Hồi 92
Bắn tên thần, lừng danh Tiểu Lý Quảng
Đánh Cái Châu, nổi tiếng Trí Đa Tinh

Đang nói chuyện Tống Giang thống lĩnh người ngựa chia năm đội tiến đến Cái Châu. Quân do thám Cái Châu được tin xác thực liền phi báo về thành. Tướng trấn thủ Cái Châu là Nữu Văn Trung vốn xuất thân trong đám lục lâm, bao nhiêu tài sản vàng bạc cướp được nơi bờ sông bến nước đều dốc hết giúp Điền Hổ làm phản, nổi lên chiếm các châu quận của triều đình nhà Tống, vì thế mà được phong chức quan khu mật sứ. Nữu thường quen dùng một ngọn đầu nâu hai lưỡi ba chìa, võ nghệ kể là tay xuất chúng. Bộ hạ dưới quyền có bốn viên mãnh tướng, gọi chung là "bốn uy tướng" hợp sức đống giữ Cái Châu. Bốn viên tướng ấy là: Nghê uy tướng Phương Quỳnh, Tì uy tướng An Sĩ Vinh, Bưu uy tướng Chữ Hanh, Hùng uy tướng Vu Ngọc Lân.
Mỗi viên uy tướng ấy lại có bốn phó tướng, cả thảy là mười sáu viên, đó là: Dương Đoan, Quách Tín, Tô Cát, Trương Tường, Phương Thuận, Thẩm An, Lư Nguyên, Vương Cát, Thạch Kính, Tần Thăng, Mạc Chân, Thịnh Bổn, Hách Nhân, Tào Hồng, Thạch Tốn, Tang Anh.
Nữu Văn Trung cùng các chánh phó tướng thống lĩnh ba vạn quân đóng giữ Cái Châu. Mấy ngày nay được tin hai huyện Lăng Xuyên, Cao Bình thất thủ. Nữu Văn Trung một mặt lo chuẩn bị quan quân để nghênh địch, một mặt viết văn thư gửi về hai châu Uy Thắng, Tấn Ninh cáo cấp xin quân cứu viện. Lúc ấy nghe báo quân Tống Giang đã tới, Nữu Văn Trung liền sai chánh tướng Phương Quỳnh, phó tướng Dương Toan, Quách Tín, Tô Cát, Trương Tường đưa năm nghìn quân ra ngoài thành nghênh chiến. Khi sắp đi, Nữu Văn Trung dặn Phương Quỳnh:
- Tướng quân phải hết sức chú ý, ta sẽ đưa quân tiếp ứng sau!
Phương Quỳnh đáp:
- Xin khu mật chớ lo. Hai thành kia chẳng phải là không chống cự nổi, chỉ vì mắc mưu mà mất vào tay bọn chúng. Phương Quỳnh tôi hôm nay không chém đầu mấy tên thề không quay về thành!
Các tướng lập tức mặc giáp lên ngựa, đưa quân ra khỏi cửa phía đông tiến nhanh về phía trước. Đội tiền quân của Tống Giang đã dàn trận chờ sẵn, trống trận nổi vang trời. Bên quân Điền Hổ, Phương Quỳnh từ dưới cờ tướng phóng ngựa ra trước trận, bốn viên phó tướng theo sát hai bên. Phương Quỳnh đầu đội mũ mây cuộn, ngoài nịt áo giáp vẩy rồng, trong mặc cẩm bào xanh, lưng thắt đai sư tử, chân đi hài xanh, vai trái khoác cung, vai phải đeo ống tên ngồi trên lưng chiến mã đeo yếm vàng.
Phương Quỳnh giơ chiếc thương mũi thép quát to:
- Bọn giặc cỏ Lương Sơn Bạc sao dám bày quỷ kế chiếm đọat thành trì của chúng ta!
Bên trận quân Tống, Tôn Lập quát đáp:
- Bọn bay là tay chân của tên phản nghịch, nay thiên triều đưa quân đến đây, sao không biết tội chết?
Nói xong vỗ ngựa xông thẳng vào đánh Phương Quỳnh. Hai tướng quần nhau trong đám bụi mù, bừng bừng sát khí. Đánh hơn ba mươi hiệp, Phương Quỳnh đã thấy chán tay. Bên trận quân Điền Hổ, Trương Tường thấy chủ tướng không đánh nổi Tôn Lập, liền đặt tên, trương cung thúc ngựa ra trận, nhằm thẳng Tôn Lập mà bắn. Tôn Lập trông thấy vội giật ngựa chồm lên tránh, mũi tên cắm phập vào mắt ngựa. Con ngựa đau quá chồm đứng lên. Tôn Lập nhảy xuống, cầm thương xông vào đanh bộ. Ngựa của Tôn Lập cứ thế phóng đi một quãng xa mới khuỵy ngã. Trương Tường bắn trượt Tôn Lập, liền xách đao phi ngựa tới nhưng bị Tần Minh đón đường chặn đánh. Tôn Lập muốn quay về trận nhà lấy ngựa khác nhưng bị ngọn thương của Phương Quỳnh ghìm ép cả hai bên không thể nào thóat ra được. Hoa Vinh thấy vậy tức giận mắng:
- Tướng giặc kia dám bắn tên ngầm, ngươi hãy nếm mũi tên của ta!
Hoa Vinh liền trương cung, kéo dây thật căng, nhằm đúng Phương Quỳnh thả tên phóng đi. Mũi tên cắm phập giữa trán, Phương Quỳnh lăn nhào xuống ngựa. Tôn Lập đuổi tới, đưa một thương kết liễu tính mệnh tên tướng giặc rồi chạy về trận nhà lấy ngựa. Trương Tường và Tần Minh vẫn đang giao chiến: ngọn côn của Tần Minh tới tấp vụt sát đầu Trương Tường. Trương Tường chỉ còn biết giơ đao đỡ gạt. Thấy Phương Quỳnh ngã ngựa, Trương Tường càng thêm hoảng hốt. Bên quân Điền Hổ, Quách Tín xách thương vỗ ngựa ra đánh giúp Trương Tường. Tần Minh bình tĩnh đánh lại hai tướng. Ba ngựa dàn thành hình chữ "đinh" quần lộn trước trận. Hoa Vinh lại đặt một mũi tên nữa, nhằm thật đúng giữa gáy Trương Tường, căng dây hết cỡ mới buông. Mũi tên như một vệt sao sa vút đi, Hoa Vinh quát lớn: "hãy xem!" Lúc ấy mũi tên đã cắm phập sau gáy Trương Tường, xuyên qua cổ họng, Trương Tường chúi đầu, hai chân chới với, lăn nhào xuống ngựa. Quách Tín thấy Trươnng Tường trúng tên, đánh dứ một đường rồi quay ngựa chạy về trận nhà, liền bị Tần Minh đuổi sát theo. Lúc ấy Tôn Lập đã thay ngựa khác, cùng Hoa Vinh, Sách Siêu vẫy quân ào lên giáp chiến. Quân Điền Hổ rối loạn. Dương Đoan, Quách Tín, Tô Cát chống cự không nổi, vội lui chạy về phía sau. Bỗng nghe phía sau quân Cái Châu tiếng hò reo dậy đất, hoá ra Nữu Văn Trung sợ Phương Quỳnh sơ hở bèn ra lệnh cho An Sĩ Vinh, Vu Ngọc Lân mỗi người lĩnh năm nghìn quân kỵ chia hai đường đến đánh bọc vào. Bên trận quân Tống, bọn Hoa Vinh bốn tướng vội chia quân ngự địch, gặp ngay Dương Đoan, Quách Tín, Tô Cát quay quân lại đánh. Quân Tống bị ba mặt đánh kẹp vào, bọn Hoa Vinh bốn tướng ra sức tả xung hữu đột xem chừng bị ép vào giữa vòng vây. Lại nghe phía đông tiếng hò la vang trời, quân Cái Châu bỗng nhiên rối loạn. Đó là lúc bên tả bọn Đổng Bình bẩy tướng, bên hữu bọn Hoàng Tín bẩy tướng dẫn đầu hai cánh quân kỵ mã cùng ào tới chém giết. Quân Cái Châu đại bại, số bị chém giết rất nhiều. An Sĩ Vinh, Vu Ngọc Lân hốt hoảng đưa quân chạy về, đóng ngay cửa thành lại. Quân Tống đuổi theo đến sát dưới chân thành. Quân bên trong lên mặt thành lao gỗ bắn đá xuống quân Tống mới chịu lui.
