì tình thương dân tộc, mà sẽ có ngày lau nước mắt cho nhau, để rồi vui vẻ sum họp lại một nhà. Đấy có thể là một kết quả quá viển vông chăng?
 

Truyện Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối Lời Nhà Xuất Bản Ghi Nhận Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Phụ lục <ấy không phải là giai đoạn cách mạng vô sản, sau rồi nó mới làm cách mạng vô sản, rồi nó mới chia ruộng, mới đấu tố. Còn cách mạng dân tộc thì đúng quá rồi. Cách mạng dân tộc thì đúng quá rồi. Nhưng mà cái mà đưa ông Marx vào ấy, bảo rằng cách mạng dân tộc chưa ăn thua gì hết, phải theo đường lối của nhà nuức là của chung ấy… chiếm công vi tư theo cái kiểu nhà nho.
Anh Lê Tiến:
- Dù sao thì trong giai đoạn đầu…
Bác Thảo chặn lại:
- Gíai đoạn đầu ấy thì chưa thò ông Marx ra…
- Nhưng mà ở nhà bây giờ người ta lại nêu ra tư tưởng Hồ Chí Minh…
- Nói tư tưởng Hồ Chí Minh thì cũng lại là lòi ông Marx ra… (Tay đập bàn) Mà vận đụng Marx là nó sai từ gốc. Ở nhà chúng nó cứ bảo tôi: cứ giữ danh nghĩa ông Marx thì ăn tiền. Chúng nó biết tôi nghiên cứu về Marx thì nói thế. Chính mấy cái anh học mót về Marx ấy cứ bảo: Sai là chúng tôi sai vì chúng tôi dốt nên chúng tôi sai, bây giờ chúng tôi học lại Marx…
Anh Lê Tiến:
- Nhưng giờ đây người ta nói tới tư tưởng.Hồ Chí Minh nhiều hơn…
- Thì Hồ Chí Minh thì vẫn là Marx, tất nhiên ông ấy cũng khôn hơn, ông ấy nói ra một cách đại chúng… nhưng cũng vẫn là Marx, nghĩa là vẫn sai tận gốc…
- Như cải cách ruộng đất thì có phải là Marx không?
- Cải cách ruộng đất chính là theo tinh thần Marx. Vì thế mà nó sai. Nó sai vì ông Marx, chứ không phải nó sai vì hiểu lầm.
Anh Lê Tiến:
- Từ trước tới giờ không có ai nói là Marx sai…
- Ông Marx sai trước hết là vì ông Marx lấy lại phương pháp của ông Hegel, mà chính là Hegel sai, sai vì phương pháp. Lại thêm một điểm nữa là vì ông Hegel nói trên trời thì không đến nỗi tai hại quá… Marx lấy lại phương pháp tư tưởng của Hegel làm cho cái học thuyết nó sai… Như là trong Chính sách Kinh tế mới của Lenin ấy…
Anh Lê Tiến tiếp tục chặn lại:
- Cái Kinh tế mới ấy là đúng nhưng con người thi hành kinh tế mới ấy chưa phải là con người mới xã hội chủ nghĩa…
- Kinh tế mới ấy là đúng, nhưng có người nói theo Marx thế là nó sai, thế nên Lenin thua. Mà chính là do Marx sai nên mới dẹp nó đi…
- Dù thế nào thì bác cũng chưa nói thật rõ…
- Thì trong hai cái bài đầu, tôi đã chứng minh là cái dialectique của Hegel là sai, mà ông Marx lấy lại cái dialectique ấy thì lại cảng sai. Vì sao? Vì Marx đưa từ trên trời xuống đất.
- Sao bác không nói thẳng ra như vậy…
- Không thể nói thẳng, nói rõ ngay ra tất cả nhur thế được. Vì chủng nó đang đả tôi như thế, chủng nó đánh cho vỡ đầu ra… Nhưng nay đã là quá lắm rồi, đã sai lầm như thế rồi mà chúng nó cứ lại mác-xít mãi, chúng nó vẫn cứ vin vào bảo Marx đúng, sai là chúng tôi sai… Nhưng thật là đã sai từ gốc…
Anh Lê Tiến lại nói:
- Cháu chưa thấy ai đã nói ra như vậy.
