Đêm hốm ấy tôi ngủ rất ít. Tôi đã bị dằn vặt không phải vì những cơn ác mộng bất thần trong những quãng thời gian ngắn mà vì những lúc phải thao thức. Tôi dã bị ám ảnh bởi Ted suốt đêm. Tư tưởng thao thức về Ted còn tàn tệ hơn những cơn ác mộng. Tôi biết các giấc mơ đều không thật dù nó có cởi lên vai tôi. Nhưng tư tưởng thao thức thì nhất định là thật. Ted là một con người phi thường ngay từ hồi còn nhỏ. Mới lên ba tuổi, Ted đã tập đọc, nhờ má chúng tôi chỉ dạy với với những đầu đề lớn trên trang nhất của nhật báo phát hàng mỗi sáng. Những đầu đề vào thời đó là những bài nói về cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, về Guernica và Guadalajara (1), về sự trung lập ở Địa Trung Hải. Ted là cả một hỗn hơọp kỳ lạ: vừa mạnh mẽ và can đảm trong những khi hành động, vừa êm dịu trong những khi cần phải chịu đựng. Trong một lúc thao thức, tôi nhớ lại một hôm Ted đã bắt gặp hai đứa bạn, tất cả mới lên sáu đang lấy đuôi mấy con mèo con quấn cổ chúng cho tới khi chúng chết ngạt. Ted nổi giận như điên cuồng nhất định dánh hai đứa bạn cho chết luôn. Tôi liền kéo Ted ra và cố gắng giải thích với Ted rằng như thế là dùng bạo lực để chống bạo lực. Tôi lớn hơn Ted mười tuổi và tự cho mình vô cùng khôn ngoan. Mãi mấy năm sau tôi mới nhận thấy Ted có lý và chỉ có bạo lực mới chiến thắng được bạo lực.Khỏi cần lưu ý tới những giáo điều đạo Gia Tô làm gì. Đêm hôm đó thật dài, gấp đôi bình thườn,g vì những cơn ác mộng chập chờn và những tư tưởng thao thức. Những tư tưởng thao thức dằn vặt tôi nhiều nhất khi tôi nghĩ đến ba tôi và Laura ở Warrenton. Tôi phải gặp họ vào sáng ngày mai. Nhưng trước khi đi tôi phải thu xếp một vài công chuyện. Tôi bước xuống giường lúc bảy giờ sáng, cạo râu và thay quần áo rồi bắt đầu đi lo mọi việc. Quyết định cuối cùng của tôi buổi sáng hôm ấy, trong lúc liếc nhìn đôi mắt có quần thâm của tôi trong tấm kiếng dùng để cạo râu, là tôi chưa thể kể cho ba tôi và Laura nghe chuyện về Ted. Trong đầu óc tôi lúc này đang có quá nhiều điểm nghi ngờ Từ Warrenton tôi lái xe trở về Hoa Thịnh Đốn vào lúc gần năm giờ chiều, vừa kịp thì giờ đến thẳng nhà Dìllingham. Tôi may mắn, tìm được một chỗ đậu xe thuộc khu nhà ở đường R, ngay lối ra Đại lộ Conneticut, một vùng ngoại ô nửa quê, nửa tỉnh đầy những căn phố xưa cũ như bao khu ngoại ô khác của Hoa Thịnh Đốn, nơi tôi đã chào đời bốn mươi lăm năm về trước. Ngôi nhà mang số 2091 là một trong những căn phố này, một căn nhà hẹp, cao ba tầng và khá sang trọng, với mấy khung cửa sổ trên mái nhà ghi lại dấu vết của thời vàng son lúc gia đình nào cũng có thể mướn được người giúp việc nhà và cho người làm ở trên tầng thượng, tương tự một tầng lầu thứ tư. Đó là một ngôi nhà xinh xắn, đã được xây cất trong khoảng từ năm 1900 trở về sau, với một khung hình bán nguyệt phía trên cửa trước. Hiện giờ cửa được sơn màu đỏ tươi. Ngôi nhà đúng theo tấm danh thiếp của Dillingham khiến cho tôi hết sức kinh ngạc. Trên mặt cửa là một dấu hiệu kỳ lạ và một cái tên The Hermes Corp Xuất Nhập Cảng. Không có ai trả lời tiếng gõ cửa của tôi. Tôi xoay thử quả nắm và nhận thấy cửa không có khóa. Khi tôi bước vào bên trong, một