Rút cây roi tre từ trên chái nhà ra, ba tôi nhịp nhịp nó lên tấm phản, miệng ông không ngớt hỏi tội tôi:
- Hoàng, tại sao mày dám bỏ nhà đi chơi. Không lo dọn dẹp nhà cửa, không lo ôn tập hè, cũng không thèm nấu cơm? Trưa rồi mẹ mày và tao về ăn gì đây? Còn thằng Tý, mày rủ rê hắn chặt tre làm chi để hắn chặt vô chân hắn? Ba nó về đây bắt đền tao mày biết không? Sao mày ăn rồi chạy lông bông, phá làng, phá xóm vậy hả? Hả? Cái thằng trời đánh kia?
Tôi vòng tay, cúi đầu đứng trước ba tôi, nghĩ đến sự đau đớn khủng khiếp của ngọn roi sắp quất lên người mà rụng rời. Tuy thế, tôi vẫn không trả lời được những câu hỏi dồn dập của ba tôi.
Ông nhịp roi nhanh vun vút lên tấm phản:
- Mày điếc hả, hay mày lì, sao không nói? Tại sao mày cứ chạy ra chơi ngoài nghĩa địa hoài vậy? Ngoài đó có gì hấp dẫn mà mày mê dữ vậy?
Tôi vẫn câm như hến. Vút! Vút! Hai roi quất vào mông tôi mà không cần đợi tôi nằm dài ra phản. Tôi oằn người vì đau, nhưng tôi không van xin, cũng không nói lên những việc tôi định làm ngoài nghĩa địa. Tôi không muốn ba tôi chia xẻ với tôi những lo lắng, thương yêu mà tôi dành cho người mẹ đã chết. Tôi biết, ba tôi không còn nhớ thương gì đến mẹ tôi nữa.
Lại vút! Vút! Trót! Trót! Những ngọn roi quái ác, tàn nhẫn in tới tấp lên lưng, lên mông, lên hai bắp chân tôi. Tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Ba tôi rít lên.
- Thật là một thằng ranh con lì lợm! Tao sẽ cho mày mềm xương ra.
Tôi biết, càng lì mặt đứng đó, càng bị đánh tới tấp. Nhưng mặc, tôi cứ cắn răng chịu trận.
Tiếng dì Xuân và nhiều người nữa đã bu đông lại trước cửa nhà tôi cùng la ó, can gián. Dì Xuân sấn tới giật cây roi, nói giọng căm tức:
- Chú Sơn! Răng chú ác rứa? Ðánh chi mà đánh dữ rứa? Con chú chớ bộ kẻ thù chi chú mà muốn giết hắn chết đi? Ác vừa vừa thôi chú ơi. Ai xui, ai biểu chú mà chú không biết thương con chớ.
Ngay tức khắc, tiếng dì ghẻ tôi ở gần đó, chua cay:
- Nì! Im cái họng nghe. Ðừng có nói xiên nói xỏ người ta nghe! Việc nhà người ta, để người ta lo. "Ðèn nhà ai, nhà nấy rãng." Xía vô rồi có người nói là định giựt chồng người ta đó.
Tiếng dì Xuân "hừ, hừ" trong họng. Tiếng nhiều người xì xà, đay nghiến. Tôi không chú ý lắm, chỉ chờ đợi những ngọn roi quất điếng lên người. Nhưng không, ba tôi không còn ở đó nữa. Ông theo tay kéo của một người hàng xóm đi ra khỏi ngõ.
Dì Xuân bẻ đánh "rốp" cây roi, quẳng vào góc nhà. Dì không thèm nói gì nữa, ôm lấy tôi dìu qua nhà dì. Ðặt tôi nằm lên chiếc chõng tre, dì xuýt xoa rờ rờ lên lưng tôi. Ðang nằm úp mặt xuống giường, tôi vẫn cảm thấy những giọt nước mắt nóng hổi nhiễu lên lưng tôi làm xót rát những vết roi có lẽ rướm đầy máu.
