uệ được Vương phi Trần Thị Lộc giao cho việc chăm hoa trong nội cung... Hoa cỏ trong phủ Chúa, đi hàng dặm không hết. Quanh các dinh thự, chỗ nào cũng có lối cỏ, cây trồng... Chúa cũng là người đi nhiều biết lắm. Không kể những chậu cảnh, những cây thế, vườn của Chúa, riêng về hoa thôi cũng tỏ ra Chúa là sành điệu. Chúa chê phủ Thiên Trường trồng quất đến hàng mẫu hàng ngàn cây. Chúa nói: “Trồng nhiều cũng có cái hay của nó. Các vua Trần cho quất là thứ cao sang thanh khiết, thứ cây mà các Nho gia đề cao, nên lấy quất làm chủ thế ở đó. Cây quất lại có trong thơ của Khuất Nguyên, nên đời sau còn xưng tụng mãi... Vua Thái Tông, Nhân Tông nhà Trần đều là những bậc triết nhân, say trăm giáo, sau lại là những tổ sư của đạo Phật, yêu quất là phải... Còn ta, ta muốn trong vườn của ta trăm hoa đua nở, trăm loài chim đua tiếng, như vẻ đẹp của triều đình ta đang trị vì vậy!”.Vườn Chúa có đủ các loại cây cảnh, tượng trưng cho bốn mùa: thông, mai, cúc, trúc... Những đào bích, và đào phai vừa phải. Những chậu mẫu đơn vàng, mẫu đơn đỏ, đại đoá, trung đoá và tiểu đoá, để theo những lối đi rất thích hợp. Cúc có loại vàng, loại màu da trời, màu trắng, đủ bông đơn, bông kép, có bông gọn nhỏ như một cụm tuyết. Có bông cánh dài mượt, vàng đậm hoặc trắng ngần trong những đám lá xanh... Những vuông hồng chưa tới đã thấy mùi thơm toả ngát. Có hồng nhung, hồng bạch, hồng tím, hồng vàng... Chúa tiếc rẻ mãi quan coi vườn làm chết mất một cây hồng nhung màu đen, do một thương nhân từ đất Ý Đại Lợi, đem đến làm quà tặng.Những chậu cảnh đẹp nhất ở kinh đô đều được các nội giám tìm đủ cách đem về đây. Cây si ba trăm tuổi của ông Mền phố Hàng Cá, cây thiên tuế hai gốc của ông Cử Thập Tam trại, lại có cây mai quả ghép ở Đông Phù, cây mai chiếu thuỷ hoa mỏng và nhỏ li ti, gốc xù lên như một con lân vừa nhổm dậy. Chúa thích cây mai này lắm, truyền để ở ngay thềm hiên, để sau những lúc làm việc căng thẳng, lại tản bộ cúi mình quan sát những huyền diệu của các loài hoa thảo...Cầu kỳ nhất là mấy chậu hoa trà... Phải có riêng một lão bộc để chăm mấy cây hoa trà cho Chúa. Chỉ có ông mới biết tưới trà lúc khô, lúc ẩm, để cho cây trà lúc nào cũng tươi tốt, và đâm bông vào mùa xuân. Mấy năm liền chăm hoa trà cho Chúa, duy nhất có một lần, ông được Chúa ngắm cây hồng trà và ban thưởng cho một lạng bạc. Ông giữ như một vật báu, gặp ai cũng khoe. Chậu trà của ông cha con Xuân quận công Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản đều chịu cho công phu, nhưng Chúa thì tết nhất, bao nhiêu công việc, có bao giờ được ngắm. Một lần, ông vui tính, nói đùa với Huệ:- Hoa của tôi thua cả những bông hoa đẹp nhất trong vườn ngày thường.- Sao thế, hở lão!