Hồi 99
Hoa Hoà Thượng thoát khỏi giếng Duyên Triền,
Hỗn Giang Long nhận chìm thành châu Thái .

Đang nói chuyện Điền Hổ bóc thư của Diệp Thanh, sai viên quan hậu cần đọc. Thư viết:
"Thần Ô Lê đã chọn viên dũng tướng Toàn Vũ làm rể. Toàn Vũ từng đánh bại địch quân, khiến bọn Tống Giang phải lui về giữ phủ Chiêu Đức. Ngay hôm nay thần sai ái nữ Quỳnh Anh cùng Toàn Vũ đi thu phục thành Chiêu Đức. Thần kính cẩn sai tổng quản Diệp Thanh mang tin về báo tin thắng trận và tâu việc hôn nhân của con gái, cúi xin đại vương lượng thứ cho".
Điền Hổ nghe xong lấy làm mừng, truyền lệnh phong Toàn Vũ làm Trung hưng bình nam tiên phong quận mã, sai Diệp Thanh cùng hai viên chỉ huy sứ đem lệnh chỉ và hoa hồng, gấm vóc, vàng bạc đến huyện Tương Viên phong thưởng cho quận mã Toàn Vũ. Diệp Thanh lạy chào Điền Hổ rồi cùng hai viên chỉ huy sứ lên đường về huyện Tương Viên.
Lại nói chuyện ngày hôm trước Thần hành thái bảo Đái Tôn vâng lệnh Tống Công Minh đã đi truyền báo quân lệnh khắp các châu huyện. Sau đó Tống Giang lại sai Đái Tôn sang hỏi tin tức của quân doanh Lư Tuấn Nghĩa bên phủ Phần Dương. Các viên quan mới được bổ nhiệm đã lục tục đến nhậm chức ở các châu huyện. Các tướng tá giữ thành hoàn tất việc chuyển giao quyền chính cho các tân quan, rồi dẫn quân mã về phủ Chiêu Đức hội quân. Đội quân thứ nhất là quân trấn thủ Vệ Châu do Quan Thắng, Hô Diên Chước chỉ huy cùng tướng trấn thủ ải Hồ Quan là bọn Tôn Lập, Chu Đồng, Yến Thuận, Mã Lân; tướng trấn thủ núi Bão Độc là Văn Trọng Dung, Thôi Dã. Quân mã đã vào thành yết kiến Trần an phủ và Tống tiên phong.
Vừa lúc ấy có tin đầu lĩnh thuỷ quân Lý Tuấn nghe tin lấy được huyện Lộ Thành, bèn cùng Trương Thanh, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Đồng Uy, Đồng Mãnh dẫn đoàn chiến thuyền từ sông Vệ ra sông Hoàng, rồi rẽ thuyền vào sông Lệ Thuỷ ở phía đông huyện thành. Tống Giang sai dọn cơm rượu khoản đãi các đầu lĩnh. Ngày hôm sau, Tống Giang sai Quan Thắng, Hô Diên Chước, Văn Trọng Dung và Thôi Dã đem quân đến Lộ Thành truyền lệnh cho đầu lĩnh thuỷ quân Lý Tuấn hiệp đồng với các cánh quân của Quan Thắg, Sách Siêu tiến đánh các huyện Du Xã và Đại Cốc để tiến vào phía sau sào huyệt giặc ở châu Uy Thắng, vì nếu không đề phòng, quân giặc cùng đường sẽ chạy sang đầu hàng quân Kim. Bọn Quan Thắng tuân lệnh đem quân ra đi. Các tướng trấn thủ huyện Lăng Xuyên là Lý Ứng, Sài Tiến; tướng trấn thủ Cao Bình là Sử Tiến, Mục Hoằng; tướng trấn thủ Cái Châu là Hoa Vinh, Đổng Bình, Đỗ Hưng, Thi Ân sau khi giao quyền quản hạt cho các quan mới, cũng lần lượt dẫn quân về yết kiến Tống tiên phong. Bấy giờ mọi người mới biết chuyện bọn Sơn Sĩ Kỳ, sau khi mất ải Hồ Quan, đem tàn quân về huyện Phù Sơn, vào lấy thêm quân ở huyện ấy rồi kéo đến cướp phá thành Cái Châu. Hoa Vinh chia quân mai phục, bắt sống Sơn Sĩ Kỳ, giết tại trận hơn hai nghìn quân giặc. Sơn Sĩ Kỳ thế cùng lực tận phải đầu hàng. Quân tướng còn lại đều tán loạn tìm đường chạy trốn. Hoa Vinh dẫn Sơn Sĩ Kỳ vào yết kiến, Tống tiên phong sai dọn rượu tiếp đãi ân cần. Trong mấy ngày quân mã của Tống Giang chỉ đóng trong thành Chiêu Đức, tỏ ý e sợ quân của Trương Thành và Quỳnh Anh để đánh lừa Điền Hổ.
