Sử Tương Vân sợ Đại Ngọc đuổi theo, chạy đi ngay. Bảo Ngọc ở đằng sau nói:- Khéo vấp ngã đấy! Em không đuổi kịp được đâu!Đại Ngọc vừa đến cửa, Bảo Ngọc giơ tay ngáng lại, cười nói:- Thôi em hãy tha cho người ta lần này.Đại Ngọc giằng tay ra:- Tha cho nó! Trừ khi tôi chết.Tương Vân thấy Bảo Ngọc đứng ngáng cửa, biết Đại Ngọc không thể ra được, bèn dừng lại cười nói:- Chị ơi, hãy tha cho tôi lần này.Bảo Thoa ở đâu đến ngay sau lưng Tương Vân, cười:- Thôi xin hai chị, nể mặt anh Bảo, hãy buông nhau ra.Đại Ngọc nói:- Tôi không nghe! Các người vào hùa với nhau đến trêu tôi à?Bảo Ngọc khuyên:- Thôi đi. ai dám trêu em? Em không nói đùa người ta, ai dám nói đến em?Bốn người đang giằng co nhau, thì có người tới mời đi ăn cơm. Lúc lên đèn, Vương phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân đều qua bên phòng Giả Mẫu. Mọi người nói chuyện phiếm một lúc rồi đâu về đấy. Tương Vân về buồng Đại Ngọc ngủ.Bảo Ngọc đưa hai người về buồng. Trời đã quá canh hai. Tập Nhân đến giục mấy lần mới chịu về. Hôm sau vừa sáng, Bảo Ngọc đã dậy, mặc áo, đi giày, sang buồng Đại Ngọc. Thấy vắng Tử Quyên, Thúy Lũ, chỉ có Đại Ngọc và Tương Vân nằm trong chăn. Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ, nhắm mắt ngủ say. Tương Vân thì tóc xõa ra cạnh gối, ngực quấn một cái chăn màu hồng điều, để hở ra ngoài hai cánh tay trắng muốt, trông rõ cả hai cái vòng vàng. Bảo Ngọc thấy vậy nói:- Ngủ mà cũng không biết giữ gìn cẩn thận! Nhỡ bị cảm có đau vai mỏi cổ lại kêu.Nói xong khẽ kéo chăn đắp hộ.Đại Ngọc tỉnh dậy, biết có người, đoán ngay là Bảo Ngọc, quay nhìn ra nói:- Sớm thế anh đã đến đây làm trò gì?- Hãy còn sớm à? Em dậy mả xem!- Anh hãy ra ngoài kia, để chúng tôi dậy đã.Bảo Ngọc ra nhà ngoài. Đại Ngọc đánh thức Tương Vân. Hai người trở dậy mặc quần áo. Bảo Ngọc vào ngồi bên cạnh tủ gương. Tử Quyên, Thúy Lũ đến hầu rửa mặt, chải đầu. Tương Vân rửa mặt xong, Thúy Lũ toan đổ chậu nước đi, Bảo Ngọc bảo:- Khoan đã, nhân tiện để lại cho tôi rửa, đỡ phải sang bên kia thêm tốn công.Nói xong, khom lưng xuống vốc nước rửa.Tử Quyên mang xà phòng thơm đến, Bảo Ngọc nói:- Không cần, trong chậu đã có nhiều xà phòng thơm rồi.Lại rửa lần nữa, rồi mới bảo đưa khăn mặt lau.Thúy Lũ bĩu môi cười:- Chứng nào vẫn tật nấy!Bảo Ngọc không để ý đến câu ấy, vội đòi lấy muối đánh răng, súc miệng. Thấy Tương Vân chải đầu xong, Bảo Ngọc chạy lại, cười nói:- Cô em chải đầu hộ tôi.- Tôi không biết chải.- Sao ngày trước cô vẫn chải hộ tôi? - Bây giờ quên rồi.Bảo Ngọc vật nài mãi.- Hôm nay tôi không đi đâu, chỉ cần cô em tết mấy món tóc là đủ.Tương Vân đành phải chải hộ.Thường khi ở nhà, Bảo Ngọc không bao giờ đội mũ, chỉ vén tóc chung quanh, tết mấy búi nhỏ, rồi chập cả lên đỉnh đầu thành một búi to, buộc bằng dây đỏ. Trên búi tóc, giắt một chùm bốn hạt trân châu, phía dưới có cài một cái cặp bằng vàng.Tương Vân vừa tết vừa nói:- Sao chỉ còn ba hạt trân châu? Một hạt không đúng. Tôi nhớ anh có bốn hạt cùng một thứ kia mà, sao lại thiếu một?- Rơi mất một hạt.- Tất là khi anh đi ra ngoài, đánh rơi. Chi may cho kẻ nhặt được thôi.