Chương 10

Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao và ban lãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956 tôi nhận thấy, Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này tôi mới biết, năm 1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm mống của cuộc Cách mạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã được gieo, mà sau này nó đã làm chao đảo cả đất nước suốt một thập kỷ liền.
Bản tường trình bí mật của Khơ-rút-xốp tố cáo Stalin tại Đại hội lần thứ XX của đảng cộng sản Liên xô vào tháng hai năm 1956 đã đưa đến biến cố đó.
Mao không tham dự Đại hội đảng ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Trung quốc do Chu Đức, người đã cùng với Mao thành lập Hồng Quân và chỉ huy đội quân du kích đó trong chiến tranh, dần đầu. Khi đó, Chu Đức khoảng 70 tuổi, đẹp lão với mái tóc đen dày và có nụ cười hiền hậu. Ông không hề có tham vọng chính trị. Sau giải phóng, ít nhiều ông đã co về cuộc sống riêng tư và đã từng giữ những vụ quan trọng: Phó Chủ tịch Chính phủ trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1949 đến năm l954), phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung hoa và phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1954 đến năm 1959). Khi ông không chính thức đi thị sát tình hình, thì ông dành thời gian chăm sóc những giò phong lan trong nhà vườn của ông ở Trung Nam Hải, nơi ông trồng tới hơn một nghìn giò. Chúng tôi thường gọi ông là Tổng tư lệnh và ông được nhân dân Trung quốc kính trọng, vì ông đã góp phần đưa đảng cộng sản Trung quốc lên nắm chính quyền.
Chu Đức đã không được chuẩn bị trong cuộc công kích của Khơ-rút-xốp. Ông đã đánh điện hỏi Mao về việc đó và xin chỉ thị ông nên phản ứng như thế nào. Đồng thời, ông đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích của Khơ-rút-xốp.
Đặng Tiểu Bình, lúc đó cũng ở Moskva, đã tán thành đề nghị của Chu Đức. Mao liền tỏ thái độ. Ông nổi giận nói: Chu Đức là kẻ dốt nát. Đồng chí ấy muốn chúng ta chỉ trích Stalin và quên sạch những nguyên tắc đạo đức cơ bản của cách mạng. Cả Khơ-rút-xốp và Chu Đức đều không thể chấp nhận được.
Thêm vào đó, Mao lại có lòng tin huyền bí vào vai trò của người lãnh đạo. Ông không hề băn khoăn khi cho rằng, chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của ông mới cứu vãn và thay đổỉ được đất nước Trung hoa. Ông chính là Stalin của Trung quốc và ai cũng biết điều đó. Mao hình dung, ông là đấng Cứu thế của đất nước. Việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin đã buộc Mao phải đề phòng rồi có lúc quyền lực của ông bị xới mòn và địa vị lãnh đạo của ông gàp trắc trở. Có lẽ, Mao chỉ tán thành việc chỉ trích Stalin, một khi việc đó mang lại cơ hội cho chính cá nhân ông. Sau khi Stalin chết và Khơ-rút-xốp lên thay vào năm 1953, Mao đã chúc mừng việc bổ nhiệm này. Nhưng khi Stalin bị chỉ trích, thì Mao trở thành đối thủ không đội trời chung đối với Khơ-rút-xốp. Dưới con mắt của ông, người lãnh đạo mới của Liên xô đã phạm một nguyên tắc cơ bản của cách mạng. Đó là nguyên tắc trung quân bất di bất dịch. Mặc dù Khơ-rút-xốp chịu ơn Stalin về tất cả mọi việc, nhưng ông ta lại chống Stalin.
Hơn nữa, theo Mao, bằng việc chỉ trích của mình, Khơ-rút-xốp đã bắt tay với Mỹ, tức là bất tay với tên đế quốc đầu sỏ. Ông tố cáo: Ông ta đã trao gươm cho người khác để bầy cọp có thể nuốt chửng chúng ta. Nếu họ không muốn giữ thanh gươm đó, thì chúng ta sẽ giữ nó. Chúng ta có thê sử dụng nó hữu hiệu. Liên xô muốn chỉ trích Stalin, nhưng chúng ta sẽ không làm điều đó. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta sẽ kiên định đi theo đường lối của Stalin.
ấy thế, khi Mao kể cho tôi về thái độ của ông đối với vị lãnh tụ Xô viết đã quá cố, tôi mới sửng sốt nhận ra rằng, Stalin và ông không bao giờ có thể đồng hành với nhau được. Sự cừu địch của Mao đối với vị lãnh tụ Liên-xô này thật ghê gớm, hệt như thời kỳ chính phủ Xô Viết ở tỉnh Giang Tăy vào đầu những năm 1930.
Năm 1924, khi đảng cộng sản Trung quốc mới gần ba tuổi, Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho tổ chức đảng còn non trẻ này cùng với Quốc dân đảng thành lập một liên minh chính trị. Vì ở Trung quốc đang xảy ra loạn lạc và không có một chính phủ trung ương nào, nên Quốc tế cộng sản muốn những người cộng sản Trung quốc hợp tác với những người quốc gia để đánh đổ các thủ lĩnh ở những vùng khác và thống nhất đất nước do một chính phủ lãnh đạo. Một mặt trận thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên, nàm 1927, Tưởng Giới Thạch đã dồn hết sức chống lại những người cộng sản ở đô thị làm cho số đảng viên giảm đi mau chóng. Khi đó, Mao đã trở về quê ông ở Hồ Nam, nơi ông đã chứng kiến những cuộc nôi dậy của nông dân. Theo kinh nghiệm, những cuộc nổi dậy ở Trung quốc thường xuất phát từ nông thôn. Bởi vậy Mao hiểu rằng, nếu có một cuộc cách mạng xảy ra ở đất nước này trong thế kỷ 20, thì khởi điểm của nó chính là từ nông dân và họ sẽ là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng đó. Ông đã đưa ra một chiến lược táo bạo, mặc dù nó không tuân theo học thuyết Mác-Lê nin chính thống. Nhưng những điều kiện lịch sử ở Trung quốc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Theo diễn giải của Mao, đảng cộng sản sẽ là người lãnh đạo nông dân nổì dậy. Tại những vùng núi hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tây, ông đã xây dựng một căn cứ địa, để thực hiện cải cách ruộng đất với sự hỗ trợ của nông dân. Ngoài ra, ông thường tiến hành những cuộc tập kích vào quân Tưởng Giới Thạch, hy vọng rằng cuối cùng sẽ tiêu hao được sinh lực của những người quốc gia, tạo điều kiện cho nông dân chiếm được các đô thị. Dưới sự chỉ huy của Mao, khu Xô viết tỉnh Giang Tây ngày càng được mở rộng. Năm 1930, Stalin bổ nhiệm Vương Minh, người vừa tốt nghiệp khoa học ở Liên-xô khi mới 25 tuổi, làm đại diện của Quốc t!!!368_10.htm!!! Đã xem 959646 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Bác Sĩ riêng của Mao Lời nói đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 >Từ đó Mao chỉ chấp nhận chloralhydrade và thường uống nó với seconal natri. Đến lúc này ông đã bắt đầu quen thuốc. Chúng không những giúp ông ta ngủ được, mà còn kích thích khẩu vị, thậm chí tác dụng như ma túy. Ông chuộng trạng thái lâng lâng gây ra bởi một số thuốc và và ông thường dùng nó khi cần tiếp khách hay họp hành. Ông cũng không quên chúng cả trong các buổi tối khiêu vũ.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--