Chương 2
THEO MƯỜI NHỎ BẢY RÔ RAY RỨT
THÀ NẰM TRONG KHÁM LỚN CÒN HƠN

Hai ngày sau, lịnh truy nã Bảy Rô về đến xã Tân Quy. Đâu đâu thiên hạ cũng bàn tán xôn xao. Tại các quán nước, người ta lo ngại cho Bảy Rô không biết đang nương náu nơi đâu. Không ai ngờ Bảy Rô tá túc nơi nhà thằng Chơn, ở sát cầu Rạch Ong.
Sáng sớm thằng Chơn ngồi uống cà phê tại quán Tư Lung thấy lính làng kéo tới, biết không xong, bèn rút êm, phóng nhanh về báo tin dữ. Lập tức kế hoạch rút lui qua Hố Bần được tiến hành. Bảy Rô giả làm bà giàu đau nặng, trùm mền quấn chiếu nằm xuồng cho thằng Chơn bơi qua sông hốt thuốc. Qua tới giữa sông là kể như thoát nạn. Rạch Ong lớn là ranh giới thiên nhiên giữa hai tỉnh Gia Định và Chợ Lớn. Kẻ gian từ bên này chạy qua bên kia thì làng lính cũng đành đứng bên bờ rạch mà hút gió.
Chưa tàn điếu thuốc, xuồng đã tới Hố Bần. Bảy Rô tốc mền cuốn chiếu chuẩn bị nhảy lên bờ. Bỗng từ bụi dừa nước, một tiếng hô dõng dạc:
- Bảy Rô, đưa tay lên!
Bảy Rô chới với: “mạng ta hết rồi!”. Anh riu ríu đưa hai tay lên.
Một chuỗi cười thích thú khiến Bảy Rô giật mình, nhìn dáo dác.
- Anh Bảy không nhận ra tôi sao?
Đứng trước mặt anh là một người nhỏ con, đẹp trai, mặc “soọc” ka-ki trắng ngả màu phèn, đầu đội nón boócsalino, vai đeo khẩu súng hai nòng. Bảy Rô kêu lên:
- Mười Nhỏ, mày làm tao hết hồn!- Mười Nhỏ là em Chín Mập, bạn của Bảy Rô.
Mười Nhỏ vui vẻ nói:
- Mấy ngày nay tôi có ý chờ đón anh.
Bảy Rô ngơ ngác:
- Chờ đón tao? Mày không biết tao đâm chết thằng Tần, bị làng lính tập nã?
Mười Nhỏ cười lớn:
- Biết chớ! Bởi biết nên mới chờ đón anh để làm tiệc thết đãi. Kể từ bây giờ, anh đã trở thành một tay anh chị đáng nể. Đâu phải ai cũng đâm chết được Ba Tần, một võ sĩ từng thượng đài khắp Nam kỳ lục tỉnh?
Bảy Rô lắc đầu lia lịa:
- Danh dự đó tao không ham chút nào. Ba Tần đánh lận vét hết tiền tao, tao tính để thẹo sơ thôi, không ngờ lỡ tay... Nhưng mày định thết tiệc tao để làm gì?
- Coi, thì để kết nghĩa anh em, để rồi mình cùng “đi hát”...
- Đi hát? Thôi, cho tao xin, tao không quen cái nghề bất nhân thất đức đó đâu!
- Có gì là bất nhân thất đức? Mình lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo mà.
Nhân đức lắm chớ anh Bảy? Vô đây! Mình làm một chầu rượu đào viên kết nghĩa, rồi nhân đêm ba mươi tối trời này, ta đi ăn hàng sốt dẻo.
Tại một chòi hoang, buổi tiệc đào viên diễn ra sôi nổi, gà xé phay với rượu đế. Rượu ngà ngà, Mười Nhỏ ra lệnh:
- Chó, lôi cổ thằng Ba Đầu Hình ra đây để tao xử tội! Vừa nói, Mười Nhỏ nạp đạn vào khẩu hai nòng.
