Thằng Bò ngồi trong một góc tối. Trước mặt hắn, giòng sông Sài gòn đen như mực. Xa tít bên kia sông là Thủ thiêm, có một vài ánh đèn chớp sáng như mấy con mắt qủy. Còn mấy cái ghe đậu sát hai bên bờ, thì chiếu một ánh đèn mù mù, thua cả ánh sáng con đom đóm.Mắt không trông thấy mà tay nó biết hết. Đâu là tờ đô la một đồng, đâu là giấy bạc tiêu hằng ngày, tiền lẻ, tiền cắc, nó tính nhẩm và lựa đâu ra đó. Vo cho kỹ, gói trong tờ giấy bạc gỡ ra từ bao thuốc lá, bọc thêm một túi ni lông, chằng hai ba sợi dây thun nữa vẫn chưa yên lòng. Nó nắn nắn gói nhỏ, đưa lên mũi hít lấy hít để. Người ta chê tiền bạc qua tay người này người kia dơ dáy, một ổ vi trùng. Nó thấy thơm quá. Cái thú vị nhất của nó là thu người trong một nơi thật khuất, trốn trong bóng đêm và ngửi mùi giấy bạc. Những lúc đó nó cảm thấy hạnh phúc tràn trề. Trước đây, phút hạnh phúc đó thường bị cướp giật rất nhanh, bởi những đứa trẻ bụi đời khác hay bọn thằng Lai. Nó đã biết khôn ra nhiều qua kinh nghiệm những trận đòn, những lần bị lột sạch.Cũng có những giây phút hạnh phúc khác nữa, như mấy năm đầu giải phóng, Sài gòn chưa đông đúc ăn mày, bụi đời dữ dằn như bây giờ, nó được ngủ yên trong một góc công viên. Một lần, thức dậy nửa đêm, nó nghe giọng một bà mẹ dỗ dành con. Đứa bé gái đói, khóc, đòi cơm. Mgười mẹ dỗ: “Ráng ngủ đi, mai má mua cho con một dĩa cơm sườn nhiều thật nhiều, miếng sườn to thiệt to.” Hắn nghe rõ tiếng con bé nuốt nước bọt kêu ực ực. Khóc lớn hơn: “Láo, má nói láo. Không tin, không tin đâu.” Chữ không tin con bé kéo dài, nhắc đi nhắc lại khổ sở, chắc con bé còn muốn tin nữa. Người mẹ dỗ hoài không được cũng khóc luôn. Thằng Bò cũng khóc rấm rứt một mình vì tủi thân. Nhiều đêm, giữa khuya đói quá không ngủ được, đâu có ai dỗ nó, cũng không ai hứa với nó được no ngày tới. Dỗ nữa, người mẹ kể chuyện đời xưa. Nó lén nghe, chuyện dài lắm, nhưng nó không nhớ hết, chỉ có một hình ảnh mà tới giờ nó vẫn ấp ủ trong lòng, là có một bà tiên rất thương những người nghèo đói, tên là Hiền Lành, còn một bà khác chỉ gieo cho trẻ con chuyện hung dữ tên là Ác Nữ. Bà tiên Hiền Lành rất gần gủi với trẻ con, nhất là những đứa trẻ bất hạnh mà ngoan ngoãn. Cầu xin đi, bà sẽ tới và giúp đỡ, nhưng bà ở hơi xa, cầu lâu lắm, còn bà Ác Nữ thì ở rất gần, nên thường dễ xuống trần quấy quả. Giọng con bé:” Bà Hiền Lành đẹp như thế nào, hả?. “Ôi, bà đẹp lắm. Đẹp như cái hình Hằng Nga người ta vẽ ngoài cái hộp bánh Trung thu.” Bánh Trung thu như thế nào thằng Bò chưa biết, cái vỏ hộp bánh thì thằng Bò đã nhiều lần nhìn thấy người ta ăn xong, dụt bỏ ở các đống rác. Từ đó, hình ảnh bà tiên Hiền Lành y hệt Hằng Nga như tạc vào đầu nó. Nó cầu hoài mà chưa thấy một lần bà Tiên tới với nó. Tại sao vậy? Chắc vì nó không ngoan, nó chửi thề, nó cắn người ta? Biết sao đựợc, ông Trời không thương nó, bắt nó