Chuyện chất độc da cam là một vấn đề hệ trọng, tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người đang sống hay từng sống tại miền Nam, kể cả những quân nhân Mỹ từng phục vụ tại đây hay trực tiếp tham gia vào việc rải thuốc (ngay bản thân tôi, từng chạy chơi trong những cánh rừng mới khai quang, ăn trái cây lân cận và uống nước suối... Vĩnh Hảo, biết đâu vì vậy mà giờ này lắt léo lệch bàn tay cầm bút). Việc ý thức, công nhận, nghiên cứu và tìm hiểu tác động, chữa trị và bồi thường là việc cần thiết, không những trong trường hợp này mà cả cho những trường hợp tương tự, như vấn đề đầu đạn xuyên phá cặn uranium gần đây ở Kosovo hay vẫn còn đang đựơc sử dụng tại Iraq. Cho rằng đây có cả tính cách diệt chủng (Xanh Mê Lan, thư độc giả talawas 27.8.04) thì chắc là đôi chút quá đáng và làm buồn các bạn Tutsi cũng như Hutu. Nhưng quá đáng thì được, còn tản mạn (Hoằng Danh, talawas 24.8.04) thì tuyệt đối không! Mượn vấn đề như tác giả này để rải sang những hậu quả khác của cụôc chiến vẫn còn chưa được giải đáp (chứ đừng nói vội đến giải quyết) bị Xanh Mê Lan nhẹ nhàng đề nghị là “nên im” và Nguyễn Văn (thư độc giả talawas 26.8.04) tước phong liền là “ngụy biện” hàng ưu. 30 năm sau, những việc rất đáng để suy ngẫm cho mọi người Việt (hai bên, bốn bên, bàn tròn, bàn vuông) khi nhắc đến vẫn còn nghe tiếng lách cách lên đạn. Là người thận trọng, có lẽ tôi phải đợi Xanh Mê Lan đóng khoá cơ bẩm và hạ nòng mới dám lạm bàn đến chuyện công lý đúng chỗ, đúng lúc và đúng... người. Nhưng để cho tôi nói, biết đâu được thể tôi chẳng lại ngụy biện thêm về những chuyện cũ rích như là... sự thật? Tôi đề nghị mỗi năm một lần chọn ngày lành tháng tốt (như ngày 30.04 chẳng hạn) cho chim quạ bắc cầu qua sông... Bến Hải. Năm 2005 cũng là một dịp vừa phải (cho những kẻ biết điều), nên ghi vào sổ tay là ngày Hoằng Danh được phép phát biểu (lan man). Để thay đổi bầu không khí (ở đây) đang căng thẳng, tôi xin kể một chuyện cười cũng cũ rích không kém. Một người Mỹ (hippy?) nói với một người Nga (cán bộ?): “Ở nước tôi, tôi có đến trước Toà Nhà Trắng hô ‘Đả đảo Nixon!’” Người Nga: “Tưởng gì, ở nước tôi, tôi cũng có đến trước Điện Cẩm Linh mà hô ‘Đả đảo Nixon’ vậy!” Đây là chuyện tiếu lâm dân gian, xuất xứ có lẽ từ Nga chứ không hẳn từ USIS (Cơ quan Thông tin Hoa kỳ, là cơ quan không có bổn phận gì nhắc nhở công dân Mỹ phải siêng năng thực thi quyền phản đối, biểu tình). Hình như mọi người vẫn còn đang gay gắt, tôi xin kể tiếp một chuyện thật. Vào thời Yeltsin, một nhà hài hước Mỹ đụng đầu cựu Ngoại trưởng Alexander Haig trong một khách sạn 5 sao ở Mátxcơva. Hai vị này không cùng chính kiến nhưng cùng xứ và xa quê nên ngồi cùng bàn mà tán gẫu [1]. Nhìn các tân triệu phú địa phương lúc lắc đồng hồ vàng Rolex mà xuống khỏi xe con Mercedes, nhà hài hước bảo: “Kinh thật, coi cứ như là ở Hollywood!” Ông Haig: “Nhưng ở Hollywood, họ là người cộng sản [2]!” Tới đây, Nguyễn Văn đã nhận ra là về phần ngụy biện, tôi và Hoằng Danh (không biết tiếng la-tinh Quang Nguyễn, thư độc giả talawas 30.8.04, gọi là gì nhưng tiếng Việt