- Có gì đâu, hoa đẹp và hoa sang ngày Tết, thì người thưởng hoa bận bịu lắm thứ, mấy khi để mắt đến. Cô thấy không, Vương thượng có lúc thích hoa, có lúc lại thích cỏ. Một hôm, tôi thấy người đến bên chậu hồng trà của tôi. Tôi tưởng người lại ngắm và sẽ thưởng bạc cho tôi. Nhưng tôi cụt hứng ngay, người cúi mình ngắt một chùm hoa chua me đặt lên lòng bàn tay mà ngắm...Câu nói vô tình của người chăm hoa cho Chúa, khiến Huệ hết sức lưu ý. Đúng thế, người ta thưởng hoa, còn tuỳ thuộc những phút vui buồn rất khác nhau của tâm trạng mình lúc ấy...Huệ mang hoa lên nhà Chúa... Có hôm là những bát hồng thơm nhẹ, đặt trên gờ tường dưới chân một bức tranh cổ, có hôm là một chậu địa lan tím, cánh mỏng như gấm, hương rất thơm. Có hôm là một bát thuỷ tiên, do một bậc chơi hoa cảnh vào loại nhất nhì trong hoàng cung, đích thân tỉa cho hoa nở thật mượt và thật thơm. Có hôm là một cành phong lan đai - châu, sang trọng và quý phái...Lúc đầu Chúa mải làm việc cũng không để ý. Chỉ có một lần, Huệ rón rén mang vào một chậu lan ngọc quế, nhẹ nhàng đặt lên đôn chàm do sứ nhà Thanh dâng tặng: Đôn chàm, chậu chàm, lan màu trắng nhỏ li ti như hoa quế mà khi Huệ đem hoa vào trong nhà thì hương thơm đã lan toả khắp căn phòng, một mùi thơm nhẹ mà nồng nàn, mà thanh sáng. Hoa thơm đến nỗi, Chúa phải ngừng tay, đến gần tận nơi mà ngắm. Huệ chỉ mong có thế. Cái phút một đời người may mắn mới có được là phút này đây. Huệ rắp ranh chờ nó hàng năm nay khi vào hầu trong phủ Chúa... Vậy mà tim Huệ vẫn đập thình thịch.Chúa mặc áo thụng tía, không đội mũ, đi hia gấm. Chúa thốt lên một tiếng:- Chà, hoa gì mà thơm thế.Chúa đến để ngắm hoa, nhưng sững người khi thấy một cung nữ gọn gàng, nhanh nhẹn, da ngần trắng, cổ cao, đứng chết lặng nhìn mình. Chúa có vẻ thích thú vì sự sợ hãi, e thẹn tự nhiên của người cung nữ. Chúa cũng tìm thấy ở khoé mắt long lanh đen kia có điều gì đắm đuối và tinh quái.Chúa hỏi:- Nàng tên họ là chi!- Bẩm đấng chí tôn, thần thiếp là Đặng Thị Huệ ạ!- À, cũng là con gái đất Tiên Du đấy! - Chúa ngắm Huệ, thấy cái dáng rất thon và đẹp. Má Huệ đỏ bừng, họ cúi đầu xuống, những ngón tay đan xen vào nhau, bối rối... Chúa quên cả hoa, chỉ đắm đuối vào người con gái e lệ đứng trước mặt mình. Trong lúc hồi hộp, vẻ đẹp của nàng nhân lên, trông nàng càng hấp dẫn. Chúa rất chú ý. Bờ vai tròn của nàng như cũng đang run rẩy. Còn bờ ngực thì,... phập phồng đầy quyến rũ. Lòng Chúa nổi hứng, đắm say. Chúa đưa tay, choàng lấy vai Huệ, rồi dìu nàng đi trong phòng văn, đến bên chiếc giường ngự, nơi Chúa thường lui về nằm thư giãn giữa lúc phán xét các công việc đầy căng thẳng. Huệ ngoan ngoãn chiều ý Chúa, như một con mèo nhỏ, đang háo hức được ve vuốt.Chúa ngả Huệ xuống giường, ôm ghì lấy, tay lùa vào những lần áo ngoài rắc rối, để đặt lên bầu vú tuyệt diệu của người con gái đồng trinh. Chúa hết sức bất ngờ. Bầu vú tròn căng, da vú mát