Chương 7

Sau đêm đầu tiên nói chuyện với Mao, sáng hôm sau là ngày lễ 1-5, lúc 10 giờ tôi phải có mặt ở đội bảo vệ tư dinh Mao. Tôi mang túi thuốc theo người. Uông Đông Hưng đã có mặt ở đó và sau đó Mao Chủ tịch xuất hiện. Ông mặc bộ quần áo dạ giống bộ quần áo mà Tôn Trung Sơn mặc, chân đi giày da nâu. Ông vui mừng phấn chấn vì buổi lễ sắp khai mạc và nồng nhiệt chào chúng tôi.
Sau đó một lát bộ trưởng công an La Thụy Khanh đến và chúc mừng Mao. Theo lệnh Mao chúng tôi ngồi vào xe và tiến về quảng trường Thiên An Môn.
Sau khi trở về Trung quốc vào năm 1949 tôi không đi dự ngày lễ 1-5 hay ngày quốc khánh cộng hoà nhân dân Trung hoa 1-10, được tiến hành trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi coi những ngày đó là niềm sung sướng của tôi. Tôi thích đám đông dân chúng hân hoan, duyệt binh, nhạc, và biển cờ. Tôi nhìn một cách ngưỡng mộ lên lễ đài có các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước. Họ cũng thích diễu hành và vẫy chào nhân dân. Ngày lễ này đánh thức trong tôi lòng tự hào dân tộc. Nhưng hôm nay tôi cũng sẽ đứng trên lễ đài trên quảng trường cùng với các nhà lãnh đạo đất nước và cùng với họ quan sát những gì xảy ra bên dưới.
Tôi ngồi xe đầu tiên cạnh La Thụy Khanh. Khi chúng tôi đi đến cổng Thiên Bình thì La Thụy Khanh ra khỏi xe, chạy lại chiếc xe Mao ngồi, và kính cẩn mở cửa xe, nâng tay lãnh tụ. Mao liếc La, tự mình ra khỏi xe và cáu kỉnh nói: Hãy nhanh lên, không phải giúp tôi, mà là giúp phó chủ tịch Tống Khánh Linh. Ngày 1-5 là ngày lễ chính thức, và chính phủ cộng sản luôn giữ giữ chặt khẩu hiệu mặt trận thống nhất liên kết những người cộng sản và phong trào dân chủ và các đảng phái không cộng sản. Người nổi tiếng về lý tưởng thống nhất là người vợ goá của Tôn Trung Sơn, bà Tống Khánh Linh. La Thụy Khanh chạy theo xe bà, nhưng bà đã ra khỏi xe.
Tống Khánh Linh khoảng sáu mươi tuổi, nhưng bà cũng còn đẹp và duyên dáng, cũng như trong ngày quốc khánh cộng hoà nhân dân Trung hoa, khi tôi thấy bà lần đầu tiên. bà toát lên vẻ đôn hậu và dịu dàng. Đi qua mỗi người bà bắt tay thân mật.
Những người khác được gọi là nhân sĩ dân chủ lại hoàn toàn trái ngược với bà. Bọn họ tất cả tỏ vẻ cao ngạo và kiểu cách. Họ chào một cách uể oải và đi lại chậm chạp. Mao chân thành chào họ, sau đó quay về phía Tống Khánh Linh và lịch sự đi cùng bà vào gian tiếp khách, cạnh cổng Thiên Bình và giúp Tống Khánh Linh lên các bậc thềm đá.
Khi chúng tôi lên đến trên, thì một tràng vỗ tay vang lên chào khách. Tôi không ngờ lại thấy được một gian lớn đến thế. Trong đó có nhiều ghế bành êm ái xếp theo hình giẻ quạt. Khá nhiều thức ăn, đồ uống, hoa qua. Không ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo cao cấp có thể ngồi ở đây 5-6 giờ liền để xem đoàn người diễu hành.