Một lúc sau, Tống tiên phong và các tướng quân dẫn đại quân đến, đóng trại cách thành năm dặm. Tống Giang vào trướng quân, bảo Tiêu Nhượng ghi công đầu cho Hoa Vinh. Bỗng đâu có cơn gió lạ từ phía tây thổi tạt qua đồng cuốn tung đất cát, các loại cờ hiệu đều bị lay chuyển ngả nghiêng. Ngô Dụng nói: "cứ xem trận này chắc hẳn đêm nay chủ tướng của giặc sẽ đem quân đến cướp trại. Phải cấp tốc đề phòng ngay". Tống Giang nói:
- Quả thật chẳng phải cơn gió thường!
Nói đọan truyền lệnh cho các tướng Âu Bằng, Đặng Phi, Yến Thụân, Mã Lân đưa ba nghìn quân ra mai phục phía bên trái doanh trại; các tướng Vương Anh, Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung dẫn ba nghìn quân mai phục phía bên phải; Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn chỉ huy năm trăm quân mai phục ngay trong trại; nghe hiệu lệnh một tiếng pháo nổ thì nhất tề xông ra giết giặc. Cắt cử mọi việc đâu đó xong xuôi, Tống Giang và Ngô Dụng thắp nến ngồi trong trướng đàm đạo việc quân.
Lại nói Nữu Văn Trung bị mất hai tướng, điểm số quân sĩ thấy hụt hơn hai nghìn tên, đang buồn rầu ngồi trong trướng, Tỳ uy tướng An Sĩ Vinh hiến kế:
- Xin ân tướng cứ yên lòng! bọn Tống Giang thắng liền mấy trận, khí thế xem chừng rất kiêu căng, ắt hẳn không chuẩn bị đề phòng. Đêm nay Sĩ Vinh tôi đưa một đội quân đến cướp trại chắc sẽ giành toàn thắng, báo thù trận thua hôm nay.
Nữu khu mật nói:
- Nếu tướng quân ra trận thì ta đích thân sẽ đưa quân đến tiếp ứng, giao cho hai tướng Chữ Hanh và Vũ Ngọc Lân ở lại giữ thành.
An Sĩ Vinh rất mừng, nói:
- Ân tướng đích thân đưa quân đi, phen này hẳn bắt sống được Tống Giang.
Bàn định xong, khoảng canh hai đêm ấy, Sĩ Vinh cùng các phó tướng là Thẩm An, Lư Nguyên, Vương Cát, Thạch Kính thống lĩnh năm nghìn quân kỵ, người bỏ giáp, ngựa tháo đạc lặng lẽ ra khỏi thành tiến đến doanh trại quân Tống, nhất lọat hò reo xông vào cướp trại. Thấy trại quân Tống cửa cổng mở toang, trong trại đèn đuốc sáng trưng. An Sĩ Vinh đóan bị trúng kế, vội hô quân lui. Bỗng trong trại một tiến súng lệnh nổ vang, bên trái bọn Yến Thuận bốn tướng, bên phải bọn Vương Anh bốn tướng nhất tề đánh ập vào, giữa trại bọn Lý Quỳ sáu tướng chỉ huy đội giáp sĩ đao thuẫn từ trong đánh thốc ra. Quân Cái Châu đại bại, tán loạn tìm đường thoát thân. Thẩm An nếm ngọn giới đao của Võ Tòng, đầu lìa khỏi cổ. Vương Cát cũng bị Vương Anh đâm chết. Quân Tống ép chặt người ngựa của An Sĩ Vinh, Lư Nguyên, Thạch Kính vào giữa vòng vây. Tình thế thật nguy cấp, may sao chủ tướng Nữu Văn Trung cùng các phó tướng Tào Hồng, Thạch Tốn vừa kịp dẫn quân đến cứu ứng. Hai bên một phen hỗn chiến sau mới thu quân.
Sáng hôm sau Nữu Văn Trung điểm lại quân sĩ mới biết mất hơn nghìn tên, lại mất thêm hai tướng Thẩm An và Vương Cát, còn Thạch Tốn thì bị trọng thương cũng đang hấp hối. Đang lúc buồn rầu bỗng nghe tin báo có sứ thần từ Uy Thắng đến truyền mệnh chỉ. Nữu Văn Trung vội lên ngựa ra ngoài cửa bắc nghênh đón. Sứ thần vào thành tuyên đọc mệnh chỉ, truyền rằng: "gần đay ty thiên giám quan sát thiên tượng thất sao thiên cang xâm phạm vào phận dã ứng với miền đất của Tấn vương, vì vậy các nơi phải lo canh giữ thành trì cho chắc chắn, không được sơ hở".
Nữu Văn Trung đem việc triều đình nhà Tống sai bọn Tống Giang đưa binh mã đến đánh, liên tiếp chiếm hai thành thưa với sứ giả, hiện giờ quân Tống đã kéo đến Cái Châu, hôm qua giao chiến mấy trận các chánh phó tướng bị thiệt mạng mất năm người, nếu có viện binh đến sớm thì may ra mới giữ được.
Sứ thần nói:
- Hạ quan khi ở Uy Thắng ra đi thì chưa biết tin ấy, đến giữa đường mới nghe đồn triều đình nhà Tống sai quân đến đánh vùng này.
Nữu Văn Trung bày tiệc khoản đãi và đem lễ vật biếu sứ giả, một mặt sai chuẩn bị gỗ lao đá bắn, cung mạnh nỏ cứng, tên lửa cùng các đổ hoả khí khác, quyết giữ vững thành trì chờ viện binh đến cứu, việc ấy không phải nói.
Lại nói Yến Thanh, Vương Anh và các tướng khác đánh tan quân giặc đến cứơp trại, đắc thắng trở về. Ngày hôm sau Tống Giang truyền lệnh tu sửa xe cộ khí giới, chuẩn bị đánh thành. Lệnh cho Lâm Xung, Sách Siêu, Tuyên Tán, Hách Tư Văn lĩnh một vạn quân đánh vào cửa đông; Từ Ninh, Tần Minh, Hàn Thao, Bành Kỷ lĩnh một vạn quân đánh vào cửa nam; Đổng Bình, Dương Chí, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc lĩnh một vạn quân đánh vào cửa tây; trừ cửa bắc không đánh, ngại răng nếu có viện binh đến, quân trong thành đánh ra nữa thì bị đánh ốp cả hai mặt. Lệnh cho Sử Tiến, Chu Đống, Mục Hoằng, Mã Lân lỉnh năm nghìn quân mai phục sau gò cao ở phía đông bắc thành; Hoàng Tín, Tôn Lập, Âu Bằng, Đặng Phi lĩnh năm nghìn quân mai phục trong rừng rậm phía tây bắc. Nếu viện binh của giặc kéo đến thì hai đội phục binh ấy từ hai bên xông ra đánh ốp vào. Lệnh cho Hoa Vih, Vương Anh, Trương Thanh, Tôn Tân, Tôn Lập lĩnh một nghìn quân mã làm đội du kỵ binh, qua lại khắp bốn cửa để thám thính tình hình; Lý Qùy, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Lưu Đường, Lôi Hoành lĩnh ba trăm quân sẵn sàng tiếp ứng với đội du kỵ binh của Hoa Vinh. Cắt cử mọi việc đã xong, các tướng quân tuân lệnh ra đi. Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng cùng các chánh phó tướng khác dời doanh trại vào gần thành, chỉ cách cửa đông ngoài một dặm. Lệnh cho Lý Vân, Thang Long đốc thúc tu sửa xe thang và chòi cao để đưa ra trận.
Lại nói bọn Lâm Xung bốn tướng đến mé đông dựng chòi cao sát thành, sai một số quân sĩ lanh lợi trèo lên bám đà chòi nhẩy sang, trong khi ấy quân ở dưới hò reo tăng thêm thanh thế. Chẳng ngờ tên lửa bắn ra tới tấp, quan trên chòi tránh nấp không kịp. Không bao lâu chòi bén lửa cháy rực, từng mảnh rơi lả tả. Quân trèo chòi ngã chết năm sáu người, bị thương cũng đến hơn chục. Hai phía tây, nam đánh vào cũng bị tên lửa và hoả pháo bắn ra, quân sĩ bị chết, bị thương mất một số. Cứ thế đánh liền trong sáu bảy ngày mà vẫn không hạ được thành.