rượi, khiến cơn hứng thú của Chúa dâng lên tràn ngập. Chúa đưa tay lên bờ vai, vuốt dọc sống lưng, xoa nhẹ lên vành bụng và đùi. Những cảm quan trước vẻ đẹp nhận ra không phải bằng mắt, nhưng sự non tơ, kỳ diệu của trời cho, đã khiến cho Chúa nhận ra hết thảy.Chúa đã gần gũi nhiều người đàn bà, mà chưa bao giò lại hào hứng đến thế. Bây giờ thì Huệ đã nằm trong vòng tay, cơn dục tình của Chúa. Huệ chiều, trong cái phút đầy sung sướng, chờ đợi hoà lẫn sự sợ hãi của người con gái lần đầu tiên gần gũi xác thịt với một người đàn ông.Khi áo quần bị bứt ra khỏi thân thể, Huệ kéo lại trong sự ngại ngần đầy tự nhiên, khiến Chúa càng thích thú.Chúa yêu Huệ, Huệ cũng sẵn sàng dâng hiến. Chúa hối hả, hăm hở như lần đầu. Chúa mệt, nhưng không chịu buông rời Huệ ra. Còn Huệ thì, bây giờ cô đã dạn dĩ hơn, ghì ôm lấy Chúa đầy yêu đương và ham muốn. Chúa ôm chặt lấy Huệ, thơm lên ngực lên cổ, lên má Huệ và nằm lại cùng Huệ một lúc lâu nữa...Rồi cuộc tình cũng kết thúc. Huệ cúi mình vái lạy Chúa trở ra, trở lại buồng riêng của mình ở cung của bà vương phi Trần Thị Lộc, lòng đầy hồi hộp...Huệ về rồi, Chúa ngồi vào xét các văn bản, chiếu biểu. Lòng Chúa không còn gắn gì với công việc, với chữ nghĩa nữa. Những dư âm của thân thể tuyệt vời của người con gái còn đang ám Chúa không thể nào rũ nổi ra...Chúa gọi người hầu tới, thu dọn các giấy tờ rồi lên kiệu về phủ.Đêm ấy, Khê Trung Hầu, quen lệ lên chầu Chúa xem đêm nay, Chúa vời vào ai vào chầu... Chúa không chấm Ngọc Khoan, Trần Thị Lộc mà trên chiếc thẻ vời người đẹp hiện ra một dòng chữ mới, tươi tắn: Đặng Thị Huệ.Chỉ mấy hôm sau, Khê Trung Hầu đã được lệnh dọn dẹp một hậu cung mới ngay bên nhà Chúa. Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có thêm một bà phi mới họ Đặng. Nàng được ban phẩm hiệu là Tuyên phi...Đặng Thị Huệ chào từ biệt bà phi Trần Thị Lộc để sang nơi cung điện mới. Cả hai đều ân cần cùng với ngượng nghịu. Trần Thị Lộc luôn luôn kiềm chế, cố sức giữ lấy vẻ điềm nhiên mà không nổi. Nàng ngắm Huệ, nàng nhớ lại cái thuở được Chúa yêu dấu, đến nỗi quên cả nguyên phi Ngọc Hoan.Trớ trêu thay, người mà được Chúa yêu thương nhất mực trong những ngày gần đây lại là người nữ thân cận của bà từ lúc nàng được vào cung đến nay.Lòng bà cũng có cái gì thích thú, kiểu đàn bà, cho rằng, Trương Ngọc Khoan, từ những đêm Tuyên phi sang nhà Chúa này, sẽ nếm đủ những tủi khổ, như bà hằng nếm, khi Ngọc Khoan giành mất của bà sự ân sủng đặc biệt của Chúa.Tĩnh Đô Vương yêu ai cũng say đắm đến cùng cực. Nhưng phút đầu tiên bên Chúa, tưởng chừng như ngoài mình, Chúa không còn biết đến ai nữa. Chúa chiều chuộng. Chúa bực bội vì mình lỡ miệng nhắc đến một ai đó mà mình tơ vương hồi còn Chúa được tuyển vào cung. Chúa ban tặng những quà quý mà các đình thần hoặc sứ giả cung tiến