Mao chào khách, sau đó tiến về ban công của lễ đài nhìn xuống quảng trường. Ban công được trang hoàng bằng biểu ngữ và cờ đỏ rực rỡ, và được ngăn với phòng bằng một tấm rèm lớn. Tôi theo Mao lên lễ đài. Với sự ngưỡng mộ, tôi quan sát những cử chỉ chào của ông với nhân dân. Chậm rãi và nghiêm trang, Mao đi dọc lễ đài, gửi lời chào tới tất cả mọi người có mặt ở quảng trường Thiên An Môn rộng lớn. Vẻ mặt của lãnh tụ bình thản, nhưng tôi biết rằng sự tự hào và vui mừng tràn trề lòng ông. Tôi cũng hoàn toàn cảm thấy thế. Quảng trường giống như một biển người rập rờn nhiều màu sắc. Trong đó có thể phân biệt được. Trong đó áo trăng của sinh viên, khăn quàng đỏ của thiếu nhi, biểu ngữ đỏ của đại diện giai cấp công nhân vàtrí thức. Khi Mao xuất hiện trên lễ đài, thì đám đông này chuyển động, cờ hoa vẫy liên tục, và hiện ra một biểu ngữ xếp bằng hàng nghìn con người, ý nghĩa ủng hộ đảng cộng sản, nước Trung hoa mới và lãnh tụ Mao.
Thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân khai khai mạc buổi lễ. Quân nhạc cử quốc ca cộng hoà nhân dân Trung hoa. Pháo hoa bắn lên. Quân nhạc tiếp tục chơi và Đông phương hồng, sau đó Quốc tế ca và, cuối cùng, là diễu hành Giải phóng quân Trung quốc. Buổi lễ bắt đầu.
Đầu tiên diễu binh. Các đại diện cho trinh sát, hải quân và không quân diễu qua quảng trường, rồi xe tăng và pháo binh. Quân nhạc chơi những khúc quân hành. Sau đó, cuộc tuần hành trên Thiên An Môn. Dường như làn sóng người khổng lồ phủ lên là đội ngũ những người lao động, công nhân và sinh viên. Hàng đoàn người cờ hoa, biểu ngữ sặc sỡ. Quần chúng lao động chào mừng những người lãnh đạo đất nước đứng đầu với Mao.
Diễu binh và tuần hành kéo dài vài giờ, nhưng Mao rất xúc động gần như không dời lễ đài, chỉ thỉnh thoảng vào phòng uống nước cho đỡ khát.
Lúc gần kết thúc, hàng nghìn thiếu nhi sơ mi trắng, khăn quàng đỏ lên lễ đài. Chẳng có gì ngạc nhiên khi những người tuần hành tỏ lòng ngưỡng mộ Mao. Hình như người ta đã kiểm tra cẩn thận từng người.
Mao nói:
Tham dự buổi lễ, đồng chí nhận thấy bài học tuyệt vời chủ nghĩa yêu nước, và sẽ yêu đất nước mình hơn.
Ông nói đúng quá đi rồi. Trong ngày 1-5-1955 lần đầu tiên tôi đứng trên lễ đài cạnh lãnh tụ, nhìn xuống biển người mà lòng cảm thấy niềm tự hào lớn lao về đất nước vĩ đại của mình và sẵn sàng cống hiến cho nó.
Cuộc tuần hành kết thúc khoảng 4 giờ rưỡi, chúng tôi về Trung Nam Hải. Mao nghỉ ở gian khánh tiết, La Thụy Khanh gặp tôi và nhắc là buổi chiều chúng tôi lại tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn để tham dự chiêu đãi.
La Thụy Khanh nói với tôi:
- Đồng chí rất mệt phải không, nhưng tôi sẽ chờ tất cả các đồng chí tại đây lúc 6 rưỡi. Đừng chậm đấy.
Tôi quay về nhà mình ở Trung Nam Hải. Vợ và con trong lúc chờ tôi, chơi cờ tướng. Hôm ấy tôi đã hứa với gia đình đi công viên, sau đó rẽ vào thăm mẹ nhưng tất cả kế hoạch bị hỏng.
Tôi sẽ nói với mẹ tôi gì đây? - Lý Liên than thở.
Vợ con tôi đến chỗ mẹ tôi, tôi nói rằng ngay lúc xong việc, tôi sẽ đến đó luôn. Nhưng nếu tôi không có mặt trước lúc 9 giờ tối, thì họ cứ về nhà. Sau đó tôi quay về phòng làm việc ở tư dinh Mao và tranh thủ ăn bát mỳ. Những người khác cũng đã tới. Các tay thư ký và bảo vệ than phiền là họ thâm chí chưa kịp ăn tối nữa.
Uông Đông Hưng an ủi họ.
- Đừng lo, ở Thiên An Môn đồ ăn thừa cho tất cả mọi người. Chỉ đừng có tụ tập nhau thành cụm quanh bàn thôi, để người ta khỏi xì xào là nhân viên của Mao có nhiệm vụ đặc biệt lại đi phá hỏng cuộc vui dành cho những người lãnh đạo.
