Tác giả Tác phẩm (C)
CHIẾC XE LĂN TRÊN ĐƯỜNG “BẠT MẠNG”

::: Nguyễn Văn Lập :::
(Nhật báo Viễn Đông – Mẹ Việt Nam – Khoẻ Đẹp 7/2000)

Khoảng 300 quan khách thân hữu và một số các cơ quan truyền thông báo chí đã đến tham dự buổi ra mắt “Tiếng Hờn Chân Mây” của nhà văn Trần Thy Vân, vào trưa ngày Chủ Nhật 16/7/2000 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, thành phố Santa Ana, Calif.
Trong phần nhận định về quyển sách, Giáo sư Trần Đức Thanh Phong nói, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dù thất bại hay chiến thắng vẫn giữ vững tấm lòng yêu nước và trung thành với Tổ Quốc làm kẻ thù phải kiêng nể.
Nhà văn Thảo Trường cho rằng, quyển sách tưởng như hư cấu nhưng là những chuyện đã xảy ra trong đời sống thực của những người lính. Trần Thy Vân không phải là kẻ bại trận như anh đã tự nhận, vì anh đã bị thưong giải ngũ một năm trước ngày mất nước. Lời văn của tác giả rất sâu sắc, tinh tế và súc tích. Ngoài tài viết văn tác giả còn là một nhà thơ.
Nhà báo Lý Kiến Trúc, báo Văn Hoà, nói đoạn gặp lại kẻ thù cũ, cả hai không còn coi như là những người thù trước kia nhưng tác giả vẫn giữ được bản sắc của người sĩ quan chỉ huy đại đội, thẳng thắn, không khoan nhượng nếu không muốn nói là rất hãnh diễn làm một cấp chỉ huy của QLVNCH. Người Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân, năm xưa đã làm cho viên Đại Đội Trưởng C7 tên Đường của bộ đội Bắc Việt cũng như một số bộ đội phải cảm nể. Điều này làm cho Trần Thy Vân thêm tư thế để thuyết phục cả hai bên, những người từng đối mặt trong các mặt trận tây nam Huế và Quảng Trị phải có cái nhìn đứng đắn về tinh thần chiến đấu anh dũng của QLVNCH.
Nhà báo Đặng Trần Vũ trong phần giới thiệu về tiểu sử của tác giả, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của “Tiếng Hờn Chân Mây” là tiếng thét oán hờn cho vận nước đau thương, cho thân phận lưu vong của người lính. Trần Thy Vân tuy tàn phế đôi chân nhưng vẫn hăng hái tham gia những sinh hoạt để biểu lộ lòng yêu nước, lòng yêu đơn vị của anh.
Có thể nói tác giả là người lính đặc trưng của tình yêu quân ngũ. Anh tiếc là không còn cơ hội để phục vụ quân đội bảo vệ quê hương được nữa.
Xen kẽ chương trình là phần văn nghệ. Các nghệ sĩ đa số là bạn bè đã cảm mến và đến với Trần Thy Vân như một sự biết ơn về những mất mát một phần thân thể mà anh đã để lại trên chiến trường cho những người khác được sống còn.
Chiếc xe lăn của người lính Biệt Động Quân Trần Thy Vân đã lăn bạt mạng trên đường vô định. Những tháng ngày còn lại của anh tại Orange County cũng đã làm được nhiều việc có ích cho đồng đội và cho đời. Anh đã gởi về 50 chiếc xe lăn để tặng các thương phế binh QLVNCH, một việc làm âm thầm mà thật nhiều ý nghĩa.
::: Nguyễn Văn Lập:::
Trích bài giới thiệu hai tác phẩm nhân ngày nhà văn Trần Thy Vân ra mắt sách
“Anh Hùng Bạt Mạng” và “Tiếng Hờn Chân Mây”
tại Edmonton, Canada tháng 12-2000
::: Người Sông Hàn:::
 