Dì Xuân hỏi vỗ về:
- Răng con dại rứa con? Ba con không ưng con bỏ nhà đi chơi, con đi chỉ để bị đánh thảm thương ri hè?
Tôi tấm tức khóc trước những lời nói nghẹn ngào của dì Xuân:
- Răng con cứ ưa ra nghĩa địa làm chi mà ra mãi rứa hả?
Nướcmắt chảy ròng ròng, tôi vẫn không nói.
- Rứa sáng ni con làm chi mà thằng Tý suýt gãy cẳng hả?
Thổn thức một hồi, tôi mới nói được:
- Con rủ thằng Tý chặt tre...
- Trời ơi, hết cách chơi răng con chơi dao, chơi rựa?
- Con không chơi đâu dì. Con biểu thằng Tý chặt tre làm nhà...
- Trời ơi, bày trò chơi làm nhà, làm cửa nữa?
- Không phải bày trò đâu dì. Con định chẻ tre, lợp cho mẹ con một mái nhà kẻo nắng rọi mẹ con nóng lắm dì. Mai mốt tới mùa mưa, mẹ con cũng khỏi bị ướt, bị lạnh đó dì.
Dì Xuân la trời một lần nữa rồi dì khóc kể:
- Sen ơi là Sen! Răng em chết chi sớm để con em tội tình dữ ri nè. Còn cha đó mà như mồ côi, mồ cút. Cha hắn giờ chỉ biết con ngựa Thượng tứ đó thôi, còn biết chi tới con với cái nữa. Hu hu...
Dì xịt mũi vào ống quần đen rồi dì lại khóc. Nước mắt của dì làm tôi thêm tủi thân. Tôi vùng dậy ôm chặt lấy dì, khóc oà. Con Kim Anh ngồi bên mẹ cũng ôm mẹ khóc.
Lát sau, khóc đã nư, dì Xuân tỉnh táo nói:
- Kim Anh, lui sau bếp bới tô cơm, bỏ vài con cá bống thệ kho ném, lựa con mô lớn nhất đó, đem lên cho thằng Hoàng ăn.
Kim Anh dạ nhưng vẫn đứng bên, hỏi rụt rè:
- Còn bác Sơn và dì Lan thì sao mẹ?
Dì Xuân trợn mắt lên:
- Sao là sao? Cho họ đói chớ sao. Bộ họ không biết đi ăn cơm tiệm à? Không lo được bữa cơm hay sao mà bắt thằng nhỏ 7,8 tuổi lo hầu hạ họ hả?
Ðược lời như cởi tấm lòng. Dì Xuân thiệt là hiểu bụng tôi. Ðã lâu, mỗi lần phải gò lưng chúi đầu vô ông bếp thổi lửa phù phù, khói mù cay mắt, tôi hay nhủ bụng: "Tự dưng mình phải hầu hạ, cơm nước mãi hai con người ác nhơn đó."
Những lúc ấy, tôi buồn rầu nghĩ mãi, không hiểu sao ba tôi lại ưa đánh đập tôi một cách dữ dội như thế. Vô lẽ ba tôi không còn thương tôi? Hay ba tôi điên? Hay tôi không phải là con ruột của ông? Nhưng ngày mẹ tôi chưa mất, ông cưng tôi lắm mà?!
Sau cái vụ làm nhà che nắng, che mưa cho mẹ không thành, lại bị một trận đòn nên thân, tôi càng đâm ra lì lợm, càng ghét mẹ kế và xa lánh ba tôi hơn.