Lại nói chuyện phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa lấy được phủ Phần Dương; Điền Báo phải chạy về huyện Hiếu Nghĩa, dọc đường gặp Mã Linh đem quân đến tiếp sức. Mã Linh người Trác Châu, có yêu thuật đạp hai bánh xe gió, lửa mỗi ngày đi ngoài ngàn dặm, người ta thường gọi là "thần câu tử" (ngửa câu thần). Mã Linh còn có phép ném quả cầu sắt rất lợi hại, lúc lâm trận thường mọc thêm một mắt ở giữa trán vì thế người ta thường gọi là "tiểu hoa quan" (ánh lửa nhỏ). Dưới quyền của Mã Linh có hai viên phó tướng là Vũ Năng và Từ Cần cũng học được yêu thuật của Mã Linh. Mã LInh và Điền Báo hội binh, rồi cùng bọn Vũ Năng, Từ Cẩn, Sách Hiền, Đăng Thế Long, Lăng Quang, Đoàn Nhân, Miêu Thành, Trần Tuyên đem ba vạn quân đến đóng trại cách thành Phần Dương mười dặm về phía bắc. Suốt mấy ngày liền, quân Lư Tuấn Nghĩa phải cho lui quân vào thành Phần Dương, không dám ra giao chiến. Lư Tuấn Nghĩa đang lo buồn thì quân sĩ vào báo tin Tống tiên phong sai Công Tôn Thắng và Kiều Đạo Thanh đem hai nghìn người ngựa đến trợ chiến. Lư Tuấn Nghĩa sai mở cửa thành mời các đầu lĩnh dẫn quân vào. Hai bên chào hỏi xong, Lư Tuấn Nghĩa mời Công Tôn Thắng lên ngồi ghế trên, Kiều Đạo Thanh ngồi ghế tiếp, rồi sai dọn rượu khoản đãi. Lư Tuấn Nghĩa nói:
- Yêu thuật của Mã Linh rất lợi hại. Các tướng Lôi Hoành, Trịnh Thiên Thọ, Dương Hùng, Thạch Tú, Tiêu Đĩnh, Trâu Nhuận, Trâu Uyên, Cung Vượng, Đinh Đắc Tôn, Thạch Dũng đều bị hắn đánh trọng thương. Tuấn Nghĩa tôi chưa biết xoay xở ra sao, may có hai tiên sinh đến kịp.
Kiều Đạo Thanh nói:
- Bần đạo cùng Công Tôn tiên sinh được Tống tiên phong sai đến đây hợp sức với tướng quân đánh bại Mã Linh.
Kiều Đạo Thanh chưa dứt lời thì có tên quân vào báo:"Tướng giặc là Mã Linh đã đem quân đến ngoài cửa đông. Bọn Vũ Năng, Từ Cẩn đánh vào cửa tây. Điền Báo cùng bọn Sách Hiền, Đăng Thế Song, Lăng Quang, Đoàn Nhân đánh vào cửa bắc". Công Tôn Thắng nói:
- Bần đạo xin ra cửa đông đối địch với Mã Linh. Đồ đệ Kiều Đạo Thanh ra cửa tây bắt bọn Vũ Năng, Từ Cẩn. Xin tiên phong đem quân ra cửa bắc đối địch với Điền Báo.