Tống Giang thấy đánh mãi không lấy được thành bèn cùng Lư Tuấn Nghĩa và Ngô Dụng đích thân đến dưới chân thành cửa nam đốc thúc quân sĩ. Lúc ấy vừa gặp bọn Hoa Vinh năm tướng dẫn đội du kỵ binh từ phía tây vòng qua. Trên cổng thành, Vu Ngọc Lân cùng hai phó tướng là Dương Đoan, Quách Tín đang đốc thúc quân sĩ cố sức phòng thủ. Dương Đoan chợt trông thấy Hoa Vinh sắp đi qua cửa thành, nói: "chính tên này hôm qua giết của ta hai tướng, nay nhất định phải báo thù!" Rồi vội vàng ngắm đúng giữa ngực Hoa Vinh mà bắn. Hoa Vinh nghe tiến bật dây cung liền chao người ngã ngửa về phia sau, khi thấy mũi tên bay qua thuận tay chộp lấy, đưa lên miệng ngậm rồi nhổm dậy đeo thương vào móc, tay trái cầm cung, tay phải lấy ngay chiếc tên trên miệng đặt lên dây nhắm thật trúng Dương Đoan, rồi buông tay cho tên phóng đi. Dương Đoan bị trúng tên ngay giữa cổ họng ngã ngửa ra phía sau. Hoa Vinh quát lớn:
- Lũ chuột chúng bay sao dám bắn trộm, đợi đó ta sẽ cho chầu trời hết!
Nói đọan lại rút tên lắp bắn phát nữa. Quân lính đứng trên cổng nháo nhác la hét chạy xuống dưới thành. Vu Ngọc Lân và Quách Tín mặt tái mét hốt hoảng tìm nơi ẩn nấp. Hoa Vinh cười nhạt nói: "hôm nay chúng bay biết mặt thần tiễn tướng quân rồi đấy!".
Tống Giang và Lư Túân Nghĩa không ngớt lời khen ngợi tài nghệ của Hoa Vinh, Ngô Dụng nói:
- Thưa đại huynh, chúng ta cùng với Hoa tướng quân đi một vòng quanh thành xem tình hình ra sao.
Rồi bọn Hoa Vinh hộ vệ Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa và Ngô Dụng đi quan sát xung quanh thành.
Khi Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng trở về doanh trại, Ngô Dụng gọi hàng tướng Lăng Xuyên là Cảnh Cung lên hỏi đường đi lối lại trong thành Cái Châu ra sao. Cảnh Cung nói:
- Nữu Văn Trung đóng suý phủ giữa thành, ở trị sở Cái Châu lúc trước; dùng sân, vừơn của mấy ngôi đền ở phía bắc làm nơi chứa cỏ khô cho ngựa.
Ngô Dụng nghe xong, bàn bạc mưu kế với Tống Giang rồi gọi Thời Thiên, Thạch Tú đến rỉ tai nói: "cứ theo kế ấy đến chỗ Hoa Vinh truyền đạt mệnh lệnh, sau đó tuỳ cơ ứng biến". Lại gọi Lăng Chấn, Giải Trân, Giải Bảo lĩnh hai trăm tên quân sĩ, mang theo pháo hiệu "oanh thiên" đầy đủ các loại pháo mẹ pháo con, loại to, loại nhỏ, theo đúng mưu kế đã định ra đi. Lệnh cho Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng dẫn đầu đội quân chiêng trống ba trăm tên: Lưu Đường, Dương Hùng, Úc Bảo Tứ, Đoàn Cảnh Trụ mỗi người dẫn hai trăm quân sĩ cầm đuốc, từ bốn phía đông, nam, tây, bắc đi vào, làm đúng như mưu kế đã định. Lại sai Đái Tôn đến cả ba doanh ở cửa đông, cửa nam, cửa tây truyền lệnh, hễ thấy trong thành nổi lửa thì ra sức đánh vào. Cắt cử mọi việc đâu đấy xong xuôi các tướng đều vâng lệnh ra đi.
Lại nói Nữu Văn Trung ngày đêm trông chờ viện binh nhưng mãi không thấy tăm hơi thì càng lo buồn, cho thêm quân vác gỗ, chuyển đá lên mặt thành để lo chống giữ. Hôm ấy trời mới nhá nhem tối bỗng nghe ngoài cửa bắc tiếng quân hò reo vang trời, trống trận, tù và nổi lên dóng dả. Nữu Văn Trung cưỡi ngựa ra cửa bắc trèo lên mặt thành đứng trông, lúc ấy tiếng hò la chiêng trống đã dứt, không biết quân địch ở chỗ nào. Đang lúc hồ nghi lưỡng lự chưa biết ra sao, chợt lại nghe tiếng hô reo dậy lên phía cửa nam, chiêng trống vang trời. Nữu Văn Trung giao cho Vu Ngọc Lân giữ cửa bắc, tự mình tế ngựa về cửa nam xem xét. Tiếng reo hò lại im bặt, chiêng trống cũng không thấy đâu. Nữu Văn Trung ngó nhìn hồi lâu chỉ nghe tiếng trống cầm canh xa xa ở trại nam quân Tống, xung quanh im ắng, không thấy một đốm tên lửa nào. Nữu Văn Trung lững thững đi xuống, định trở về suý phủ xem xét các việc lại một lượt, bỗng nghe súng nổ liên tiếp ở cửa đông, tiếng hò reo chiêng trống vang trời ở cửa tây. Nữu Văn Trung chạy đông, chạy tây, cứ như thế cho đến sáng. Quân Tống lại tiếp tục đánh thành đến tận chiều tối mới lui. Đêm ấy từ lúc canh hai lại nghe tiếng hò reo, tiếng trống chiêng, tù và dóng dả. Nữu Văn Trung nói: "đó là kế nghi binh thôi, mặc xác bọn chúng, ta cứ giữ thành cho vững, xem bọn chúng giở trò gì". Bỗng có tin báo lửa đuốc sáng rực ngoài thành cửa đông, không biết cơ man nào là đuốc, xe thang chòi cao đã bắc áp sát thành. Nữu Văn Trung nghe báo, vội phi ngựa ra cửa đông cùng với Chữ Hanh, Thạch Kính, Tân Thăng đốc thúc quân sĩ bắn tên lửa, đạn đá. Đang lúc bắn ra, bỗng nghe bên ngoài dội vào một tiếng hoả pháo, tiếng nổ rung chuyển lũng núi, cả chòi canh trên cổng thành cũng thấy rung rinh, quân lính và dân chúng trong thành nháo nhác hoảng sợ. Hai đêm liền lo sợ sáng ra quân Tống lại đến đánh, quân sĩ không một lúc nào được chợp mắt, Nữu Văn Trung cũng phải luôn luôn lên mặt thành quan sát. Bỗng từ phía tây bắc có đội quân bóng cờ che rợp một góc trời đang tiến về phía đông nam, hơn chục tên tiêu binh của quân Tống đang phóng ngựa chạy như bay về trại Nữu Văn Trung đoán là có viện binh, liền sai Vu Ngọc Lân sửa soạn ra ngoài thành tiếp ứng.
Lại nói đội quân từ phía tây bắc đang tiến đến là đội quân do Tam đại vương Điền Bưu, em thứ ba của Điền Hổ, giữ chức trấn thủ châu Tân Ninh, sau khi nhận đựợc thư cầu cứu của Cái Châu liền sai viên mãnh tướng bộ hạ tên là Phượng Tường, Vương Viễn đưa hai vạn quân đến cứu viện. Lúc ấy đội viện binh đã vượt qua huyện Dương Thành, đang tiến thẳng về Cái Châu. Chỉ còn cách thành hơn chục dặm nữa, bỗng nghe một tiến súng nổ, từ sau gò cao rừng rậm ở hai phía đông bắc, tây bắc có hai đội quân đổ ào ra. Đó là một vạn hùng binh do tám tướng chỉ huy là Sử Tiến, Chu Đồng, Mục Hoằng, Mã Lân, Hoàng Tín, Tôn Lập, Âu Bằng, Đặng Phi, đang phóng gấp đến. Quân Tấn Ninh tuy đông đến hai vạn, nhưng đi đường xa mệt nhọc, địch sao nổi hai cánh quân tinh nhuệ mai phục sẵn ở đây đã hơn mười ngày. Quân Tấn Ninh đại bại; trống, chiêng, cờ, ngựa, đao thương, giáp trụ vứt bỏ lại không đếm xuể, quân lính bị chém giết mất quá nửa. Phương Tường, Vương Viễn lo chạy tháo thân, đưa tàn quân chạy về Tấn Ninh, việc ấy không phải nói nữa.
Lại nói Nữu Văn Trung thấy quân hai bên đánh nhau, vội sai Vu Ngọc Lân đưa quân qua cửa bắc ra tiếp ứng. Thấy cửa bắc không có quân Tống, Vu Ngọc Lân đưa quân ra ngoài, vừa qua khỏi cầu treo liền gặp đội du kỵ binh của Hoa Vinh từ phía tây phóng tới. Quân Cái Châu la hét: "thần tiễn tướng quân đến kìa!" Quân lính hoảng sợ chạy lui không kịp, tranh cướp nhau vào thành. Hôm trước ở cửa nam Vu Ngọc Lân đã một phen chết khiếp, đâu còn dám nghĩ đến chuyện giao chiến với Hoa Vinh, cũng đành theo lính chạy trốn vào thành. Bọn Hoa Vinh xông tới chém chết hơn hai chục tên nhưng không đuổi theo, bỏ mặc cho chúng chạy. Quân canh lập tức đống cổng lại.
