hỉnh thoảng nơi trú ngụ, Nguyễn Hữu Cảnh thấp thoáng thấy quân Trịnh ở xa xa ngoài thành. Ở trong, Cảnh thấy súng đại bác cũng được đậy kỹ bằng mấy tấm phên bằng tranh, nên biết là đang nghỉ ngơi. Nguyễn Hữu Cảnh luồn qua mấy tên lính đang chơi cờ, hướng ra ngoài nhà họ Đoàn. Phía bụi tre, có một cục đá núi to to nằm chõng trơ một mình. Thị Thừa ngồi quấn lá dừa thành một cây kèn. Cảnh lẻn êm ái ra sau lưng, đứng lên đó chỉ tay như tướng Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên Mông:- Ta sẽ mở rộng biên cương về Nam, rồi thống nhất sơn hà cho muội coi... Đứng ở dưới nhìn lên, Thị Thừa vỗ tay khen ngợi. Đưa cho Cảnh cây kèn lá dừa, để Cảnh thổi "tè tè". Tự dưng, phía ngoài đồng trống có mấy tên lính rượt nhau. Nhìn kỹ lại quân ta đang chạy, còn quân Trịnh đuổi theo đâm từ phía sau, Cảnh nhảy xuống kéo Thị Thừa núp ngay vào góc đá...Cả hai chẳng dám nhìn ra, chỉ nghe tiếng hò reo của vài tên lính Trịnh. Tuy hai bên đánh nhau, nhưng dọc đường ranh thỉnh thoảng có vài tên trao đổi buôn bán qua lại. Mấy tên đang đâm nhau ngoài bãi trống, chẳng qua gây gỗ vì đồng tiền dùng không giống nhau nên chúng gây sự. Nguyễn Hữu Cảnh và Thị Thừa chạy lấp xấp vào nhà và cười, cả hai thở hổn hển:- Mệt quá! Mấy chú ấy đâm nhau hoài...Giống mẹ bán rượu, hỏng chịu trả tiền... - Muội ơi! Hay muội nói với thầy của muội, theo nhà ta vào Đàng Trong sinh sống. Theo ta nghĩ, đất Nghệ An này sẽ còn đánh nhau mãi. Nguyễn Hữu Cảnh mới mười tuổi nhưng linh cảm biết được quân Nguyễn sớm muộn cũng bỏ chiến trường Nghệ An lại. Đào Thừa bảy tuổi, nhưng lồ lộ nét đẹp quyến rũ rồi. Nguyễn Hữu Cảnh hay chơi với con gái, nên hay ở bên Thừa thổ lộ:- Thầy mẹ ở quê cha đất tổ thôi à...không đi. Nếu đánh hoài, lớn lên muội trốn vào Nam kiếm ca ca. Lời trẻ thơ hứa hẹn, thế mà Nguyễn Hữu Cảnh nghe yên tâm. Cảnh hỏi lại:- Chắc không? Làm sao muội trốn được...- Muội trốn lên rừng, lên thượng nguồn. Muội vượt sông Gianh là gặp thôi...- Ờ! Há...muội khôn quá... Thị Thừa hứa đơn giản có vậy, thế mà Cảnh cũng tin. Nguyễn Hữu Cảnh lúc này bắt đầu có suy nghĩ, nhìn Thị Thừa chúm chím cười thấy thương ơi là thương. Lén nhìn xung quanh không thấy ai, hôn Thị Thừa một cái. Thị Thừa vén tóc qua một bên, tưởng như là cô bé lớn trước tuổi. Tự dưng hỏi ngờ nghệch:- Hôn muội chi vậy ca ca...- Ờ! Thì...Ca ca thích muội. Thích lắm... Thị Thừa nghe được thích như là khen, líu tíu cái miệng:- Ca ca ơi! Ca ca trong thành làm gì...Ca ca ra ngoài chơi với muội, hoài nha...- Ca ở trong thành học hành, khi rảnh ta mới ra ngoài được. Nếu như muội học chữ, ca ca dạy cho...- Con gái không học mô, ca ca dạy muội người ta cười cho...- Mẹ của ca ca biết nhiều chữ, muội học để đọc sách hiểu nhiều. Sau này có con muội dạy con muội...