người đàn bà trẻ tuổi từ một khung cửa khác bên phải cũng vừa bước ra/ Tôi liền bảo: - Tôi có hẹn với ông Dillingham. - Chắc ông là ông Dunbar. Ông đợi một chút. Nói đoạn nàng nhấc điện thoại lên và bấm một cái nút. - Thưa ông Dillingham, ông Dunbar vừa đến. Nàng mỉm cười với tôi và dẫn tôi đi trở qua khung cửa bên phải. Dillingham đứng dậy và bước ra khỏi phía sau bàn giấy, đưa bàn tay cho tôi bắt. Căn phòng trang hoàng theo lối Đan Mạch thật sang trọng và tối tân. Bàn viết bằng gỗ hồ đào, mấy chiếc ghế bành thấp bọc vải đỏ, cái bàn nước dải bằng cẩm thạch, và chiếc trường kỷ đều hòa hợp với nhau. Treo trên ba mặt tường là mấy bức tranh vẽ lại bức “ Sao chiềủ ( Star in the rays of the Descending Sun) của Joan Miro, một bức họa ảnh chân trời của Bernard Buffet, và bức “ Nằm Xuống (Lying Down) của Paul Klee. Mặt tường thứ tư được che kín bằng một tấm vải màu tựa hồ phía sau là một khung cửa sổ rộng, mà tôi biết chắc không có. Đó là bức tường chungvới nhà bên cạnh. Dillingham mở lời: - Cám ơn ông đã đến. Dunbar, ông hãy ngồi xuống đây. Tôi nhận thấy ông ta dùng lối gọi quen thuộc của người Anh, bằng chữ tên cuối. Chúng tôi cùng ngồi xuống hai bên cái bàn nước. Cô gái ở phòng ngoài trở vào với hai cái tách màu xanh xinh xắn và một bình trà bọc trong một cái giỏ ủ. Dillingham nhếch đôi mày xám với tôi và tôi gật đầu. Ông ta rót trà cho cả hai chúng tôi và chúng tôi uống từng hớp trong im lặng một lúc; Rồi tôi bảo: - Đây là loại trà Earl Grey? Ông ta đáp: - Vâng, tôi đã nhiễm thói quen uống trà trong thời gian ở Cambridre. Ông ta lại uống trà nóng một cách thận trọng rồi đặt tách xuống và nói tiếp: - Dunbar, tôi chắc chắn ông đang thắc mắc đây là chuyện gì. Tôi có thể phác họa sơ lược cho ông nghe để tránh nhiều câu hỏi phiền phức? - Xin ông cứ trình bày. - Trước hết, tôi xin hỏi ông một câu. Ông vẫn còn giữ giấy tờ bảo đảm an ninh chứ? - Hình như ông biết mọi chuyện về tôi, tại sao về điểm này ông lại không rõ? - Ông đã xuất ngoại quá nhiều. - Vâng, tất cả vẫn còn đầy đủ. Tôi đã xin được từ năm 1948, lúc tôi đi tham dự một cuộc họp báo về những cuộc thí nghiệm nguyên tử ngoài khơi Thái Bình Dương. Tôi đã cất giữ cẩn thận. Hằng năm tôi vnẫ đi công tác tại SHAPE [2].Tại sao ông hỏi tôi về chuyện này? - Bởi vì những điều mà tôi sắp sửa kể cho ông nghe được xếp vào loại trọng yếu. - Tôi đoán ông sắp cho tôi biết ông là CIA? - Ông đoán không đúng, bởi vì tôi không phải. Đầu tiên, tôi muốn nói Hermes quả thật là một công ty thực hiện cái nghiệp vụ xuất nhập cảng. Các tầng lầu khác của cao ốc này đều đầy đủ hồ sơ của công ty. Nhưng đó cũng là cái bề ngoài. Chắc ông sẽ tin tôi hơn nếu tôi nói rằng bất cứ một điểm khả nghi nào về cái bề ngoài này sẽ gây tai hại trầm trọng cho nền an ninh của quốc gia, ít nhất là trong giai đoạn hiện tại - Ông Dillingham, ông khỏi cần phải nói vòng quanh. Tôi chỉ tin ông, nếu ông có thể cho tôi xem một chứng minh thư hợp lệ. - Đúng. Tôi biết trước sau gì ông cũng sẽ nói câu đó. Như thế này hợp lệ chứ? Ông ta lấy một tấm bìa bọc nhựa từ túi trong của áo vét và đặt nhẹ lên bàn. Tôi nhìn qua và biết ngay đó là một loại thẻ của Bộ Quốc Phòng, với khuôn dấu nổi màu vàng thật lớn. - Vâng, tôi đã trông thấy loại giấy này. Nhất định không phải CIA. Nhưng thế thì ông thuộc cơ quan nào. - Tôi không muốn lễ lễ dông dài khiến cho ông phải mất thì giờ vô ích. Nói một cách tóm tắt, có một số người không bằng lòng để cho CIA bao thầu mọi việc - Lẽ dĩ nhiên họ không đủ sức làm nổi và họ cũng không có ý định như thế. CIA là một tổ chức thâm lượm tin tức theo đúng điều lệ của nó. Tôi xen lới: - Khi nào họ không hoạt động ra ngoài điều lệ của họ. Đến trang 36 Chương 2 (b) Đôi mắt dưới hàng lông mày xám tro của ông ta chăm chú nhìn tôi nhưng hình như ông ta không nghe câu nói móc của tôi: - Tổ chức của chúng tôi thì lại khác. Nó được lập ra để giải quyết các vấn đề bảo toàn tin tức- tức là giữ gìn tin tức. Nó không phải là tình báo, cũng không phải là gián điệp, mặc dầu một đôi khi chúng tôi buộc lòng phải bước vào trong cả hai lãnh vực này vì lý do tự vệ thật sự. Chẳng hạn, giả sử một khoa học gia nào đó ở Hợp Chủng Quốc đang thực hiện một công trình mà kẻ thù cũng như bằng hữu của mình đều muốn tìm hiểu. Phận sự của tồ chức chúng tôi là bảo toàn cho tin tức trọng yếu không bị tiết lộ, bị lấy trộm, bị đưa đi xa, hoặc bị tình nghi, nếu chúng tôi có thể làm tròn sứ mệnh. - Tôi hiểu. Và chính vì vậy ông đã lưu tâm đến cái chết của người em trai tôi. - Vâng. - Và ông sẽ kể cho tôi biết những gì em tôi đang làm? Dillingham không trả lời ngay. Ông ta đứng dậy và lấy cái ống điếu trên mặt bàn. Đó là một cái ống điếu cũ mèm, không được đánh bóng, có thể tìm thấy hàng chục trong tiệm Bertram, thứ mà giới cảnh sát, công an vẫn thường dùng vì giá tương tương đối rẻ. Ông ta nhồi thuốc vào đầy và châm lửa rồi mới trở về ghế và nói tiếp: - Thật tình, tôi không muốn kể cho ông nghe một chút nào, nhưng tôi sẽ kể nếu được ông giúp đỡ một vài công việc. Vì lẽ đó, tôi đã hỏi rõ về giấy tờ an ninh của ông. Ông ta ngửa người ra trong một chiếc ghế bành và thổi một cuộn khói xanh lè lên trời. Cuối cùng ông ta bắt đầu kể: - Cách đây sáu năm, một thiên tài điện tử Pháp đã phát minh, hay khám phá, một nguyên lý đơn giản như trò chơi trẻ con, mà ông cũng như tôi không thể nào hiểu nổi dù có được giảng giải cặn kẽ. Mạch điện này được bỏ vào trong một chiếc hộp nhỏ màu đen, kích thước và hình dạng tương tự một hộp xì gà loại thường. Kể từ khi chương trình không gian cần dùng tới, người ta đã tạo được nhiều tiến bộ trong vấn đề rút gọn lại. Cắm vào bất cứ nguồn điện nào - chỉ cần một lỗ tiếp điện trên tường – và vặn lên, cái hộp nhỏ này sẽ tức khắc làm tê liệt mọi hoạt động về điện và điện tử trong một vòng tròn bán kính hơn ba mươi cây số. Nó sẽ tiêu diệt tất cả ra di ô, ra đa, truyền hình, trắc viễn, viễn thông, các hệ thống điều khiển, các hệ thống đốt và mọi ứng dụng khác của điện tử cùng điện thường, ngoại trừ - và đây miớ là phép lạ thật sự - ngoại trừ năng lượng do chính nó cấp phát. Nó không gây ra thiệt hại nào mà chỉ làm vô hiệu hóa tất cả. Tôi liền bảo: - Tôi đã nghe nói về chuyện đó. - Chúa ơi, ông nói đùa! - Đâu có. Cách đây độ chừng năm năm, trong lúc đi công tác tại Ba Lê, tôi đã nghe nói sơ lược về chuyện