Phần 3
Chương 26

Đầu năm 1958, lần đầu nên tôi nhận thấy ở Mao có sự thay đổi. Tính đa nghi một cách phi lý chưa hề thấy ở ông đã xuất hiện và ngày càng tăng trong những năm trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Văn hóa. Sau khi rời Nam Ninh, chúng tôi nghỉ lại ở Quảng Châu hai tuần rồi mới bay về Bắc Kinh. Mao tiếp tục gây sức ép với đảng và đến tháng giêng, ông lại tiếp tục thúc đẩy chiến dịch nhằm hướng đảng đi theo đường lối của ông. Lần này những gì còn vướng mắc trong nội bộ đảng phải được giải quyết.
Đầu tháng ba, chúng tôi bay tới Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên và được coi là vựa lúa của Trung quốc. Tại đây, Mao đã triệu tập một cuộc họp đảng.
Chúng tôi sống trên đập Những con bò vàng cách thành phố 12 km về phía Tây. Cảnh vật ở đây làm cho người ta liên tưởng đến một vườn bách thảo với những đồng cỏ xanh mượt, những cánh rừng tre, những cây thông xanh ngát và những cây trắc bá. Ngoài những cây cọ, những bụi chuối và những cây bưởi mọc hai bên đường, còn có những cây sơn trà và cây đỗ quyên đầy hoa đỏ rực. Trong thời gian chúng tôi ở đó, trời thường đổ mưa. Sau đó, những cánh rừng nhiệt đới được một lớp sương mù bao phủ, trông huyền bí giống như một bức trướng phong cảnh của Trung quốc. Mao kể rằng, một số bài thơ của ông về những khu vườn phủ sương và những triền núi xanh tươi đã được ngẫu hứng sáng tác từ những cảnh vật như thế này.
Tôi rất thích thú được đến Thành Đô. Kể từ kỳ thi tốt nghiệp y khoa cách đó mười bốn năm, tôi chưa bao giờ đặt chân tới thành phố này, nơi thực ra là quê hương thứ hai của tôi. Tôi mong uớc sớm được đến thăm trường đại học cũ.
Khu vườn của trường đại học tổng hợp y khoa ở miền tây Trung quốc này hồi đó là một thảm thực vật xanh tốt. Khi tôi còn là sinh viên. Khu vườn này được coi là lớn nhất và đẹp nhất Trung quốc lúc bấy giờ. Còn đối với tôi, nó là thiên đường trên trái đất. Bây giờ tất cả đã đổi khác. Một phố lớn chạy qua khu đất trước đây. Nhiều tòa nhà bị phá bỏ, những tòa nhà còn lại thì đổ nát, các khu vườn không được chăm sóc.
Trường đại học bây giờ mang tên trường Đại học y khoa Tứ Xuyên. Các khoa nhân chủng học được duy trì ở trường đại học tổng hợp Tứ xuyên. Chuyến viếng thăm các bạn học cũ và anh bạn Tôn Ngọc Hoa, hiện là hiệu trưởng trường đại học, đã làm trỗi dậy trong tôi những kỷ niệm xưa. Nhưng sẽ rất nguy hiểm cho tôi, nếu tôi tiếp tục thăm viếng những người bạn khác, vì công việc của tôi ở chỗ Mao đặc biệt khó khăn và vì sẽ ảnh hưởng đến việc giữ bí mật đối với hội nghị đảng sắp tới.
Mao tỏ ra thông cảm với sự đa cảm của tôi và ông ngâm một bài thơ nổi tiếng từ thời triều đại Đông Tấn (năm 317- 420 sau công nguyên):
Tạm dịch:
Thăm thiết ôm sông rặng liễu già
Nhưng dòng sông Hán vẫn xuôi Nam
Lá liễu rụng phủ sông buồn tủi
Thiên nhiên còn vậy huống chi ta
Mao khuyên tôi nên đến thăm các bạn cũ của tôi. Nhưng tôi từ chối.
Sau khi chúng tôi tới chưa được bao lâu. Lý Tinh Toàn, bí thư thứ nhất tỉnh Tứ Xuyên mời Mao tới xem kinh kịch ở một nhà hát trong khu nhà khách. Lúc đầu, Mao còn ngờ vực ông vốn chỉ thích kinh kịch Bắc Kinh - nhưng sau đó ông đã bị buổi biểu diễn thu hút, đến nỗi điếu thuốc trên miệng ông cháy hết từ lúc nào. Sau hôm đó tối nào chúng tôi cũng đi xem kinh kịch Tứ Xuyên. Chỉ một thời gian ngắn, tin Mao thích kinh kịch đã đến tai các nhà lãnh đạo đảng ở các tỉnh - Họ quan tâm đến thị hiếu của Mao, vì họ luôn được Mao đến thăm và muốn chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc viếng thăm của ông. Sau năm 1958, tại các nhà khách của tất cả các tỉnh đều có nhà hát kinh kịch.
Thái độ của Mao đối với bể bơi có mái che, lần đầu tiên đã cho tôi thấy sự sợ hãi vô cớ của Mao. Chiếc bể bơi đặc biệt này dành riêng cho Mao được xây dưới sự chỉ đạo của Lý Tinh Toàn, phòng theo mẫu bể bơi có mái che ở Trung Nam Hải. Mao bảo tôi và dám vệ sĩ của ông xuống nước, nhưng chính ông lại cảm thấy không yên tâm. Nhiều lần ông hỏi tôi, liệu bể bơi này có thực sự giống bể bơi ở Bắc Kinh không và ông có về lo ngại người ta có thể pha thuốc độc vào trong nước. Vậy mà khi bơi chúng tôi chẳng ai bị làm sao. Thái độ của Mao làm tôi thấy tò mò hơn là lo ngại. Mãi đến khi tình trạng của ông xấu đi, nghĩ lại tôi mới lần ra sự đa nghi quá dáng của ông là khởi đầu của bệnh điên loạn. Mao thường bồn chồn không yên.
Những người lãnh đạo đảng vẫn thường quấy rầy ông. ý định làm họ thức tỉnh khỏi trạng thái mê muội và đi theo đường lối của ông chỉ thu được kết quả giới hạn. Hội nghị có nhiệm vụ tiếp tục thuyết phục giới lãnh đạo đảng.
Trong phiên họp từ ngày 9 đến 26 tháng ba năm 1958, những cuộc tranh luận ở Hội nghị Nam Ninh lại tiếp tục diễn ra. Các cán bộ đảng phụ trách phát triển kinh tế bị Mao hối thúc. Ông muốn thuyết phục họ rằng, theo kế hoạch của ông, trong vòng 15 năm nữa Trung quốc sẽ đuổi kịp nước Anh về kinh tế. Ông cho những chỉ tiêu sản xuất vẫn còn quá thấp và những người lập kế hoạch kinh tế quá nhút nhát. Tuy việc quần chúng phê bình đảng đã bị chiến dịch chống những người cánh hữu chấm dứt một cách đột ngột vào mùa hè năm 1957, nhưng lòng tin của Mao đối với đảng vẫn chưa được hồi phục. Ông phàn nàn về sự lãnh đạo chưa đầy đủ ở trong nước và đánh giá hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng như một lũ tôi đòi đân độn. Ông đòi hỏi mọi người phải có lòng dũng cảm và tính cương quyết.
Việc gần nhu cuồng tín rập khuôn theo Liên-xô, không cân nhắc khi trích dẫn những tác phẩm của Mác ìàm Mao vô cùng khó chịu. Ông nói: Chủ nghĩa Mác đâu phải t!!!368_28.htm!!! Đã xem 959665 lần.

---~~~mucluc~~~---