Bảo Ngọc đang ở trong buồng Đại Ngọc nói chuyện con chuột, chợt Bảo Thoa đến chế Bảo Ngọc về việc tiết nguyên tiêu vừa rồi không nhớ điển “Lục lạp”. Ba người ngồi cười đùa chế giễu lẫn nhau. Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong đi ngủ ngay, lỡ ra không tiêu, hoặc đêm không ngủ được sẽ sinh bệnh. May có Bảo Thoa đến chơi, cùng nhau cười đùa làm cho Đại Ngọc không buồn ngủ nữa. Bấy giờ Bảo Ngọc mới yên lòng. Chợt bên buồng Bảo Ngọc có tiếng om sòm, mọi người lắng tai nghe. Đại Ngọc cười nói: - Thôi lại bà vú của anh cãi nhau với Tập Nhân rồi. Tập Nhân đối với bà ấy vẫn tử tế, mà bà ấy cứ quát mắng luôn, thế mới biết là già hay trái tính. Bảo Ngọc muốn chạy về, Bảo Thoa kéo lại nói: - Không nên lôi thôi với bà ấy, già hay lẩm cẩm, nhịn đi một tí là hơn. - Biết rồi. Nói xong Bảo Ngọc chạy về, thấy vú Lý đương chống gậy đứng mắng Tập Nhân: - Con đĩ ranh này vô ơn, công tao cất nhắc mày lên, nay tao đến đây, mày lại làm bộ làm tịch, nằm ngửa trên giường, không thèm chào hỏi một câu. Mày là giống cáo thành tinh, chỉ tìm cách cám dỗ Bảo Ngọc để nó nghe mày không nhìn đến tao. Mày chẳng qua là con hầu nhỏ mua bằng mấy lạng bạc mốc đem về đây. Thế mà mày đã sinh yêu sinh quái ở nhà này! Liệu hồn đấy! Tao thì lôi cổ mày ra đem gả cho một thằng ranh con nào đấy, xem mày còn giở thói yêu tinh cám dỗ Bảo Ngọc nữa thôi! Tập Nhân chỉ tưởng vú Lý cáu vì vú vào mà mình nằm lỳ không dậy, nên phân trần: "Vì tôi ốm, phải trùm đầu cho ra mồ hôi, nên khi u vào tôi không trông thấy". Sau nghe thấy những câu "cám dỗ Bảo Ngọc", "gả cho thằng ranh con", thì vừa xấu hổ, vừa ức, khóc òa lên. Bảo Ngọc nghe thấy vậy, rất khó chịu nhưng không biết làm thế nào, đành phân trần hộ Tập Nhân: "Ốm đang uống thuốc… Nếu u không tin, cứ hỏi a hoàn khắc biết.” Vú Lý nghe thấy thế, lại càng làm già: - Cậu chỉ biết bênh con ranh ấy, còn chả biết tôi là ai nữa? Tôi biết hỏi ai? Bây giờ ai chẳng vào hùa với cậu, chẳng bị con Tập Nhân nó cám dỗ? Tôi biết hết cả rồi. Tôi với cậu hãy đến phân trần trước mặt cụ và bà Hai: vì có sữa tôi, cậu mới lớn được thế này, nay không cần bú nữa, cậu gạt tôi ra một xó, dung túng bọn con hầu khinh rẻ tôi! Vú Lý vừa nói vừa khóc. Bấy giờ Đại Ngọc, Bảo Thoa cũng đến khuyên ngăn: - Thôi u rộng lượng tha thứ cho họ. Vú Lý thấy họ đến, liền kể lể hết nỗi uất ức bấy nay: nào chuyện uống nước trà, Phiến Tuyết bị đuổi, chuyện ăn bánh sữa hôm qua. Nói lải nhải mãi không dứt. May sao lúc ấy Phượng Thư đang ở trong buồng tính sổ, nghe thấy tiếng ồn ào ở phía sau, biết là vú Lý già giở chứng, gắt mắng a hoàn của Bảo Ngọc, lại gặp hôm thua bạc, cáu lây sang cả người khác. Phượng Thư liền chạy sang ngay, kéo tay vú Lý cười nói: - U đừng nóng tính thế! Nhà vừa mới có tiệc mừng xong, cụ mới vui vẻ được ít ngày. U là bậc có tuổi, người nào làm rầm rĩ u ngăn cấm đi mới phải, lẽ nào chính u lại không giữ phép tắc la hét ầm nhà, làm cho cụ bực mình. Ai hỗn với u, tôi sẽ đánh nó cho. Bên nhà tôi mới nấu thịt chim trĩ còn nóng, mời u sang uống rượu với