thì gọi) là một lũ cá mè. Ngay cả hai chuyện vừa rồi cũng chẳng có gì liên quan ngoài Mátxcơva, nói gì đến Da Cam và những vấn đề hậu chiến của Việt Nam. Tôi phải kể tiếp một chuyện thứ ba, cũng vào loại chuyện vui (không kém) và đã được Hoằng Danh nhắc đến trong bài viết của ông. Đó là chuyện ông Trần Văn Trường treo cờ đỏ và bày hình Hồ chủ tịch ở ngay tại “Thủ đô tị nạn”, tức là Little Saigon ở quận Cam, California [3]. Ông Hugh Thompson là giặc lái tàu bay lên thẳng người Mỹ [4]. Khi xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai, ông Thompson đã đáp tàu xuống, chĩa súng vào đồng đội của ông và cứu sống được một số nạn nhân. Hành động này đã gây khó khăn cho ông không ít sau đó trong đời sống cũng như trong binh nghiệp. Phải đợi gần 30 năm và nhờ sự đeo đuổi của những người ủng hộ, ông Thompson mới được quân đội Hoa kỳ chấp nhận tuyên dương. Khi trở về thăm lại chiến trường xưa tại Việt Nam, ông Thompson cũng được chính quyền Việt Nam tuyên dương nốt! Chuyện này có hậu, chỉ tiếc là trong vụ Mậu Thân thí dụ, không có một anh hùng Việt Nam như Hugh Thompson để cả Mỹ lẫn Việt Nam lại tuyên dương, nhưng biết làm sao, nhờ cái link (www.chss.montclair.edu/english/furr/porterhue1.html) của độc giả Nguyễn Văn tường tỏ, tôi mới rõ là không hề có vụ Mậu Thân. Tôi đành xin chào anh hùng Việt kiều Trần Văn Trường vậy, người đã hiên ngang trương hình và phất cờ tại Bolsa bất kể đôi bên dư luận. Dư luận đây, đáng kể nhất không phải là những người tị nạn nước ngoài hung hăng (một thiểu số trong cộng đồng tị nạn) mà là những người trong nước, vài mươi năm đảng tịch nhưng cờ và hình đã cất vào xó tối nhất của nhà mặt tiền từ thời hoá giá (một đa số thì phải). Cái lẩn thẩn này là cái Nguyễn Đăng Thường gọi là sâu sắc (thư độc giả, talawas 25.8.04) đấy, Xanh Mê Lan ạ. Tôi không chắc là vụ Mậu Thân ở Huế chết bao nhiêu người, 64 ở đây thay vì 400, 35 xác ở kia thay vì 107 như cái link trên kế toán. Tôi cũng không rõ xa gần là một đống này thiệt mạng vì căn cớ gì một cách vô duyên như vậy dưới tay ai. Chuyện phóng viên không được đến tận nơi lúc quật mồ chôn tập thể, nói thế thì tôi tin vậy, nhưng cũng có một tấm hình rất nổi tiếng của Larry Burrows cho tờ Life (hình chụp lúc quật mồ chứ không phải chụp lúc hành quyết nên vẫn không rõ là ai giết). Điều chắc chắn, đây là một dịp hiếm có tuyên truyền thành công của chế độ miền Nam đã làm xôn xao trong ngoài nước, và xôn xao ngay cả 1 số người từng có mặt tại thời điểm đó phía hàng ngũ bộ đội và giải phóng về sau này. Hơn 3 thập kỷ rồi, nếu là Mỹ Ngụy (ngụy ở đây là ngụy suông các bạn nhé, xin đừng nhầm với lại ngụy biện), tội ác này cũng cần phải được rõ, các cơ quan chức năng (ít ra là phòng quân sử Bộ quốc phòng) đợi gì mà không mở một cuộc điều tra để trả lời những vu khống bố láo của mồ ma Tiểu đoàn 10 Tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hoà, tẩy vết ố này khỏi những trang chiến sử rực rỡ của Quân đội Nhân dân. Như Quang Nguyễn nhận xét, không thể so sánh Da Cam với laị Mậu Thân. Theo bạn này, Mậu Thân thì chỉ có 1 ký của