Tên em út của Mười Nhỏ lôi một gã bị trói tay tới. Bảy Rô nhận ra tên du đãng này. Hắn xâm ba con đầm trên vai nên được gọi Ba Đầu Hình. Anh hỏi:
- Ba Đầu Hình tội gì?
Mười Nhỏ trợn trừng:
- Nó dám cả gan “chẩn” của tôi năm ngàn đồng trong vụ ăn hàng ở Cần Giuộc.
Bảy Rô đứng lên khoát tay:
- Cho tao xin! Nếu vì năm ngàn mà mày bắn bỏ Ba Đầu Hình thì sau này mày cũng sẽ bắn bỏ tụi tao. Năm ngàn là đồ bỏ! Tao đi một lát còn gấp mười lần năm ngàn đó!
Mười Nhỏ ngầm nghĩ một lát:
- Tội nó đáng chết nhưng vì nể anh nên tôi tạm tha cho nó với một điều kiện...
- Điều kiện gì?
- Anh Bảy phải đi với tôi.
- Đi đâu?
- Coi, thì “đi hát” chớ đi đâu!
Bảy Rô chấp tay xá:
- Tao còn một mẹ già. Mày thương tao...
Mười Nhỏ né qua một bên:
- Tôi thương anh lắm mới mời mọc anh, chớ biết bao thằng năn nỉ xin theo mà tôi chê... Anh hãy nghĩ kỹ đi: đánh xe thổ mộ thì biết đời thuở nào mở mặt, mở mày với thiên hạ? Mà bây giờ anh có muốn trở về cái nghề đó cũng không được, làng lính đang tập nã anh. Tốt hơn là anh nên nhập bọn tụi tôi. Đói no có nhau. Mà no nhiều hơn đói.
Bảy Rô do dự:
- Tao đã lỡ nhúng tay vô máu rồi. Tao không muốn đi sâu vô. Mình phải để đức lại cho con...
Mười Nhỏ gật lia:
- Chuyện đâm chém, bắn giết đã có tôi. Anh Bảy chỉ lãnh phần “ăn hàng” thôi. - Hắn ném cây búa bửa củi xuống chân Bảy Rô- Anh chỉ làm công việc nhẹ nhàng...
- Bửa tủ sắt mà mày bảo là nhẹ nhàng!- Bảy Rô bật cười.
Mười Nhỏ biết Bảy Rô đã xiêu lòng, vui vẻ ra lệnh:
- Chó đâu? Mở trói cho Ba Đầu Hình!
Tên em út chỉ chờ có bao nhiêu đó. Mười nhỏ trừng Ba Đầu Hình:
- Tới cám ơn anh Bảy đã cứu mạng mày đi. Từ rày chừa nghe chưa!
Ba Đầu Hình xoa bóp hai cườm tay còn hằn dấu trói, tới lí nhí mấy lời với Bảy Rô.
- Ngồi xuống đây nhậu với tụi tao- Mười Nhỏ trao đôi đũa của mình cho Ba Đầu Hình, cười với Bảy Rô:
- Công thưởng, tội trừng, phải vậy không anh Bảy?
Đêm ba mươi trời tối như mực: Khoảng chín giờ, cả bọn bắt đầu xuất quân. Tam bản hai chèo đã chuẩn bị sẵn sàng. Chơn chèo mũi. Chó chèo lái. Ba Đầu Hình ngồi trước, Bảy Rô ngồi sau.
Chính giữa là đầu đảng Mười Nhỏ, tay thủ súng hai nòng. Ba Đầu Hình cầmở mình điều đó.
- Con suy nghĩ kỹ rồi. Nay bàn với ba về một chuyện quan trọng. Đánh giặc trên đường phố thì chọi lựu đạn hữu hiệu hơn hết. Mình rất cần có thật nhiều lựu đạn. Toàn thành có tới 350 đội cảm tử, ít nhất cũng phải một ngàn trái. Con thấy trong Hãng Ataka ở Sở Thùng có bộ phận sản xuất lựu đạn.