Lư Tuấn Nghĩa bèn sai các tướng Hoàng Tín, Dương Chí, Âu Bằng, Đặng Phi đem quân mã đi trợ chiến cho Công Tôn Thắng. Đái Tôn nghe nói Mã Linh có phép thần hành xin được cùng đi với Công Tôn Thắng để bắt Mã Linh. Lư tiên phong lại hạ lệnh cho bọn Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung, Chu Thông đem quân đi trợ chiến cho Kiều Đạo Thanh, Lư Tuấn Nghĩa đích thân cùng các tướng Tần Minh, Tuyên Tán, Hách Tư Văn, Hàn Thao, Bành Kỷ đem quân ra cửa bắc giam cuối năm, Quỳnh Anh vừa gục đầu thiu thiu ngủ, chợt có một luồng gió ùa vào, cuống theo một mùi hương lạ thơm nức. Trong chốc lát, Qùynh Anh thấy một tu sĩ đầu chít khăn mỏ rìu, dẫn một viên tướng trẻ mặt chiến bào xanh đến dạy cho mình phép ném đá. Vị tu sĩ bảo Quỳnh Anh: "ta cất công đến huyện Cao Bình mời Thiên tiệp tịnh tới đây truyền dạy cho con thụât lạ, giúp con khỏi chốn hang hùm, báo thù cho cha mẹ. Tướng quân đây sẽ trọn đời duyên lứa với con". Thóang nghe mấy tiếng "trọn đời duyên lứa", Quỳnh Anh bất giác thẹn thùng, giơ tay áo che mặt, chẳng ngờ nghe một tiếng kêu "xoảng", mới hay là chạm phải chiếc kéo để trên mặt bàn. Quỳnh Anh giật mình tỉnh dậy. Trong phòng vẫn ngọn đèn tàn, ngoài trời vẫn vầng trăng lạnh, chiêm bao giống như thật, Quỳnh Anh ngồi dậy thẫn thờ.
Sáng hôm sau, Quỳnh Anh còn nhớ phép ném đá, bèn đến bên bờ tường chọn nhặt một hòn đá bằng quả trứng đánh liều ném thử con xuy trên nóc nhà. Viên đá ném đi nghe chát một tiếng, con xuy vỡ tan, mảnh rơi lả tả. Nghê thị giật mình vội ra khỏi, Quỳnh Anh kiếm chuyện nói tránh đi:
- Đêm qua con mơ thấy một vị thần đến bảo:"Cha ngươi có số vương hầu, ta dạy riêng cho ngươi các phép võ lạ để ngươi giúp thành công". Vừa rồi con thử ném đá chẳng ngờ ném trúng con xuy.
Nghê thị nghe lấy làm lạ bèn kể lại chuyện ấy cho Ô Lê nghe. Ô Lê không tin liền gọi Quỳnh Anh đến hỏi, đem thương, đao, kiếm, kích, thuơng, bổng, đinh ba bảo sử dụng thử. Quả nhiên Ô Lê thấy môn nào Quỳnh Anh cũng thông thạo, riêng thuật ném đá thì đặc sắt nhất, trăm phát trăm trúng. Ô Lê cả kinh, nghĩ bụng:"ta quả có phúc lớn mới được trời cho dị nhân đến giúp sức". Từ đó Ô Lê hàng ngày truyền dạy cho Quỳnh Anh các phép cưỡi ngựa, đánh kiếm.
Câu chuyện về tài võ nghệ của Qùynh Anh từ nhà Ô Lê lọt ra ngoài làm xôn xao cả thành Uy Thắng, dân chúng đặt biệt hiệu gọi Quỳnh Anh là "Quỳnh thỉ thốc" (mũi tên Qùynh). Dạo ấy, Ô Lê muốn kén chọn chàng rể gả chồng cho Quỳnh Anh. Quỳnh Anh thưa với mẹ nuôi:
- Nếu cha mẹ gả chồng cho con thì xin kén người nào ném đá thật giỏi. Nếu là kẻ tài nghệ không bằng con thì con thà chết chứ không nhận lời.
Nghê thị nói lại với Ô Lê. Ô Lê thấy Quỳnh Anh kén chọn khó quá, việc kén rể đành phải tạm gác lại. Hôm ấy Ô Lê nghĩ đến hai chữ "vương hầu", chợt nẩy manh tâm, bèn tâu xin cho Quỳnh Anh giữ chức tiên phong, muốn thừa dịp hai bên đánh nhau, mình ở giữa thủ lợi. Bấy giờ Ô Lê chọn tướng tuyển quân đã xong, hạ lệnh cho rời châu Uy Thắng. Ô Lê giao cho Quỳnh Anh làm tướng tiên phong, đưa năm nghìn tinh binh đi trước, tự mình thống lĩnh đại quân tiến theo sau.
Tạm gác chuyện Ô Lê, Qùynh Anh đưa quân lên đường. Đây nói chuyện Tống Giang ở phủ Chiêu Đức chờ đợi tiếp đón Trần an phủ. Ngày một ngày hai, mãi đến hơn mười hôm sau mới có tin báo người ngựa của Trần an phủ đã tới. Tống Giang dẫn các tướng ra ngoài thành nghênh tiếp, mời Trần an phủ về dinh riêng trong thành Chiêu Đức nghỉ ngơi. Các tướng lĩnh đầu mục đều đến vái chào.