làm người mà bò bốn chân như con chó.Tự nhiên nhớ tới câu chuyện bà Tiên, lòng nó êm ả quá. Bà Tiên kiếp trước là mẹ nó đó. Kệ chớ, ai cấm nó tưởng tượng. Con không cắn nữa, mẹ có cứu con không? Không cắn? Không được đâu. Bà Tiên Hiền Lành mà gặp thằng “Bắc Kỳ mới” đó cũng phải cắn cho nó một cái thôi.Thằng Bò cẩn thận nhét gói tiền vào bên trong cái quần đùi có khâu một túi nhỏ, con Quê đã làm giúp nó. Con bé còn một tay mà khéo léo ghê. Mới đây thôi, nó lân la với thằng Bò, giúp đỡ thằng Bò nhiều lắm. Nay đã bộ điệu làm gái hẳn hoi rồi. Sống lây lất nhục nhằn như lũ bụi đời, nếu nó là con gái mà không tàn tật, chắc cũng phải làm gái để thoát bớt ảnh khổ mà thôi. Vậy mà sao nó không thông cảm cho con Quê được...Với những đứa khác, mặc kệ đi, đối với con Quê...Lòng mới êm ả đó, đã đục ngầu. Nó bò ra ngoài, tới sát bờ sông. Nhìn ra mặt sông đen ngòm, nó muốn khạc nhổ ra hết sự bực bội trong người nó. Mặt nước sông còn xa, nó với không tới. Khó nhọc, đưa cái đầu nghiêng nghiêng liếc lên bầu trời, nó thấy có một ánh trăng lưỡi liềm. Vậy là nó sủa ăng ẳng và tru lên như một con chó điên.Nó thấy một chân ghế đá lờ mờ, một đôi chân giày. Nó nhào tới sủa. Có tiếng con gái kêu lên: “Anh ơi, con gì ghê...ghê quá.A.” Một cái chân giày vung lên, nó tránh được. Nó nhào tới, sủa, nhe răng, tiến tới, tháo lui, và khoái trá cái trò chó gườm mồi. Răng nó lại ê lên, muốn đớp một miếng vào thịt...Nhưng rồi nó biết thân, dang xa dần, ra phía bãi cỏ, nó nằm bẹp xuống, thở như thở bằng mang cá bị mắc cạn trên cỏ ướt.Một lúc khỏe lại, nó bò đi. Băng qua một mặt đường rộng, phải nhanh nhẹn để tránh giòng xe cộ ngược xuôi, leo lên được lề đường, nó ngừng lại để thở một lúc rồi mới tiếp tục. Cả hai mặt lề đường này quá quen thuộc với nó quá, đến nổi chỉ cần nhìn một dấu hiệu nhỏ dưới lề, một miếng gạch bị bóc, hay một lằn nứt, một vết dầu bẩn bám lâu năm, nó cũng đoán được đang bò qua cửa nhà nào. Sắp tới nhà cô Tuyết Chà rồi đây? Ngộ thiệt, cổ trắng bóc như tây lai,mà còn tên là Tuyết nữa, sao ai cũng gọi là Tuyết Chà. Nhớ rồi. Hổm chửi nhau với thằng Lai phá, thằng này kêu chửi đủ tông chi họ hàng, thuộc làu làu, cái giọng thằng Lai Phá nghe ớn da gà thiệt: ”...Ê, con Lai này lai Mỹ đàng hoàng nghe, chớ không như bà, ma rốc, chà và, cột nhà cháy... Chửi nữa há. Chửi thi với tui nè...” Nó phun ra một bài vần điệu như ông già khùng mặc áo vá đủ màu mè, không biết đâu tới, sáng tối trấn giữ đầu góc hành lang khu Eden, bên cạnh chị bán chè đậu đen gánh, người xếp hàng chờ ăn. Không biết bài vở ở đâu mà ông già ca hoài không hết. Thằng Lai phá chuyên môn nhổ nước bọt:” Con đĩ dốc chó. Thằng chà và dơ như cức chó mà mày cũng lấy được. Mày lấy nó để lấy gia tài. Con đĩ giết chồng.” Chuyện gì thằng Lai phá cũng biết, nó như ông thần canh trong bếp suốt các căn phố dọc con