Ông Tám Mạnh mừng rỡ:
- Vậy hả? Để ba biểu tụi nó tháo gỡ mấy cái máy đó đem xuống ghe. Có gì mình chống đi, làm binh công xưởng lưu động.
- Phải là một chiếc ghe chài mới chứa hết các bộ phận…
- Chài thì chài, thiếu gì dưới bến? Con muốn chọn chiếc nào tùy ý. Chủ là Ba Tàu đã ôm bạc chạy chốn từ lâu rồi.
Nhờ sáng kiến của Hai Vĩnh, nhóm Tám Mạnh có một binh công xưởng lưu động sớm nhất, các nhóm khác trông thấy mà thèm, dù lực lượng của ông Tám chỉ một trung đội, đặt tên là Trung đội 2. Ông Tám giao trung đội này cho Hai Vĩnh chỉ huy. Từ đó Hai Vĩnh chính thức được phong “Chỉ huy trưởng Trung đội số 2”.
Có bộ đội thì phải đánh giặc. Đó là chuyện tất nhiên, Hai Vĩnh vận động được một lính Nhật dạy quân sự cho Trung đội 2. Anh chọn kỹ thuật tác chiến Nhật vì đánh Pháp phải đánh theo cách mới lạ, để chúng không thể đoán được mà đề phòng. Thành thật mà nói thì Hai Vĩnh vẫn còn mê cách đánh cảm tử kiểu Kamikazê lái máy bay đâm thẳng xuống tàu địch để rồi hy sinh luôn trong chiến thắng- như trong trận đánh Trân Châu Cảng mà anh đã được xem phim trước đó vài tháng. Trận đánh đầu tiên của Trung đội 2 là trận đánh tụi Nhật canh gác nhà đèn Chợ Quán. Trong trận này, khi vượt qua cầu Chữ Y, một chiến sĩ hy sinh liền được Hai Vĩnh tổ chức ngay lễ truy điệu, càng nung sôi bầu máu nóng của anh em thanh niên đang nô nức xin tòng quân. Tại Cầu Ván giáp ranh xã Bình Đăng, mười Thanh niên Tiền phong tự chặt chót ngón tay út gởi lên UBND xin được vào bộ đội. Bảy Trân đem mười ngón tay ngâm trong lọ cồn 90 độ giao Ủy ban theo yêu cầu của đám thanh niên ấy. Trong cuộc hợp tại Chợ Đệm sau khi báo cáo tình hình trong tổng Tân Phong Hạ, anh đưa lọ ấy ra cho mọi người chuyền tay nhau xem bằng chứng của lòng yêu nước trong vùng anh.
Bảy Trấn- sau mấy năm lặn vào bí mật nay trở về chiến đấu ngay trên mảnh đất quê hương của mình là Chợ Đệm- trách Bảy Trân:
- Anh báo cáo miệng được rồi. Mang lọ này tới hội nghị làm gì. Trông mấy ngón tay trắng phếu, xanh lè, thấy mà ghê!
Nhưng một lúc sau Bảy Trấn lại phát biểu khác:
- Nhìn cái lọ của anh Bảy Trân, tôi nhớ tới tổ tiên mình. Khoảng 8- 9, 10 năm trước, người dân Cần Guộc, Chợ Đệm đã đứng lên chống giặc như chúng ta ngày nay. Nhà thơ mù Đồ Chiểu đã vẽ lại hào khí Đồng Nai trong bài văn tế, tôi còn nhớ mấy câu thơ:
“Nhớ linh xưa.
Côi cút làm ăn, lo toan nghèo khó, chẳng quen cung ngựa, chưa tới trường nhung, chỉ biết ruộng dâu, ở cùng làng hộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.
Tập lao, tập giáo, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nào phải ai đòi, ai bắt, phen này làm ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, phen này quyết ra tay bộ hổ…”.