Trần an phủ từ trước vẫn biết anh em Tống Giang là những người trung nghĩa nhưng chưa có dịp gặp mặt trò chuyện với Tống Giang. Hôm nay gặp nhau, thấy Tống Giang đôn hậu, một mực cung kính khiêm nhường, Trần an phủ lại càng thêm kính trọng. Trần an phủ nói:
- Hoàng đế nghe tin tiên phong liên tiếp lập kỳ công, đặc sai hạ quan đưa mấy xe vàng bạc vóc lụa đến ban cấp đồ thưởng và giám sát việc quân.
Anh em Tống Giang đều vái tạ. Tống Giang nói:
- Tống Giang tôi nhờ tướng công hết sức tâu bày, hôm nay mới được đội ơn lớn của thiên tử. Mọi sự đều do tướng công tác thành cho. Anh em Tống Giang tôi dẫu phơi gan nơi chiến địa cũng chưa đủ báo đền.
Trần an phủ nói:
- Mong tướng quân sớm lập công lớn, khi về kinh tướng quân sẽ được thiên tử cất nhắc trọng dụng.
Các đầu lĩnh lại vái tạ lần nữa. Tống Giang nói:
- Mời tướng công ở lại đóng giữ thành Chiêu Đức, anh em tiểu tướng sẽ đem quân đi đánh sào huyệt của Điền Hổ, khiến cho quân giặc đầu đuôi không cứu ứng được nhau.
Trần an phủ nói:
- Truớc khi rời kinh, hạ quan đã tâu lên để thiên tử biết những châu huyện do tiên phong mới thu hồi, hiện nay đều thiếu quan cai trị. Bộ lại đã cấp tốc chọn người để bổ nhiệm, đã hẹn ngày lên đường, chẳng bao lâu bọn họ sẽ tới nơi.
Tống Giang một mặt phân phát đồ thưởng cho quân sĩ, một mặt viết quân thiếp, sai Thần hành thái bảo Đái Tôn đi truyền lệnh cho các đầu lĩnh trấn thủ các châu huyện biết để sẵn sàng giao quyền lại cho các quan mới tới nhậm chức, rồi đưa quân về thành chờ lệnh sai phái.
Tống Giang cũng giao cho Đái Tôn, sau khi truyền lệnh cho các châu huyện xong, đi tiếp đến phủ Phần Dương thám thính tình hình quân giặc. Tống Giang lại trình lên để Trần an phủ biết công trạng của các hàng tướng Hà Bắc là bọn Đường Bân, tiến cử bọn Kim Đĩnh, Hoàng Việt giữ chức trấn thủ cửa ải Hồ Quan và núi Bão Độc thay cho các tướng Tôn Lập, Chu Đồng trở về suý phủ chờ sai phái, mọi việc đều được Trần an phủ chấp thuận.
Bỗng có tin quân lưu tinh thám mã về báo: "Điền Hổ sai Mã Linh thống lĩnh người ngựa đến cứu cấp cho phủ Phần Dương, lại sai Ô Lê quốc cữu cùng với quận chúa Quỳnh Anh đem quân từ phía đông đánh tới hiện đã tới huyện Tương Viên. Tống Giang nghe xong, cùng bàn với Ngô Dụng, rồi cắt cử các tướng đem quân đi chặn địch. Bấy giờ hàng tướng Kiều Đạo Thanh nói:
- Mã Linh cũng biết dùng yêu thuật và có phép thần hành, thường giấu trong người một viên gạch vàng, ném trăm phát trăm trúng. Bần đạo đội ơn tiên phong thu dùng, chưa đóng góp công sức, nay xin tiên phong cho bần đạo cùng với tôn sư Công Tôn Nhất Thanh đến Phần Duơng thuyết phục Mã Linh về hàng.
Tống Ginag cả mừng, điểm ngay hai nghìn quân mã cho theo Công Tôn Thắng và Kiều Đạo Thanh. Hai người từ biệt Tống Giang đưa quân đi Phần Dương ngay trong ngày hôm đó.
Nói tiếp chuyện Tống Giang chịu tội”.
Lý Quỳ nói:
- Kể ra kế ấy cũng hay! Chỉ sợ vác gai đau không chịu nổi, chi bằng ta tự chặt đầu đi là xong.