cho Chúa vào các buổi chầu. Chúa có thể chia sẻ với người mình yêu những điều làm Chúa băn khoăn, bực bội trong ngày...Trần Thị Lộc nhìn Huệ trong bộ đồ vương phi. Nàng đẹp thật. Hoá ra, khi mình chưa có địch thủ của ai đó, thì mình xem thường họ. Và chỉ ở trong vũ đài, các đấu sĩ mới thật hết mình, cố sức tìm cho hết mặt mạnh, mặt yếu của đối phương. Cũng từ đó, để nhận ra mặt mạnh mặt yếu của chính mình.Trần Thị Lộc đã nhận ra vẻ đẹp đầy bản lĩnh ở Huệ, thứ mà cả bà lẫn hai bà phi trước chưa hề có.Bà ôm lấy vai Huệ, ôn tồn nói:- Tôi tin rằng Vương phi sẽ có sự ân sủng của Vương thượng hôm nay. Chỉ mong rằng, thỉnh thoảng Tuyên Phi, nhớ tình xưa nghĩa cũ, đừng quên người đàn bà bạc phận này...Đặng Thị Huệ cũng ôm chầm lấy bà, ân cần nói:- Phi đừng nói thế. Em chẳng dám bao giờ quên ơn của chị. Nhờ chị mà em mới được hưởng những ân sủng của bề trên hôm nay...Khi Huệ đi rồi, Trần Thị Lộc mới nhận đủ những sự hụt hẫng. Bây giờ bà mới thông cảm hết, nơi lạnh lẽo khổ sở của nghiên cứu bà phi “hờ” trong phủ Chúa. Bà chợt nghĩ đến nguyên phi Dương Ngọc Hoan, mối đồng cảm sâu sắc khiến Trần Thị Lộc phải gọi con đòi, đến ngay cung thất của bà...Từ ngày Đặng Thị Huệ vào cung, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm hầu như suốt ngày chỉ quẩn quanh với Huệ. Tuổi bốn mươi trải qua khắp chiến trận, ngày lại ngày đối mặt với những việc quốc gia trọng sự, Chúa thật mệt mỏi. Chúa muốn tách mình ra khỏi công việc hứng thú này mà không nổi. Chúa còn bực bội vì, triều thần từ thời Ân Vương Trịnh Doanh truyền vào, vẫn cho là thái phi muốn ngành thứ cầm quyền, thay ngành trưởng. Gần đây, trong các bậc đại thần lại dị nghị, ngành trưởng họ Trịnh dần dần bại, chỉ còn ngành thứ được ân huệ của trời đất mà thôi. Họ lại nói, mộ tổ họ Trịnh đào bới nhiều, khéo rồi cả trưởng lẫn thứ đều lụn bại... Chuyện ấy lọt đến tai Chúa, hỏi ra là một tên lính kiêu binh đặt điều, rồi một tên trưởng ngũ người xứ Nghệ thêu dệt thêm. Chúa truyền cho quan hình sự tra hỏi, hai đứa đều sợ hãi thú nhận. Chúa sai bẻ hết răng của hai đứa, đánh mỗi đứa ba mươi gậy, cho thân tàn ma dại rồi đuổi về quê. Hai thằng lính công thần giờ sống cũng như chết. Tuy nhiên lời thối của hai tên lính quèn cũng làm cho Chúa nghĩ ngợi nhiều. Dòng chính của Chúa, thì Chúa Trịnh Giang cũng chẳng có ai ra hồn. Tĩnh Đô Vương là người có tài thao lược, giữ được ngôi Chúa, định yên bờ cõi, phía Nam không để họ Nguyễn lấn ra, phía Bắc không để nhà Thanh lấn đất... Đến đời Chúa, để tránh khỏi Chúa Nguyễn hợp binh với đất Trấn Ninh, Chúa đã cắt binh đi hỏi tội, cắt tướng giới trấn trị ở phía Tây và phía Nam, cũng tạm là yên... Nhưng nhìn vào người nối dõi, Chúa không khỏi chạnh buồn... Khê Trung Hầu là người chăm sóc Chúa từ ngày thơ ấu, nhưng lão ta như một người