Cũng vậy, ba tôi càng ham đánh đập tôi hơn. Cứ mỗi lần dì ghẻ tôi nói hờn mát bất cứ chuyện gì có dính dáng đến tôi, y như rằng ba tôi lại lôi tôi ra đánh. Gãy hết cây roi tre này thì vót cây roi kháng!!-- ---~~~mucluc~~~---


Chương 28

Tôi đã gặp Thạch Ðầu Lâu trong hoàn cảnh như thế đó. Khi bắt gặp tôi ở sân ga, chưa kịp biết tôi là thằng nào thì tôi đã ngất xỉu. Mới đầu anh ấy nghi tôi thuộc loại ăn trộm, ăn cắp gì đó, bị tóm được rồi trốn trại giam với vết dây trói còn mới trên cổ tay. Sau, thấy tôi có vẻ con nhà lành, vết thương ở tay, ở chân rất lạ, lại bị sốt, anh đem tôi về nhà người quen nhờ chữa chạy.
Suốt mấy ngày đêm lo lắng, chăm sóc cho tôi, anh ấy nẩy sinh một thứ tình cảm anh em ruột thịt, đâm ra thương tôi hơn tất cả đàn em út cỡ chục đứa của ảnh.
Ðúng thế. Thạch Ðầu Lâu là "đại ca" của cái băng cướp giựt dọc, móc túi ở sân ga Bình Triệu và sau đó là ga Hòa Hưng. Chúng tôi đã nương tựa vào nhau và giúp đỡ nhau bằng cái nghề phi nghĩa đó.
Tuy Thạch Ðầu Lâu và tôi kết tình nghĩa anh em nhưng chưa bao giớ biết đến quá khứ của nhau.
Hầu như đứa trẻ bụi đời nào cũng sợ nhắc đến những gì đã qua. Tất cả chúng tôi, một khi đã lao vào cuộc sống lang thang, không có ngày mai thế có nghĩa là trước đó chúng tôi cũng đã có một cuộc sống tồi tệ hơn hiện tại nhiều. Thì như tôi vậy đó. Ngày trước, tôi mất mẹ, cha tôi lấy vợ kế, vì vợ kết tai quái không biết thương con chồng, biến ông chồng sợ vợ thành kẻ nhẫn tâm với con ruột mình. Chính sự tàn bạo của ba tôi đẩy tôi ra khỏi nhà, sống đời sương gió, không có ngày mai...
Vậy mà cũng có một lần tôi đã kể hé chút quá khứ của tôi cho Thạch Ðầu Lâu nhìn thấy. Anh ấy càng thương tôi hơn và sẵn sàng cho tôi tất cả, bất cứ cái gì nếu tôi cần.
Một chiều, chuyến tàu ra Bắc chở giờ chuyển bánh. Tôi lững thững, quanh quất ở các cửa toa tàu. Tôi chợt nghe tiếng rao mời bằng giọng Huế của một người đàn bà.
- Ai mua roi mây không? Hai trăm một chiếc, xài hết trọn đời, không hư! Ai mua, ai mua roi mây không?
Tôi giật thót người vì lời rao món hàng kì quái. Tiến tới bên người đàn bà ấy, tôi ngắm nghía hơn chục chiếc roi mây mới kít, tròn trịa, vàng óng đang sắp hàng bên nhau nằm trên cái mẹc cũ xì. Tôi giả bộ lấy một chiếc săm soi:
- Cha! Cái roi này mà đánh vào bàn tọa một cái là...đã phải biết!
Tôi vút trót cây roi vào không khí giống y như ngày xưa ba tôi từng làm. Bỗng tôi rùng mình một cái, cảm xúc của ngày ấy vẫn còn sống mạnh trong tâm hồn tôi. Tôi ngừng roi quất, trừng mắt bà già:
- Bà nghĩ sao mà chọn nghề bán cái thứ dụng cụ tra tấn dã man này hả? Bộ bà mong cho con nít người ta bị những trận đòn quắn đít hay sao? Bà muốn cho con người ta phải khóc thét, quằn quại vì đau đớn hay sao? Hừ, vậy mà con muốn "Hai trăm đồng một chiếc, xài hết trọn đời, không hư!" Khốn kiếp!
