ẨN DỤ CỦA HEYOAN VỀ THỰC TẠI Hình nón tri giác Trong chương trước tôi đã luận bàn về việc khai mở tri giác của bạn tới những mức cao hơn của thực tại bằng cách nâng cao tốc độ rung động của trường hào quang của bạn. Ý tưởng đó căn cứ vào khái niệm vũ trụ đa chiều gồm nhiều mức tốc độ rung động tồn tại trong cùng không gian. Mức thực tại đó càng tiên tiến hay tinh tế bao nhiêu thì tốc độ rung động càng cao bấy nhiêu. Bây giờ tôi muốn luận bàn về vũ trụ đa chiều này trong giới hạn của các mức tri giác. Heyoan nói rằng mỗi người có một hình nón tri giác qua đó ta cảm nhận thực tại. Ta có thể sử dụng ẩn dụ về tần số để lý giải khái niệm này, nghĩa là mỗi người có thể cảm nhận trong một dãy tần số nào đó. Là con người, ta có khuynh hướng định nghĩa thực tại bằng cái mà ta có thể cảm nhận. Cảm nhận này không những bao gồm tất cả các tri giác thông thường của con người mà còn bao gồm cả những phần mở rộng của các tri giác đó qua những dụng cụ ta tạo nên như kính hiển vi và kính thiên văn. Cái gì nằm trong hình nón tri giác của ta thì ta chấp nhận, còn cái gì nằm ngoài hình nó đó thì không có thực. Nếu ta không cảm nhận được nó thì bấy giờ nó không tồn tại. Mỗi lần ta tạo được dụng cụ mới, ta nâng cao hình nón tri giác của mình lên và có thêm nhiều cái được ta cảm nhận và do đó chúng trở thành có thực. Với tri giác cao cấp, điều tương tự cũng xảy ra, nhưng trong trường hợp này dụng cụ là chính thân thể và hệ thống năng lượng của ta. Vì chúng ta cảm nhận được nhiều cái hơn bằng tri giác cao cấp nên càng có nhiều cái trở nên có thực hơn đối với ta. Tôi đã thử vẽ một đồ thị bằng cách sử dụng đường cong hình chuông quen thuộc để giúp mô tả hiện tượng này (hình 20-1A). Trục đọc cho thấy độ minh mẫn của tri giác và trục ngang biểu diễn dãy tần số của tri giá. Đường cong hình chuông nằm ở igữa đồ thị có thể được dùng để biểu diễn dãy tri giác thông thường của một người, một nhóm người hay của toàn thể nhân loại về vấn đề đó. Phần lớn chúng ta có những tri giác minh mẫn như đã được xác định bằng vùng có những nét chấm. Bên ngoài vùng này, mức minh mẫn của ta thấp đến mức ta có khuynh hướng không để ý đến cái mà mình cảm nhận. Tuy nhiên, nếu ta chấp nhận mọi cái mình cảm nhận thì bấy giờ khoảng trống phía dưới đường cong hình chuông cũng xác định cái mà ta gọi là vũ trụ có thực. Đường gãy khúc cho thấy sự tăng tri giác do dụng cụ mang lại cho ta. Chúng ta, ít nhất thì phần lớn chúng ta, cũng đều chấp nhận điều này là thực tại. Ta hãy nhìn vào điều này trên quan điểm của cái được mệnh dah là Đại thể Brahman và ảo ảnh Maya của truyền thống Phật giáo. Ảo ảnh Maya là một thế giới hiển hiện mà theo Phật giáo nó là ảo ảnh. Đại thể Brahman là thực tại cơ bản nằm ở dưới Maya và chứng minh ho cái hiển hiện. Thiền định được thực hành trong Phật giáo nhằm mục đích vượt ra khỏi ảo ảnh Maya vốn chứa đựng mọi đau khổ và trở thành Đại thể Brahman hoặc được soi sáng. Ở đây ta có một khái niệm rất giống với hình nón tri giác,. Hình 