Chính lúc ấy, Thời Thiên và Thạch Tú mặc áo dấu hiệu như quân Cái Châu đã trà trộn chạy theo vào thành. Nhân lúc lộn xộn, Thời Thiên, Thạch Tú rẽ vào một ngõ hẹp. Đi hết ngõ ấy thấy một ngôi đền có tấm biển đề mấy chữ "đương cảnh thổ địa thần từ". Thời Thiên, Thạch Tú nhón chân lẻn vào trong đền, thấy thủ từ đang ngồi sưởi lửa ở góc đền. Thủ từ thấy hai người đi vào bèn nói:
- Các vị trưởng quan có biết ngoài ấy ra sao không?
Thạch Tú đáp:
- Mới rồi Vu tướng quân điều chúng tôi đi đánh, chẳng may lại gặp phải ông thần tiễn tướng quân, ngay cả Vu tướng quân cũng không dám ra giao chiến. Quân lính tranh cướp nhau chạy vào thành, chúng tôi nhân lúc lộn xộn chạy rẽ vào đây.
Nói đoạn lấy hai lạng bạc lẻ đưa cho thủ từ, nói:
- Ông có rượu để lại cho chúng tôi hai bát, uống cho đỡ rét.
Thủ từ cười đáp:
- Trưởng quan không biết mấy ngày nay việc quân nguy cấp, hương nhang thờ cúng ở đền đây cũng chẳng có nữa là rượu!
Nói rồi đưa bạc trả lại cho Thời Thiê, Thạch Tú gạt đi, nói:
- Thôi ông cứ cầm lấy, chúng tôi canh gác trên thành liền mấy ngày đêm vất vả quá, chẳng chợp mắt được chút nào, muốn ngủ nhờ một đêm sáng mai đi sớm.
Ông thủ từ xua tay nói:
- Hai trưởng quan nói lạ quá! Nữu tướng quân đã có lệnh rất nghiêm, chốc lại cho lính đến tra xét, nếu tôi để hai vị ngủ đây thì tai vạ ai chịu cho!
Thời Thiên nói:
- Vậy thì chúng tôi đi nơi khác!
Thạch Tú thì cứ xán đến cùng ngồi sưởi lửa với ông thủ từ. Thời Thiên trông trước nhìn sau không thấy ai liền liếc mắt ra lệnh cho Thạch Tú. Thạch Tú lén rút đoản đao ra, người thủ từ vẫn ngồi sửơi lửa, bất ngờ bị Thạch Tú lia một đao, đầu lăn xuống đất. Hai người liền gài chặt cửa đền, lúc ấy đã vào khoảng giờ dậu. Thời Thiên đi vòng ra sau bệ thờ, thấy có một cửa thông ra đằng sau, ngoài cửa có một dãy chái mái bằng chất hai đống cỏ khô. Hai người ôm cỏ vào phủ lên xác người thủ từ, rồi mở cửa ra đằng sau. Thời Thiên, Thạch Tú trèo lên mái chái rồi chuyền lên nằm sát nóc đền, ngẩng đầu nhìn chỉ thấy mấy chục ngôi sao sáng ở tít tận chân trời xa. Thời Thiên, Thạch Tú nằm chờ một hồi lâu rồi mới tụt xuống, ra nghe ngóng ngoài đền, tịnh không có một bóng người qua lại, hai người rón rén vừa đi vừa chú ý xem xét. Quanh đấy chỉ có mấy nhà dân nhưng đều cửa đóng then cài, nghe thóang có tiếng ti tỉ. Thời Thiên, Thạch Tú lại đi về hướng nam, đi qua bức tường đất thì đến một bãi đất rộng chất đến mấy chục đống to củi đun và rơm cỏ khô cho ngựa. Thời Thiên nghĩ thầm: "đây là nơi chứa củi cỏ mà sao không thấy quân canh nào canh giữ?" Nhưng quân tướng của Nữu Văn Trung còn lo việc canh giữ ngoài thành thì còn hơi đâu mà đến đây xem xét. Mấy tên lính gác ở đây nghe tin quân Tống đánh ta đội viện binh, liệu chừng thành cũng sắp mất, nên ai lo thân nấy, liệu đường trốn sớm là hơn. Thời Thiên, Thạch Tú quay lại đền thổ thần nhóm mồi lửa, đốt luôn đống cỏ phủ trên xác thủ từ, rồi chạy ra nơi chứa cỏ châm lửa đến sáu bảy noi. Chỉ trong khoảnh khắc thảo trừơng cháy rừng rực, ngọn lửa bốc cao lưng trời. Đền thổ thần cũng cháy to. Dân xung quanh nghe kêu cháy vội đốt đuốc chạy đến. Thời Thiên, Thạch Tú bổ nhào ra, giật bó đuốc trên tay một người mà chạy. Thạch Tú nói: "cho chúng tôi mượn đuốc để còn đi báo tin cho Nữu nguyên suý!" Dân chúng nghe hai người lính nói thế chẳng dám không tuân theo. Thời Thiên cầm đuốc cùng Thạch Tú chạy về phía nam, vừa chạy vừa nói lẩm bẩm "đi báo nguyên suy", ngang qua mấy nhà dân bên đường tiện tay châm luôn hai mồi lửa rồi quăng đuốc chạy quanh theo lối khác. Đến đây hai người cởi bỏ áo dấu của quân Cái Châu rồi nấp kín một chỗ.
Lúc ấy trong thành bốn năm đám cháy rừng rực. Nữu Văn Trung thấy cháy ở phía thảo trường vội đưa quân đến cứu. Quân ngoài thành thấy lửa cháy ở trong, biết Thời Thiện, Thạch Tú đã lọt vào làm nội ứng liền hợp sức đánh vào. Tống Giang, Ngô Dụng cùng Giải Trân, Giải Bảo phóng ngựa đến phía thành cửa nam. Ngô Dụng nói:
- Hôm trước tôi thấy tường thành đằng kia thấp hơn.
Tống Giang bèn lệnh cho bọn Tần Minh dời chòi cao đến chân thành gần chỗ tường Ngô Dụng nói với Giải Trân, Giải Bảo:
- Giặc sợ mất vía rồi, quân lính của chúng cũng tán loạn bỏ chạy cả, anh em hãy cố sức trèo lên chiếm thành!
Giải Trân giắt mã tấu bên lưng, trèo lên chòi với tay bám bờ tường nhảy lên mặt thành. Tiếp theo là Giải Bảo hăng hái nhảy vượt lên. Hai người hò hét nhẩy bổ xuống tường thấp bên trong vung đao chém giết. Quân lính giữ thành vốn đã mỏi mệt khiếp sợ, lại thấy Giải Trân, Giải Bảo dữ tợn như thế, tên nào tên nấy tụt vội xuống cho nhanh. Chữ Hanh thấy Giải Trân, Giải Bảo chiếm mặt thành vội xách thương đến đánh, chừng hơn mười hiệp đã bị ngay Giải Bảo chém một đao ngã nhào. Giải Trân đuổi tới bồi thêm một đao, Chữ Hanh đầu rời khỏi cổ, bấy giờ đã có khoảng hơn trăm tên quân Tống Giang trèo lên chòi cao nhẩy qua thành. Giải Trân, Giải Bảo dẫn số quân ấy đánh xuống dưới thành, quát to rằng:
- Kẻ nào cản trở sẽ cho thành đống thịt!
Quân Giải Trân ào tới đâm chết Thạch Kính và Tần Thăng, giết quân canh chiếm cổng thành, hạ cầu treo, Từ Ninh và mấy tướng khác dẫn quân ồ ạt xông vào. Từ Ninh và Hàn Thao đưa quân đánh sang cửa đông. An Sĩ Vinh chống cự không nổi, bị Từ Ninh đâm chết. Quân Từ Ninh chiếm cổng thành, hạ cầu treo cho bọn Lâm Xung ở ngoài đưa quân vào. Tần Minh và Bành Kỷ đưa quân đánh sang chiếm cửa tây, mở cổng cho bọn Đổng Bình vào thành. Mạc Chân, Hách Nhân, Tào Hồng bị giết trong đám loạn quân. Thây chết đầy chợ, máu chảy loang đường. Nữu Văn Trung thấy các cửa thành đã bị chiếm đành bỏ thành, nhảy lên ngựa cùng Vu Ngọc Lân đưa hơn hai trăm quân chạy ra phía cửa bắc tẩu thoát. Chạy chưa đầy một dặm đã gặp ngay một viên tướng và một nhà sư từ bóng tối xông ra chặn đường, đó là Hắc toàn phong Lý Qùy và Hoa hoà thượng Lỗ Trí Thâm. Thật là:
Lưới trời buông khắp khôn rời bước,
Võng đất giăng cao khó thoát thân.