tôi. Phượng Thư vừa nói vừa dắt vú Lý đi, lại gọi "Phong Nhi! Mang gậy và lấy khăn lau mặt cho vú Lý!" Vú Lý thất thểu theo Phượng Thư đi ra, còn ngoái cổ lại: - Tao già rồi, chẳng cần gì nữa. Hôm nay tao liều, chẳng giữ phép tắc, làm rầm rĩ một phen, dù có mất thể diện cũng còn hơn chịu tức khí với con đĩ kia! Bảo Thoa, Đại Ngọc thấy Phượng Thư dàn xếp như thế đều vỗ tay cười: - Nhờ có trận gió nào mới lôi được mụ ấy đi. Bảo Ngọc lắc đầu: - Không hiểu cái nợ ấy từ đâu đến, cứ nhè vào người hiền lành mà bắt nạt. Cũng không biết cô nào cứ hay gây chuyện, để mụ ấy làm ầm lên. Tình Văn đứng cạnh nói: - Ai có hóa rồ mà gây chuyện với mụ ấy? Đã gây chuyện thì có gan nhận, cần gì để liên lụy đến người khác. Tập Nhân vừa khóc vừa kéo tay Bảo Ngọc: - Tôi đã có lỗi với vú ấy, cậu lại vì tôi mà có lỗi với người ta. Via mẹ thực khờ thay,Con hiền cháu thảo ai thấy đây!!Sĩ Ẩn nghe thấy, lại ngay trước mặt hỏi:- Người đọc những câu gì mà chỉ nghe thấy “hảo liễu” “hảo liễu” thôi.Đạo sĩ cười đáp:- Nếu đã nghe thấy hai chữ “hảo” và “liễu” thì cũng đáng khen cho ngươi là sáng suốt. Phải biết muôn việc ở đời “hảo” tức là “liễu”, “liễu” tức là “hảo” nếu không “liễu” thì không “hảo”, mà muốn “hảo” thì phải “liễư”. Vì thế bài hát này ta gọi là bài “hảo liễu ca”(17).Sĩ Ẩn vốn người thông minh, nghe nói thế, trong bụng tỉnh ngộ ngay, liền cười nói:- Hãy thong thả! Để tôi giải nghĩa bài “háo liễu ca”, người nghĩ thế nào?Đạo sĩ cười bảo:- Nhà ngươi cứ giải nghĩa đi.Sĩ Ẩn đọc luôn:Giờ đây lều cỏ vắng tanh,Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường!Giờ đây cây cỏ ngổn ngang,Trước kia vũ tạ ca trường là đây,Xà chạm kia nhện giăng đầy.Màn the nay rũ cạnh ngay cửa bồng.Xưa sao phấn đượm hương nồng.Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu?Bãi tha ma có xa đâu,Là nơi màn thắm là lầu uyên ương.Hôm kia đầy những bạc vàng.Phút đâu hành khất bên đường là ai?Những tham số phận của người,Biết đâu mình đã sa nơi vũng lầy?Trai thời dạy những điều hay,Ngờ đâu trộm cướp sau này xấu xa.Gái thời kén cửa chọn nhà,Ngờ đâu nhắm chỗ yên hoa rơi vào!Mũ the chê nhỏ hay sao,Để gông cùm phải vương vào đáng lo.Trước manh áo rách co ro,Mảnh bào giờ khoác lại cho là dài.Ầm ầm trên chốn vũ đài,Người kia vừa xuống thì người này lên.Thực là dại dại điên điên,Quê ai mà nhận là miền làng ta.Quay đầu giờ mới tỉnh ra,May quần áo cưới đều là vì ai!Đạo sĩ khiễng chân nghe xong, vỗ tay cười nói:- Giải nghĩa rất đúng! Giải nghĩa rất đúng!Sĩ Ẩn nói:- Chúng ta đi thôi.Rồi đỡ ngay cái nải trên vai đạo sĩ, đeo lên lưng, cùng với đạo sĩ ra đi vùn vụt, không về nhà nữa.Tin ấy đồn ầm ngoài phố, người nọ nói với người kia cho là chuyện lạ. Họ Phong nghe vậy, khóc ngất đi nhiều lần, rồi bàn với bố cho người đi tìm các nơi, nhưng nào thấy tung tích! Không làm thế nào được, họ Phong đành ở nương nhờ bố mẹ cho qua ngày. May sao có hai a hoàn theo hầu bên mình, ba thầy trò ngày đêm khâu vá lấy tiền giúp thêm bố mẹ. Phong Túc hàng ngày cứ nói ra nói vào, nhưng không làm thế nào đượcMột hôm, a