đường này. “Con Tuyết Chà này há? Chắc cho thằng chồng uống thuốc chuột chết nghẻo cù đơ, vòng vàng tiền bạc đếm không hết nghen tụi bây. Con này giàu lắm, bị cái tật nuôi trai...” Thằng Lai kể vanh vách.Nó leo lên thềm. Kỳ thiệt, cứ bò tới trước căn nhà này là buồn ngủ. Vậy thì leo lên bực thềm ngủ một giấc chết ai nào. Không biết mấy giờ mà đường vắng hoe. Mấy “cái bông cứt chó nở về đêm” tiếng của thằng Lai, cũng hết lăng quăng giựt khách. Nó sẽ đánh một giấc rất ngon, nếu không bị dựng dậy bởi tiếng đàn bà léo nhéo. Thằng Bò giật mình, dụi mắt. Cô Tuyết. Sao dằng co với một người đàn ông nào vậy? Lần đầu nó gặp đó nghe. Thằng cha nào đây? So với cô Tuyết, thằng cha nhỏ nhít à. Tay cầm gì vậy? À cái đàn. Nó biết rồi, thằng cha này đàn ở nhà hàng trên khách sạn dưới kia. Đặt cái đàn trên vai, cầm cái gì giống cái cưa mà không phải cái cưa, kéo qua kéo lại là có tiềng kêu. Ngộ thật, nghe sao buồn quá là buồn, có lần nó chảy nước mắt mà có phải vì nhớ ai đâu. Trên đời này, nó không có ai để nhớ. Lại giọng Bắc Kỳ mới nữa, mà cô Tuyết thì giọng Nam rệu:“Muốn đến là đến, muốn đi là đi sao? Vô nhà tui biểu.”“Hôm nay anh không thể ở lại, anh phải về. Hẹn em tuần sau, nhé.”“Không tuần sau gì hết. Ngay giờ. Nói giờ là giờ. Quanh co.”“Hiểu anh một chút.”“Hiểu cái gì? Sợ con hà bá ở nhà quá mà. Cái mặt đàn ông mà cứ rúc trong quần đàn bà. Không đi đâu hết.”Đã có người dừng lại coi. Nhóm thằng Lai Phá cũng xuất hiện. Thấy thằng Bò đang nằm rẹp trên thềm, nghinh mặt nghe ngóng, thằng Lai lại nhổ nước bọt.“ĐM, lúc nào cũng gặp con chó hôi này. Ông ớn lắm rồi nghe.”Nhưng chúng nó cũng bận coi cô Tuyết dằng co với anh thanh niên trẻ. Cô Tuyết cũng ngót bốn mươi, anh chàng hai lăm hai sáu là cùng. Tội nghiệp chiếc áo sơ mi trắng tinh của anh bị cô Tuyết lôi kéo nát nhầu. Móng tay cô còn cào sướt mặt nữa. Một con “bà chòi” trong nhóm thằng Lai la lên:“Này bà ơi, sao bỏ thằng Tây già bắt anh tui vậy?”Rồi nó với thằng Lai, kể lai lịch:“Cái anh này kéo đàn ở Hữu Nghị chớ đâu tụi bay. Bắc vô, cán bộ đó.”“Loại này cán cuốc, tao biết.”“Mày biết đách gì mà biết. “Bồ nhí” của cô Tuyết đó nghe. Bà ơi, úm con người ta vừa vừa, mới đó mà ốm nhom coi tội hông.”“Thả con người ta về với má người ta đi bà ơi. Coi tội hông tụi bay, con dế cơm bằng hột bắp bà xài gì được, thằng Lai cho bà mượn nè.”“ĐM mày.”Thằng Lai rượt theo con nhỏ “bà chòi”. Có vậy thôi mà thằng Bò cười không khép miệng được. “Con nít quỷ” Mấy người lớn rủa rồi bỏ đi. Anh chàng đánh đờn năn nỉ cô Tuyết mở cửa cho anh ta lấy xe Honda về nhà, cô Tuyết không mở. Cuối cùng anh chàng cũng thoát thân leo được lên xích lô đi mất. Cô Tuyết giận điên, thằng Bò tránh không kịp, nó bị một cái đá văng xuống lề đường.Bọn thằng Lai phá đuổi nhau chạy xuống phía dưới xa. Con đường lại vắng ngắt. Thằng Bò bò ngược