Chưa biết Nữu Văn Trung, Vu Ngọc Lân sống chết ra sao xem hồi sau sẽ rõ.

Truyện Hậu Thủy Hử Hồi 72 Hồi 73 Hồi 73(b) Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 g cầm binh khí đánh xuống. Cả Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lưu Đường đều bị quân Kiều Đạo Thanh đuổi theo bắt sống. Tiếp đó lại nghe tiếng quát to: "Tống Giang hãy xuống ngựa chịu trói". Tống Giang ngửa mặt lên trời than rằng:
- Tống Giang này dẫu chết cũng không tiếc thân, chỉ ân hận ơn vua chưa kịp báo đền, cha mẹ già nua không ai phụng dưỡng, lại còn bọn Lý Quỳ chưa biết sống chết ra sao. Sự thể đã đến thế này chỉ còn liều một chết cho khỏi nhục nhã!
Bọn Lâm Xung, Từ Ninh, Sách Siêu, Trương Thanh, Thang Long, Lý Vân, Úc Bảo Tứ theo hộ vệ Tống Giang đều nói:
- Chúng tôi xin theo sát huynh trưởng, quyết đánh tan quân quỷ dữ này!
Giữa lúc nguy khốn ấy lại thêm Úc Bảo Tứ bị trúng tên. Nhưng Úc Bảo Tứ vẫn giữ chắc ngọn cờ suý trong tay, nửa bước không rời Tống tiên phong. Quân Kiều Đạo Thanh thấy bên quân Tống vẫn còn cờ suý nên cũng không dám khinh suất đuổi theo.
Tống Giang và các đầu lĩnh đã tuốt tuần đao kiếm sắp cùng nhau tự sát thì thấy một người từ xa chạy tới ngăn lại. Người ấy nói:
- Hãy khoan đã. Ta là thổ thần ở miền đất này, thấy các ngươi một lòng trung nghĩa nên tới giúp phá trừ yêu thuỷ để cứu các ngươi.
Các tướng ngước lên thấy người ấy tóc đen, trền đầu có hai sừng, mình đen trùng trục, ngang lưng chỉ quấn một manh khố vàng, tay trái cầm một chiếc đục đạc. Vị thổ thần cúi xuống bốc một nắm đất ném vugn ra xa, chỉ trong chớp mắt đất bằng lại nguyên vẹn như cũ. Thổ thần nói:
- Các ngươi còn phải chịu tai ách mấy ngày nữa. Bây giờ đã phá được yêu thuỷ, các ngươi mau trở về trại, sai người đi Vệ Châu may ra mới tìm được người đủ tài giỏi trừ tai nạn.
Thổ thần nói xong biến thành một luồng gió bay đi. Mọi người kinh ngạc hồi lâu, rồi hộ vệ Tống Giang chạy gấp về phía nam. Chạy được năm sáu dặm lại thấy phía trước cát bụi cuốn tung, rồi một đội quân mã từ phía nam tiến đến. Đội quân mã một vạn người đó do Ngô Dụng cùng bọn Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu, Giải Trân, Giải Bảo chỉ huy đến cứu ứng. Tống Giang nói với Ngô Dụng:
- Ta không nghe lời khuyên của hiền đệ nên chỉ thiếu chút nữa thì anh em không còn được gặp nhau!
Mọi người cùng nhau về trại kể cho Ngô Dụng nghe chuyện thua trận, lúc lâm nguy gặp thổ thần cứu giúp. Ngô Dụng nói:
- Lòng trung nghĩa của huynh trưởng cảm động được thổ thần, thổ có thể khắc thuỷ là như thế.
Bấy giờ anh em bọn Tống Ginag cùng ngước lên trời vái tạ. Gần tối hôm ấy có đám tàn quân chạy về kể lại rằng giữa lúc rối loạn bọn Tôn Kỳ, Diệp Thanh, Kim Đĩnh, Hoàng Viêt cho mở cửa thành phía nam tung quân đánh ra, quân triều đình bị thương, bị giết rất nhiều, số còn lại tan tác chạy trốn. Tống Giang cho điểm lại quân sĩ, tất cả mất hơn một vạn người.
Ngô Dụng nói với Tống Giag:
- Giặc biết dùng yêu thuật, thắng liền quân ta hai trận, nay phải bàn sẵn mưu kế đề phòng bọn chúng lại đến cướp trại. Bây giờ là lúc tướng sĩ bên ta mệt mỏi hoảng sợ, nếu giặc kéo đến nữa thì làm sao chống cự được? Xin huynh trưởng cho lui đại quân về phía sau, chờ cơ hội khác.
Tống Giang liền truyền cho lui quân mười dặm, đóng trại từng cụm, trại lớn bao lấy trại nhỏ theo thế trận Lục Hoa của Lý Dượng Sư. Các tướng tuân lệnh thi hành. Vừa đóng trại xong thì có tin báo Phàn Thụy từ cửa Hồ Quan vâng lệnh đã đến. Phàn Thụy vào trại yết kiến Tống tiên phong. Phàn Thụy nói:
- Huynh trưởng cứ yên lòng, dù Kiều Đạo Thanh có yêu thuật, ngày mai tiểu nhân cũng sẽ bắt sống hắn đem về nộp cho huynh trưởng.
Ngô Dụng nói:
- Chúng không đến khiêu chiến thì ta cứ án binh bất động, đợi Công Tôn Nhất Thanh đến sẽ cùng bàn tính thêm.
Tống Ginag truyền lệnh cho Trương Thanh, Vương Anh, Giải Trân, Giải Bảo đem năm trăm quân khinh kỵ thâu đem vượt ải Hồ Quan về Vệ Châu mời Công Tôn Thắng đến giúp phá yêu thuật của Kiều Đạo Thanh. Bọn Trương Thanh từ biệt Tống Giang rồi lên đường. Một mặt Tống Giang cho cắm chông, rào trại vững chắc, sửa soạn cung tên sẵn sàng.
Lại nói Kiều Đạo Thanh dùng yêu thuật bao vây Tống Giang chỉ còn đợi đuổi lên bắt sống. Bỗng trong chớp mắt thấy nước rút hết, Kiều Đạo Thanh biết có kẻ phá được yêu thuật của mình liền nói:
- Giải phá được phép thuật của ta, bên quân của chúng ắt phải có dị nhân.
Nói đoạn Kiều Đạo Thanh cho thu quân, cùng bọn Tôn Kỳ trở về suý phủ. Tôn Kỳ sai bày tiệc chúc mừng. Quân sĩ trói gô bọn Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lưu Đường cùng bọn Lý Qùy, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Đường Bân đã bị bắt từ trước áp giải đến trước trướng quân. Tôn Kỳ đứng bên trái Kiều Đạo Thanh, thấy Đường Bân liền quát mắng:
- Tấn vương đối xử với ngươi chưa từng tệ bạc, sao ngươi nhẫn tâm phản nghịch?
Đường Bân quát lớn:
- Bọn chúng bay đã đến ngày tận số.
Kiều Đạo Thanh hỏi họ tên từng người. Lý Quỳ dựng ngược tóc gáy quắc mắt, phanh áo quát đáp:
- Thằng giặc hãy nghe cho rõ: ta đây là bố đen Hắc toàn phong Lý Quỳ!
Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng không thèm đáp, Kiều Đạo Thanh nói:
- Các ngươi chịu quy hàng, ta sẽ tâu với Tấn vương xin phong chức tước cho các ngươi.
Lý Quỳ quát gầm lên:
- Mi đừng há miệng thối ra nữa! mi có muốn cắt đầu bố đen mi đây thì cứ việc chặt mấy trăm nhát tuỳ thích.
Bọn Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lưu Đường đều lớn tiếng mắng Kiều Đạo Thanh:
- Tên yêu quái kia muốn làm gì tuỳ mi, nhưng bọn ta chân sắt không biết quỳ!
Kiều Đạo Thanh cả giận quát lôi cả bọn ra chém. Lỗ Trí Thâm ha hả cười vang:
- Lão gia vẫn xem chết như về, nay lại được chết còn gì bằng!
Quân đao phủ dẫn bọn Lý Quỳ đi ra. Kiều Đạo Thant cây thiết côn nặng bốn mươi cân. Điền Hỏ nghe tin triều đình sai bọn Tống Giang đưa binh mã đến đánh, đặc sai Sơn Sĩ Kỳ đến phủ Chiêu Đức chọn lấy một vạn tinh binh, cùng bọn Lục Huy ra đóng giữ ải Hồ Quan. Sơn Sĩ Kỳ được quyền tuỳ nghi điều khiển quân dân trong phủ.