Nhã Ca mà theo tôi thì 1 Nhã Ca chỉ có thể “tay nhỏ che trời rét” chứ không thể nào làm ra được Mậu Thân! Da Cam là có thật, tôi là nhân chứng và cũng có thể là nạn nhân, ai chưa từng đi dép mà đạp lên thuốc khai quang tôi đề nghị nên im hết! Trong thập niên 60, thuốc này được rải trên hoa màu trong những vùng xôi đậu để Bộ đội và Giải phóng thiếu gạo nhưng (chủ yếu?) cũng được rải hai bên những trục lộ cần phải bảo vệ, chung quanh các căn cứ quân sự Mỹ và VNCH để mở rộng xạ trường. Điều này có nghĩa là những người ngày đêm hít thở và ăn ngủ với dioxin là dân cư vùng tề và binh sĩ trú phòng. Vào ngày đó, chưa ai nghĩ đến những độc hại tức thời và lâu dài của chất này và sử dụng vung vãi cũng như ngày nay người ta vẫn tiếp tục vô tư mà nhiễm độc môi trường. Tội ác này, nói chung và nói rộng, như global warming (không rõ từ la tinh) đúng là về đường dài, diệt cả nhân loại chứ không phải chỉ là diệt chủng (giờ thì Xanh Mê Lan cho tôi xin lỗi nhé). Nhưng càng cũ rích, trong trường hợp Mậu Thân, càng nên gấp gáp trong khi còn những nhân chứng sống (những nhân chứng đã bị hành quyết thì được miễn ex officio? [5] ). Một số cũ rích khác, không huyền hoặc bằng nhưng cũng được Hoằng Danh điểm (và có lẽ là ý chính của tản mạn này đấy), đã được giải đáp rõ ràng hơn với cái đo của thời gian. Khi một Thượng tá hay Trung tá hồi chánh “tiết lộ” vào lúc đó (vẫn nhờ cái link được Nguyễn Văn dẫn) là miền Nam có 5 triệu người nợ máu và 500.000 cần phải trừng trị thì lịch sử đã chứng tỏ sự lố lăng của vị phản bội này. Thực tế là chỉ có một triệu người hơn vượt biên để trốn nợ (vài người mải coi cá lội mà trượt chân té xuống biển chết đuối) [6] và 300.000 người không phải bị trừng phạt mà còn được cho đi học tập, ai trở về cũng nhiều hiểu biết hơn là bằng Đại học tại chỗ, chuyên tu. Tôi xin nhắc lại, kể cả và nhất là cho chính tôi, là cuộc chiến đã hết. Từ lâu. Như một người tình cũ gặp lại chỉ còn những ân cần gượng gạo nhấn mạnh ở những đuôi chữ (“Ra sao? Dạo này thế nào? Em có mấy con rồi? Còn anh có mấy vợ rồi? v.v...”). Chẳng việc gì mà phải nổi ấm hay là nổi nóng. Để thử trả lời câu hỏi của Nguyễn Văn về việc quân đội miền Nam có từng tàn sát ở mức độ nhỏ hơn và không ai biết tới, tôi có vài ý riêng (Phòng quân sử Quân lực VNCH hiện nay không còn hoạt động nữa). Ở một mức độ nào, cỡ Mỹ Lai, Mậu Thân, thì hẳn cũng đã được biết đến. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có ở mức độ “nhỏ”. Lẹt đẹt bắn tù binh thì cũng thường tình, cướp của đốt nhà dân thì cũng có khi tùy hứng. Pháo kích bậy bạ, ném bom cho xong chuyện, trúng ai người đó chết là vì dư đạn hay em gái hậu phương đang sốt ruột đợi ở trường bay Biên Hoà. Về mặt dân vận và chính trị, quân đội miền Nam rất lơ mơ, không có chính uỷ, đảng bộ gì hết, lỏng lẻo mà tuỳ thuộc vào chỉ huy đơn vị (thường là cũng lỏng lẻo nốt). Có ông xua quân để trả thù nhà, có ông ngừng bắn vì từ bi hỉ xả. Vì vậy, tuy chiến lược là “tình quân dân cá nước” nhưng chuyện này đã không được xảy ra như ý muốn. Tôi đề nghị lập một hội chuyên tại Hải ngoại, “Cựu