551 – 479 trước Công Nguyên 1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử. Cha là một chiến sĩ anh dũng, nhưng chẳng may mất sớm vào năm Khổng Tử mới lên ba tuổi. Kế đó chẳng bao lâu, mẹ lại qua đời, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học, năm ba mươi tuổi đã là một nhà học vấn nổi tiếng. Năm đó, Khổng Tử bắt đầu nhận dậy học trò, là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, vốn chỉ con em vua quan, hàng quý tộc mới có dịp học hỏi từ chương. Khổng Tử sống vào một thời đại, về mặt chính trì, đang lúc chế độ phong kiến nhà Chu bắt đầu băng hoại, bởi chư hầu phân tranh, từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến quốc Khổng Tử tuy hành nghé dạy học, nhưng vốn nuôi chí tìm minh chúa, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không, Tư Khấu. Song, nhận thấy nhà vua cùng chư khanh tướng nước Lỗ chẳng thật lòng trọng dụng, bèn từ quan, dẫn một số môn đệ cùng chí hướng, đi chu du liệt quốc trong khoảng thời gian từ 54 tuổi, đến 68 tuổi, cố tìm cho được vị minh chúa nào, khả dĩ tiến nạp chính kiến của mình. Nhưng tiếc thay, đã phí mất mười bốn năm trời mà chẳng được như ý muốn. Trong khi thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì Ngài mất, thọ bảy mươi ba tuổi. Theo sự khảo cứu của học giả Lương Khởi Siêu, tuy sách Sử Ký có ghi, Khổng Tử đã từng bệ kiến bảy mươi hai vì vua, nhưng thật sự là chỉ có đến các nước Chu, Tê, Vệ, Trần mà thôi, họa chăng có ghé qua ba nước thuộc quốc của Sở là Diệp, Na Tống và Trịnh: Nếu đúng vậy, thì chưa ra khỏi biên giới của hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam ngày nay. Bởi trong thời gian Khổng Tử đi chu du liệt quốc, nhằm lúc cục diện tranh bá giữa Chư hầu ngày càng quyết liệt nhiều nước gặp cảnh binh đao, biến loạn bất an, thành thử chỉ có thể quanh quẩn giữa các nước nhỏ, như là Vệ, Trần, Tống, Tào, Trịnh mà thôi,lắm lúc lại gặp phải biến cố nguy nan: Lần thứ nhất, khi vừa mới đến Sứ Khuôn, trên đường sang nước Trần, người học trò đẩy xe cho Khổng Tử là Nhan Khắc. Có người bảo rằng, trước đó Nhan Khắc có mặt trong hiện trường Dương Hỗ tàn sát người Khuôn, lại khéo làm sao, gương mặt Khổng Tử hơi na ná Dương Hỗ, nên thầy trò bị dân làng bắt giam cả đám, định giết trả thù. Đang lúc nguy cáp, Khổng Tử bảo: "Khi Trời chưa có ý diệt Chu, vậy người Khuôn cũng chẳng làm gì ta đâu'. Sau đó, dân làng hiểu ra là sự ngộ nhận. Lần thứ nhì xảy ra ở nước Tống, Khổng Tử đang ngồi giảng bài cùng các môn đệ dưới gốc cây to, bỗng có tin Hoàn Thôi, quan Tư Mã nước Tống có ý định giết Ngài, đám đệ tử cả kinh, dục Khổng Tử tức tức lên đương tẩu thoát. Nhưng Ngài bảo: trời đã để đức cho ta, Hoàn Thôi chẳng làm gì được đâu, Chính Hoàn Thôi cũng ngại người đời khiển trách. nên đã. bỏ qua ý định đó. Lần thứ ba xảy ra ở nước Trần, khi Khổng Tử cùng đám học trò tới nước Trần, thì vừa lúc cạn lương thực, ngay nơi xứ lạ quê người chẳng biết phải nhờ cậy vào đâu, lại nhằm lúc trong số học trò có kẻ ngọa bệnh bởi thiếu ăn. Trò Tử Lộ nóng tánh, hỏi thầy: "Quân tử cũng (có ngày) bần cùng chăng?" Khổng Tử đáp: "Quân Tử dù nghèo nhưng kẻ tiểu nhân nghèo là hay làm bậy". Cứ theo ba trường hợp trên, chứng tỏ là một vĩ nhân, ắt phải kiên trì lý tưởng của mình với tinh thần bất khuất: Hơn nữa, để đạt tới điểm này, chẳng những chỉ cậy vào ý chí mà thôi còn phải có đạo hạnh lớn và trí tuệ cao nữa, không vì nghịch cảnh trước mắt mà nản lòng, như sách Luận Ngữ có câu: "Ngô thiếu giã tiện, cố đa năng bỉ sự (Thuở nhỏ ta nghèo, cho nên đã làm được những công việc thấp hèn chẳng hạn như Ngài đã từng làm thư ký kế toán và đi chăn cừu) Tóm tắt, suốt cuộc đời Khổng Tử đã được diễn tả trong sách Luận Ngữ với đoạn văn: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi trì thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ '. Khổng Tử đã bảo: - Ta lên