lấn thần. Chính phi, người mà Chúa trọng nhưng không yêu. Người mà Chúa yêu, Chúa thương là Trương Ngọc Khoan kia, vậy mà, lão đầy tớ già ấy, cậy có công hầu hạ, giám giả điếc để thay thế Ngọc Hoan cho Ngọc Khoan, thì cùng là vợ Chúa, xa bà nọ, gần bà kia vài đêm, có gì phải quở trách kẻ dưới, để mang tiếng là người cố chấp.Song, oái oăm thay, người đẹp mà Chúa muốn có một đứa con nối dõi chính là Vương thứ phi Ngọc Khoan kia. Chúa cho rằng, cái hùng tài cùng với sự hào hoa tài tử của Chúa, cộng với vẻ đẹp nhất nhì trong cả nước, cái trội nhất của dương, của âm trong con người của Chúa của Trương Ngọc Khoan sẽ sinh cho Chúa một vị thế tử như lòng Chúa vẫn thường khao khát.Có lần, Chúa nói với Nguyễn Khản:- Ta chỉ mong có một đứa con nối được chí cha ông, làm rạng danh họ Trịnh, vỗ yên đất Bắc, chỉ ngọn dáo vào phía nam hỏi tội Chúa Nguyễn, thống nhất lại giang sơn. Họ Trịnh đang cần một người như thế!Khản nói:- Phúc trời không phải ai cũng có, ai cũng được! Sớm cũng chẳng nên mừng. Chậm cũng chẳng nên than thở...Chúa học cùng thầy với Khản từ thuở nhỏ. Có lúc đến nhà Khản, gặp khi Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm giảng bài cho con, Chúa bảo quân hầu dừng lại không vào để lắng nghe. Khi lên ngôi Chúa, Trịnh Sâm rất trọng cha con Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, đều cho dự vào Nội Mật viện, phú quý vào bậc nhất ở Long Thành. Chúa thấy Khản nói rất có lý, nên cũng yên tâm.Vậy mà, ít lâu sau, vẫn Khê Trung Hầu báo tin mừng cho Chúa là chính phi Dương Ngọc Hoan đã có thai. Đủ ngày tháng, mãn nguyệt khai hoa, sinh được một cậu con trai. Khi đến thăm mặt con, Chúa không vui lại buồn thêm. Đứa nhỏ hình dáng thô kệch, phảng phất giống mẹ mà không giống Chúa.Khi Trịnh Tông lớn, nghịch ngợm, thích những trò võ biền hơn là văn chương, binh thư yếu lược. Dáng hình thì không có phong độ đế vương. Nói năng thì thô vụng. Chúa tuy có nơi nối dõi mà vẫn hờ hững, cho đến khi có thêm một con gái là Ngọc Lan, thì Chúa lại quấn quít, thương yêu Ngọc Lan hơn cả con trai... Trịnh Tông vẫn được Tĩnh Đô Vương cử các quan dạy học, để chờ đến đúng tuổi mười tám ra mở phủ Thế Tử. Song Chúa, từ khi có Tông, vẫn cứ thường khao khát có một đứa con trai nữa, may ra, nó ứng với lời đồn đại về mồ mả phong thuỷ của nhà Chúa ở đất Thanh Hoá chăng. Hơn mười năm đã trôi qua, trong nội cung của Chúa có ba bà phi, sắc nước hương trời, lại hàng trăm tiếp dư, tư dung, cung tần, thị nữ, mà vẫn chưa người nào có phúc sinh thêm cho Chúa một đứa con trai nữa... Những hi vọng của Chúa dường như lụi tắt, thì Chúa lại gặp được Tuyên Phi Đặng Thị Huệ. Chúa gửi gắm ở Tuyên Phi nguyện cầu khao khát thuở xưa. Nàng đẹp nhất trong số những người đàn bà ngày đêm mong được hầu hạ Chúa. Nàng cũng trẻ trong số những người