Nói dứt câu, tôi quất một cái mạnh vào mông bà. Bà già la lên hớt hải vì bất ngờ và khiếp sợ. Một bàn tay của ai đó cầm chặt lấy cổ tay tôi. Buông roi ra, tôi trừng mắt nhìn lên. Thạch Ðầu Lâu đang đứng cạnh, nhíu mày nhìn tôi:
- Chưa bao giờ anh thấy chú mày đánh ai, sao bây giờ lại đánh bà già?
Bà già vừa lui cui nhặt roi để vào mẹt vừa mếu máo phân bua:
- Mấy ông ơi, thương tui với. Nếu tui không bán thứ này thì tui biết kiếm ăn bằng cách nào? Già rồi, tui có tranh gianh buôn bán gì được với bọn trẻ? hu hu....
Vẫn còn nỗi uất ức với quá khứ đau buồn, tôi không dằn được, tung chân lên, đá văng cái mẹt trên tay bà già, roi mây bây tung toé. Bà già không nhặt roi nữa, lăn phịch ra đất, ôm mặt khóc tức tưởi.
Nhìn cảnh ấy, tôi nguôi nỗi lòng ngay lập tức. Rút túi ra, tôi tóm hết mớ tiền có sẵn nhét vào tay bà già, nói nhỏ nhẹ:
- Ðây, tui đền bà. Từ nay bà đừng bán roi nữa. Kiếm cóc, ổi, me chua gì gì bán cũng được.
Nãy giờ đứng im bên cây cột sân ga, anh Thạch cúi đầu trầm ngâm. Lát sau, anh lại bên, vỗ vai tôi hỏi:
- Chú mày sợ roi lắm phải không?
Anh bỏ đi, dáng cui cúi, buồn rầu như đang hồi niệm một điều gì đau lòng lắm.
Ðêm đó, tôi không ngủ được. Tôi tìm một góc tối ở sân ga nằm nhìn trời. Ðể đỡ phải suy nghĩ về ngày cũ cũng như đỡ phải cảm nhận nỗi cô quạnh của kẻ không nhà, tôi bắt đầu đếm sap trên màn trời xanh thẳm. Lối đếm vớ vẫn dẫn dắt trí óc tôi trở về với những thắc mắc vớ vẫn. Không biết trên đời này có bao nhiêu đứa trẻ không nhà, không cửa như tôi, nằm trên đất lạnh mà đếm sao trên trời? Không biết có bao nhiêu người mẹ phải chết trẻ khi con còn bé dại? Không biết có bao nhiêu người cha sẵn sàng in lên da thịt con những dấu vết hận thù?...
Buồn thay những cây roi mây của người đàn bà kia? Chúng cứ nhắc nhở tôi về với những kỷ niệm quá đau thương. Rồi lần lượt những nỗi niềm của năm tháng cũ hiện ra trong trí óc tôi. Tôi nhớ mẹ, nhớ dì Xuân, nhớ cô giáo Loan, nhớ thằng Tý Cồ, nhớ con Kim Anh và lũ bạn tinh nghịch...Liệu giờ này, những kẻ tôi đã từng làm cho phải chảy nước mắt đó có biết rằng ở nơi đây tôi đang âm thầm thương nhớ, khóc thanh cho một thời đã mất và sợ hãi cho thời gian sắp tới?
Nước mắt chảy ra ướt đẫm, đong đầy hai vành tai tôi. Tôi biết rất rõ. Tôi khóc nhớ những người thương yêu thì ít mà khóc cho thân phận tôi thì nhiều, rất nhiều.
Mãi đến khuya, sao đã lặn hầu hết, nước mắt tôi cũng vơi. Lúc này, tôi tự trách mình quá yếu đuối. Công phu bấy lâu tôi rèn luyện cho mình một tính khí trơ lì bỗng bị suối nước mắt làm trôi tuột hết. Anh Thạch Ðầu Lâu đã từng dạy tôi: "Trai nam nhi là anh hùng hảo hán, không bao giờ biết khóc. Nước mắt không dành cho những kẻ chuyên cướp giựt, ắp cắp của mồ hôi nước mắt kẻ khác làm riêng của mình. " MỘt điều dạy>
-...