Nhờ binh vận, Trung đội 2 có được một số súng máy, hùng mạnh như quân chính quy. Hai Vĩnh quyết định ra quân lần thứ hai, đánh cầu Nhị Thiên Đường ở Xóm Củi. Đây là nơi bọn Pháp làm bàn đạp đánh ra vùng hai bên con đường số 5 từ Xóm Củi tới cầu Ông Thìn, dẫn tới quận Cần Giuộc. Muốn đánh tụi Tây ở đây, phải kéo quân đi qua một hàng rào phòng thủ do tụi Nhật đóng. Hai Vĩnh ngoại giao nhiều lần để Nhật nhắm mắt cho ta đi qua mà không kết quả. Anh quyết định đánh luôn bọn này. Chúng nó không yêng hùng như trong phim Kamikazê chút nào. Ngay loạt FM đầu, chúng đã bò càng. Sau đó Nhật đồn rùm: “Bình Xuyên có ông quan An Nam dữ lắm”. Từ đó, chúng chịu nhắm mắt cho ta đi ngang qua để đánh Tây ở cầu Nhị Thiên Đường. Trận này có tiến bộ hơn trận Nhà đèn Chợ Quán một chút, nhưng vẫn chưa gây được tiếng tăm gì. Hai Vĩnh quyết định đánh trận thứ ba: đón đánh tàu cá trên kinh Cây Khô. Tàu này thường kéo một đoàn ghe chài chở gạo, heo từ lục tỉnh về. Trung đội số 2 chưa đủ sức đánh, Hai Vĩnh nghĩ tới chuyện liên quân với bộ đội Ba Dương. Đề nghị này tới rất đúng lúc Ba Dương cũng muốn đánh một trận gây thanh thế. Bộ tham mưu liên quân họp bàn kế hoạch. Bộ đội Ba Dương chặn đánh khúc trên, bộ đội Hai Vĩnh đánh khúc dưới.
Bảy Rô và Hai Vĩnh gặp nhau tay bắt mặt mừng nhưng không có thì giờ để hàn huyên tâm sự vì chiếc tàu cá đã lù lù xuất hiện. Nó kéo theo một chiếc xà lan bọc sắt dùng làm lô cốt cố thủ. Phía sau là đoàn ghe chài bốn chiếc. Bên bộ đội Ba Dương có khẩu Trây-dơ do Chín Hiệp chỉ huy. Đơn vị này phục kích từ đầu hôm tới nửa đêm mới thấy tàu cá lù lù tiến tới. Tư Tình nhắm bắn phát đầu tiên. Không trúng. Tây trên sà lan phản giáo. Tư Tình trúng đạn hy sinh tại trận. Bảy Rô nóng lòng nói với Năm Hà:
- Cho tôi lãnh cây Trây-dơ. Tôi bắn nó không chìm, tôi chịu đứt đầu!
Năm Hà chưa gật, Bảy Rô đã cùng Chín Mập, Ba Bay khiêng khẩu súng đặt tại đám lá nhà Bà Kỳ. Phát thứ nhì trúng đích. Tàu cá lủi vô bờ. Trên sà-lan, tám thằng Tây xả súng chống cự. Đánh mãi tới 10 giờ sáng mới bắt được bốn thằng Tây. Tức thì hai cánh quân chèo tam bản, xông ra thu chiến lợi phẩm. Hai Vĩnh giải bốn thằng Tây đi trước. Bốn ghe chài chở đầy gạo, heo, khô, cá… hai bên tha hồ thu. Trên tàu cá có một tủ sắt, Hai Vĩnh cho khiêng xuống tam bản đưa về ông Tám Mạnh. Giữa chiến trận không tiện bửa tủ sắt ra chia, vụ này về sau là mối bất hòa giữa hai nhóm. Ba Dương trách Hai Vĩnh giữ riêng số tiền trong tủ sắt.
