Năm Tân Mão (1831) Cao Bá Quát đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Năm sau (1832) ông vào kinh đô Huế thi Hội.Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ... Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:- Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:- Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?- Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ - Ông Quát đáp - muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:- Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?- Chính thế - Ông Quát đáp một cách tự tin - tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?- Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?Ông Quát cười ha hả mà nói:- Phải rồi đấy!Người kia cũng cười mà nói:- Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:- À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?- Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!- Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!- Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.Ông Quát buồn bực:- Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!- Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ônh Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.