mười lăm tuổi là có chí về học. Chữ "Học" đây là học vấn và học thuyết. Nghĩa là năm mười. lăm buổi, Khổng Tử đã lập chí trau dồi học vấn, nghiên mài học thuyết. - Đến năm ba mươi tuổi thì lập. Chữ "Lập" đây là lập thân, độc lập. Nhờ vào công phu nghiên cứu học vấn đã thành tựu nhất định, cho nên Ngài có một lập trường rõ rệt, là phải làm cái gì đó. Cái mà Khổng Tử định làm là, ra làm quan tham chính, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Song chẳng may lại gặp phải trở lực lớn, bởi quyền thế của tập đoàn thống trị đương thời, chỉ biết cấp công trục lợi, cho là mục tiêu chính trị của Khổng Tử quá cao siêu, khó có thề đạt tới được. Tuy nhiên, suốt đời Ngài vẫn cứ giữ nguyên lập trường đó, bất di bất dịch. - Sang bốn mươi tuổi (vẫn) không mê hoặc. Đã đến bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa đắc chí. Nhưng tâm nguyện chấn hưng văn hóa, cứu vớt thế gian của Khổng Tử vẫn không nguôi, dù gặp lúc trong xã hội thị phi bất phân, trắng đen vô định. Ngài hằng tâm niệm "Đến điều sống đục, sao bằng thác trong". Tử viết: "ái chi dục kỳ sinh, ác chi dục kỳ tử, ký dục kỳ sinh, hữu dục kỳ tử, thị hoặc giã (Thương thì muốn nó sống, ghét là muốn nó chết; đã mong nó sống, lại muốn nó chết, thế là mê hoặc rồi). Lời lẽ này của Khổng Tử, chẳng phải xuyên qua trình tự luận lý mà ra, hẳn là một lời nói thẳng thắn, đày trí tuệ mà Ngài đã thể nghiệm được ngay trong đời sống thực tế. Theo quan niệm của Khổng Tử, "Nó" đây tức là toàn dân. Đã năm mươi tuổi là hiểu được mạng trời. Xưa nay có nhiều lối giải thích về ý nghĩa của hai chữ "Thiên mệnh". Có nơi cho là "lẽ đương nhiên"; có chỗ bảo là "quy luật tự nhiên”. Nếu ta đối chiếu lại với đời sống hoạt động chính trị của Khổng Tử, và tham chiếu chữ "Mệnh" hoặc "Thiên Mệnh" đã xuất hiện nhiều chỗ trong sách Luận Ngữ, thì thấy chữ "Mệnh" có nghĩa là "hạn định", "giới hạn". Phàm là một con người, dù có vĩ đại đến mấy và sống được bao lâu đi nữa, cũng có lúc không thể làm được, hoặc không làm gì được, hay là có làm, nhưng rút cuộc chẳng thành tựu được. Năm Khổng Tử năm mươi tuổi là đang lúc giữ chức Tư Khấu tại triều, nhưng với cương vị thấp hèn này, đừng nói là thực hiện lý tưởng văn hóa chính trị, chỉ nguyên vấn đề nội chính của một nước Lỗ nhỏ bé, cũng chẳng ảnh hưởng được là bao. Đến chừng đó, tuy Khổng Tử vẫn giữ lập trường cố hữu, biết là chưa chắc đã làm nổi cũng cứ làm, nên Ngài đã bỏ công bỏ thì giờ, đi du thuyết các nước thử xem. Nhưng một khi tuổi đã về chiều, thì cơ may cũng chẳng còn là bao. Vì vậy Khổng Tử đã ngộ ra một lẽ: Dầu có cố làm đi nữa, cũng sẽ bị giới hạn bởi lằn mức của đời người. - Hai câu sáu mươi tuổi "nhĩ thuận" và bảy mươi "tòng tâm sở dục, bất du cư” đều là tả về cảnh giới đức độ của con người đạo hạnh. Vì tuổi đã về già mà sự nghiệp vẫn chưa thành đạt, Khổng Tử đành phải lui vào cảnh giới tu thân, lập đức, lập ngôn để đời. Phàm là một con người, sự thành tựu về công danh sự nghiệp, ngoài ý chí và tài năng ra, còn tùy thuộc điều kiện khách quan. Ngược lại, cảnh giới thăng tiến của bản thân, thì tự mình có thể làm chủ được Mặt khác, khi phấn đấu về sự nghiệp, thì phải tập trung toàn lực, theo đuổi mục tiêu cố định, còn việc tu luyện cho bản thân, là có thể gạt bỏ hết những gì nhắm vào mục tiêu cố định. Cho nên tai nghe chẳng thấy chướng, tự do suy tư và hành động theo ý riêng mình, nhưng cũng không vượt ra ngoài quy củ xã hội. Tinh thần bỏ qua mục tiêu cố định của Khổng Tử, có khác với tinh thần xả thân cứu thế của Giê Su Cơ đốc, cũng không có ý nghĩ tịch mịch như Thích Ca Mâu Ni, mà là hoàn toàn tự do cởi mở, thuộc về đời sống riêng tư của một người phàm tục. Sở dĩ đời sau suy tôn Khổng Tử là "Vạn thế sư biểu”, bởi Ngài đã mải miết dạy dỗ hàng ngàn học trò, để có được một lực lượng hùng hậu, thực hiện' lý tưởng của mình mà chưa hề cảm thấy mỏi mệt.