Hôm nay là ngày giỗ thứ 25 của Trung Tá Võ Vàng, người chỉ huy tiền nhiệm của anh Vân, nguyên Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân, cũng là.người bạn.thân thiết của tôi, những năm cùng học tại trường Quốc Học Huế.
Trước khi vào nội dung hai tác phẩm Anh Hùng Bạt Mạng và Tiếng Hờn Chân Mây, tôi xin sơ lược tiểu sử anh Trần Thy Vân…
… Tác phẩm thứ hai của anh xuất bản tháng 7năm 2000 tại Nam California Hoa Kỳ, hình bìa do hoạ sĩ Hồ Thành Đức minh hoạ, cũng được viết lại dưới dạng hồi ký, gồm 200 trang.
Trong bài có tựa đề “Trận Chiến Cực Bắc TchéponeLào”, tác giả ghi lại cuộc gặp gỡ kẻ cựu thù tại thôn R’chai, thuộc quận Đức Trọng Lâm Đồng, với một số bộ đội Sư đoàn 304 CSBV, như Trung Úy Đường, Đại Đội trưởng Đại đội C7, và các cán binh như Bình, Tuất, Hồng… (Đại Đội C7 này đã nhiều lần đụng độ ác liệt với Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 1 BĐQ của Trần Thy Vân). Cùng gặp nhau nơi chốn thâm sơn cùng cốc, kể cho nhau nghe những trận đánh vào sanhra tử giữa hai kẻ cựu thù, đã nhiều lần đối mặt nơi chiến địa… Đường, Tuất, Bình, Hồng…tỏ ra có thiện cảm, có nhân tính đối với người thương binh của chế độ miền Nam cũ.
Theo nhận xét của tôi, nếu Tiếng Hờn Chân Mây, tác phẩm được xuất bản vào thời điểm năm 1995 sẽ phải gặp sự chống đối của một số hội đoàn chính trị, hoặc các phân tử chống Cộng cực đoan cho rằng tác giả dùng diễn đàn văn nghệ tuyên truyền cho lòng nhân ái của Cộng Sản. Tuy nhiên với thời điểm năm 2000, nhiều quan điểm được thay đổi -chúng ta có cái nhìn rộng rải và phóng khoáng hơn về quan niệm nhân sinh…
Trong bài có tựa đề “Vinh Sơn Chiến Sử”, tác giả đã vẽ lại cuộc chiến bất khuất của những người Quốc Gia yêu nước như cha Vàng và một số anh em sĩ quan đã cương quyết không vào tù, dùng Vinh Sơn để làm pháo đài chống lại Cộng Sản. Tuy không thành công, họ cũng đã thành nhân. Trong vụ nhà thờ Vinh Sơn tôi được hân hạnh quen biết Luật sư Nguyễn Khắc Chính, ông giữ chức vụ cố vấn luật pháp cho tổ chức. Trước năm 1975, ông là luật sư toàthượng thẩm Sài Gòn. Năm 1976, tôi ở trại tù A30, được biết vụ Vinh Sơn xét xử tại Sài Gòn và có nhiều án tử hình. Riêng Luật sư Chính bị án chung thân, đưa ra thụ hình tại trại giam Xuân Phước, thuộc quận Đồng Xuân, Tuy Hoà. Tôi cứ nghĩ với bản án chung thân dưới chế độ lao tù hà khắc của Cộng Sản thì chỉ có chết trong ngục tù, nhưng năm 1996, tôi sang Hoa Kỳ, quận Cam Califomia, thăm người em mới sang Mỹ theo diện Ho, tình cờ gặp lại Luật sư Chính. Anh cho tôi biết ra tù năm 1993, sang Mỹ 1 994, cũng theo diện HO…
Cũng Tiếng Hờn Chân Mây trong bài viết: “Xuân Diệu Nhà Thơ Đồng Tính Luyến ái”. Qua bài này chúng ta biết thêm về thi sĩ Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng trong thời tiền chiến, ngoài người vợ là Bích Liễu viết báo, ông còn mắc thêm chứng bệnh đông tính luyến ái. Không hiểu do tình cờ hay định mệnh đưa đẩy của lịch sử, hai dòng họ lớn của đất Quảng Nam là Hồ và Phan, đều có thân nhân ở cả hai miền Nam-bắc.. Tôi biết gia đình anh Trần ThyVân cũng có nhiều thân nhân ở phía bên kia. Nhưng anh đã chọn lựa cho mình một thái độ dứt khoát, một lập trường kiên định: không thể nào hợp tác với người cộng sản, anh vượt hẳn ý chí của một Từ Hải, kẻ hữu dõng vô mưu trong truyện Kiều:
Bó tay về với giặc Hồ,
Hàng thần lơ láo phận mìnhra chi.
Do đó, với nửa phần thân thể còn lại, anh quyết tâm vượt biển tìm tự do.
Hai mươi sáu năm dài đằng đẵng trôi qua, người sĩ quan Biệt Động hào hùng năm xưa, nay với chiếc xe lăn là bạn, vẫn tiếp tục chiến đấu không ngừng bằng cách gởi về Việt Nam 50 chiếc xe lăn cho số anh em thương binh bất hạnh còn kẹt lại ở quê nhà. Trần Thy Vân với lòng tự trọng và danh dự trách nhiệm của một quân nhân, qua hai tác phẩm mà anh đã xuất bản, anh đã viết với sự trung thực, anh đã dám nói thẳng, không khoan nhượng, không cường điệu mọi bất công trong đời quân ngũ mà anh gặp phải. Tôi khâm phục nhân cách đó của Trần ThyVân.
Người Sông Hàn
Edmonton, Canada, Lập Đông năm 2000
 