- Mày không biết đây là đất làm ăn của tao à?
-...
- Mày có khi nào nghe đến cái tên Thạch Ðầu Lâu chưa?
Tôi cố nhớ xem có quen ai tên như vậy không. Không nhớ. À, hay là trong sách lịch sử, hay chuyện cổ tích cô Loan kể? Tôi đang lục trí nhớ thì tiếng quát làm tôi giật thót:
- Nói đi! Câm hả hay khinh người?
Một nắm tay đưa cao. Tôi chưa nhận được cái đâu của cú đấm thì mặt mày tôi xây xẩm. Tôi quị xuống.
Tôi tỉnh dậy, nghe tiếng lao xao bên cạnh.
- Nó ở đâu đến vậy cà? Con ai đây?
- Thằng bé đói hay sao đó, đại ca à.
- Chà, người nó nóng như lửa.
- Ðại ca. Nó bịnh rồi.
Một người ẳm tôi trên đôi tay mạnh mẽ, đưa đi. Tôi lại mê thiếp một lần nữa.
Mở mắt ra lần thứ hai, tôi nhận ra khuôn mặt quen quen đang kề bên. Tôi hỏi:
- Anh ơi, em đang ở đâu đây?
Giọng Thạch Ðầu Lâu trả lời:
- Em đang ở nhà một cô y tá.
Tôi nhỏm đầu. Anh ta ấn tôi xuống, dịu dàng:
- Em cứ nằm, ở đây an toàn lắm. Em bị sốt rất cao, mê man suốt 3 ngày, 4 đêm. Cô y tá chích thuốc kháng sinh cho em rồi. Ít lâu, em sẽ lành bệnh.
Tôi ngạc nhiên:
- Em bịnh gì thế?
Thạch Ðầu Lâu vuốt tóc tôi:
- Có lẽ vết thương ở tay và chân của em bị nhiễm trùng. Nhưng không sao, qua khỏi thôi.
 

Truyện
  • Chương 2 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 t người mẹ.
    Gởi Kim Anh lại cho những người bạn bụi đời mà lòng dạ lại khí khái gấp bội những kẻ ăn trắng mặc trơn trên thế gian này, hai ngày sau tôi lên tàu ra Huế.
    Thật lạ lùng. Ðã 4 năm xa quê, tôi đã lớn bộn vậy mà ở xóm Lịch Ðợi không ai quên mặt tôi.
    Tôi mới vào tới nhà cũ đã có tiếng reo chào hỏi ngoài ngõ, bao nhiêu bạn bè cũ lần lượt đến tụ họp ở sân nhà tôi. Suốt cả tiếng đồng hồ tôi chỉ cười mà không nói được gì, bọn nó cứ hỏi tới tấp. Mà có lẽ tôi không thể trả lời được gì vì suốt mấy năm bỏ nhà đi bụi đời, tôi chỉ là kẻ móc túi chuyên nghiệp. Ðến lúc đó tôi vẫn còn nhớ tới câu tiên đoán của thầy Triết ngày trước: "...Lớn lên, ông sẽ là tên cướp của, giết người không gớm tay." Tôi chưa giết người, cướp của nhưng với cái nghề móc túi, rạch xách của tôi cũng đã gây bao khổ đau cho người bị mất của. Tôi không muốn bạn bè và hàng xóm láng giềng cũ biết rằng cái thằng tôi ngày xưa " phá làng phá xóm", nay cũng đã chẳng ra gì. Nhưng tôi không thể đổ tội cho ba tôi và bà mẹ kế đã gián tiếp xua đuổi tôi ra khỏi nhà, xô tôi vào cuộc sống tối tăm, phi pháp ngay khi tuổi đang còn khờ dại. Ba tôi đã mất, cũng do lỗi tôi đã bỏ nhà ra đi, gây cho ông bao nỗi hối hận, giày vò đến độ ông phải tìm quên trong men rượu, sinh bệnh mà chết...