20-1B cho thấy một hình nón tri giác nữa được giải thích trên quan điểm Brahman và Maya. Thế giới rõ ràng hiển nhiên của Maya nằm trong hình nón tri giác, trong khi thế giới không hiển hiện của Brahman nằm ngoài hình nón tri giác. trật tự bộc lộ hiển hiện cùa nhà vật lý David Bohm (xem chương 4) nằm trong hình nón tri giác của ta và Trật tự bao hàm tiềm tàng của tác giả này nằm ngoài hình nón tri giác của ta. Hình 20-2A cho thấy hiệu quả của tri giác cao cấp. Tôi đã xếp cái mà ta gọi là không có thực và không hiện hữu vào loại thực tại tâm linh. Khi ta nâng cao dãy tri giác tới những mức rung động cao hơn thì càng có nhiều thế giới tâm linh (phi thể chất) trở nên có thực đối với ta. Ta càng sử dụng tri giác cao cấp nhiều thì ta càng có khả năng cảm nhận (điều này làm cho ta càng đi tới được nhiều hơn vào thế giới tâm linh) ta càng ra khỏi ảo ảnh và đi vào Đại thể Brahman hoặc sự soi sáng. Từ quan điểm này, đường cong hình chuông trở thành bức màn che giữa hai thế giới tâm linh và vật chất. Heyoan nói rằng chữa trị cuối cùng làm tan biến bức màn che giữa hai thế giới tâm linh và vật chất. Một điểm khác rất quan trọng là do chỗ những điều tự xác định của ta được xây dựng trên cái mà ta xác định là có thực, chúng ta cũng làm như thế. Hình 20-2B lại cho thấy đường cng hình chuông, song lúc này tôi xếp nó vào trong các giới hạn của tự xác định. Bên trong đường cong, ta có khu vực tự xác định hữu hạn - người mà ta nghĩ là ta - dựa trên tầm nhìn hạn hẹp của ta đối với thực tại. Phía ngoài đường cong, ta có khu vực tự xác định không giới hạn, cuối cùng là Thượng đế. Đường cong trở thành bức màn che giữa người mà ta nghĩ là ta và con người thực của ta. Heyoan nhắc đi nhắc lại rằng hai bức màn che này (giữa thế giới tâm linh và thế giới vật chất, giữa người mà ta nghĩ là ta và con người thực của ta) là tương tự như nhau. Đó cũng là bức màn che giữa cái mà ta gọi là sống và chết. Khi ta biết ta là một linh hồn, thì ta không ngừng sống khi ta chết; đúng hơn là ta chỉ đơn giản rời bỏ thân thể là cỗ xe mà với tư cách linh hồn ta đã tạo ra nhằm mục đích trước tiên là hóa thân. Lúc con người chết, tôi đã chứng kiến (bằng tri giác cao cấp) cảnh linh hồn rời thân thể để đi theo những linh hồn khác trong căn phòng. Lúc chết thì bức màn che biến mất và ta trở về lại làm con người đích thực của ta. Thế giới hiển hiện Cách đây ít lâu, trong một buổi đọc thông tin, Heyoan đã dẫn dắt tôi qua một trải nghiệm giải nghĩa cho sự hiển hiện. Đây là bản sao băng ghi âm ấy. Heyoan:"Vậy thì hiển hiện là gì? Nó liên quan đến khả năng cảm nhận cái đã hiển hiện. Khả năng đó liên quan đến con người và liên quan đến sự cá tính hóa của mỗi người cũng như đến vị trí của cửa sổ tri giác của người đó. Cái được lĩnh hội trong cửa sổ tri giác đó là cái mà bạn định nghĩa là thế giới hiển hiện. Khi cái nhìn hạn hẹp - qua đó bạn cảm nhận hiện hữu - mở rộng ra thì lúc bấy giờ thế giới hiển hiện mở rộng. Chẳng hạn, khi bạn bắt đầu nghe