- Ở nhà không có ai dám nói ra như vậy. Mà ở đây cũng không có ai nói ra như vậy. Nhưng mà tôi nhận thấy nếu mà không nói ra như vậy thì cứ luẩn quẩn mãi, đã thất bại như thế, lại cứ ông Marx mãi, cứ đọc lại kinh điển…
Anh Lê Tiến;
- Bác không dùng marxisme nữa thì dùng cái gì?
- Thì phải dửng cái khác!
- Cái khác là cái gì?
- Là cái mà tôi đang xây dựng. Cái mà tôi đang xây dựng bước đầu, là hoàn toàn mới chứ mà cứ theo Marx mãi thì không được…
Anh Lê Tiến:
- Theo trong lịch sử triết học thì phương đông kể từ Khổng Tử, Mạnh Tử rồi Lão Tử, còn phương tây thì là từ Aristote tới Descartes…
- Tất cả những cái đó thì nó sai rồi…
Anh Lê Tiến:
- Bác nói như thế thì từ khi con người xa rời cái thế cầm thú mà bác nói nó sai thì…
- Những cái của thời đó thì nó có thể thử nghiệm được, nhưng nay thì nó không còn dùng được…
(Cuộc tranh luận giữa giáo sư Thảo và anh Lê Tiến trở nên gay go và lộn xộn rất khó nghe rõ nên xin gác qua đoạn này để chỉ chú ý tới những lời lẽ của giáo sư Thảo sau đó)
Anh Lê Tiến:
- Cháu thấy bác dù sao thì cũng nên thận trọng.
- Thì nay mới bước sang phần thứ tư, còn trong ba cái phần đầu, chúng nó có nói gì nổi đâu. Nếu chúng nó mà phá được, thì tôi chết rồi. Tối không còn ngồi đây nữa. Nhưng mà đánh vào quyền lợi của nó thì tuy nó không làm gì được, nhưng nó bịt đấu, bịt đuôi, không cho sống. Nếu mà nó đánh được thì chết ấy chứ.
- Nhưng bác phải chỉ rõ ra cái đường hướng mới ấy chứ.
- Thì những cái mà tôi đã viết, nhát là trong ba cái bài đầu ấy, chính chúng nó không bẻ được thì tôi mới còn sống…
Anh Lê Tiến:
- Cháu nói cái này cũng là để information thôi, để mà thấy chuyện chung thôi, chứ không phải là phê bình bác. Nhiều người, trong đó có những người đã viết thư cho bác… Thì người ta nói những điều bác viết, những điều bác nghĩ cũng như mấy cái propositions của bác, thì… (mấy từ tiếng Pháp này nghe không rõ…), nhưng mà tới bây giờ trên phương diện trao đổi giữa người với người, xưa tới nay chưa có ai nói những cái như bác viết…
- Thì cho tới nay tôi chưa đưa ra được những điểm cần thiết… Làm thì không thể nào trong bốn tháng mà làm xong được… Cái mà tôi nhận ra thì mới trong sáu tháng thôi.
Anh Lê Tiến:
- Mà bây giờ thì thời gian cũng không có, vấn đề sức khỏe của bác rất là giới hạn, rồi chương trình công tác nó đòi hỏi nóng hổi, phải nhanh phải lẹ. Mà với điều kiện sinh sống của bác như thế này, với phương tiện vật chất của bác như thế này, thì cũng phải làm cho lẹ…
- Những cái tôi làm, không thể đi thẳng vào vấn đề, vào con người và xã hội hiện nay… Mà xã hội hiện nay nó xuất phát từ cả một lịch sử xã hội… Mà lịch sử xã hội nó xuất phát từ cả một cái lịch sử động vật… Tất cả những cái đó là cần thiết phải thông qua… Thì đấy tôi cũng đã nói rất là đơn giản, nhưng mà cũng phải nói, mà cũng mất công… Mà công thì không thể nào bốn tháng mà làm xong được. Làm xong thì cũng chỉ năm hay nói chậm ra cũng chỉ sáu tháng thôi… Mà hiện nay tôi tới tuổi già rồi mới nhận ra, mà tới tuổi già rồi mới có điều kiện, nhận ra, chứ trước có ai dám động tới cụ Marx đâu.