Yến Thanh nói:
- Mọi người trên sơn trại đều là anh em cả, ai nỡ chê cười đại ca?
Lý Quỳ không còn cách nào, đành nghe theo lời Yến Thanh về sơn trại “ vác gai chịu tội”. Có thơ làm chứng như sau:
Tam gia đối chứng dĩ phân minh
Phương hiển công bình chính đại tình.
Thử nhật phụ kinh cam thỉnh tội,
Khả lân tôn tôn pháp quý dư sinh.
Ba người đối mặt đã phân minh
Toàn vẹn thanh danh trọng nghĩa tình.
Chịu nhục vác gai xin chịu tội,
Đáng thương hảo hán tự khom mình.
Lại nói chuyện Tống Giang và Sài Tiến về đến trung nghĩa đường, đang thuật chuyện cho an hem nghe thì thấy Hắc toàn phong mình trần trùng trục, trên lưng vác một bó gậy gai đến quỳ dưới thềm. Lý Quỳ cú đầu hồi lâu vẫn không nói được câu nào. Tống Giang cười bảo:
- Thằng quỷ đen kia vác roi gai làm gì? Không có chuyện tha tội cho ngươi đâu?
Lý Quỳ nói:
- Tiểu đệ sai rồi. Xin huynh trưởng chọn chiếc gậy gai thật to mà đánh, mấy chục gậy tiểu đệ cũng xin cam chịu!
Tống Giang nói:
- Ta với ngươi đem đầu ra đánh cuộc, vác gai đến đây làm gì?
Lý Quỳ đáp:
- Nếu huynh trưởng không tha, xin cứ chặt đầu, đệ cũng cam chịu.
Mọi người đều xúm lại xin Tống Giang tha cho Lý Quỳ. Tống Giang nói:
- Nếu muốn tha tội, ngươi phải bắt cho được hai tên giả mạo Tống Giang, trả con gái cho Lưu thái công.
Lý Quỳ vui mừng vùng dậy nói:
- Tiểu đệ xin đi ngay! Bắt bọn chúng thì dễ như thò tay vào túi!
Tống Giang nói:
- Bọn chúng có hai người, lại đi ngựa, ngươi chỉ có một mình đối phí sao được? Lại phải cho Yến Thanh đi cùng mới xong.
Yến Thanh nói:
- Huynh trưởng đã bảo thì tiểu đệ xin đi.
Yến Thanh liền về phòng lấy cung nỏ và cây gậy tề mi rồi theo Lý Quỳ đi đến trang viện của Lưu thái công.
Yến Thanh hỏi đầu đuôi sự việc, Lưu thái công nói:
- Bọn họ đến đây lúc xế chiều, khoảng canh ba thì đi. Người nhà không ai dám theo nên không biết họ đi về hướng nào. Người xưng là Tống Giang dáng thấp nhỏ, gầy đen. Còn người kia cao lớn, mắt to, râu ngắn.
Hỏi tỉ mỉ mọi chuyện xong, Yến Thanh nói:
- Thái công cứ yên long, thế nào bọn chúng tôi cũng cứu được con gái cho thái công. Huynh trưởng Tống công Minh chúng tôi ra lệnh phải bắt cho được hai tên giả danh ấy.
Lưu thái công liền sai người lấy thịt khô, hấp bánh cho hai người đem đi đường. Rời trang trại của Lưu thái công, Yến Thanh, Lý Quỳ đi về hướng bắc, suốt hai ngày phải đi qua một vùng núi đồi hoang vắng, chẳng gặp ai để hỏi han. Hai người đành vòng lại hướng đông đi hai ngày nữa đến địa giơsi huyện Cao đường phủ Lăng châu cũng không dò hỏi được tin gì. Lý Quỳ sốt ruột giục Yến Thanh đi về phía tây, lại mất hai nữa cũng không thấy động tĩnh.
Một buổi tối hai người ghé vào ngôi miếu cổ dưới chân núi, nằm nghỉ trên bệ thờ. Lý Quỳ không thể nào chợp mắt được bèn ngồi dậy. Chợt lúc ấy có tiếng chân người đi ngoài miếu. Lý Quỳ bèn vụt dậy mở cửa nhìn ra, thấy một gã to lớn xách mã tấu đi về phía gò đất sau miếu. Lý Quỳ liền nhón gót đi theo. Yến Thanh thấy động cũng nhỏm dậy xách cung, cầm gậy bám sát Lý Quỳ, nói khẽ:
- Đại ca đừng đuổi hắn, đệ đã có cách!