Sơn Sĩ Kỳ đến ải Hồ Quan, nghe tin Cái Châu đã mất, nghĩ quân Tống thế nào cũng đến đánh lấy cửa ải nên lo lắng vỗ yên binh dân, sẵn sàng nghênh địch. Bỗng có tin báo quân Tống đến đóng trại cách cửa ải năm dặm, Sĩ Kỳ liền điểm ngay một vạn kỵ binh cùng Sử Định, Trúc Kính, Trọng Lương mặc giáp lên ngựa đưa quân ra ngoài cửa ải dàn trận đối địch với quân Tống. Hai bên bày sẵn trận thế, đặt quân cung nỏ để giữ vững trận tuyến. Trống trận hai bên cùng khua vang, cờ lệnh đủ màu tung bay phấp phới. Dưới cờ suý bên quân Điền Hổ, một viên tướng ghìm ngựa đứng trước trận.
Sơn Sĩ Kỳ quát lớn:
- Bọn giặc cỏ sao dám xâm phạm cương giới của chúng ta?
Bên quân Tống, Báo tử đầu Lâm Xung vỗ ngựa ra trước trận quát to:
- Tên phản tặc kia, thiên binh đã đến sao mi còn dám chống cự?
Dứt lời, Lâm Xung xách mâu thúc ngựa xông đến đánh Sơn Sĩ Kỳ. Hai tướng đọ tài trước trận hơn năm mươi hiệp chưa phân thắng bại. Quân đôi bên hò la trợ chiến. Lâm Xung thầm khen võ nghệ của địch thủ. Trúc Kính thấy Sơn Sĩ Kỳ không chắc thắng liền vỗ ngựa múa đao ra đánh giúp. Bên trận quân Tống, Một vũ tiễn Trương Thanh phóng ngựa ra chặn đường. Bốn tướng chia làm hai đôi quần thảo trên lưng ngựa. Trương Thanh và Trúc Kính đánh hơn hai mươi hiệp thì Trương Thanh đuối sức bèn quay ngựa chạy về. Trúc Kính vỗ ngựa đuổi theo. Trương Thanh liền đeo thương vào móc đai, thò tay vào túi gấm lấy đá rồi quay lại nhắm đúng giữa mặt Trúc Kính liệng vút đi, miệng quát: "trúng này!" Quả nhiên viên đá trúng giữa mũi Trúc Kính lăn nhào xuống ngựa, máu me đầm đìa. Trương Thanh xách thương quay ngựa lại nhưng bên quân Điền Hổ có Sử Định, Trọng Lương phóng ngựa ra cứu thóat. Quân giữ ải thấy Trúc Kính ngã ngựa, sợ Sơn Sĩ Kỳ có điều sơ suất bèn đánh chiêng thu quân. Tống Giang cũng cho thu quân về trại.
Tống Giang bàn với Ngô Dụng:
- Hôm nay mất một tướng chắc bọn chúng có phần nhụt chí. Nhưng địa thế ở đây núi non hiểm trở, thành lũy kiên cố, chưa biết dùng mưu gì mà đánh?
Lâm Xung nói:
- Ngày mai bọn ta lại lên cửa ải khiêu chiến, giết cho được tên tướng kia rồi đốc quân đánh vào chiếm ải.
Ngô Dụng nói:
- Lâm tướng quân chớ nôn nóng. Binh thư Tôn Vũ có câu: "chưa thắng thì giữ, chắc thắng mới đánh". Nay ta chưa chắc thắng thì phải phòng giữ, khi nào thắng được hãy nên đánh vào.
Tống Giang nói:
- Quân sư nói đúng lắm.
Hôm sau, Lâm Xung, Trương Thanh đến xin Tống tiên phong cho đưa quân đi khiêu chiến, Tống Giang căn dặn:
- Dù có thắng hai tướng cũng chớ nên khinh suất, đưa quân vào chiếm ải.
Một mặt Tống Giang sai Từ Ninh và Sách Siêu đưa quân đi tiếp ứng. Lâm Xung, Trương Thanh liền dẫn năm nghìn quân kỵ tiến đến trước cửa ải đánh trống phất cờ quát mắng khiêu chiến. Nhưng từ giữa buổi đến đúng ngọ, trên cổng Hồ Quan hoàn toàn im ắng. Lâm Xung, Trương Thanh định cho quân quay về trại, bỗng nghe một tiếng pháo lệnh nổ vang, cửa ải bật mở, Sơn Sĩ Kỳ cùng bọn Ngũ Túc, Sử Định, Ngô Thành, Trọng Lương dẫn hai vạn quân ào ạt xông ra. Lâm Xung gọi to:
- Quân giặc chờ cho ta mệt mỏi mới đánh ra, anh em phải cố sức mà đánh!
Sách Siêu, Từ Ninh đang ở phía sau liền hô quân vượt lên trước. Hai bên dàn thành thế trận, chẳng thèm đối đáp gì, từng đôi chiến tướng xáp vào giao chiến. Lâm Xung đánh Ngũ Túc, Sơn Sĩ Kỳ vừa thúc ngựa ra, Trương Thanh trông thấy liền xách ngọn hoa lê thương chặn đánh. Ngô Thành, Sử Định cùng ra một lúc, một mình Sách Siêu vung búa ghìm đánh cả hai tướng. Quân hai bên hò reo không ngớt, bẩy tướng sát khí hầm hầm quần thảo trên lưng ngựa. Chiến mã lúc qua lúc lại, từng đôi tung vó giữa đám bụi mù. Đang lúc say đánh, Báo tử đầu Lâm Xung quát to một tiếng, tay thúc đầu mâu đâm Ngũ Túc lăm nhào xuống ngựa. Ngô Thành và Sử Định đuối sức không địch nổi Sách Siêu. Thấy Ngũ Túc ngã ngựa, Sử Định vội đâm dứ một đường rồi rẽ ngựa chạy về trận nhà. Ngô Thành thấy vậy cũng muốn tìm lúc sơ hở để thóat ra ngoài nhưng luống cuống bị lưỡi búa của Sách Siêu chém đứt làm hai đoạn. Sơn Sĩ Kỳ mất hai tướng, vội quay ngựa về trận nhà. Trương Thanh đuổi sát, vung tay liệng đá trúng vào sau mũ sắt của Sơn Sĩ Kỳ, nghe đánh "cheng" một tiếng. Sĩ Kỳ kinh hoảng, rạp lưng sát yên ngựa mà chạy. Trọng Lương cũng vội khua quân quay về cửa quan. Lâm Xung dẫn quân đuổi sát theo sau. Quân Điền Hổ thua to. Sơn Sĩ Kỳ trống vào sau ải, gọi quân canh đóng chặt cổng. Quân Lâm Xung bị tên đạn từ trên mặt thành bắn xuống rào rào không xông lên được. Lâm Xung bị trúng tên bên vai trái, đành phải lui quân. Tống Giang sai mời thần y An Đạo Toàn buộc thuốc điều trị. Cũng may áo giáp khá dày nên vết thương không sâu lắm.
Lại nói Sơn Sĩ Kỳ vào sau ải, điểm lại quân sĩ thấy hao hụt hơn hai nghìn, lại mất thêm hai tướng. Sĩ Kỳ một mặt sai người về phủ Uy Thắng tâu với Điền Hổ: vì binh thế Tống Giang rất mạnh, trấn ải khó giữ, xin Tấn vương sai thêm tướng giỏi đến đóng giữ. Lại sai đưa thư mật hẹn với các tướng trấn thủ ở núi Bão Độc là Đường Bân, Văn Trọng Dung, Thôi Dã đưa quân thiện chiến từ phía đông núi Bão Độc vòng ra phía sau quân Tống, đúng ngày đã hẹn sẽ cho bắn pháo làm hiệu ở ải Hồ Quan. Sĩ Kỳ sẽ đưa quân ra cửa ải, hai phía đánh ốp vào thì cầm chắc phần thắng. Mọi việc bàn tính xong, ai nấy trở về lo canh phòng quan ải, chờ tin của bọn Đường Bân, việc ấy không có gì phải nói.