này trong một bài thuyết trình của một kỹ sư điện tử. Hồi ấy dường như vấn đề đó không được tán thưởng. Dillingham hít một hơi thở dài một cách khác thường và từ từ thở ra. - Ông làm tôi hoảng hồn. - Không, thời ấy nó không được tán thưởng như hiện giờ, vì một lý do rất chí lý. Bởi vì nó có thể làm tê liệt mọi hoạt động bạn cũng như địch. Do đó, người ta chỉ xem như đó là một trò chơi phá rối. Người ta dẹp nó sang một bên, chỉ thỉnh thoảng đem ra bàn luận lại như thuyết trình viên điện tử năm đó. Ông ta ngừng nói một lát để đốt lại chiếc ống điếu đã tắt trên tay ông từ lúc nào. - Nhưng một chuyện khác lạ đã xảy ra. Người em của ông đã nghiên cứu vấn đề này mà không hay biết gì về viên kỹ sư người Pháp. Những vụ trùng hợp như thế thỉnh thoảng vẫn xảy đến. Nhưng người em của ông đã tiến xa hơn. Ông ấy dã khuyéch đại tầm hữu hiệu của hộp điện – Lên nhiều lần - đầu tiên là hai trăm cây số, rồi hai ngàn và năm ngàn. Sau đó, ông ấy lại dùng một kỹ thuật di tản để uốn cong tầm hoạt động, nhờ vậy nó có thể chạy vòng quanh quả địa cầu. Tuy nhiên ông ấy vẫn không thỏa mãn với kết quả đó, bởi vì mặc dầu tầm hiệu lực đã gia tăng vấn dề chính yếu vẫn chưa được giải quyết. Bởi vậy ông ấy cứ tiếp tục nghiên cứu cho đến lúc ông ấy đã thành công. - Ông muốn nói em tôi đã tìm ra một cácg che chở cho máy móc của mình không bị cái hộp đó làm tê liệt? - Không. Người ta đã làm thử, nhưng dụng cụ cần phải trang bị quá nặng nề chỉ có những cao ốc lớn mới đủ chỗ chứa. Ngay cả những chiếc tàu thủy cở lớn cũng không đủ sức chở nổi, còn nói gì tới những phi cơ và hỏa tiễn. Điều em ông đã thực hiện là tìm một cách khiến cho cái hộp đen nhỏ kia biết phân biệt, chỉ làm tê liệt dụng cụ của kẻ địch, và chừa dụng cụ của mình ra. Đó là một vấn đề liên quan đến tần số, tôi hiểu, nhưng tôi không sao giải thích được. Chắc ông có thể hiểu vì sao. Tôi bảo: - Chuyện có vẻ hữu lý. Ted vốn là một chuyên viên đạc biệt nghiên cứu các tần số và rất giỏi về vấn đề này. Năm ngoái có một lần em tôi đã đưa tôi đi nghe một buổi hòa nhạc của ban nhạc hoà tấu Luân Đôn và đã nhận ra một tiếng còi ở bên ngoài phòng thấp hơn tiếng kèn oboe một phần tư âm độ. Về phần tôi thì tôi chẳng nghe một tiếng nào. Dillingham gật đầu: - Ông ấy đã hoàn toàn thành công. Ông ấy thử lại đủ mọi cách, và bất cứ trường hợp nào cũng tốt đẹp. Tôi nghĩ ông có thể hiểu đây là phương pháp phòng thủ gần như hoàn hảo nhất dể chống lại bất cứ gì. - Ngay cả hỏa tiễn, nếu nó làm đảo lộn các hệ thống điều khiển. - Nó làm được. Nó lại còn có thể khiến các hoả tiễn quay trở về căn c&ư xuất phát, nếu biết cách điều động. Nói tóm lại chẳng những mình có một phương tiện chống lại mọi thứ khí giới mà tự nó có thể xem là một thứ khí giới tuyệt luân, hoàn toàn theo ý mình. Nhưng tôi chắc ông thừa hiểu tình trạng trái ngược. - Vâng. Nếu một kẻ nào khác chiếm đoạt được phát minh kỳ diệu này. - Đúng thế, Cán cân lực lượng không thể giữ thăng bằng mãi mãi. Các phương pháp ngăn ngừa không thể có hiệu lực một trăm phần trăm. Tôi vừa uống trà vừa ngước mắt nhìn Dillingham. Bây giờ ông ta không còn mỉm cười. Ông ta đang đăm đăm nhìn tôi một cách kỳ lạ trong lúc tay gõ chiếc ống điếu để cho tro rơi ra ngoài. Tôi hỏi: - Tôi muốn nói phải chăng có người khác – ngoài em tôi – đã biết được bí mật này? Ông ta đáp: - Không thể biết hết. Đây chính là điểm đang làm tôi điên đầu. Ông nên hiểu (ông ta dừng lại và uống ngụm trà cuối cùng) các họa đồ cất trong tủ sắt tại hãng RIEC không được đầy đủ. Một bộ phận chính yếu- bộ phận của mạch điện làm cho cái hộp đen phân biệt được mình với những hoạt động điện và điện tử của địch – đã bị thiếu. - Thiếu? - Không có trong tập họa đồ, cũng như trong cái hộp đen. Bộ phận đó ở ngay trong đầu của em ông. Ông ấy không bao giờ vẽ thành họa đồ và không bao giờ để bộ phận đó trong cái hộp. Ông hiểu, chính chúng tôi đã yêu cầu ông ấy điều này. Chúng tôi đã nghĩ rằng đó là một cách bảo mật an toàn nhất. Tôi cảm thấy bối rối và chắc hẳn đã lộ ra mặt. Ông ta cười một cách gay gắt. Tôi bảo: - Tôi không hiểu rõ. Hình như ông nghĩ rằng có kẻ đã giết em tôi để đoạt bộ phận đó. Chắc hẳn bộ phận này giấu đâu đó trong hà em tôi. 6 Bộ phận đó tự nó không nghĩa lý gì với bất cứ ai không có phần còn lại của cái hộp đen. Nó cũng không thể dùng trong hệ thống máy móc của nước khác, như Pháp chẳng hạn. Nhưng ông đang bỏ qua một điểm. Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi, người nghiêng về phía trước. - Dunbar, tôi xin đặt lại cho ông với hình thức một câu hỏi - một câu hỏi phân làm hai. Do đâu ông tin chắc em ông đã chết? Và do đâu ông tin chắc chúng tôi nghĩ rắng em ông đã chết? Tôi dám quả quyết không một ai, dù phớt tỉnh đến đâu, có thể dửng dưng trước một trường hợp như thế này. Các bạn đồng hội với tôi trong Thủy Quân Lục Chiến vẫn thường gọi tôi là “ Mặt Đá “ mỗi khi họ nghĩ tôi không thèm nghe ai nói gì. Nhưng tôi biết mặt tôi nhất định đang bộc lộ cơn xúc động này. Khóe miệng của Dillingham co rút lại trong lúc ông ta chăm chú nhìn tôi. Tôi đứng vụt lên và bước tới kệ để tạp chí ở sát bức tường bên cạnh cửa. Tôi nhớ đã trông thấy một tờ Scientific American trên kệ cùng với các thứ khác. Tôi nhớ đã cầm tờ báo lên và lật qua một lát trong lúc tôi cố dằn cơn giận đang đốt cháy khắp người tôi. Một hồi sau, tôi buông tờ báo xuống kệ, nghe tiếng nó rơi lên mặt gỗ đánh bóng. Tôi lấy một hơi thở dài và trở về ghế. Dillingham lại nói tiếp: - Dunbar, ông nói cho tôi biết đi. Quả thật ông xúc động đến thế hay sao? Tôi bảo: - Chỉ còn một chút xíu nữa là tôi giết ông. - Tôi có thể hiểu điều đó. - Tôi nói thiệt chứ không phải đùa đâu. Ông muốn giải thích rõ ông ngụ ý gì, hay là muốn tôi bắn một phát cho vỡ tan đầu ông ra. Ông ta vẫn trầm tĩnh đáp lại: - Ông có thể làm việc đó một cách dễ dàng. Nhưng nó vẫn sẽ không thay đổi gì hết. Lẽ tất nhiên tôi sẽ giải thích. Nhưng bây giờ đã gần bảy giờ rồi, và tôi không muốn bắt cô thư ký của tôi phải về quá trể. Ông vui lòng để tôi mời ông một ly rượu như tôi đã hứa với ông, và nếu tiện xin mời ông ăn cơm tối luôn thể. [1] Guernica và Guadalajara: hai thành phố của nước tây Ban NHa nơi xảy ra những trận đánh ác liệt trong cuộc nội chiến của nước này hồi 1937 ( Chú thích của dịch giả ) [2] SHAPE (Headquaters of Allied Powers in Europe )