tiếng nói của chúng tôi thì lúc đó bạn sẽ có trải nghiệm hơn về thế giới hiển hiện. Thế giới đó hiện ra kém rắn hơn hoặc loãng hơn nhưng nó vẫn có tính hiển hiện. Diện mạo của tính loãng phù hợp hơn với khả năng của bạn cảm nhận các tần số cao hơn thực tại của những tần số cao hơn mang tính loãng. Sự hạn hẹp cảm nhận đó của bạn làm cho các thực tại cao hiện ra loãng hơn, cũng cho bạn cảm giác là những tần số cao hơn hiện ra biến dần lại vào cái không hiển hiện. Tuy nhiên đây không phải như vậy?" Barbara:"Như vậy cái tôi đang nhìn thấy là toàn bộ dãy cảm nhận trong cái mà chúng ta gọi là hiển hiện. Nó đơn giản là một bộ cảm nhận, khi Thầy gọi nó là hiển hiện. Vì dãy đó trở nên cao hơn và rộng hơn, hoặc (người ta có thể dùng phép loại suy) góc độ của tầm nhìn càng tăng hoặc trải nghiệm của ta càng mở rộng, thì bấy giờ ta cảm nhận được nhiều hơn về cái mà ta gọi là thế giới không hiển hiện... Ôi, nó hoạt động theo cả hai cách, đến nỗi khi một cái lan xuống những rung động thấp hơn, thì cái kia cũng xác thực". Heyoan:"Vì lý do này hay lý do khác, nhân loại đã lựa chọn việc xem hoặc mô tả các rung động thấp hơn như là cái tiêu cực, cảnh tối tăm, những hình thù đáng ghét. Đó là một phương thức tiến hành việc này, mặc dù nó chỉ đơn giản dựa trên bản chất nhị nguyên và cơ chế tri giác của con người. Nó là một phần của hệ thống cảm nhận vốn xem các rung động thấp là tiêu cực". Barbara:"Ý kiến của Thầy ra sao về toàn bộ bậc thang tiến hóa lâu dài của nhân loại?" Heyoan: "Trong khuôn khổ tiến hóa, chúng ta sẽ nói đơn giản về khả năng mở rộng cửa sổ cảm nhận. Người ta có thể nói rằng thực tại cụ thể rơi vào trong phần rộng nhất của đường con tri giác hình chuông của bạn. Người ta có khuynh hướng không tin ở tri giác của họ khi họ vượt ra ngoài một độ lệch tiêu chuẩn, hoặc vượt quá phần tối đa của đường cong hình chuông. Do chỗ nhân loại tiến triển theo đường tiến hóa đó, đường cong tri giác hình chuông trở nên ngày càng rộng thêm (xem hình 20-1). Đường cong tri giác hình chuông có thể được coi như là đường cong chỉ rõ những giới hạn của trí tuệ con người trong thời điểm tiến hóa này của nó. Chúng ta sẽ tìm được toàn bộ dãy tri giác của trí tuệ con người hoạt động tại đỉnh của đường cong hình chuông qua tất cả các tần số tri giác đến mức mà thực tại mở rộng, theo tôi, trở nên cụ thể như cái băng ghi âm bạn đang cầm. Đường cong tri giác hình chuông bấy giờ sẽ mở rộng tới đỉnh của nó cho đến khi nó trở nên bẹt. Khi đã đạt tới các tổng thể thì cái hiển hiện và không hiển hiện trở thành một. "Một cách nói khác là: Khi bạn mở rộng hình nón tri giác, thế giới của bạn càng trở nên hiển hiện hơn đối với bạn và bấy giờ bạn sẽ liên hệ với nó như một phần của thế giới hiển hiện. Như vậy, bạn tiếp tục mở rộng tri giác của bạn qua tiến hóa riêng của mình, càng ngày vũ trụ càng trở nên hiển hiện đối với bạn và bạn tiếp cận Tính duy nhất vũ trụ. Nói cách khác, bạn đang đi trở về nhà." Qua việc mở rộng thực tại đã cảm nhận