đẹp trẻ nhất ở trong cung.Chúa vốn có những ý nghĩ tinh nghịch, phàm bọn nội thần bị thiếu đi thứ của quý, cũng háo gái lắm. Cứ thấy cô nào xinh tươi là chúng tỏ lời bả lả. Vắng Chúa nhà gà vọc đuôi tôm là thế. Nhưng cái bọn nửa đời, nửa đoạn ấy thì làm gì được... Chúa thấy lũ hoạn quan trầm trồ về sắc đẹp của Đặng Thị Huệ, Chúa càng thích...Sau những đêm ân ái của Chúa, Huệ đã tắt kinh. Cái tháng vắng thứ nợ đời tanh tưởi ấy, Huệ nửa tin nửa ngờ. Theo lệ trong Phủ Chúa, đều phải báo cho các viên nội thần để ghi lại ngày Chúa yêu, ngày vinh phước thụ thai và ngày sinh nở... Đã nhiều bà phi, cô hầu của Chúa báo có tin mừng rồi lại hoá không... Huệ đang được Chúa yêu, nhất nhất sao không muốn chiều lòng Chúa. Nhưng cô cảm thấy trong cơ thể mình có điều gì khác lạ. Cô không hào hứng đến cuồng nhiệt như những đêm đầu vào phủ Chúa nữa. Cô thấy mình mệt mỏi, thậm chí thấy thèm những vị lạ, vị khác những thức ăn thường ngày. Hay là mình đã có thai với Chúa! Trời ơi, nếu thế thì hạnh phúc nào bằng. Ước chi trời phật ban cho ta một đứa con trai đẹp và tài ba như Chúa. Chúa sẽ yêu nó. Và biết đâu đấy, Chúa sẽ nhường quyền cho nó...Huệ vội xin Chúa cho về quê nhà để dâng lễ lên đền Gióng, lên Chúa và cảm tạ gia tiên. Những chùa miếu trong hoàng cung, Huệ đều đích thân đi cầu nguyện. Khi Chúa lên phủ đường làm việc, Huệ sai nội thần đến cầu những chùa lớn trong thành Thăng Long để may những sở nguyện sở cầu được toại nguyện...Huệ tràn đầy hi vọng. Nàng thăm thú các nơi trong nội cung. Nàng đến thăm chính phi, thứ phi, nàng xem mặt đủ các cung tần trước đây đôi đêm được Chúa gọi vào hầu. Mỗi lần thăm thú về, nàng lại tự soi gương. Nàng tự tin ở mình, và thấy rằng hiện nay, nàng là người đẹp nhất trong phủ Chúa. Nàng chắp tay hướng lên trời thầm khấn Chúa đừng gặp ai đẹp hơn mình nữa, đừng có ai đến lấn mất những hạnh phúc trong tay mình, như mình từng cướp phần của bà phi trước như bà phi trước nữa đã cướp phần của bà thứ phi, như bà thứ phi lại cướp phần của bà chính phi...Cho đến bữa Huệ thấy mình nôn oẹ, người mệt mỏi đờ đẫn, lưng đau như dần, ngực như càng thêm, giãn nở... nàng mới báo cho Khê Trung Hầu biết là mình đã có thai.Tin ấy bay đến Chúa ngay đêm đó. Chúa mừng lắm, khi gần gũi Huệ, Chúa đã có những cử chỉ trân trọng khác thường ngày... Hôm sau, Chúa coi chầu xong việc là trở về, không ghé chơi nhà quan tư giảng Nguyễn Khản nữa... Chúa đi ngay đến cung Tuyên Phi Đặng Thị Huệ, áo tía mũ mãng cân đai vẫn còn nguyên. Trông Chúa rạng rỡ hơn cả mọi ngày.Bữa ấy, Huệ chợt để ý đến viện ngọc dạ quang rất đẹp. Huệ liền chộp lấy rồi tháo ra xem. Chúa Trịnh Sâm rất quý viên ngọc này. Chúa hồi hộp chỉ sợ Huệ làm xây xát mờ mặt ngọc. Chúa liền nói:- Nhẹ tay chứ, Tuyên Phi!Trong người đang không được bình thường, Huệ thấy