chiến sĩ VNCH giết người vô tội vạ”, những quý vị đã từng nhúng tay vào mới được tham gia và lựa người thành tích mà bầu Hội trưởng, Tổng thư ký để thi nhau mà ôn lại những chiến trường xưa. Ngày khai mạc Đại hội, mời ca sĩ Thanh Lan đến biểu diễn: “Anh mới về đấy hả? Sao người anh đầy máu thế này?” Nhưng không có chiến lược, chiến thuật hay không áp dụng được một cách hữu hiệu (ngoài chiến thuật di tản đã thành công hết ý) cũng có nghĩa là ngay cả đến có muốn, quân đội miền Nam cũng không thể thực hiện một cuộc tàn sát tập thể quy mô, có tổ chức và có ý thức, có chủ trương và có kỷ luật. Vụ Mậu Thân ở Huế, nếu có xảy ra (đây là điều chúng ta vẫn còn bàn cãi) thì không phải là hành động của quân đội miền Nam. Điều này, chắc mọi người đều đồng ý. Bây giờ, nếu muốn tản mạn tiếp, ta có thể nhắc đến chiến dịch Phượng Hoàng, từng ám sát thủ tiêu hàng ngàn cán bộ Cộng sản nhưng đây là một chương trình điều khiển bởi người Mỹ và là chuyện đã được giải đáp trọn vẹn, chẳng còn nghi vấn gì. Thượng nghị sĩ Bob Kerrey là cựu Hải kích SEAL đã từng giết đàn bà con nít, mang huân chương cao quý nhất của quân đội Mỹ và cụt 2 chân tại Việt Nam. Trong gần 20 năm liền, ông mang thù hận, không phải là đối với kẻ địch mà là đối với người mang trách nhiệm đã ném ông lúc tuổi thanh niên vào 1 hoàn cảnh nghiệt ngã và đau thương. Đó là Tổng thống Richard Nixon. Năm 87, Kerrey có dịp gặp Nixon tận mặt và ngay vào lúc đó, ông đột nhiên tha thứ và thấy căm thù tan biến. Dĩ nhiên là ông không nói ra và Nixon không biết (ông này thì thuộc hạng cũng chẳng cần ai tha thứ hết, Đéo mẹ mày, như ông vẫn thường nói lúc ở trong cung). Nhưng điều chính là Kerrey thấy nhẹ nhõm hẳn đi tuy cũng chẳng bao giờ quên. Cách Kerrey này thì cũng hơi có dễ nhưng tôi thấy, tìm chuyện khó làm gì. Chiến tranh, nhìn từ phía nào, cũng phải mở mắt ra trước đã.
Từ cuối những năm 80 cho đến gần đây, khi khoảng cách giữa ký ức và hiện thực chiến tranh đã lùi xa hơn, một số nhà văn cựu quân nhân Hoa Kỳ đã trở nên tự chủ hơn để sáng tạo những lối viết khác. Gregory L. Morris ghi nhận: Những kỹ thuật tự sự truyền thống thường là không đủ; nội dung của những "truyện chiến tranh" mới này trở nên quá sức trơn trượt, quá sức lạ thường để có thể được chuyên chở bởi những giọng nói bình thường và phương pháp tự sự bình thường. Những gì đã xảy ra trong những tác phẩm hư cấu gần đây về chiến tranh Việt Nam, nói rõ ra, là cái cách câu chuyện được kể đã trở nên cũng quan trọng như chính câu chuyện được kể. Các nhà văn tìm cách kể cho chúng ta về cuộc chiến -- về những sự mơ hồ của cả lịch sử lẫn đạo đức -- nhận ra chính họ cần những phương pháp luận mới, những kỹ thuật tự sự mới để diễn tả những sự thật lịch sử mới. [4] Thật vậy, những tác phẩm hư cấu sử dụng kỹ thuật tự sự theo truyền thống hiện thực chủ nghĩa trước đây hầu hết đã chỉ diễn tả những cuộc chiến như những bức tranh rõ ràng, vừa khít với cái khung lịch sử và ý thức mà tác giả chọn và tin. Trong những bức tranh đó, hầu như lúc nào các ý niệm "ta" và "địch", "chính" và "tà", "chân" và "ngụy", "đúng" và "sai", "tốt" và "xấu" cũng được xác định ngay từ đầu, và tác giả vừa kể chuyện, vừa lồng vào câu chuyện của mình những luận đề chính trị và đạo đức, rồi lần lượt giải quyết những luận đề ấy theo một công thức nhất định nào đó. Trong gần hai thập niên trở lại đây, một số nhà văn đương đại của Hoa Kỳ đã nhận ra rằng không phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật, về chiến tranh Việt Nam và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy, và họ nỗ lực tìm kiếm những bút pháp mới có khả năng diễn tả cái hiện thực đa phương đa tầng của lịch sử và cái tâm cảm cực kỳ phức tạp của con người trong cuộc chiến ấy. °Tiểu thuyết Paco's Story của Larry Heinemann, xuất bản năm 1986, đoạt giải National Book Award năm 1987 và gây nhiều tranh luận về quan điểm đạo đức và chính trị, là một trong những ví dụ thú vị về lối viết có khả năng vượt qua những "chiến tuyến" để chạm đến những chiều sâu và những góc cạnh ẩn mật của nội tâm con người trong chiến tranh. Trước hết, để tránh cho chính mình và độc giả rơi vào lối mòn thẩm mỹ của loại "truyện chiến tranh", và cũng để tránh bị bất cứ chiếc khung lịch sử nào về "chiến tranh Việt Nam" choàng lên tác phẩm (dù tác giả vẫn lấy chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh tiểu thuyết), Heinemann đã khởi sự câu chuyện như thế này: Hãy bắt đầu với một điều nói thẳng, James à: Đây không phải là "truyện chiến tranh". Vứt đi những "truyện chiến tranh" - một, hai, ba, vứt tuốt vào trong bể hồ với tất cả những thứ rác rưởi nhếch nhác bọt bèo... [5] Khởi sự như vậy, Heinemann bắt đầu câu chuyện của một giọng nói vô danh kể cho một nhân vật tên James. Suốt cả tiểu thuyết, giọng nói không bao giờ tự xưng danh tính, và James là ai cũng không hề được xác định. Giọng nói đôi khi là hồn ma của một người lính Hoa Kỳ tử thương trong một trận đánh kinh hoàng ở Việt Nam, đôi khi lại là hồn ma của tập thể Đại Đội Alpha cùng chết trong trận ấy, đôi khi thậm chí có vẻ là giọng nói chung của tất cả quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, đã chết trên chiến trường hay còn sống đâu đó trên đất Mỹ. Giọng nói ấy kể liên tục, nhưng thái độ kể, quan điểm của người kể và lối hành ngôn luôn luôn thay đổi. Trong một câu văn ngắn, chúng ta có thể thấy cách nói nghiêm túc xen lẫn với những tiếng lóng tục tĩu, những phương ngữ, và ngay cả những lối diễn đạt như thơ. (Cách viết như thế nếu dịch ra Việt ngữ sẽ mất rất nhiều, bởi thế tôi xin tạm trích một đoạn rất ngắn từ nguyên tác). Thử đọc: And you stare at a couple hundred meters of shitty-ass marsh that no zip in his right mind would try to cross, terraced rice paddy long gone to seed, and a raggedy-assed, beat-to-shit woodline yonder.... Well, you stare at all that, and stare at it, until the moonlit, starlit image of weeds and reeds and bamboo saplings and bubbling marsh slime bums itself into the back of your head in the manner of Daguerre's first go with a camera obscura. (tr.10)Giọng nói ấy liên tục đổi vai để kể những câu chuyện chung quanh, nhưng hiếm khi kể trực tiếp về