- Vậy thì ca ca dạy muội đi! Muội học để dạy con của ca ca với muội... Nguyễn Hữu Cảnh mắc cỡ, Thị Thừa vô tư còn bảo là lớn lên sẽ sinh con cho Cảnh bồng, rồi còn dạy võ nghệ. Cả hai lấy lá tre chụm lại làm bút, rồi vẽ ra đất chữ "nhân", chữ "tâm". Bàn tay Thị Thừa rất dễ thương, khi Cảnh cầm để dạy cho Thị Thừa viết theo mình ngắm nghía bàn tay như cố để vào tâm vào trí mình. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng phân tích tình chiến sự xem chừng Cảnh đã hiêu hiểu phần nào. Chắc có lẽ không lâu, quân Nguyễn không giữ được Nghệ An được nữa. Cảnh chực rơi nước mắt, biết ngày chia tay không xa, không biết chừng nào mới gặp lại. Cảnh cầm tay Thị Thừa, rồi mang trong túi ra một chiếc vòng tặng cho. Mẹ Thị Thừa cũng thấy, bà tìm cô bé để bưng bê cho mấy tên lính. Bà bán thịt chó, mấy tên lính say sưa càng lúc càng nhiều. Bọn họ chinh chiến lâu ngày rất nhớ về nhà. Lúc này lương thực đôi khi thiếu thốn, gây xôn xao trong ba quân và có vài người trốn về gây phiền muộn cho Nguyễn Hữu Dật. Tháng 8 năm 1660, quân Trịnh lại đánh Nghi Xuân bị quân Nguyễn đánh bại trận. Hai bên có thắng có thua, giằng co với nhau ở Nghệ An. Chúa Trịnh biết Hữu Lễ thông đồng với quân Nguyễn bèn dụ và giết chết. Ngoài biên cương, Trịnh Căn cũng cầm quân rất nghiêm, xử tử tướng Hoàng Nghĩa Chấn vì đố kỵ không tiếp ứng cho Đào Quang Nhiêu, sau đó lại giết Nguyễn Đức Dương vì lén bán lương thực cho quân Nguyễn. Tháng 11 năm 1960 chúa Trịnh tăng viện quân cho Trịnh Căn. Trịnh Căn bắt đầu tiến đánh quân Nguyễn hòng chiếm lại đất cũ đã mất. Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt đánh chiếm lại huyện Nghi Xuân. Hoàng Nghĩa Giao và Nguyễn Năng Thiệu cũng chiếm lại huyện Thiên Lộc. Nguyễn Hữu Tiến thua trận rút lui nhưng cố tình không báo cho cánh quân của Nguyễn Hữu Dật biết. Nguyễn Hữu Dật bó buộc dùng kế nghi binh rồi tìm cách kéo sang hợp quân với Nguyễn Hữu Tiến. Biết được, Phạm Tất Toàn có ý về Bắc. Hai tên lính trông coi anh em Nguyễn Hữu lúc còn nhỏ, sang đầu quân cho Nguyễn Hữu Tiến. Biết hai chủ soái thường hay đố kỵ nhau nên thường hay nói xấu nhưng giờ trở lại với chiêu bài hèn hạ. Tướng quân Nguyễn Hữu Dật cho bắt chém để làm gương, nhưng lúc vừa định hạ đao thì lại ra lệnh dừng tay:- Hai ngươi quay lại thì giết cũng chẳng để làm gì, cứ xem như hai ngươi đã chết trên chiến trường. Hai tên lính đào tẩu xét ra phải chết, nhưng vì chúng đã quay lại thì nên tha thứ. Chưởng cơ Nguyễn Hữu Dật nhìn thấy thái độ thành thật của hai kẻ đào tẩu, biết chúng ăn năn nghĩa là mưu mô của mình thành công một nửa. Mưu kế của ngài thành bại là nhờ cách đối xử với quân lính chí tình:- Hai ngươi lại đây.- Dạ thưa! Tướng công không sợ hai con làm phản...- Hai người không đủ sức hại ta đâu, cứ lại đây. Nguyễn Hữu Dật cho người lính hầu lui ra, rồi kéo hai tên lính đào tẩu để xì xào mưu kế. Một lúc thì hai tên kia đã hiểu, rồi cúi lạy mà chào chủ soái của mình.