Chúa nặng lời, liền cau mặt nói:- Thứ ngọc này thiếu gì ở vùng trong cơ chứ! Có làm sao thì tìm giả Chúa hạt khác là cùng chứ gì!Liền quẳng hạt ngọc xuống đất, rồi ngùng ngoằng bỏ đi, không ở trong cung Tuyên Phi nữa... Chúa cho gọi cũng không lên hầu. Nhưng Huệ lại phái con đòi theo dõi xem Chúa khổ sở về mình không, ở bên điện Chúa như thế nào. Con đòi về tường thuật tỉ mỉ, Huệ đỏng đảnh nói:- Cho chết, ai bảo Chúa cậy của. Bao nhiêu thứ chẳng tiếc huống hồ viên ngọc.Cuối cùng Chúa chịu thua, dỗ dành mãi Huệ mới chịu trở về... Từ ngày bụng của Huệ cứ nổi dần lên, thì Chúa lại càng không lúc nào rời bên cạnh. Chúa luôn ôm ấp Huệ, say mê đắm đuối. Tuy nhiên, công việc triều chính Chúa vẫn lo toan... Một bữa, Huệ có vẻ mệt mỏi, dáng bước nặng nề, được Chúa ân sủng, Huệ lắm lúc lại nũng nịu quá mức. Chúa chẳng hề bực lại lấy thế làm thích. Nhiều thị tỳ, a hoàn khó chịu ra mặt, nhưng thấy Chúa quý Huệ, thương yêu Huệ hơn bất cứ người nào trong cung, cũng đành im miệng. Chúng đem kể lại cho các bà phi nghe. Bà Ngọc Khoan thì mím miệng, khóc. Bà Trần Thị Lộc thì mặt lạnh như tiền cười khẩy một tiếng, còn bà chính phi Dương Ngọc Hoan bồn chồn, ngồi đứng không yên.Một bữa, dù thân hình Huệ đã nặng nề, Chúa vẫn bắt Huệ vào giường, ôm ấp.Chúa ôm lấy Huệ, tay đặt lên bụng Huệ mà nói:- Chân Chúa hiện đang ở trong bụng em chăng?Huệ rất khéo miệng, lấy bàn tay mịn màng xoa mặt Chúa mà nói:- Đấy là chân Chúa con, còn đây là chân Chúa bố!Chúa thích lắm, ghì ôm lấy Huệ, lại vạch ngực vạch bụng Huệ ra mà ngắm, rồi nói:- Ta muốn nhìn thấy mặt con ta quá!Huệ trách yêu:- Chúa chỉ gở mồm. Muốn con khoẻ mạnh phải đủ ngày đủ tháng chứ!Chúa cười khì khì:- Phải phải, ta lỡ mồm, ta quên mất. Nàng nói gì cũng đúng.Đặng Thị Huệ được Chúa yêu, coi tam cung lục viện chẳng ra gì. Nhất là thời kỳ sắp sinh nở, cáu gắt quát mắng bất kể ai. Khê Trung Hầu được Chúa rất nể trọng, vậy mà có lúc cũng bị Huệ gắt mắng. Hầu cười hì hì:- Lâu lắm tôi mới được người gắt mắng đấy, Tuyên phi ạ...Rồi lặng lẽ bỏ đi...Khi biết tin Đặng Thị Huệ có thai, người tức bực ấm ức nhất là mẹ con chính phi Dương Ngọc Hoan và thế tử Trịnh Tông. Theo lệ nhà Chúa đáng lý năm mười hai tuổi đã được ở riêng lập phủ Đông cung, lo việc tập sự, học hành thấu đáo để nối ngôi Chúa sau này. Dù Chúa có cử các quan lại đại thần đến làm thầy, nhưng khi đến kỳ hạn, quan a bảo mới, thay cho quan tả tư giảng cũ và Nguyễn Khản, vì quán xuyến lắm công việc, là Hân quận Công Nguyễn Dĩnh đến tâu xin cho Tông ra ở phủ đệ riêng, Chúa hỏi Nguyễn Dĩnh rằng:- Con ta học hành ra sao?Dĩnh bị hỏi bất ngờ lúng túng không biết trả lời ra sao thì Chúa truyền:- Thằng Tông không nối được chí ta. Nó thích những thứ mà một vị tướng cũng làm được. Trong vườn trong nhà nó chỉ thấy cung và kiếm, xem