Lại nói Tống tiên phong thấy địa thế ải Hồ Quan hiểm trở chưa thể lấy ngay được, đành cho đóng quân cầm cự đã hơn nửa tháng. Lúc này Tống tiên phong đang ngồi trong trướng, bỗng có người vào báo: đại đao Quan Thắng trấn thủ ở Vệ Châu có việc cơ mật sai người đưa thư đến. Tống Giang và Ngô Dụng liền mở ra xem, trong thư viết:
"Trại chủ Bão Độc Sơn là Đường Bân trước giữ chức võ quan ở phủ Bồ Đông, từng kết nghĩa anh em với Quan Thắng tôi. Vì bọn cừơng hào hãm hại, Đừơng Bân tức giận giết chết kẻ thù, bị quan phủ truy lùng rất gấp phải trống xuống phương nam. Lúc ấy Đường Bân định theo về Lương Sơn Bạc, nhưng khi qua núi Bão Độc bị quân cướp chặn đường. Đường Bân đánh lại bọn đầu mục trên núi là Văn Trọng Dung, Thôi Dã. Bọn này không thắng nổi mời Đường Bân lên núi nhường làm trại chủ. Năm ngoái Điền Hổ chiếm ải Hồ Quan bức b'ach bọn Đường Bân quy thuận. Bản ý Đường Bân vẫn không muốn theo Điền Hổ, nhưng vì thế cô, đành phải đầu hàng, xin đóng quân ở núi cũ làm thế ỷ dốc cho ải Hồ Quan. Nghe tin Quan Thắng tôi đến làm trấn thủ ở Vệ Châu, nhân dịp tết nguyên đán vừa qua, Đường Bân cưỡi ngựa đi lén về Vệ Châu tìm gặp, kể lại với Quan Thắng tôi nỗi niềm oan khuất. Đường Bân từ lâu kính trọng huynh trưởng là người trung nghĩa, vẫn mong đến đầu hàng dưới cờ của huynh trưởng để được lập công chuộc tội. Quan Thắng tôi cũng lấy ngựa cùng Đừơng Bân về trại Bão Độc sơn. Văn Trọng Dung, Thôi Dã cũgn là người hào hiệp thẳng thắn, muốn uy thụân triều đình. Bọn họ muốn mật ước với huynh trưởng để thừa cơ đọat ải, dâng nộp huynh trưởng để làm lễ tiến thân ".
Tống Giang xem xong thư, bàn với Ngô Dụng đóng binh bất động, chờ xem trong cửa ải động tĩnh ra sao rồi liệu cách đối phó.
Lại nói Sơn Sĩ Kỳ sai quân đưa thư, hẹn Đường Bân đưa quân vòng sau lưng quân Tống. Quân đưa thư về thưa:
- Hiện nay đang giữa kỳ trăng sáng như ban ngày. Xin đợi ít lâu trời tối hãy cho xuất binh.
Sĩ Kỳ nói:
- Thế cũng được!
Tiếp liền mười mấy ngày sau cũng không thấy bên Tống đem quân đến đánh, chợt có tin báo Đường Bân dẫn theo mấy tên quân kỵ rẽ tắt đầu núi Bão Độc vòng đến sau cửa ải. Một lúc sau, Đường Bân đến cổng Hồ Quán yết kiến Sơn Sĩ Kỳ.
Đường Bân nói:
- Canh ba đêm nay Văn Trọng Dung, Thôi Dã sẽ dẫn một vạn quân người bỏ giáp, ngựa tháo đạc, lén đi về phía đông núi Bão Độc, mờ sáng sẽ đến phía sau doanh trại quân Tống. Vậy xin tướng quân hãy chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời tiếp ứng.
Sơn Sĩ Kỳ vui mừng nói:
- Hai mặt đánh ốp vào, quân Tống ắt đại bại!
Nói đoạn Sĩ Kỳ sai dọn rượu khoản đãi Đường Bân. Đêm đến Đừơng Bân lên cổng ải nhìn ra, bất chợt nói:
- Qúai lạ, dưới ánh sao mờ mờ ta trông thấy dường như có tên quân do thám?
Vừa nói vừa với tay rút hai chiếc tên trong ống của tên lính đứng hầu bên cạnh trương cung ngắm ra ngoài cửa ải mà bắn. Đúng lúc ấy, theo mưu kế định trước có mấy tên quân Tống giả làm quân do thám đi nghe ngóng tình hình bên trong cửa ải. Một tên quân do thám trúng tên ở bắp chân đau nhói nhưng lấy làm lạ vì thấy phát tên dường như không có mũi. Tên quân ấy nhặt lên xem, hoá ra đầu mũi tên quấn lụa, biết có điều bí ẩn liền chạy về trại nộp mũi tên cho Tống tiên phong. Tống Giang ghé sát ngọn nến, tháo lớp bọc đầu ra xem thấy bên trong có mảnh giấy viết chữ nhỏ. Đó là thư mật ước của Đường Bân: rạng sáng ngày mai sẽ dâng nộp cửa ải. Văn Trọng Dung và Thôi Dã dẫn quân lén đến phía sau doanh trại của Tống tiên phong. Nghe tiếng pháo lệnh, Sơn Sĩ Kỳ sẽ đưa quân mở cửa ải đánh ra tiếp ứng. Đường Bân ở bên trong thừa cơ đọat lấy cửa ải, xin Tống tiên phong sẵn sàng đưa quân vào ngay. Tống Giang xem xong bàn ngay với quân sư Ngô Dụng để biết mật chuẩn bị. Ngô Dụng nói:
- Quan Thắng tính liẹu chu đáo. Nhưng ở vào thế có địch sau lưng, chúng ta không thể không đề phòng. Nên sai Tôn Lạp, Chu Đồng, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Yến Thụân dẫn một vạn quân, cuốn cờ im trống lặng lẽ ra sau trại. Nếu hai tướng Văn, Thôi đưa quân đến thì tìm cách ngăn lại, không cho vào sát doanh trại, chỉ khi nào nghe pháo hiệu "oanh thiên" báo tin quân ta đã lấy được ải thì mới để cho họ đưa quân vào. Lại sai Từ Ninh, Sách Siêu dẫn năm nghìn quân lén ra mai phục ở phía đông; Lâm Xung, Trương Thanh dẫn năm nghìn quân lén ra mai phục ở phía tây, hễ nghe trong trại bắn súng lệnh thì cả hai phía nhất tề xông ra tiếp ứng, hợp binh đánh vào chiếm cửa ải. Nếu gặp bất trắc quân ta mắc mưu gian của giặc thì hai đội quân đông, tây ấy sẽ quay về cứu ứng trong doanh trại.
Tống Giang nói:
- Quân sư trù liệu rất chu đáo!
Liền đó Tống Giang theo lời bàn của Ngô Dụng truyền lệnh cho các tướng thì hành, ai nấy đều tuân lệnh ra đi.
Lại nói Sơn Sĩ Kỳ ở trong cửa ải, theo mưu kế của Đường Bân, đang chờ nghe tiếng súng nổ sau doanh trại quân Tống. Đợi đến gần sáng, bỗng nghe tiếng pháo liên châu nổ vang ở phía nam cửa ải. Đường Bân cùng Sơn Sĩ Kỳ lên cửa ải nhìn ra, thấy bụi cuốn mịt mù sau doanh trại quân Tống cờ lệnh nhiều màu tung bay. Đường Bân nói:
- Hai tướng Văn, Thôi đưa quân đế! xin tướng quân cho người ngựa ra ngoài cửa quan tiếp ứng!
Sơn Sĩ Kỳ cùng Sử Định dẫn một vạn tinh binh đi trước giao cho Đường Bân và Lục Huy đem một vạn quân tiếp ứng, lại sai Trúc Kính và Trọng Lương ở lại đóng giữ cửa ải. Lúc ấy, quân Tống thấy quân bên trong đánh ra vội rút lui về phía sau. Sơn Sĩ Kỳ dẫn đầu hô quân đuổi theo. Bỗng nghe tiếng súng nổ vang, rồi hai đội quân kỵ từ hai phía tả hữu ào ra đánh úp.
Đường Bân thấy vạy vội quay ngựa đưa quân về, cầm ngang đầu mâu đứng chặn trước cửa ải. Sơn Sĩ Kỳ và Sử Định đang giao chiến với quân Tống, bỗng nghe một tiếng súng nổ trong doanh trại quân Tống. Ấy là lúc Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn dẫn quân đao thuẫn xông tới. SƠn Sĩ Kỳ biết quân Tống đã chuẩn bị trước, vội vẫy quân quay ngựa trở về, Sơn Sĩ Kỳ về đến nơi thấy viên tướng đang ghìm ngựa đứng trước ải bất ngờ quát to:
- Có Đường Bân ở đây! Sơn Sĩ Kỳ hãy xuống ngựa đầu hàng.
Đường Bân chưa dứt lời đã vung đầu mâu đâm chết Trúc Kính. Sơn S Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 ">Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99
  • - Đại ca có phép thụât cao cường thì chẳng cần dùng đến tiền! bọn tôi đây chỉ sống nhờ chút ít lương bổng, ăn tiêu chẳng đủ, thường cứ vay cào vay cấu mới xong. Khoản tiền thưởng đại ca cứ tạm để trong kho bọn tôi giữ hộ, khi cần dùng thì đến đây lấy dần.