(Mấy câu này do giáo sư Trần Đức Thảo nói ra để phác hoạ mấy chương của cuốn sách mà ông đang hình thành, nhưng không kịp nữa)
Trở lại với cuộc đối thoại, Anh Tiến lại nói:
- Cái đó là thói quen của bác ở trong nước, chứ ở đây nó đụng tơi bời…
- Nó đụng nhưng mà nó không có một chính truyền… Tôi là người đầu tiên dám đụng tới Hegel. Ở ngoài không ai dám đụng tới Hegel, cứ nghe ông Hegel như là thành, còn thì là do không hiểu, nên không ai đụng tới Hegel.
Anh Lê Tiến:
- Ở đây thì họ vẫn đụng tơi bời…
- Nhưng không ai đi vào cái gốc tức là cái phương pháp.
- Tức là logiquedialectique…?
- Thì đây! Thì cái ấy đấy, chưa ai đụng đến. Nếu đụng đến thì anh phải có một cái mới… Nếu mà không có một cái mới thì anh không dám làm gì…
Anh Lê Tiến:
- Có thể là từ Marx tới bây giờ thì chỉ có một Trần Đức Thảo dám đặt lại vấn đề…
- Tôi không phải là người đầu tiên, mà có từ ấy… Nhưng mà tôi là tôi nói cho nó rõ, rồi tôi phát triển được… những cái đó thì mới lắm… chưa bao giờ… Mới bắt đầu có từ những năm ba mươi, thì tôi phát triển được… Ông Husserl thì nói từ những năm ba mươỉ, Nhưng mà ông ấy theo phe duy tâm.
Anh Lê Tiến:
- Bây giờ lại nói Marx là học trò của ông Hegel… thì bây giờ…
- Không! Bây giờ thì phải làm lại… Lần đầu tiên tôi làm đến nay, nghĩa là những cái mà tối làm rồi thì chưa ai bẻ được. Mà không thể nào bẻ được. Thì nó là lần đầu tiên có một phương pháp mới, chưa bao giờ có cái phương pháp ấy… Trước đây ấy, có hai quy trình: quy trình vin vào dĩ vãng… rồi cứ nhớ lại di vãng… Rồi nó lý tưởng hoá dĩ vãng, thần thánh nó… lấy nó làm gốc. Thế rồi có những cái nó lại đi trước, nó thiên về tương lai… khổ nhất là Marx… ông ấy đã đặt cái tương lai lên trước cái hiện tại… để bảo rằng: “ Sau này thì sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản… thì sẽ gì, gì đấy...
Đến đây vì cuốn băng bị hết nên không ghi âm được đầy đủ phần chứng minh của giáo sư Thảo nói về vấn đề “chính Marx đã sai”.
Cũng xin nói thêm cho rõ: đáng lẽ ra giáo sư Thảo tới Nhà Việt Nam hôm ấy là để diễn thuyết về đề tài “La Théorie du Présent vivant comme Théorie de Associativité (Lý thuyết Hiện tại sống động như là lý thuyết của liên hợp tính)”.
Nhưng anh Dũng người trực phiên tại Nhà Việt Nam hôm ấy cho biết có lệnh thôi không cho tổ chức các buổi thuyết trình như vậy nữa. Hôm ấy giáo sư Thảo cầm tới một số tập tư liệu sao ra băng photocopie về các đề tài đã thuyết trình bằng tiếng Pháp để bán. Trong đó có đề tài của buổi thuyết trình hôm ấy, nhưng rồi bị cấm. Tập tư liệu bằng tiếng Pháp ấy bác ghi rõ là “Edité par l’auteur (Do tác giả ấn hành)” và có ghi ngày in là 12-4-1993. Rồi có tin bác giận dữ tính họp bảo để tuyên bố chọn tự do!
Nhưng tiếc thày, đến ngày 24-4-1993 thì bác Thảo đột ngột qua đời.
Cũng xin nói thêm lá cuốn băng ghi âm này và vài cuốn băng ghi âm mấy buổi nói chuyện khác của bác, tôi sẵn sàng trao lại cho những ai muốn nghiên cứu về bác Thảo, đặc biệt là nếu có thư viện nào muốn lưu trữ tư liệu của chính Trần Đức Thảo.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mõ Hà Nội - Nguyễn Học
Nguồn: MHN - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 7 tháng 1 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--