Vài ngày sau, các nhóm bộ đội nhận được thư mời họp tại Chợ Đệm để lập Mặt trận số 4 chạy dài từ Thủ Thiêm đến Cầu Sập phía Tây Nam. Đến dự hội nghị có đủ mặt Ba Dương, Năm Hà, Tám Mạnh, Hai Vĩnh… Trần Văn Giàu trình bày vắn tắt nội dung hội nghị là lập Mặt trận số 4:
- Tại sao lại lấy tên là số 4? Theo kế hoạch các chiến bảo vệ thành phố, ta lập 5 mặt trận: số 1 là Thị Nghè- Bà Chiểu, số 2 là Gò Vấp, số 3 Phú Thọ, số 4 là vùng của các anh và số 5 là nội thành. Tôi cũng xin giới thiệu với các anh: anh Bảy Trân đây sẽ là Ủy trưởng quân sự mặt trận số 4. Ủy ban chọn anh Bảy Trân vì nhiều lý do: Trước hết anh là người địa phương. Bên nội lẫn bên ngoại của anh đều ở An Phú, Đa Phước. Thứ hai, anh Bảy từng phụ trách vùng này trong thời gian 15 năm qua từ năm 30 đến nay… Thứ ba là anh Bảy đã sát cánh với ông Tám Mạnh trong vụ Nam kỳ khởi nghĩa năm 40. Các anh có đồng ý về việc chỉ định anh Bảy Trân làm Ủy trưởng quân sự của các anh không?
Mọi người đồng ý. Trần Văn Giàu nói tiếp:
- Bây giờ anh em bầu một người chỉ huy…
Không ai mạnh dạn giới thiệu, Bảy Trân nói:
- Theo tôi thấy thì bộ đội anh Ba Dương đông và có nhiều súng đạn hơn hết, còn bộ đội ông Tám Mạnh thì ít, nhưng được có kỷ luật tương đối. Về tuổi tác, ông Tám Mạnh là người cao niên hơn hết, tánh tình điềm đạm, đạo đức. Tôi đề nghị ta nên chọn ông Tám…
Hội nghị nhất trí bầu ông Tám Mạnh.

Truyện Người Bình Xuyên Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Nhỏ! Bỏ súng xuống!
Chưa dứt lời, súng đã nổ. Mười Nhỏ bắn gục tên lính vừa ra lệnh. Tức thì súng nổ như mưa. Mười Nhỏ bị thương đổ máu nhưng vẫn xách súng chạy xuống mé sông. Cả bọn đuổi theo, la hét vang rền, náo động cả vùng.
Bảy Rô vẫn ngồi bất động. Anh rất tỉnh: “Mình đang muốn giải nghệ. Đây là dịp may. Ngồi tù Khám Lớn có lẽ hay hơn đi ăn cướp”. Và anh ngoan ngoãn đưa hai tay lên cho lính còng.
Vài giờ sau, khi bị áp giải về nhà làng Tân Quy, Bảy Rô được biết Mười Nhỏ may mắn chạy thoát. Hai anh em Chơn, Chó cũng bình yên vô sự, có lẽ giờ này đang cùng chánh đảng về tới Hố Bần. Riêng Ba Đầu Hình thì bị tóm trong khi đang lặn ngụp trên sông Rạch Ong. Hắn cũng được đưa về nhà làng Tân Quy để sau đó lên xe cây về Khám Lớn cho có bạn với Lỗ Đạt đời nay.
Thế là cuộc phiêu lưu của Bảy Rô tạm thời chấm dứt tại một tòa nhà có vòng rào kiên cố và rộng gấp mười biệt thự của vua cờ bạc Sáu Ngọ. Tòa nhà nổi tiếng này tọa lạc tại số 69 đường Lagrandière (La-răn-de) thường được gọi là Khám Lớn. Nó nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn hoa lệ, sát bên pháp đình, nhà hình và dinh thống đốc Nam kỳ.
Bước chân vào ngôi nhà mới, Bảy Rô nhớ Hai Vĩnh hơn lúc nào hết. Nhớ bữa tiệc tại Nghi Xuân Lầu, nhớ lời khuyên rút từ bài học thuộc lòng sách Quốc văn giáo khoa thư. Anh lẩm bẩm ngâm:

“ Khôn nghề cờ bạc là khôn dại

Dại chốn văn chương ấy dại khôn...”
--!!tach_noi_dung!!--

đánh máy: Nguyễn Chí Hải
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 30 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--