được, con người có thể và sẽ chọn tần số nào dùng để cảm nhận và thậm chí tồn tại trong vũ trụ hiển hiện. Nó là một công cụ để hiểu biết trật tự bao hàm. Có thể nói quá trình này là trò chơi của cuộc đời. Khi trật tự bao hàm và trật tự bộc lộ trở thành một, do sự phát triển của tri giác con người, thì lúc đó đạt tới trạng thái được soi sáng. "Chẳng hạn, chúng ta hãy sử dụng phép loại suy này: Phấn trắng viết trên bảng trắng có thể giống cái không hiển hiện. Bảng đen viết phấn trắng có thể giống như cái không hiển hiện lần đầu tiên ập vào nhị nguyên. Bảng màu kem viết phấn màu có thể giống như vũ trụ đa chiều. Những cái này có thể được coi như những bước đi trong quá trình tiến hóa của tri giác con người, hoặc của con người thực của bạn, hoặc của Thượng đế/ Nữ thần bên trong cảm nhận bản ngã. Như vậy, khi chúng ta đạt tới những kích thước lớn hơn của thực tại, các màu sắc trở nên dễ nhận hơn và nhiều chiều hơn, như những màu đa chiều bên trong từng màu. "Cái mà cuộc luận bàn này đề cập là: Bài học về tri giác mới (tri giác cao cấp) trong nhân loại. Khả năng thấu thị của bạn cho phép bạn chọn được vùng mình quan sát, kích cỡ và dải tần số nào. Bạn sẽ nhìn vào biểu hiện thể chất hay vào cái mà bạn gọi là thực tại thể chất? Hay là bạn muốn nhìn vào mức etheric bên dưới, hoặc lớp cảm xúc, hoặc lên lớp etheric bên trên, hoặc thậm chí lớp thứ chính hay thứ tám của hào quang? bạn lựa chọn đặt tri giác của mình vào đâu? Bạn cũng phải quyết định cách giải quyết. Bạn chọn nhìn vào một vi sinh vật hay một cơ quan vĩ mô? Thượng đế hiển hiện chỉ chọn sự hiển hiện qua tri giác, nghĩa là chọn trên phần nào của bề mặt bóng tối mà hiển hiện qua các tri giác. Lẫn trong con người của bạn có những sinh linh, họ không nhìn thấy bạn và bạn cũng không nhìn thấy họ. Họ đã lựa chọn việc sinh sống trong một cửa sổ tri giác khác. Bạn có hiểu không, bạn thân mến của tôi?" Barbara: "Không, tôi mệt quá. Cuộc trò chuyện này tuyến tính quá'. Heyoan:"Đó là do chúng ta lại đem thông tin này nhét vào tri giác chật hẹp của mình. Hãy để cho tri giác của bạn mở rộng ra như chúng tôi đã dẫn dắt bạn tới một địa hạt khác tràn đầy ánh sáng. Khi bạn vào căn phòng này, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm, vui vẻ..." Từ đây tôi được dẫn vào những địa hạt mỗi lúc một cao hơn, địa hạt sau lộng lẫy hơn địa hạt trước và cũng khó cảm nhận hơn, càng về sau càng có vẻ loãng hơn và ít có hình thù hơn. Heyoan, hướng đạo của tôi, dẫn tôi đi. Chúng tôi lên cao tới nơi mà tôi có thể cảm nhận được, đến điểm này Heyoan bảo:"Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của Cõi linh thiêng, nơi mà con người mong mỏi được vào". Tôi có thể thấy các kiếp trước của tôi bồng bềnh phía dưới như mùi hương nhài thoang thoảng trong không khí ban đêm. Như mọi người, tôi cảm thấy một sức cuốn hút ngoái nhìn lại vào thực tại. Mỗi lần như vậy, tôi lại cảm thấy sức cuốn hút này như dịu đi. Tôi cố gắng để giữ lấy cảm giác được tồn tại bên ngoài