Đến 7 giờ, nhưng Mao vẫn chưa thấy đâu. Cuối cùng Uông Đông Hưng giải thích: Mao đang sửa râu. Đến 7 rưỡi, La Thụy Khanh nhắc Uông Đông Hưng nói cho Mao là mọi người đã đến đày đủ cả rồi. Uông Đông Hưng biến vào phòng Mao. Tôi theo gót ông tới đó.
Mao ngồi ở chiếc bàn nhà ăn. Quanh người quấn khăn tắm trắng, tay cầm những tờ giấy mỏng được ghim lại. Mao mải mê đọc chú đọc chẳng hề để ý đến Vương, người phó cạo cao lớn đang xoay người theo Mao để cắt tóc. Người Vương đầm đìa mồ hôi.
Vương - cắt tóc cho Mao từ cuối những năm 30. Tên ông Vương Hoá, ông ngoài 60 tuổi. Khi đảng năm 1942 tiến hành chiến dịch thanh lọc hàng ngũ, Vương bị buộc tội thiếu lòng tin vào đảng. Vụ việc này được đem ra mổ xẻ và người ta tuyên bố là người thợ cạo Vương Hoá nằm trong số những người mưu giết Mao bằng dao cạo.
Sau này Mao cũng kể cho tôi nghe điều này. Mao nghi ngờ về tội trạng của Vương. Chả lẽ ông phó cạo này cắt tóc và cạo râu cho Mao từng ấy năm thậm chí chẳng có lần nào cắt cổ ông ta ư. Nếu như ông phó cạo được trao nhiệm vụ giết Mao, thì ông có thể làm điều này sớm hơn. Mao gọi Vương đến. Ông này quỳ xuống, nước mắt đầm đìa nhận tội rằng định giết lãnh tụ. Mao hỏi: Vì sao anh vẫn chưa giết tôi?. Vương trả lời rằng còn chờ quân Quốc dân đảng kéo tới. Mao nói Nhưng nếu họ tới được thì họ giết tôi và chẳng cần gì anh nữa đâu
Mao bắt Vương phải kể hết sự thật và ông phó cạo nói rằng trong khi hỏi cung người cán bộ điều tra không cho ông ta ngủ mấy hôm liền và bắt ông nhận tội chống Mao. Thế là vụ việc của ông phó cạo bất hạnh được khép lại.
Mao nói:
- Khi tôi tuyên bố về sự thanh lọc, tôi đã nhấn mạnh là cần làm rõ bản chất chứ không phải làm chứng cớ giả để gán cho người vô tội.
Vương, người thợ cạo to lớn trung thành với Mao như một con chó. Rất thú vị là phần đông những người phục vụ Mao tin cẩn và trung thành thời ấy đã được lãnh tụ cứu thoát khỏi sự trừng phạt trông thấy nhỡn tiền, đó là cái chết.
La Thụy Khanh đi đến và nói Uông Đông Hưng giục Mao. Tuy nhiên Uông Đông Hưng nói rằng sự hấp tấp có thể làm Chủ tịch bị thương, và từ chối làm điều này, nói với La đừng xía vô việc này.
Cuối cùng việc cắt tóc hoàn thành, và ông phó cạo mệt lử cạo râu cho Mao. Công việc này té ra lại phức tạp hơn. Mao vẫn mải đọc, và cằm của ông hạ thấp xuống Vương buộc phải quỳ xuống để đưa dao cạo vào đúng chỗ, thời gian cứ trôi dần.
Cuối cùng mọi việc kết thúc và bầu đoàn kéo tới quảng trường. Tôi ngồi cùng xe với Uông Đông Hưng và La Thụy Khanh. Họ thảo luận vấn đề cắt tóc và cạo râu của Chủ tịch. La Thụy Khanh đề nghị mang một chiếc ghế cắt tóc từ khách sạn Bắc Kinh đặt vào phòng riếng cho Mao. Uông Đông Hưng nói là ông đã gợi ý Mao điều này, nhưng Mao từ chối. Uông nói thêm:Chủ tịch làm mọi thứ theo ý mình
La Thụy Khanh tiếp tục:
- Nhưng có lẽ tay phó cạo Vương già quá rồi và tay thì run run, cái gì xảy ra nếu ông ta làm xước mặt Mao. Hơi ghê đấy!