Đêm về trăng sáng lờ mờ, Yến Thanh đưa gậy cho Lý Quỳ cầm rồi nhẹ nhàng đi theo gã cao lớn. Vừa cách một tầm tên, Yến Thanh kéo căng dây cung nhắm thật chuẩn, nhẩm khấn: “Thánh Như Ý, xin đừng để trượt”. Chỉ nghe một tiếng “phựt”, mũi tên bay vút đi. Gã cao lớn bị bắn trúng vào chân phải khuỵu xuống. Lý Quỳ chạy đến túm cổ áo, xềnh xệt lôi hắn vào trong miếu rồi quát hỏi°
- Mi cướp con gái Lưu thái công về dấu ở đâu?
Gã cao lớn nói:
- Thưa hảo hán, tiểu nhân không dính liếu gì đến việc ấy! Tiểu nhân chỉ đón đường, chờ người qua lại để kiếm chát chút ít chứ không dám cướp con gái người ta.
Lý Quỳ trói hắn lại, giơ búa lên quát:
- Mi không khai thật thì ta bằm nát!
Gã to lớn nói:
- Xin cho đứng dậy rồi tiểu nhân sẽ thưa.
Yến Thanh cuối xuống nhổ mũi tên cho hắn rồi nói:
- Hãy tạm rút cho ngươi mũi tên này. Ngưoi phải khai ngay, kẻ nào cướp con gái Lưu thái công? Ngươi làm nghề chặn đường ở đây, há lại không biết chuyện hay sao?
Gã cao lớn nói:
- Tiểu nhân chỉ phỏng đoán, chưa chắc đã đúng: Về phía tây bắc cách đây khoảng mười lăm dặm có ngọn núi gọi là ngọn núi Đầu trâu, trên núi có ngôi quán đạo giáo, gần đây bị hai tên cường đạo đến chiếm. Một tên là Vương Giang, tên kia là Đổng Hải. Bọn chúng giết hết các đạo sĩ, tiểu đồng rồi cùng sáu bảy tên lâu la chiếm lấy đạo quán. Thường ngày bọn chúng đi cướp bóc các nơi, đến đâu cũng xưng là Tống Giang. Chuyện cướp người con gái kia chắc là do hai kẻ đó.
Có Thơ làm chứng:
Tầm tặc tiềm cư cổ miếu đường,
Phong hàn nguyệt lãnh chuyển thê lương.
Dạ thâm ngẫu hoạch sơn lâm khách,
Thuyết xuất cường đồ thị Đổng, Vương.
Tìm giặc đêm nằm miếu cạnh đường
Trăng suông gió buốt cảnh thê lương.
Canh khuya tóm gọn khách thảo khấu
Khai rõ hung đồ bọn Đổng, Vương.
Yến='height:10px;'>
Song thương tướng Đổng Bình thúc ngựa lên trước trận quát lớn:
- Người ngựa từ đâu tới? không đầu hàng chịu trói còn đợi bao giờ?
Phàn Ngọc Minh cả mắng:
- Bọn giặc cỏ đầm lầy cả gan dám chiếm đoạt thành trì của chúng ta!
Đổng Bình quát đáp:
- Quân thiên triều kéo đến, sao các ngươi dám chống cự?
Dứt lời, Đổng Bình vỗ ngựa, vung song thương xông vào đánh Phàn Ngọc Minh. Phàn Ngọc Minh cũng thúc ngựa, nâng thương chặn đánh. Hai tướng giao chiến hơn hai chục hiệp, Phàn Ngọc Minh đuối sức, đỡ gạt không nổi, bị Đổng Bình đâm thương xuyên họng, lăn nhào xuống ngựa. Bên quân Điền Hổ, Phùng Dực cả giận thúc ngựa lao vào Đổng Bình. Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh liền vỗ ngựa đuổi đến chặn đánh. Giao chiến hơn mười hiệp, Hoa Vinh quay ngựa chạy về trận nhà. Phùng Dực quất ngựa đuổi theo. Hoa Vinh liền cắp thương vào nách, kéo căng dây cung, nghiêng mình thả mũi tên cắm phập giữa trán Phùng Dực. Chiến mũ sắt lật hẳn sang một bên, Phùng Dực bổ nhào xuống ngựa. Hoa Vinh giật ngựa quay lại tiếp một thương kết liễu đời hắn. Bọn Đổng Bình, Lâm Xung, Sử Tiến, Mục Hoằng, Đỗ Hưng vẫy quân kỵ xông lên giáp chiến. Lâm Xung vung giáo hất nhào Cố Khởi. Ngô Đắc Nguyên ngã ngựa liền bị đám loạn quân xéo nát. Quân Điền Hổ một phen thu lớn, năm nghìn người ngựa thiệt mạng đến quá nửa, số còn lại tán lọan tìm đường chạy trốn. Quân của Hoa Vinh thu được nhiều ngựa chiến, chiêng trống, đuổi đánh quân Điền Hổ đến ngoài năm dặm mới gặp đại quân của Biện Tường đến cứu viện.