lên. Nó đụng một số dân “hốt” đang khươi những đống rác để lượm lon và bao ni lông. Cảnh thằng Bò đêm đêm lê lết trên đường đã quá quen thuộc với họ. Bò nữa, nó ngang qua công viên Chi Lăng, tới ranh giới của phường Tám. Bò nữa, nó đã đến bãi cỏ trước nhà thờ. Một vài cặp còn ngồi trên cỏ tâm tình, bất chấp thiên hạ. Nó lết tới, lết tới, dừng lại dưới chân tượng Đức Mẹ.Nhà thờ đóng cửa, tối thui, im vắng. Cả tượng Đức Mẹ cũng nổi lờ nhờ do ánh sáng của một ngọn đèn điện còn sót, như con mắt chột từ xa, soi tới không thấu. Chỉ có khung cảnh tăm tối mới làm nó yên tâm. Nằm bẹp xuống dưới cỏ, sát bục tượng, nó đưa tay đào, chừng đã khá sâu, nó thọc tay tìm những gói nhỏ đã dấu trước. Chắc không thiếu gói nào đâu, nó bỏ gói mới xuống, lấp lại, trãi lớp cỏ lên, rồi nó nhổm người, đái vào chỗ đất mới. Y hệt như một con chó, có điều, nó không cong một chân sau lên.Lúc Bảnh lên lầu, đèn trong phòng bà chủ còn bật sáng. Chắc bà chủ còn đọc sách. Dạo này bà chủ mất ngủ quá, người xanh rớt ra. Đêm còn vô buồng tắm xối nước ào ào. Hai tiểu thư, lúc trước ngủ chung với bà chủ, cả tháng nay, cô tiểu thư nhớn đeo riết chị Mùi, đòi ngủ chung với chị, còn kéo theo con em để nó được nằm giữa, làm Bảnh đêm hôm cũng kẹt quá. Thấy con thích ngủ với chị người làm, bà chủ đồng ý ngay. Đã là lệnh của chủ nhà, còn nói năng gì nữa. Hình như bà chủ không đọc sách mà đang xem phim. Xem phim gì mà vặn âm thanh nhỏ xíu, nếu không có tiếng rè rè của cuộn phim cũ đã chiếu mòn thì Bảnh khó đoán ra.Lòng Bảnh đang ngổn ngang trăm mối lo. Thằng em kế, chưa được sự đồng ý của hắn, tự động xoay tiền, leo lên xe hỏa vào tuốt đây. Không hộ khẩu, không nhà ở, đã liên lạc nhờ anh giúp đỡ. Tạm thời cậu em ở ngoài bến xe Bình Triệu, bốc vác kiếm tiền độ nhật, cùng với một băng mới di dân ngoài Bắc vô, tình cảnh sống cũng bấp bênh nguy hiểm lắm. Tối hôm nay, dù gì cũng phải mò xuống dưới tâm sự với chị Mùi, coi chị có chỗ nào gửi gấm tạm đứa em không. Cái con nhỏ “đại tiểu thư” cà chớn quá, làm kỳ đà cản mũi thật khó thương. Biết làm sao giờ, chị Mùi cũng không có cách nào để xua đuổi con bé. Càng kể chuyện ma quỉ mong dọa được nó thì nó lại đeo cứng hơn. Con bé đang tuổi hay ăn chóng lớn, vô tư, chắc cũng ngủ quay đơ thôi, nhưng bà chủ cứ thức hoài thì còn làm ăn gì được? Mấy đêm hôm trước cũng vậy, chờ riết cho bà chủ đi ngủ thì chính Bảnh lại ngủ quên lúc nào, để hỏng mọi việc.Nằm trăn trở mãi, vừa hồi hộp vừa lo. Hay bà chủ đã để ý hắn có tình ý với chị Mùi nên thức rình nó để bắt quả tang. Mà dù bắt được cũng chẳng sao mà, người ăn người ở, thời nào, nhà nào mà chẳng vậy. Ngưu tìm ngưu mã tầm mã, chuyện đời mà.Trời nóng bức không tả được, trong phòng bà chủ quạt máy chạy vù vù. Bảnh khó chịu quá, bộ py-ra-ma tuy rộng rãi nhưng bằng vải, kín mít, mồ hôi tươm dính dấp khó chịu quá. Tắt đèn, Bảnh tháo bỏ bớt quần áo, chỉ còn quần xà lỏn, áo mai ô, nhưng hắn cẩn thận đặt bộ đồ bên cạnh để kịp thời xỏ vào, nếu bà chủ gọi. Bà chủ rất ghét kẻ ăn người ở ăn mặc không đàng hoàng. Hồi xưa, tụi Ngụy độc ác, bắt người ăn kẻ ở làm việc, hầu hạ như trâu. Bà không thế, chỉ phải làm hết việc là được, mà lúc nào cũng phải ăn mặc đàng hoàng, tươm tất. “Chó béo đẹp mặt chủ nhà”. Bà đã không ngần ngại dạy bảo kẻ ăn người làm vậy.Ông trời đang đêm sôi bụng hay sao mà kêu ì ầm, rồi nổ tanh banh, chớp sáng liên hồi. Chỉ một chốc cơn mưa rào rào đổ xuống xua bớt cơn nực nội. Bảnh thấy dễ chịu, rồi tò mò, hắn bò dần tới khe cửa nhìn vào. Bà chủ quên gài then bên trong, cửa chỉ đóng hờ chừa một khe hở đủ cho Bảnh nhìn thấy những gì đang chớp ở trên khung Tivi. Đá banh chăng? Đâu phải. Trời ạ. Thôi chết con rồi. Bảnh muốn bò trở lại, nhưng tay chân tê liệt hết. Những hình trên màn ảnh nhỏ làm Bảnh muốn nổ con mắt luôn. Phim “con heo”. Thật ra Bảnh cũng đã quá quen thuộc với loại phim này. Băng bê đê Trần Đức Hạnh, mỗi lần bắt cóc Bảnh đều khiêu khích bằng loại phim này đây. Bảnh xem cũng đã mòn, những phải công nhận loại bà chủ đang coi không hề thấy ở các tiệm cho thuê lén. Mỗi hình ảnh, mỗi cử động làm cho Bảnh bủn rủn, và không biết sao, Bảnh té chúi vô cánh cửa, rơi tọt luôn vào bên trong phòng.Chết là cái chắc. Đang đêm bà chủ nổi cơn lôi đình đuổi đi thì cuộc đời từ đây còn thê thảm hơn đám bụi đời bên công viên. Miệng Bảnh méo xẹo với cái mếu.“Bảnh. Mày gan quá rồi. Hả?”“Lạy bà, thấy bà thức khuya, con lo, muốn biết bà có bệnh không thôi. Khi thấy...thấy...con sợ quá nên té. Thiệt tình không phải con tò mò, bà chủ...”“Thiệt vậy hả? Ai tin được mày.”“Dạ thật vậy. Con thề, con có lòng dạ nào, trên có trời, dưới có đất...”Tivi vẫn không tắt, tiếp tục những động tác mới. Bà chủ Ngọc Hoa không nhìn Bảnh nữa mà nhìn vô ti vi. Rôi giọng bà cất lên:“Bảnh. Lại biểu coi.”Bảnh vẫn đứng như trời trồng.“Lại biểu. Không ai ăn thịt mày đâu.”“Dạ”Bảnh kéo được hai bước mà chân run muốn khụy xuống.“Gì mà sợ quá thế. Mày lại đây. Ngồi đây. Biểu ngồi. Coi đi.”“Con coi...?”“Thì thế. Cho mày coi. Mày mà nói với ai là tao cho còng mày, đi cải tạo mút mùa luôn, biết không?”“Dạ biết.”“Tốt. Mày biết là mày khôn. Ngồi xuống đi. Còn đứng.”“Dạ bị...”Bà chủ Ngọc Hoa chỉ Bảnh cười:“Tao biết mày bị...Thôi ngồi xuống đi, mày vướng lắm hả?”Bảnh ngồi xuống. Vẫn chưa tin ở tai mình nên chưa dám nhìn vào màn ảnh ti vi. Hắn bị bà chủ kéo xoay đầu lại:“Nhìn đi ông. Ông còn mắc cỡ gì nữa thế?”Bảnh nở một nụ cười ngờ nghệch. Chưa bao giờ hắn thấy đầu óc hắn tối om om, mà như một khối trống rỗng, khô khốc. Từ ngày vô Nam, đụng đủ các trận chiến tưởng tan xác, lần nào hắn cũng thoát hiểm được nhờ mưu cơ, lanh trí. Với bọn bê-đê, dữ như sư tử cái, hắn trị một cách dễ dàng, mà sao, lần