Uông nói:
- Nhưng tìm được người thay Vương cũng chẳng đơn giản đâu. Mao không muốn điều đó và cũng không nghe đâu. Ông ta sợ đưa tới một người mới với con dao cạo sắc trong tay.
La Thụy Khanh im. Ông dĩ nhiên trung thành với Mao, nhưng ông ít khi hiểu được tính đa nghi của Chủ tịch. Tất nhiên Uông Đông Hưng rõ hơn.
Nghe họ, tôi đột nhiên sợ rằng một lúc nào đó khi tôi đến chữa cho Mao đem theo bơm tiêm và kim tiêm. Và Mao chỉ cho phép tôi làm điều này chỉ khi tin tôi hoàn toàn. Nếu tôi không xứng đáng với lòng tin cậy ngay từ bây giờ, thì tôi không thể trong là bác sĩ riêng của lãnh tụ trong tương lai. Tôi cần phải gần Mao, kể hết ý nghĩ của tôi và cố gắng làm bạn với ông ta.
Ngay lúc Mao lên ban công, pháo hoa bắt đầu bắn lên. Bầu trời được sáng lên bởi hàng nghìn ngọn lửa nhiều màu sắc chiếu sáng thành cổ. Phía dưới là quảng trường Thiên An Môn rộng lớn, hàng trăm nghìn người vui sướng, hạnh phúc và hớn hở quây quần nhảy múa.
Trong khi xem pháo hoa, Chu Ân Lai đến chỗ Mao đề nghị lãnh tụ chụp ảnh kỷ niệm với khách nước ngoài được mời đến dự lễ. Trong số khách có cả Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nhân dân Việt nam. Ông Hồ năm ấy 65 tuổi, ông gày gò nhưng đày sinh lực. Ông nổi bật ở bộ râu màu xám, thưa và dài. Ông ăn vận như một nông dân, chân đi dép rọ bằng da. Hồ Chí Minh từng sống ở Trung quốc nhiều năm và rất thích các đồ Trung quốc như thức ăn, quần áo, nhà cửa, phương tiện đi lại. Ông biết tiếng Trung quốc do trong những năm dài sống ở Trung hoa, chủ yếu ở phương nam, tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáp giới Việt nam. Người ta giới thiệu tôi với ông, và tôi rất thích ông. Mao tạo ra sự ngưỡng mộ và kính trọng, còn Hồ Chí Minh thì tính tình chan hoà hơn và không gây ra sự sùng kính một cách kinh hãi như ở Mao.
Pháo hoa kết thúc lúc 10 giờ đêm. Tôi không biết phải chi hết bao nhiêu tiền cho vui chơi và phục vụ khách khứa, nhưng người ta kể cho tôi rằng chỉ riêng tiền pháo hoa cũng hết nửa triệu nhân dân tệ. Năm ấy tiền lương trung bình khoảng 30 nhân dân tệ. Về sau tôi xem tất cả những buổi lễ tương tự là chi phí điên rồ và tộ lỗi. Đặc biệt là tổ chức những ngày lễ này trong những năm khó khăn?tid=2qtqv3m3237nnn3n4n31n343tq83a3q3m3237nqnmn')" onMouseOut="#">Chương 78

Truyện Bác Sĩ riêng của Mao Lời nói đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 a Mao.
Chủ tịch đồng ý và vạch đường các vận động viên bóng bàn: họ không được sợ khó khăn, chết chóc. Những kiện tướng cây vợt nhỏ trở thành những nhà thể thao đầu tiên Trung quốc đi nước ngoài kể từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá.
Cuối cuộc thi đấu, các vận động viên Mỹ ngỏ lời muốn thăm Trung quốc. Chu Ân Lai cho rằng tốt nhất là lịch sự từ chối lời yêu cầu này. Mao đã đồng ý với ông, nhưng ngay trong đêm ấy đột nhiên ông bằng giọng ngái ngủ yêu cầu y tá trưởng Ngô Từ Tuấn gọi vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao Vương Hải Dung. Ông cho phép nhanh chóng mời người Mỹ đến Trung quốc.
Lần đầu tiên Trung quốc bày tỏ cho Mỹ tình hữu nghị một cách không mập mờ. Về sau Chu Ân Lai, khi ám chỉ rằng trận đấu bóng bàn có thể có tác dụng đến hoà bình trong tương lai, phát biểu: Một bước nhỏ làm rung động bước lớn.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--