    Tôi đã không thanh minh gì được cho những việc làm trong quá khứ, tôi cũng không thể đổ lỗi cho một nguyên do nào cả, tôi cũng không hề có thói quen đặt điều hênh hoang của một kẻ đi xa trở về. Vì thế tôi im lặng, chỉ cười và sau đó hỏi thăm tình hình sinh sống của mọi người.
    Có điều đáng buồn. Các em cùng cha khác mẹ với tôi không biết tôi là ai. Con bé Mai ngày xưa không còn nũng nịu gọi "anh Quàng" nữa, chỉ đứng vào một góc, nhìn tôi như một kẻ xa lạ. Dì ghẻ tôi thì không dấu được vẻ e ngại trong mắt. Có lẽ dì sợ tôi về tranh lại ngôi nhà khang trang của ba tôi để lại. Ấy là dì sợ hão, chớ thật bụng, tôi không thiết tha gì đến ngôi nhà mà mỗi góc, mỗi xó của nó đều gợi cho tôi cả thời thơ ấu đầy cay đắng, xót xa. Nhất là với ý nghĩ: ngày trước, dì về nhà này, chính sự có mặt của dì đã xóa mờ kỷ niệm còn đầy của mẹ tôi trong lòng ba tôi. Rồi sau này, ông chồng kế của dì về đây xóa sạch những dấu vết còn lại của ba tôi. Thế thì ngôi nhà còn ý nghĩa gì với tôi hơn là chút tài sản của cha mẹ để lại cho hai đứa em tôi. Dẫu sao mặc lòng, chúng là em tôi và tôi vẫn thương chúng như ngày nào.
    Tôi cũng đã qua nhà Kim Anh để lấy bức ảnh dì Xuân đặt trên bàn thờ, gộp cùng hai tấm chân dung của cha mẹ tôi, dự định đem vào Nam. Như thế, tôi và Kim Anh mỗi ngày đều được thắp nén hương tưởng nhớ những đấng sinh thành.
    Nơi đây, tôi biết được gia đình một người bà con xa của Kim Anh từ ngoài Bắc vào. Họ đã đến đây lo đám ma cho mẹ Kim Anh đàng hoàng. Ngoài họ ra, gia đình Kim Anh chẳng còn ai là thân thuộc nên họ ở lại sinh sống ngay tại đó.
    Tôi đã thoáng đọc được vẻ e ngại của họ trong mắt cũng giống như dì ghẻ tôi, họ sợ tôi đòi lại nhà cho Kim Anh. Không bao giờ có chuyện đó! Chính bản thân Kim Anh và tôi đã trải qua những ngày tháng không một manh chiếu lót lưng, nên hiểu như thế nào là cái buồn khổ, tủi hờn của những kẻ bơ vơ không nhà. Cho nên, họ chưa ngỏ lời phân bua, tôi đã bảo trước " Hai bác cứ yên chí. Kim Anh đã có nhà cửa đàng hoàng ở trong Sài Gòn rồi."
    Sau đó, tôi ra nghĩa địa viếng mộ cha mẹ. Tôi vui lòng khi thấy mộ ba tôi nằm bên mẹ. Thế là cuối cùng, mẹ tôi cũng nguôi được cơn ghen hờn mà ngày xưa hẳn mẹ phải đau đớn, dằn vặt lắm mới lâm trọng bệnh như thế.
    Suốt buổi sáng, tôi dẫy cỏ cho mộ cha mẹ, mộ dì Xuân, mẹ của Kim Anh. Chỉ tiếc thằng Tý Cồ, bạn tôi không được yên nghỉ nơi đây - bởi Lịch Ðợi không phải quê của ba nó - để tôi có được niềm an ủi là những kẻ thân yêu nhất của tôi đã về sum vầy bên nhau trong một khung trời mà ngày còn thơ, tôi đã để lại vô vàn những dấu chân non dại của mình.