    Kiều Liệt nghe xong nổi giận mắng:
    - Tiền thưởng là do các nhà giầu có trong châu góp lại, sao ngươi dám quỵt của ta? Lương tiền trong kho đều là máu mủ của dân, các ngươi chỉ tìm cách vơ vét cho béo thân, ăn chơi trác táng, làm hỏng nát bao chuyện quốc gia đại sự! ngươi thật là một tên lại dịch bẩn thủi! ta phải giết ngươi để trừ bỏ con sâu con mọt đục khoét trong kho.
    Nói đọan vung tay đấm vào mặt tên coi kho. Tên ấy người to béo, nhưng vì tửu sắc trác táng nên sức lực hư nhụt chưa nhấc chân động tay đã thở hồng hộc, nói chi đến chuyện đọ sức tay đôi! Kiều Liệt đấm đá một hồi, tên coi kho chỉ còn thở thoi thóp như cái xác, bò lết về nhà nằm rên bốn năm ngày rồi đau quá mà chết. Vợ hắn phát đơn kiện lên quan. Quan châu xem qua, sáu bảy phần đã đóan ra nguyên do vì món tiền thưởng, liền thảo trát sai quân đi bắt hung thủ Kiều Liệt. Kiều Liệt biết tin, đang đêm trốn về Kinh Nguyên thu xếp đưa mẹ bỏ nhà trốn sang châu Uy Thắng, đổi họ, thay tên là Thanh, đặt pháp hiệu là Đạo Thanh để che giấu tung tích. Về sau Điền Hổ nổi loạn biết Đạo Thanh có phép thuật bèn loi kéo theo mình. Đạo Thanh đặt chuyện phao đồn, trổ ngón huyễn thuật mê hoặc dân chúng cho Điền Hổ chiếm đọat các châu huyện. Điền Hổ có việc gì cũng hỏi ý của Đạo Thanh, đặt hiệu cho Đạo Thanh là "hộ quốc linh cảm chân nhân", phong chức quân sư tả thừa tướng. Đến lúc này Đạo Thanh mới chịu nói họ thật, vì thế người ta gọi y là quốc sư Kiều Đạo Thanh.
    Bấy giờ Kiều Đạo Thanh tâu với Điền Hổ đưa quân mã đến ải Hồ Quan cự địch, Điền Hổ nói:
    - Quốc sư biết chia sẻ nỗi lo với quả nhân!
    Điền Hổ chưa nói dứt lời, lại có quan điện suý là Tôn An tâu rầng:
    - Hạ thần xin đưa quân mã cứu viện châu Tấn Ninh.
    Điền Hổ liền phong cho Kiều Đạo Thanh và Tôn An chức chính nam đại nguyên suý, mỗi người lĩnh hai vạn quân mã bộ lên đuờng chặn địch. Kiều Đạo Thanh lại tâu:
    - Hồ Quan đang nguy cấp, thần xin dẫn một đội khinh kỵ đi ngay.
    Điền Hổ cả mừng, truyền lệnh cho khu mật điện điều quân cho Kiều Đạo Thanh và Tôn An ra trận. Kiều Đạo Thanh và Tôn An điểm quân lên đường ngay hôm ấy.
    Tôn An người huyện Kinh Nguyên, cùng quê với Kiều Đạo Thanh, thân dài chín thước, có tài thao lược, sức vóc hơn người học võ nghệ vào loại xuất sắc, quen dùng đôi kiếm thép. Vì báo thù cho cha, Tôn An giết hai kẻ cừu địch, bị quan phủ truy lùng phải bỏ nhà chạy trốn. Tôn An chơi thân với Kiều Đạo Thanh. Khi nghe tin Kiều Đạo Thanh đã theo Điền Hổ, Tôn An liền chạy sang châu Uy Thắng tìm Kiều Đạo Thanh kể thật sự tình. Kiều Đạo Thanh bèn tiến dẫn Tôn An cho Điền Hổ. Tôn An cầm quân ra trận có công, được Điền Hổ phong chức điện suý.
    Hôm ấy Tôn An thống lĩnh mười viên chánh phó tướng, quân mã, bộ hai vạn lên đường cứu nguy châu Tấn Ninh. Mười viên chánh phó tướng ấy đều được phong chức thống chế. Đó là: Mai Ngọc, Tần Anh, Kim Trinh, Lục Thanh, Phan Tấn, Dương Phương, Phùng Thăng, Hồ Mại, Lục Phương.
    Tôn An từ biệt Kiều Đạo Thanh thống lĩnh quân mã lên đường đi Tấn Ninh.
    Lại nói Kiều Đạo Thanh giao hai vạn quân mã cho hai viên đoàn luyện sứ là Nhiếp Tân và Phùng Kỷ chỉ huy đi sau, còn mình dẫn bốn viên phó tướng đem quân tiền bộ đi trước. Bốn viên phó tướng ấy là: Lôi Chấn, Nghê Lân, Phí Trân, Tiết Xán.
    Bốn viên phó tướng ấy đều được phong chức tổng quản, dẫn hai nghìn tinh binh theo Kiều Đạo Thanh ngày đêm ruổi nhanh về châu Chiêu Đức. Chẳng bao lâu, tiền quân của Kiều Đạo Thanh đã tới phía bắc cách thành Chiêu Đức hơn mười dặm. Quân thám mã quay lại báo tin: "hôm quan quân Tống lấy đựợc ải Hồ Quan, đã chia quân ba đường đi đánh phủ thành Chiêu Đức".
    Kiều Đạo Thanh nghe tin báo, nổi giận nói:
    - Bọn Tống Ginag thật vô lễ! phải cho chúng biết phép thụât sở trường của ta!
    Dứt lời Kiều Đạo Thanh liền thúc quân phóng ngựa như bay về phía trước, vừa hay gặp cánh quân đánh cửa bắc do Đường Bân và Cảnh Cung cầm đầu.
    Đường Bân, Cảnh Cung được tin báo phía tây bắc có chừng hai ngàn quân kỵ đang tiến nhanh đến, liền cho quân dàn trận thế sẵn sàng đón đánh. Quân Kiều Đạo Thanh vừa tới, hai bên gióng trống phất cờ dàn trận đối nhau chỉ cách ngoài một tầm tên. Đường Bân, Cảnh Cung thấy bên quân Điền Hổ có bốn viên tướng hộ vệ vị nguyên suý đang ghìm ngựa đứng dưới chiếc lọng lụa hồng. Trước ngựa người ấy là một ngọn cờ đen thêu hai hàng chữ vàng: "hộ quốc linh cảm chân nhân quân sư tả thừa tướng chinh nam đại nguyên suý Kiều".
    Cảnh Cung nhìn chữ trên cờ, mặt biến sắc nói:
    - Viên tướng này rất nguy hiểm!
    Lúc ấy Lý Quỳ dẫn năm trăm du binh bất ngờ xuất hiện. Lý Quỳ muốn xông lên đánh, Cảnh Cung phải gọi to can rằng:
    - Nguyên suý giặc là tay chân đắc lực nhất của Điền Hổ. Hắn có phép yêu thuật rất nguy hiểm.
    Lý Quỳ đáp:
    - Để ta chặt đầu xem hắn có còn dùng yêu thuật được không?
    Đường Bân nói:
    - Tướng quân chớ nên khinh thường.
    Lý Quỳ không nghe lời, liền vung búa xông lên đánh. Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn lo Lý Quỳ không địch nổi, liền dẫn năm trăm quân đao thuẫn ào tới. Kiều Đạo Thanh bật cười quát:
    - Các người thật điên cuồng.
    Kiều Đạo Thanh nói xong thong thả rút bảo kiếm chỉ lên không, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú rồi hét "mau". Lập tức giữa thanh thiên bạch nhật mây đen kéo đến che kín bầu trời, gió bão thổi ầm ầm, đất cát bay mù mịt. Rồi một luồng ám khí trùm kín đội quân đao thuẫn của Lý Qùy, khác nào cả bọn bị nhốt gọn trong một chiếc bị lớn. Cả đội quân không cựa quậy được, chỉ nghe tiếng mưa gió ầm ầm, xung quanh tối đen như mực, không ai biết hiện giờ mình đang ở đâu. Chỉ biết rằng:
    Hảo hán anh hùng khôn khắp cánh cao bay
    Bồ Tát Kim cương khó tìm đường trốn thoát.
    Chưa biết bọn Lý Quỳ bị Kiều Đạo Thanh dùng yêu thuật bao vây, tính mạng sống chết ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Canary
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả Hậu Thủy Hử Thủy Hử Thuỷ Hử Truyện