Trần Thy Vân Ra Mắt Tác Phẩm Thứ Hai
“TIẾNG HỜN CHÂ MÂY”
::: Anh Thành:::
Nhật Báo người Việt số ra ngày 21-7-2000
Hơn 300 người đã tham dự buổi ra mắt tác phẩm thứ hai của nhà văn Trần Thy Vân: Tiếng Hờn Chân Mây, tại Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange County, vào chiều ngày Chủ Nhật 16 tháng 7 năm 2000.
Sau nghi thức thường lệ, bà Nhất Phương, MC, giới thiệu nhà văn Thảo Trường lên nói về tác phẩm Tiếng Hờn Chân Mây của tác giả Trần Thy Vân. Theo Thảo Trường thì bút pháp của tác giả có một sức lôi cuốn độc giả đặc biệt. Tiếng Hờn Chân Mây được mô tả như là một cuốn hồi ký sống động của tác giả với những nhân vật có thật, những sự kiện có thật trong một bối cảnh lịch sử có thật mà tác giả đã chứng kiến, đã trải qua, đã được đưa đến trước mắt người đọc như thể độc giả đang chứng kiến hay đang trải qua vậy.
Giáo sư Trần Đức Thanh Phong đã nói về những nhân vật trong tác phẩm Tiếng Hờn Chân Mây mà Trần Thy Vân sử dụng bằng những lời văn nhẹ nhàng, bình dân hợp với những câu nói của các nhân vật mà Trần Thy Vân không phải mất công dựng nên mà ông chỉ làm cái việc đưa nhân vật của ông ra ánh sáng, tức là ra tác phẩm mà thôi. Trần Thy Vân nói về tâm trạng của những người lính chiến đấu cũng như tâm trạng của chính ông khi nhìn đồng đội ngã gục tại chiến trường trước mắt ông. Một điều có thể gây xúc động đến bạn đọc khi ông viết về chính chuyện của ông đã bị một quả mìn cắt đút đôi chân ngay tại chiến trường.
Nhà văn Đặng Trần Vũ cũng lên nói về tác giả Trần Thy Vân.Trong chín năm quân ngũ, Trung úy Trần Thy Vân được 18 lần tưởng thưởng huy chương đủ loại. Ông vượt biên đến Hoa Kỳ 1983. Ông có nhiều hoạt động trong cộng đồng và đặc biệt đã vận động gởi về gần 50 chiếc xe lăn cho các phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong lời nói đầu của tác phẩm thứ hai, Tiếng Hờn Chân Mây, Trần Thy Vân đã viết rằng “Tiếp theo truyện dài Anh Hùng Bạt Mạng, in 1996, rất thu hút người đọc, đã tái bản nhiều lần trong thập niên qua; Tiếng Hờn Chân Mây cũng được viết lại từ hồi ký của tác giả về thời chinh chiến Việt Nam… Bối cảnh, sự kiện, và các nhân vật trong truyện đều có thật... “.
Trong tác phẩm này bạn đọc sẽ chia sẻ những tình cảm chân thật nhất của tình đồng đội, tình người qua tâm tình của một người cầm súng gìn giữ quê hương và những đau thương chồng chất của một thương phế binh sau ngày rã ngũ.
Trong Tiếng Hờn Chân Mây, tác giả tiết lộ lần đầu tiên chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ Xuân Diệu với một thân nhân của tác giả mà chính ông đã có dịp chứng kiến và biết rõ câu chuyện.
Tiếng Hờn Chân Mây là tác phẩm in đẹp dày trên 200 trang, bìa của họa sĩ Hồ Thành Đức, tranh minh họa tác giả do họa sĩ Hiếu Đệ vẽ
Anh Thành

Xem Tiếp: ----