- Đa tạ tướng công.- Đứng lên đi! Có điều các ngươi phải lập công chuộc tội.- Dạ tâu!- Các ngươi có đồng ý ta không?- Dạ thưa tướng công! Hai con coi như đã lìa đời, may nhờ tướng công tha mạng. Hai con còn biết sợ gì nữa, mong tướng công bày cho hai con cách lập công chuộc tội. - Ta trông chờ ở các ngươi, mau mà thi hành mệnh lệnh. Mưu kế của Nguyễn Hữu Dật là muốn hai tên lính sang doanh trại quân Nguyễn Hữu Tiến, điều tra Phạm Tất Toàn vì ý muốn đầu hàng quân Trịnh. Các tướng Nguyễn nảy sinh mâu thuẫn, Nguyễn Hữu Tiến và thuộc tướng ghét Nguyễn Hữu Dật vì được chúa Nguyễn tin yêu hơn. Trịnh Căn nhân cơ hội đó sai người mang vàng đến dụ, Nguyễn Hữu Dật biết đây là kế ly gián cho nên không để mình bị mắc mưu. Phạm Tất Toàn là người thay mặt quân Trịnh chiêu dụ, Nguyễn Hữu Dật muốn chém chết hắn trừ hậu hoạn sau này. Mấy ngày sau, chúa Nguyễn Phúc Tần mang quân tiếp ứng, đóng ở Quảng Bình. Nguyễn Hữu Dật liền tâu trình:- Kính báo, Phạm Tất Toàn có ý về với quân Trịnh. Hắn ra đã mang vàng của Trịnh Căn, còn muốn thần phản Chúa Công. Chúa Nguyễn Phúc Tần ban cho Nguyễn Hữu Dật thanh bảo kiếm và sai quay lại đánh tiếp:- Ta ban cho ngươi thanh bảo kiếm, thay mặt ta mà diệt trừ hắn. Nguyễn Hữu Dật đón nhận thanh bảo kiếm, cúi đầu tạ ơn chúa Nguyễn Phúc Tần. Tướng quân cho quân quay lại hợp quân với Nguyễn Hữu Tiến, tiểu trừ gian phản tắc Phạm Tất Toàn, rồi cùng giao tranh ác liệt nhưng cuối cùng bị thiệt hại lớn. Nguyễn Hữu Tiến nghe tin chúa Nguyễn Phúc Tần ban tặng thanh bảo kiếm cho Nguyễn Hữu Dật, liền lấy đó càng tức giận. Nguyễn Hữu Tiến bèn rút lui, chỉ có Nguyễn Hữu Dật xông pha trận mạt và bị thua tan tác. … Việc ganh ghét của Nguyễn Hữu Tiến còn ảnh hưởng lớn đến chiến trường sau này, việc mất lại Nghệ An được lịch sử ghi nhận là do hai tướng bất hoà. Sự mâu thuẫn chẳng qua là vì Chúa Nguyễn tin yêu Nguyễn Hữu Dật hơn Nguyễn Hữu Tiến. Quân Trịnh tranh thủ mối bất hoà đó mà tiến công. Nhân lúc quân mới hàng ở Nghệ An bỏ trốn nhiều, tướng sĩ Nguyễn đều ngã lòng, quân Trịnh đánh đuổi gắt về đến Hoành Sơn, Trịnh Căn thúc quân đuổi tới đẩy lùi quân Đàng Trong về lại phía nam sông Gianh. Một năm sau, tháng 10 năm 1661 Trịnh Tạc mang cả vua Lê Thần Tông và cử Trịnh Căn, Hoàng Thế Thao, Đào Quang Nhiêu, Lê Thì Hiến đánh vượt sang sông Gianh. Nguyễn Hữu Dật ra sức trấn thủ Nam Bố Chính, đẩy lùi hết đợt tấn công này đến đợt tấn khác của quân Trịnh. Đánh liên tục mấy tháng mà không hạ được thành Nam Bố Chính,quân Trịnh bắt đầu tỏ rõ sự mệt mỏi, nhất là quân nhu lương thực đã cạn kiệt Tháng 3 năm 1662, quân Trịnh buộc lòng phải rút về Bắc. Nguyễn Hữu Dật thấy vậy liền đuổi theo, nhưng đến sông Gianh thì dừng lại.