nhân vật chính là Paco Sullivan, người lính duy nhất sống sót sau trận đánh kinh hoàng ấy. Những chi tiết về trận đánh được kể hết sức chi li, nhưng chi tiết Paco sống sót được kể ngắn gọn như sau: Vâng, thưa ngài, James, chúng tôi gào đến mức cặc dái dồn ngược lên, chèn ngược lên cách mô, gào hết hàng đống lớn những lời thề không thể in ra... chúng tôi biến mất... Ô, chúng tôi tan biến hết sạch, tất cả, trừ Paco... (tr.16-17)Sống sót, Paco trở nên cực kỳ ít nói, không có khả năng kể chuyện và thậm chí không bao giờ muốn kể rõ về bất cứ điều gì anh đã trải qua, chứng kiến và suy nghĩ về chúng. Sống sót với những vết sẹo chằng chịt trên thân thể, nhưng khi có bất cứ ai hỏi về những vết sẹo ấy, Paco chỉ nói một câu như thuộc lòng: "Tôi bị thương trong chiến tranh". Chỉ một câu cụt ngủn như vậy, chỉ "trong chiến tranh" thôi, chứ không bao giờ anh nói thêm là "trong chiến tranh Việt Nam", hay trong một trận đánh cụ thể nào đó ở Việt Nam. Trong trọn cuốn tiểu thuyết, Paco cùng lắm chỉ nói vài chữ sơ sài, chứ không bao giờ thực sự kể về mình, nhưng câu chuyện của anh dường như đã được ghi lên những vết sẹo chằng chịt đầy thân thể anh. Người đọc, trong khi nghe muôn ngàn câu chuyện về những người khác đã chết hay còn sống chung quanh Paco, sẽ dần dần nghe được, hay tự kể cho mình, câu chuyện riêng của anh trên những vết sẹo ấy. Nhan đề của tiểu thuyết là Paco's Story (Câu chuyện của Paco), nhưng bút pháp của Larry Heinemann tài tình ở chỗ ông không để cho Paco tự kể rõ về mình, cũng không để ai kể rõ về anh cả. Mỗi người choShade SIZE=1>[1] Ông Haig, xách cặp cho Kissinger, trong 5 năm từ Đại tá lên đến Đại tướng nên ít người ưa. Quyền lực rất cô đơn, chuyện ngồi cùng bàn với ông chẳng ai muốn. Năm 73, ông là phái viên của Tổng thống Nixon đến Sài Gòn nhân việc Hoà đàm Paris. Sau buổi họp với các Tướng lãnh Hoa kỳ dưới quyền ở Phái bộ Quân sự MACV, mọi người bỏ đi hết, để ông đứng đeo 4 sao chơ vơ trong sân một mình vào giờ cơm tối! [2] Giới nghệ sĩ điện ảnh Hoa kỳ, đến giờ này vẫn được coi là thiên tả thành tâm. Trong thập niên 50, họ từng bị Uỷ ban Điều tra của Thượng Nghị sĩ McCarthy đặt vấn đề khiến một số phải bỏ nước sang Âu mà hành nghề. [3] Tuy chẳng đồng tình với phát biểu (nếu buồn cười có thể gọi là không đồng tình), nhưng tôi ủng hộ quyền thực thi hành vi này của Trần Văn Trường. Khi xảy ra chuyện, dĩ nhiên là tôi vẫn tiếp tục nộp niên liễm đầy đủ cho hội ACLU (Tự do Dân quyền Mỹ) là Hội đã đứng ra bảo vệ ông Trường. [4] Nhà nước Việt Nam đến giờ đã tha thứ cho rất nhiều giặc lái Mỹ, các ông Thượng Nghị sĩ McCain, Đại sứ Peterson và gần đây ngay cả giặc lái Nguyễn Cao Kỳ! Tôi mong các bạn viết cũng nên độ lượng mà tha luôn cho giặc ngụy biện Hoằng Danh. [5]Đương nhiên, bởi chức vụ (tử tội) của họ. [6]Số đến nơi được biết đích xác nhưng phải so với số lên thuyền ra đi mới rõ là bao nhiêu thiệt mạng trên biển. Con số này, mong các vị đã lãnh vàng cho phép đi chui tổng kết lại với nhau mà công bố, cũng dễ thôi, nhìn túi tôi có 13080 cây, chia cho 4 là 3270 người, còn anh bao nhiêu?