hoàn nhà họ Chân ra ngoài cửa mua chỉ, nghe thấy đường phố có tiếng quát tháo. Mọi người đều nói: “Quan mới đã đến!” A hoàn nấp trong cửa, thấy quân lính hàng đôi đi trước, một cỗ kiệu lớn rước một vị mặc áo mũ đại trào theo sau. A hoàn giật mình nghĩ bụng: “Ông quan này trông quen quen, hình như mình đã gặp ở đâu rồi?” Rồi nó vào nhà, cũng không nghĩ đến nữa. Đến tối, lúc sắp đi nghỉ, chợt có tiếng gò cửa, nhiều người nói ồn ào: “Người nhà của quan huyện đến hỏi có việc!” Phong Túc nghe thấy sợ tái người, không biết cớ tai vạ gì........................................(1). Hồi này có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất bắt đầu từ câu: “Người làm sách xin nói” đến câu “Ai hay thú vị chứa đầy ở trong”, nói tóm tắt nguyên uỷ nội dung của cuốn truyện và dụng ý của tác giả. Thí dụ Chân Sĩ Ẩn, Giả Vũ Thôn... đều là báo trước những điều sẽ nói ở hồi hai. Đây là một lối văn ký thác, ẩn ẩn hiện hiện, thực thực hư hư, một nghệ thuật đặc biệt, khác với các tiểu thuyết diễn nghĩa; còn phần thứ hai mới bắt đầu vào chính truyện.(2). Chân Sĩ Ẩn và Chân Sự Ấn (dịch nghĩa là “giấu những sự thực”) theo âm Trung Quốc đọc giống nhau. Tác giả có ý dùng ba chữ Chân Sĩ Ẩn đặt tên cho nhân vật đầu tiên trong truyện để nói nội dung toàn bộ cuốn truyện là giấu sự thật đi mà nói như là một chuyện chiêm bao.(3). Nguyên văn chữ Trung Quốc “Giả ngữ thôn ngôn”. Chữ “giả ngữ thôn” đọc cũng giống như “Giã Vũ Thôn”.(4). Truyện thần thoại: Trước kia trời chưa kín hẳn, họ Nữ Oa luyện đá năm sắc lên vá trời.(5). Theo thuyết nhà Phật, phàm cái gì giác quan không cảm thấy được thì gọi là “không”, cái gì giác quan cảm được thì gọi là “sắc”.(6). Gương báu để coi việc gió trăng, tức là việc tình duyên, gương soi để khuyên răn người đời.(7). Theo Thần thoại Trung Quốc từ lúc mới có trời đất, trời nghiêng về phía tây bắc, đất trũng về phía đông nam.(8). Thân hào trong làng.(9). Đường thư chép: nhà sư Viên Quan gặp Lý Nguyên, trỏ viên đá ở Tam Giáo: “Đây là chỗ thác sinh của ta, 12 năm sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở đây”. Đến đêm, Viên Quan chết, 12 năm sau, Lý Nguyên lại đến chỗ cũ, gặp một mục đồng, tức là Viên Quan. Về sau người ta dùng điển này để chỉ cuộc tình duyên của một đôi trai gái, phải trải qua kiếp khác, có khi phải trải qua ba kiếp, vì thế gọi là tam sinh.(10). Hòn đá thiêng.(11). Cõi đời đáng oán giận vì phải chia lìa nhau.(12). Quả chứa những tình riêng bí mật.(13). Nước để tưới sự buồn.(14). Theo thuyết nhà Phật, ba ác đạo: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ gọi là hố lửa.(15). Lăng hoa kính. một thứ gương quý ớ lẩu trang, cũng dùng để ví người đàn bà đep. Chữ lăng ở đây còn ẩn giấu một sấm ngữ, vi Anh Liên về sau bị Bàn Tiết cướp lấy làm tiểu thiếp, đổi tên là Hương Lăng.(16). Ngày rằm tháng giêng, còn gọi là tiết hoa đăng.(17). Bài hát này trong nguyên văn, chữ cuối trong câu thứ nhất đều là chữ “hảo” là tốt, chữ cuối cùng của các câu thứ hai và thứ tư đều là “liễư” là hết, cho nên gọi là “hảo liễu ca”.