    Gần trưa tôi mới xong công việc. Tới bên rìa đất ngày cũ, tôi lặng ngắm thung lũng dưới kia. Bao nhiêu kỷ niệm của một thời thơ ấu lại trở về. Tim tôi nhói đau vì hối tiếc, vì ân hận. Nếu ngày xưa, vâng, nếu ngày xưa tôi là một đứa trẻ ngoan thì ngôi trường này, thung lũng này, thung lũng này đã không chứng kiến những trò tinh nghịch "kinh thiên động địa" của tôi và chắc hẳn cha mẹ, bạn bè, cô giáo thương yêu của tôi không phải nhỏ nước mắt cay cực vì tôi.
    Nhắc đến cô giáo Kim Loan, tôi càng đau lòng. Chính ở rìa đất bên bãi cỏ cú, nay vẫn còn tươi tốt và xanh mướt, một màu, cô giáo đã tâm sự với tôi nỗi niềm của mình.
    Cổ kể. Ba cô thuộc dòng hoàng tộc nên có thói quen nhiều vợ, ông cưới mẹ cô là người thứ tư, cấp cho một ngôi nhà khá đẹp ở Thành nội. Ðến ngày cô được sinh ra đời, ba cô đã cưới bà vợ thứ năm, bỏ hẳn hai mẹ con cô mà không trợ cấp đồng nào. Từ đó, mẹ cô phải tần tảo với gánh bún bò nuôi cô khôn lớn. Vậy mà tới lúc cô ra trường đi dạy học, số lương quá khiêm tốn nên mẹ cô lại phải chạy hàng họ thêm. Nhưng rồi, mẹ cô bị mắc bệnh lao, khi khoẻ, khi yếu, cô rất lo lắng. Nhiều đêm, cô phải cố soạn bài vở cho thật nhanh, đạp xe qua ga Huế dành mưa với con buôn ít gạo hoặc khoai mì hoặc phân bón...từ ngoài Vinh vào. Ðợi đến ngày hôm sau đi dạy về, cô lại chở qua chợ Ðông Ba bán cho các bạn hàng, lấy ít tiền công mua thuốc cho mẹ.
    Bởi cuộc sống khó khăn và cảnh nhà cô hiu quạnh, cô đã không chịu lập gia đình. Cô không muốn mẹ cô thiếu đi bàn tay chăm sóc của một người con.
    Tôi nhớ ngày ấy cô đã bảo:
    - Mẹ cô như ngọn đèn trước gió không biết tắt đi lúc nào nên lòng cô luôn phập phòng lo ngại. Vì thế khi hiểu ra em cô đau đớn nhường nào khi không còn mẹ, cô đã liên tưởng đến tình cảnh của cô. Nếu mẹ cô...chắc cô không thể chịu đựng nổi. Em sống bên mẹ trong 6 năm, mẹ mắt đi, em buồn khổ đến thế. Trong khi mẹ cô và cô đã cùng quấn quít bên nhau, chia xẻ những lúc đói no bên nhau đã hơn 30 năm dài thì nỗi đau đớn sẽ lên đến mức độ nào?
    Ngày đó, cô giáo khóc vì thương mẹ già đang ở bên bờ với cái chết. Tôi khóc cho mẹ đã chết khi tuổi còn xuân xanh và tôi hãy còn bé dại.
    Giờ đây, trở về chốn cũ, tôi tưởng như mơ hồ đâu đây trong gió nắng ban trưa có tiếng khóc rưng rức của cô giáo cũ, gợi lên trong tôi một tình cảm dạt dào thương yêu như chính ngày xưa ấy tôi đã tưởng tượng cô giáo là mẹ tôi với búi tóc đen sau gáy, có gắn bông hoa lài trắng nõn, thơm ngát.
    Trong tiếng rì rào khe khẽ của lũ tre già kháo chuyện bên nhau, tôi nghe giọng tôi cất lên như vướng đầy nước mắt:
    - Mẹ ơi. Từ nay mẹ sẽ không còn khổ vì con nữa đâu.
  • --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Thời áo trắng
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 6 tháng 4 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--