đến sách vở thì quyển học không học chỉ xem những sách tầm phào mà một vị quan làng nhàng cần biết để thông thạo việc hàng ngày. Ngôi Đông Cung cần có người tài trí, lập kẻ tầm thường sợ lòng dân và sĩ tử Bắc Hà dễ suy đoán nọ kia. Ông hãy đem con ta về nhà, dạy bảo thêm. Nó còn bé, lúc nào đáng ngôi Đông Cung thì đặt vào, như thế có hơn không!Dĩnh không dám nói gì thêm cả. Cho đến tuổi mười lăm, Tịnh Tông vóc dáng đã cao lớn, đĩnh đạc, cưỡi ngựa đã đường bệ lắm, nhưng Chúa vẫn không hề muốn cho lập phủ đệ riêng... Tông trong bụng cũng lo. Bà chính phi thường đến với con luôn, cũng nhiều lần ban tặng quà cáp nói bóng gió xa gần nhờ cậy Hân quận Công vận động các đại thần giục Chúa nghĩ đến ngôi Đông Cung. Nhưng Dĩnh vốn rụt rè, lưỡng lự, nên lại bỏ trôi...Tin Tuyên Phi có thai khiến Trịnh Tông lo lắng lắm, nhưng uy quyền của cha quá lớn, Tông còn nhỏ, hễ bàn tán to nhỏ, thì lại được Hân quận Công nhắc khéo bảo Tông phải biết chờ đợi...Tông vốn nông nổi, cũng thôi. Một vài viên đại thần, muôn học Lã Bất Vi đời nhà Tần buôn vua, bán Chúa, tìm cách gần gũi Tông để chờ cơ hội sau này thành cận thần, mưu cầu phú quý. Họ lui tới, lúc đông người thì nói những chuyện quang minh chính đại, song lúc vắng người lại xúc xiểm, gièm pha, bầy mưu đặt kế, thúc đẩy, làm cho Tông lại háo hức quyết giằng cho được ngôi Chúa về tay mình, lòng chất đầy sự oán hận và hằn học chính người đã đẻ ra mình đã thiếu lòng yêu thương, che chở...Đặng Thị Huệ sinh con trai.Tin này chấn động hoàng cung. Các lão thần ngơ ngác nhìn nhau dò hỏi. Chúa yêu Huệ, ghét con cả Trịnh Tông. Có con trai thứ, tất nhiên, Chúa sẽ quý đứa con của tình yêu hơn là đứa con của sự giao hoan lầm lẫn.Phò Tông hay phò Huệ?Phò Tông ư? Đó là hợp với luận thuyết của đạo Nho. Muốn cho trật tự không đảo lộn, trưởng phải là trưởng, thứ chỉ được ở ngôi thứ, thứ không lấn trưởng được.Nhưng, lẽ đời, vua là tất cả. Vua muốn trưởng phải lùi làm thứ, muốn thứ thành trưởng điều đó có gì là lạ... Song, thời bình, thời thịnh, quần thần như một khối vàng ròng, triều nghi, định đoạt tồn vong là ở họ. Quốc Vương có kém thông minh một tý, mà có một giàn văn thần, võ tướng tài ba thì đều vượt khỏi những nguy biến để giữ yên rường mối. Cho nên Tô Hiến Thành phò ấu Chúa, việc Đinh Bộ Lĩnh bỏ Đinh Liễn lập Ngọc triều, Lê Lợi bỏ trưởng lập thứ đều gây ra những rắc rối lớn cho quốc gia đại sự. Song gần đây, thì Thái hậu phế Trịnh Giang lập Trịnh Doanh, để đòi Chúa Trịnh Sâm lại rạng rỡ một lần trong sử sách, thì, việc chọn Chúa giỏi cũng đâu có phải chuyện đùa.Các bậc quốc lão, quốc công thêm một lần bạc tóc... Riêng Tuyên Phi Đặng Thị Huệ thì mừng vui khôn xiết. Nàng chắc rằng, với lòng yêu tột độ của Chúa với Nàng, con Nàng sẽ chiếm được ngôi Chúa, mà thực sự là ngai vàng của thiên hạ.