Biện Tường vốn xuất thân là nông phu ở trang trại, có đôi tay vạm vỡ, tinh thông võ nghệ, được Điền Hổ phong chức thượng tướng. Quân hai bên gặp nhau, giương cờ gióng trống, dàn thế trận đối địch, tù và rúc inh ỏi, trống trận thúc liên hồi. Thân cao chín thước, mặt vuông vai rộng, mắt tròn, râu ba chòm che miệng, đầu đội mũ kim khôi cánh phượng, mặc áo giáp vẩy cá giát bạc, Biện Tường nhảy phốc lên lưng con ngựa chiến "xung ba", tay nâng búa lơn, hai bên tả hữu có bốn thống chế Phó Tường, Quản Diệm, Khấu Tham, Lã Chấn theo hộ vệ. Phía sau có bọn thống quân, đề hạt, phòng ngự, đòan luyện tiếp ứng. Hàng ngũ người ngựa sắp xếp mười phần chỉnh tề. Bên quân Tống Giang, Cửu văn long Sử Tiến phóng ngựa ra trước trận quát lớn:
- Tướng nào kia, mau xuống ngựa đầu hàng để khỏi bẩn lưỡi đao!
Biện Tường cười ha hả:
- Nồi đất còn có hai tai, mi lại không biết đại danh ta là Biện Tường hay sao?
Sử Tiến quát đáp:
- Tên phản loạn kia, quân thiên triều đến đây sao còn dám chống cự?
Sử Tiến dứt lời liền vỗ ngựa múa cây đao bát hoàn xông vào đánh Biện Tường. Biện Tường cũng vung búa lớn chặn đánh. Hai ngựa quần nhau, gươm búa cũng vung lên, tiếng vó ngựa dồn dập. Hai tướng giao chiến đến hơn ba mươi hiệp không phân thắng bại. Hoa Vinh thấy Biện Tường võ nghệ cao cường, có ý mến tài nên không bắn tên ngầm, chỉ thúc ngựa, xách thương đến giúp Sử Tiến. Biện Tường một mình đánh lại hai tướng, hơn ba mươi hiệp vẫn không phân thắng bại. Các tướng bên quân Điền Hổ lo Biện Tường thất lợi, vội khua chiêng thu quân. Hoa Vinh, Đổng Bình thấy trời sắp tối lại lo ít quân nên cũng ra lệnh thu quân về trại. Quân hai bên đóng cách nhau hơn mười dặm.
Đêm ấy nổi gío nam, mây đen che phủ bầu trời, nửa đêm sấm chớp ầm ầm, rồi mưa to trút xuống. Bấy giờ Điền Hổ đã đưa ngụy triều rời khỏi châu Uy Thắng, đến chiều tối đã xa thành hơn trăm dặm mới hạ trại nghỉ ngơi, thê thiếp người hầu đi theo đông đủ. Đêm ấy Điền Hổ cùng Phạm mỹ nhân ngồi trong trướng vui vẻ yếm ẩm. Liên tiếp trong năm ngày trời mưa dầm không lúc nào ngớt, trướng bạt che mưa uớt sũng, nước dềnh khắp nơi, quân sĩ không có chỗ đứng chân đặt bếp, cung tên chùng nát, quân mã các doanh đều phải ở yên trong trại, chuyện không có gì đáng nói.