Đại Ngọc đứng bên cười nhạt:- Chưa biết chừng lả mất, hay lại đem nạm vào cái gì làm đồ trang sức cho người ta đeo rồi?Bảo Ngọc không trả lời. Nhân thấy hai bên tủ gương có nhiều đồ phấn sáp, tiện tay lấy ra ngắm nghía. Khi thấy một hộp sáp bôi môi, Bảo Ngọc muốn bỏ vào miệng ăn, lại sợ Tương Vân cười. Đương lúc ngần ngừ, Tương Vân ở đằng sau giơ tay hất một cái, hộp sáp rơi xuống đất. Tương Vân nói:- Chứng nào vẫn tật ấy, đến bao giờ anh mới chừa?Đương nói chuyện thì Tập Nhân đến, trông thấy thế, biết là Bảo Ngọc đã rửa mặt chải đầu rồi, đành trở về. Bảo Thoa chợt đến hỏi:- Anh Bảo đi đâu rồi?Tập Nhân cười nhạt:- Cậu Bảo còn có thì giờ nào ở nhà!Bảo Thoa nghe nói hiểu ý ngay. Tập Nhân lại than:- Chỗ anh chị em chơi đùa với nhau, cũng nên có chừng có mực, ai lại bất cứ ngày đêm, lúc nào cũng như lúc nào! Người ta khuyên răn thế nào cũng mặe, chỉ như gió thoảng ngoài tai thôi!Bảo Thoa nghe nói, trong bụng nghĩ thầm: "Đừng nên coi thường con bé này. Nghe nó nói, xem ra cũng có chút kiến thức". Bảo Thoa liền ngồi trên bục, thong thả chuyện trò, hỏi tuổi, hỏi gia đình, quê quán, để ý xem xét lời tay bế vào lòng, đùa với nó một lúc rồi ẵm ra ngoài phố xem người qua lại nhộn nhịp. Khi sắp đi về thấy một nhà sư, một đạo sĩ đi lại. Nhà sư đầu chốc, đi đất, đạo sĩ chân khiễng, tóc bù đang cười cười nói nói, như dại như điên. Đến trước cửa, trông thấy Sĩ Ẩn ẵm Anh Liên, nhà sư khóc to lên:- Thí chủ! Con bé này có mệnh không có vận, làm lụy đến cha mẹ, thí chủ ẵm nó làm gì?Sĩ Ẩn nghe nói, cho là rồ dại không thêm chấp. Nhà sư thấy thế lại nói:- Thí chủ cho tôi cho! Thí chủ cho tôi cho!.Sĩ Ẩn khó chịu, ẵm ngay con toan quay vào nhà. Nhà sư trỏ vào Sĩ Ẩn cười ồ lên, rồi đọc ngay bốn câu:Chú ngốc nuông con khéo nực cười,Gương lăng(15) luống để tuyết pha phôi,Nguyên tiêu(16) đêm ấy coi chừng đấy,Lửa khói tan tành sắp tới nơi.Sĩ Ẩn nghe nói, trong lòng do dự, muốn đến hỏi lai lịch, thì đạo sĩ đã bảo vị sư:- Chúng ta không cần cùng đi một đường, hãy tạm chia tay, mỗi người mỗi việc. Ba kiếp sau, tôi chờ ông ở núi Bắc Mang, chúng ta sẽ lại họp mặt, rồi đến Thái Hư Cảnh Ao xóa sổ để kết thúc chuyện này.Nhà sư nói:- Hay lắm! Hay lắm!Nói xong, thoáng một cái, hai ngươi mất hút, không thấy đâu nữa. Sĩ Ẩn nghĩ bụng: “Hai người này tất có lai lịch, đáng lẽ ta nên hỏi rõ mới phải, bây giờ ăn năn cũng muộn rồi”.Sĩ Ẩn đương lúc vẩn vơ suy nghĩ, chợt trông thấy một nhà nho nghèo, ở trọ trong miếu Hồ Lô, bên cạnh nhà mình, họ Giả tên Hóa, tên chữ là Thời Phi, biệt hiệu Vũ Thôn, đi đến. Giả Vũ Thôn người Hồ Châu, vốn dòng thi thư thế hoạn, nhưng vì sinh vào lúc cảnh nhà sa sút, của hết người hiếm, chỉ còn trơ trọi một mình. Ở nhà cũng vô ích, Vũ Thôn lên kinh mong lập công danh, dựng lại cơ nghiệp. Hắn đến đây tự năm ngoái, nhưng vì túng thiếu nên đành ở tạm trong miếu, hàng ngày bán chữ viết văn để sống, bởi thế Sĩ Ẩn thường cùng hắn đi lại chơi bời.Vũ Thôn trông thấy Sĩ Ẩn, vội vàng chào hỏi:- Tiên sinh đứng ngóng gì đấy, chắc ngoài phố có cái gì mới lạ?Si ẩn cười đáp:- Chẳng có gì, chỉ vì cháu khóc, tôi mang nó ra đây. Đúng lúc buồn, lại gặp tôn huynh đến, xin mời vào chơi, chúng ta nói chuyện tiêu khiển cho hết quãng ngày dài dằng dặc này.Sĩ Ẩn sai người ẵm con đi, rồi dắt tay Vũ Thôn vào thư phòng, gọi tiểu đồng pha trả.Hai người vừa mới nói chuyện được dăm ba câu thì có người nhà vào báo:- Có cụ Nghiêm tới chơi.Sĩ Ẩn vội vàng đứng dậy cáo lỗi:- Xin tôn huynh thứ lỗi, hãy tạm ngồi chơi, tôi đi ra rồi sẽ trở lại ngay.Vũ Thôn cũng đứng dậy, khiêm tốn nói:- Xin tiên sinh cứ tự tiện, tôi đến chơi luôn, có chờ một phút cũng chẳng sao.Nói xong Sĩ An đi ra.Vũ Thôn ngồi buồn, giở sách ra xem, chợt nghe ngoài cửa sổ có tiếng người con gái ho. Vũ Thôn đứng dậy nhìn ra, thấy một a hoàn đương hái hoa, dáng điệu thanh nhã, mặt mày tươi tắn, tuy không đẹp lắm, nhưng có một vài nét làm người ta xiêu lòng. Vũ Thôn bất giác đứng ngây người ra. A hoàn hái hoa xong, sắp đi, bỗng ngẩng đầu lên trông thấy có người đứng trong cửa sổ, áo cũ khăn rách, tuy có vẻ nghèo, nhưng lưng tròn, vai rộng, mặt to, miệng vuông, lông mày sắc; đôi mắt sáng, mũi thẳng, má nở. Nó vội quay mình lánh đi, nghĩ bụng: “Ngươi này dáng điệu oai vệ sao lại ăn mặc lam lũ như vậy? Có lẽ là ông Giả Vũ Thôn mà chủ ta thường nhắc đến chăng? Chủ ta vẫn có ý muốn giúp đỡ ông ta, nhưng chưa có dịp. Những khách quen nhà ta không có ai nghèo túng cả. Nhất định là hắn, chứ chẳng còn ai. Thảo nào chủ ta thường nói ông này không phải là người chịu khổ mãi”. Nghĩ thế, tự nhiên nó lại quay đầu lại nhìn. Vũ Thôn thấy a hoàn ngoảnh lại, cho là nàng có ý với mình, vui mừng khôn xiết, nghĩ bụng: “Người con gái này có mắt tinh đời, quả là người tri kỷ trong lúc phong trần”.Một lúc tiểu đồng đi vào, Vũ Thôn mới biết ngoài nhà giữ khách lại ăn cơm. Hắn không chờ được, bèn theo đường bên cạnh đi ra. Sĩ Ẩn thết khách xong, biết Vũ Thôn đã về rồi, cũng không tiện cho đi mời nữa.Một hôm vào tiết Trung Thu, ăn tiệc xong, Sĩ Ẩn sai dọn một tiệc nữa ở thư phòng, rồi tự mình dưới bóng trăng đến miếu mời Vũ Thôn.Từ ngày Vũ Thôn thấy a hoàn nhà họ Chân nhìn mình mấy lần, cho lâ tri kỷ, nên lúc nào cũng mơ tưởng đến. Nhân gặp tiết Trung thu, ngắm trăng nhớ đến người, Vũ Thôn ngâm một bài thơ ngũ ngôn:Ba sinh chưa thỏa nguyện,Tấc dạ những thêm sầu.Buồn quá hay ủ mặt,Đi qua thường ngoái đầu.Trước gió riêng nhìn bóng,Dưới trăng ai bạn bầu?Chị Nguyệt hay chăng tá?Mời lên chốn ngọc lâu.Vũ Thôn ngâm xong, nghĩ mình bình sinh có chí khí lớn, nhưng chưa gặp thời, liền ngửa mặt lên trời, gãi đầu than thở, ngâm to một câu:Ngọc giấu đáy hòm chờ giá bánThoa nằm trong hộp đợi thời bay.Sĩ Ẩn đi đến, nghe thấy, cười nói:- Tôn huynh thực có chí khí hơn người?Vũ Thôn vội cười đáp:- Không dám! Chợt ngâm câu thơ cổ, cớ đâu dám ngông cuồng đến thế! Và hỏi lại:- Tiên sinh cao hứng gì mà đến đây?Sĩ Ẩn cười nói:- Đêm nay tiết Trung thu, tục thường gọi tiết đoan viên. Nghĩ đến tôn huynh trọ ở chốn tăng phòng, có lẽ cũng hiu quạnh, cho nên tôi có bày riêng một tiệc mời tôn huynh sang bên nhà thưởng trăng, không biết tôn huynh có chiếu cố cho khôngVũ Thôn nhận lời ngay, cười nói:- Được, tiên sinh quá yêu, tiểu đệ đâu dám trái ý.
http://eTruyen.com
Đã xem 3699112 lần.
http://eTruyen.com
Đánh máy: Tiểu Hồ Tiên, Thất Sơn Anh Hùng, Mickey
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2004