Barbara, bên ngoài thời gian, bên ngoài cuộc đời.... Tôi tìm cách đi vào cửa của Cõi linh thiêng. Heyoan:"Vấn đề không phải ở chỗ tìm cách đi vào mà là để cho bản thân có mặt ở nơi dành sẵn cho mình. Ở đây có một căn phòng kỳ lạ. Nó là trạng thái tồn tại bên ngoài thời gian và không gian. Bạn không cần phải vội. Đây là cái mà linh hồn đòi hỏi." Sau đó tôi thấy mình đi vào một cái cửa giữa hai chân của con Đại nhân sư. Heyoan ngồi trên một chiếc ngai, trước mặt tôi. Heyoan:"Bạn thân mến, vậy là khi bạn nói về chữa trị, hãy hiểu rằng chữa trị mở các cánh cửa tri giác đến mức mà con người có thể đi vào Cõi linh thiêng và làm thành một với Đấng sáng tạo. Không có gì hơn nó, không còn gì khác nó. Nó là một quá trình tuần tự hướng về phía ấy. Soi sáng là mục tiêu; chữa trị là sản phẫm phụ. Do đó, bất cứ lúc nào mà một linh hồn đến với bạn xin chữa trị, thì bạn hãy hiểu sâu bên trong rằng đó là cái mà linh hồn đòi hỏi. "Hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào có ai đó đến nhờ bạn giúp đỡ hoặc chữa trị thì những lời lẽ của họ đi qua cửa sổ tri giác của họ. Ô cửa có thể hẹp, có thể rộng. Một ngón chân đau, một căn bệnh đe dọa tính mạng, hoặc là đi tìm chân lý, điều mà họ thỉnh cầu đi qua cửa sổ tri giác, nhưng cái mà ta cần cung cấp cho họ chỉ đơn giản là: Câu trả lời theo mong ước của linh hồn. Linh hồn nói:"Hãy giúp tôi tìm ra đường trở lại nhà. Hã giúp tôi tìm ra đường đi vào Cõi linh thiên đi vào nơi yên bình qua năm tháng, đi vào Cơn gió thì thầm chân lý qua nhiều thế kỷ". Tới điểm đó của buổi thiền định, tôi rùng mình và khóc vì sung sướng. Heyoan thường bảo tôi rằng nghĩa của từ Heyoan là "Cơn gió thì thầm chân lý qua nhiều thế kỷ". Bấy giờ tôi đã hiểu. Qua thiền định Heyoan đã dẫn dắt tôi đến chỗ quan niệm rằng tôi và Heyoan là một. Tôi có thể trải nghiệm điều này trong từng tế bào của thân thể mình rằng tôi là Chân lý thì thầm qua nhiều thế kỷ. Heyoan nói tiếp:"Và vì vậy mà tôi ngồi đây, Heyoan, mũ miện đầy châu ngọc, mỗi một viên ngọc là một chân lý, một chân lý đã được biết. Vì vậy mà tôi tồn tại, đã từng tồn tại và sẽ luôn luôn tồn tại: Vượt ra ngoài không gian và thời gian, vượt ra ngoài hỗn loạn; hiển hiện tuy vẫn giấu hình: Được biết rồi mà vẫn chưa ai hay. Và vì vậy, xin mời các bạn hãy ngồi vào đây, từng người một. Bạn chỉ đơn giản ước mong được biết điều này, từ chỗ bạn đứng bên trong tri giác hạn hẹp của bạn." Điểm lại Chương 20 1. Hãy giải thích quan niệm về cửa sổ tri giác. Để làm động não 2. Đã có mô tả của Heyoan về thực tại, bạn hãy luận bàn về mối quan hệ giữa bức tường khiếp sợ bên trong của bạn (mô tả trong Chương 14), bức tường giữa người mà bạn nghĩ là bạn và con người đích thực của bạn; bức màn che giữa thế giới tâm linh và thế giới vật chất và bức màn che giữa sống và chết. 3. Chết là gì? 4. Từ lời tuyên bố vừa rồi của Heyoan, mối quan hệ giữa hướng đạo của bạn và bạn là gì? Điều đó khác với bản ngã cao cấp của bạn như thế nào? Tia sáng siêu phàm của bạn?