Vua Thiệu Trị (1841-1847) thăng hà, để di chiếu truyền ngôi cho con trưởng là Hồng Bảo. Nhưng triều đình do Trương Đăng Quế cầm đầu, thấy Hồng Bảo ham chơi cờ bạc nên không tôn mà lập em là Hồng Nhậm(con bà Từ Dũ) lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Tự Đức.Bất bằng vì sự phế lập trái di chiếu ấy, Hồng Bảo tụ nghĩa cùng một số quan lại, hoàng thân có mâu thuẫn với Tự Đức lập mưu đảo chánh. Chẳng may trong nội bộ có người chưa chi đã rắp tâm làm phản vào tố giác với Tự Đức. Hồng Bảo bị hạ ngục và kết án tử hình(1854). Để chứng tỏ mình là một ông vua có lòng nhân, nặng tình cốt nhục, Tự Đức tha chết cho anh và Hồng Bảo chỉ bị giam. Nhưng một ngày nọ người ta khám phá thấy Hồng Bảo chết thắt cổ ở trong ngục (1854). Dư luận đương thời cho rằng đó là một cái chết rất khả nghi, họ thông tin Hồng Bảo có thể tự sát mà chết vì lệnh ám sát của Tự Đức. Điều đó làm cho Tự Đức ăn ngủ không yên.Một hôm trong một buổi dạ yến ở Đại Nội, đang nhai vua Tự Đức bổng nhăn mặt đau đớn. Quan khách lấy làm lạ quay về phía nhà vua. Để đỡ thẹn vua ra ngay một cái đề thơ "Răng cắn lưỡi".Trong hàng các quan dợ tiệc có ông Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) người Quảng Bình ứng khẩu đọc ngay bốn câu thơ sau đây:"Sinh ngã chi sơ, nhữ vị sinh,Nhữ sinh chi hậu, ngã vi huynh.Bất tư cộng hưởng chân cam vị,Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?"Nghĩa là:"Thuở bác sinh ra chú chữa sinh,Từ sinh ra chú bác làm anh.Ngọt bùi chẳng dể cung chia sẻ,Cốt nhục đang tâm nghiến đứt tình?".Nghe qua vua vỗ tay khen hay, nhưng nghĩ một lúc, ông chau mày mà phán rằng:- "Văn chương của khanh thật lưu loát. Trẩm thưởng mỗi câu một lạng vàng. Song ý thơ sâu sắc và bí ẩn, Trẩm phạt mỗi chữ một roi".Sở dĩ phải phạt Hàm Ninh vì vua nghĩ rằng tác giả mượn bốn câu thơ trên để ám chỉ việc nhà vua đã đang tâm sát hại anh mình là Hồng Bảo, giống như răng cắn lưỡi.