Phần 3
Chương 27

Trong lúc chúng tôi lưu lại Thành Đô chiến dịch làm trong sạch đảng được tăng cường. Ông bạn Lâm Khắc của tôi, người có nhiệm vụ báo cáo nội dung của tờ thông tin ra hâng ngày cho Mao biết và dạy Mao tiếng Anh, là một trong những người đầu tiên nằm trong đường ngắm. Khi vừa biết mình bị tố cáo. Lâm Khắc liền rời khỏi Thành Đô. Ông phải có mặt ở Bắc Kinh để đích thân bào chữa cho mình.
Trong thời kỳ này, người ta biết vụ những lá cờ đen, một sự kiện dáng lưu ý nhất và rối rắm nhất mà tôi được chứng kiến từ bên trong. Sự kiện này đã làm hại thanh danh và sinh mạng của nhiều người khác, nhưng nó đã giúp tôi rút ra một kinh nghiệm xương máu. Một trong những nguyên nhân gây ra việc kéo bè kết cánh trong đảng đã làm Mao tức giận là cách thức bổ nhiệm những chức vụ về chính trị. Đó cũng là lý do dẫn đến những mưu đồ chính trị phức tạp và sinh ra vụ Những lá cờ đen. Vấn đề là trách nhiệm của từng cán bộ. Nếu một cán bộ đảng ở Trung quốc đề cử một người nào đó giữ một chức vụ thì mặc nhiên người đó phải chịu trách nhiệm về những việc làm của người mà người đó đã đề cử. Thể thức này chi có tác dụng khi người được bổ nhiệm tuyệt đối trung thình với cấp trên và phải chấp hành mệnh lệnh ngay cả khi họ là người hiểu biết hơn. Đối với đảng viên, điều lệ quan trọng nhất là kỷ luật và tuyệt đối phục tùng cấp trên, chấp hành sự lãnh đạo của đảng và chỉ thị của cán bộ cấp cao hơn. Đảng và cấp trên luôn luôn đúng. Phé bình cấp trên là vi phạm toàn bộ các điều lệ mà đảng viên nào cũng phải học. Công kích cấp trên của mình cũng tệ hại như công kích đảng. Trung thành là đức tính tối cần thiết.
Sự phục tùng sẽ được trả giá bằng sự bao che. Vì cấp dưới luôn phải thi hành mệnh lệnh của cấp trên, nên cấp trên phải bảo vệ cấp dưới trước sự công kích. Hậu quả là tất cả những phản ứng hướng vào các quan chức cao cấp trong đảng lại nhắm vào cấp dưới. Nếu một cán bộ đảng cấp dưới bị chỉ trích về những sai lầm chính trị thì dĩ nhiên cấp trên của người đó cũng bị liên lụy. Những cuộc đấu đá chính trị triền miên mà tôi được chứng kiến nhiều năm ròng luôn luôn bắt đầu từ lớp cán bộ trung cấp theo hệ thống phân cấp trong đảng. Nếu muốn đả kích những cán bộ đảng cao cấp, trước tiên người ta tấn công cấp dưới của họ.
Mao kịch liệt bác bỏ cách thức này ông cho nó là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu cảnh giác và thiếu dũng cảm trong đảng. Ai cũng tìm cách đẩy trách nhiệm cho cấp cao hơn và vì sai lầm nào cũng đều bị xử lý nghiêm khắc, nên tinh thần sáng tạo, tính độc lập và dứt khoát bị hạn chế. Ai bị hạ bệ, sẽ kéo theo cả thủ trưởng, cấp dưới của người đó và nhiều người khác. Một cán bộ đảng để cho một cấp dưới nào đó phạm sai lầm, thì những cấp dưới khác của người đó cũng phạm sai lầm như vậy. Mùa thu năm 1957. Mao phục hồi chiến dịch làm trong sạch đảng để đập tan lối kết bè kéo cánh này. Ông khuyến khích những cán bộ đảng cấp dựới hãy vạch ra những sai lầm của cấp trên, đặc biệt là sự bảo thù vốn được coi là hữu khuynh. Lời hiệu triệu khác thường này đã làm những đảng viên cấp thấp lo ngại. Điều gì sẽ xảy ra nếu việc phê bình của họ không được ủng hộ, nếu vị lãnh đạo đảng bị phê bình kia vẫn được tại chức? ông ta có thể sẽ trả thù và với chức vụ của mình. Ông ta sẽ đẩy những người phê bình ông xuống địa ngục. Vì thế đa số các đảng viên không dám lên tiếng.
Dĩ nhiên, Tôi cũng im lặng. Tuy tôi có vấn đề với Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều nhưng tôi chẳng bao giờ phản ứng lại họ.
Một số nhân viên ở Trung Nam Hải đã lên tiếng phê bình. Tám thư ký chính trị làm việc trong Văn phòng trung ương của Dương Thượng Côn đã liên kết với nhau chỉ trích Hà Tài, phó phòng của họ. Họ đã lên án Hà Tài thường vơ hết công trạng về mình và đổ mọi tội lỗi cho cấp dưới khi hỏng việc. Ngoài ra, họ còn buộc tội ông ta nịnh trên nẹt dưới. Lâm Khắc cũng là một trong tám người này. Nhưng Hà Tài đã đổ trách nhiệm cho cấp trên và quá quyết người quyết định mọi việc không phải là ông, mà là Dương Thượng Côn, thủ trưởng của ông và là người có vị trí cao hơn ông rất nhiều theo cấp bậc trong đảng. Khi quy cho Hà Tài có tư tưởng hữu khuynh, theo lối lý luận như đã nói ở trên, thì chẳng khác nào buộc tội Dương Thượng Côn. Và như vậy rất nguy hại về chính trị. Hà Tài cũng quả quyết rằng, phê bình cá nhân ông cũng đồng nghĩa với việc lên án đảng và chính tám người phê bình kia mới thực là những kẻ hữu khuynh. Ông kêu gọi những nhân viên khác của Văn phòng thư ký chính trị lên tiếng chống lại tám người đối nghịch đó và tung tin đồn là Điền Gia Anh, bạn tôi và là một trong những thư ký của Mao và phó Văn phòng của Hà Tài đã xúi giục những người này lên tiếng phê bình. Tháng ba trong lúc chúng tôi đang ở Thành Đô, Hà Tài đã tập hợp quanh mình nhiều người ở Văn phòng trung ương, đến nỗi tám người phê bình kia công khai bị coi là Nhóm hữu khuynh đối nghịch với đảng và chủ nghĩa xã hội.
Mãi tới khi hội nghị ở Thành Đô kết thúc và Lâm Khắc trở về Bác Kinh, tôi mới biết được mức độ của những lời buộc tôi kia. Tôi và Mao rời Thành Đô đến Trùng Khánh, sau đó chúng tôi đi tàu thủy dọc theo sông Dương Từ và nghỉ lại ở Vũ Hán, nơi đã có lần người ta nói về dự án đập chắn nước. Đầu tháng tư chúng tôi đi tiếp đến Quảng Châu. Diệp Tử Long và Điên Gia Anh đã chờ chúng tôi ở đó. Tôi biết rằng, Dương Thuợng Côn đã đình chỉ công tác của tám vị thư ký và ra lệnh cho họ phải viết một bản tự kiểm điểm. Người ta tiếp tục điều tra những hoạt động chống đảng của họ.
Điền Gia Anh lo lắng. Những lời buộc tội chắc chắn là sai trái, nhưng ông lâm vào tình trạng bối rối. Là một trong những phó Văn phòng thư ký chính trị, chức vụ của ông ta ngang với Hà Tài.