Lại nói các tướng Sách Siêu, Từ Ninh, Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc, Thang Long, Đừơng Bân đã nhận được thêm quân bộ của Quan Thắng, Hô Diên Chước, Văn Trọng Dung, Thôi Dã và chiến thuyền của các đầu lĩnh thuỷ quân. Các tướng cùng bàn tính kế hoạch đánh giữ: Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc ở lại giữ thành Lộ Châu; Quan Thắng đãn quân thuỷ bộ đánh huyện Du Xã; Sách Siêu, Thang Long giữ thành Phần Dương. Bọn Quan Thắng thừa thế đuổi dài, thế như chẻ tre, thu phục huyện Đại Cốc, tướng giữ thành bị giết tại trận, các phó tướng và quân sĩ ra đầu hàng nhiều không kể xiết. Quan Thắng treo bảng vỗ yên quân dân, khao thưởng tướng sĩ, rồi sai người đến quân doanh của Tống tiên phong báo tin thắng trận.
Ngày hôm sau mưa lớn, Quan Thắng cho quân nghỉ ngơi, không xuất trận. Bỗng có tin báo:"Lư tiên phong giao cho Tuyên Tán, Hách Tư Văn, Lã Phương, Quách Thịnh ở lại trấn thủ thành Phần Dương, tự mình đem quân đi thu phục hai huyện Giới Hưu và Bình Giao. Sau đó để Hàn Thao, Bành Kỷ đóng giữ huyện Giới Hưu; Khổng Minh, Khổng Lượng giữ huyện Bình Giao, Lư tiên phong tiếp tục đem quân bao vây thành huyện Thái Nguyên. Vì mưa to gío lớn chưa xuất quân được".
Đầu lĩnh thuỷ quân Lý Tuấn biết tin ấy, bàn với Quan Thắng:
- Lư tiên phong vì mưa dầm không tiến quân được, lại đang mùa mưa lụt không nên nấn ná ở lâu. Nếu quân giặc chọn quân cảm tử đến đánh thành thì quân ta trở tay sao kịp? Lý Tuấn tôi có một kế, muốn đến bàn với Lư tiên phong, chẳng hay đại huynh nghĩ thế nào?
Quan Thắng cả mừng giục Lý Tuấn đi ngay. Hỗn giang long Lý Tuấn cáo từ Quan Thắng trở về thuỷ trại, giao cho bọn Đồng Mãnh cai quản chiến thuyền, rồi cùng Trương Thuận, Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Nhị, NGuyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất đem hai nghìn thuỷ binh và chiến thuyền đội nón lá, khoác áo tơi, gội mưa to gío lớn đưa chiến thuyền đến doanh trại của tiên phong Lư Tuấn Nghĩa. Thuyền cập bến, Lý Tuấn vào trong trướng hội kiến với Lư tiên phong. Hai người chuyện trò thăm hỏi chốc lát rồi chụm đầu bàn bạc mật kế. Lư Tuấn Nghĩa cả mừng, truyền lệnh cho quân sĩ gội mưa băng gió vào rừgn chặt gỗ đóng bè. Bọn Lý Tuấn chia nhau đi lo liệu các việc.
Lại nói tướng trấn thủ Thái Nguyên là Trương Hùgn được trao chức nguỵ điện suý, bọn Hạng Trung, Từ Nhạc được trao chức đô thống chế, cả ba tướng này đều có tiếng hiếu sát. Quân sĩ dưới quyền phần nhiều là bọn tham tàn dâm bạo, dân chúng bị bức bách ngược đãi, phần nhiều phải bỏ gia tư tài sản phiêu bạt bốn phương. Bọn Trương Hùng bị bao vây, nhưng không chịu hàng phục, bàn nhau:
- Hiện nay đang mùa mưa lũ, đường thủy đường bộ đều bất lợi cho quân Tống, lương thảo thiếu thốn, quân sĩ chán nản không muốn ở lâu. Nếu ta tung quân đánh gấp, tất sẽ giành toàn thắng.
Bấy giờ đã là thượng tuần tháng tư, Trương Hùng muốn chia quân tiến ra bốn cửa đánh quân Tống, chợt nghe tiếng thanh la nổi vang bốn phía. Trương Hùng trèo lên chòi canh nhìn ra, thấy quân của Tống Giang đầu gội mưa, chân quấn xà cạp, đang băng băng trèo lên núi. Trương Hùgn hoảng hốt kinh sợ, lại nghe bên phía ngòi Trí Bá ầm ầm, vang động như nghìn quân muôn ngựa lướt tới. Trong khoảnh khắc nước to sóng cuộn tựa triều dâng thác đổ ập đến. Đúng là:
Sóng cả cuộn dâng ngòi Trí Bá,
Sông gầm vang động đất Hoài Âm.
Chưa biết nước cuốn về đâu xem hồi sau sẽ rõ.