này hắn run như thằn lằn đứt đuôi...Quay lại, bà chủ của hắn chỉ còn có mỗi cái nịt vú vướng víu. Bà cầm tay nó:“Gỡ ra dùm tao.”Vẫn mày tao thôi. Được rồi. Hắn bớt run dần. Tao biết tao phải làm gì với mày. Không cần tắt Ti Vi nữa. Những hình ảnh trên tivi đã giúp nó xóa nhanh hình ảnh của ông chủ đã cưu mang hắn. Hắn đang nghĩ tới mẹ hắn, em hắn, và một thay đổi bất ngờ sẽ tới. Hắn dữ tợn kéo phựt. đứt tung chiếc nịt vú. Bà chủ Ngọc Hoa kêu lên, vùng vẫy. Nhưng bên ngoài mưa ào ào, tiếng mưa kêu to và dài hơn. Cơn mưa làm như đồng lõa, muốn kéo dài tới sáng đêm.Đang đêm, ngủ ngon lành, thằng Bò bỗng choàng tỉnh vì tiếng sấm chớp. Mỗi lần ông trời kêu ầm ì như vậy là thằng Lai Phá nói: “Ông trời đánh rắm ra gió mà không hôi. Tụi bay ngửi coi.” Lần nào như lần đó, cả bọn con trai con gái gì cũng hít ngửi. Thằng Bò cũng vậy. Đâu có gì. Nó văng tục chửi thằng Lai. Biết nó nói dóc mà sao lần nào cũng vậy, nghe ông trời ì ầm vẫn tin ông đánh rắm, chờ hửi.Phải đi tìm một chỗ trú ẩn khác thôi. Dễ mà, khuya khoắc mà mưa gió thế này, chả có mống công an nào đi tuần đâu. Yên tâm đi. Nó bò qua đường, nhìn quanh quất không thấy ai, như con rắn, nó búng mình vô mé sau một bức tường hở, bên trên là mái hiên. Chỗ này cũng an toàn lắm, hôi khai, nhưng kín và khá an toàn. Có thể tiếp tục giấc ngủ.Trời nóng như điên mà hể mưa xuống là lạnh. Nó có một cái chăn, nhưng mấy hôm trước không biết tên chó chết nào đã chôm của nó rồi. Ôi thôi, nó chửi, nó đào hết mấy đời thằng ăn cắp mà không biết tên tuổi. Mặc kệ, nó nguyền rủa. Bây giờ nó còn rủa nữa. Mưa gió, sấm sét, ông trời đánh chết tươi dùm thằng nào con nào ăn cắp đi. Cơn giận làm nó muốn đổ đom đóm mắt mà xổm ngồi được. Ai nhìn thấy nó lúc đó, có thể tưởng nó là con chó.Lâu rồi cũng nguôi đi, nó nằm xuống. Ngủ được ngay. Mấy đứa khác bày đặt không, đứa nào cũng nói không ngủ được vì nhớ cha nhớ mẹ quá. Chúng nó nói: Đàn bà mới đẻ con, vậy thì nhất định tao phải do một người đàn bà đẻ ra, vậy là nhất định tao có mẹ. Tao cũng có mẹ đàng hoàng nghe tụi bây. Còn thằng Bò, mỗi khi nó bắt chước kể lễ vậy thì bọn thằng Lai Phá cười ầm lên:“Mày có phải là người đâu mà đàn bà đẻ ra mày.”“Vậy ai?”“Chó đẻ. Mày giống con chó y chang.”Vậy nó không ngủ thì làm gì? Nó đâu có thể nhớ một con chó cái được. Chắc cũng phải có người đàn bà đẻ ra nó. Thây kệ, bả không biết mình, mình không biết bả, nhớ chi mất công. Nó nằm chèo queo, hai đầu gối cứ như chân chim bị cắt mất gân, muốn đong đưa thế nào cũng được. Cứ nhắm mắt là ngủ liền cho coi.Nó vừa thấy một cái bóng đi đến. Cơn mưa đã rào rào rồi. Công an không? Nó đuổi ra ngoài mưa là các chắc. Nhìn kỷ, thì ra con Quê. Đi đâu giờ này mới về chớ. Coi cái bộ nó ngồi, hết tiền chưa. Nó lên tiếng trước.“Quê. Giờ này mày còn đây?”“Ai? Ờ Bò há. Bữa nay mày ngủ đây? Biết rồi, đụt mưa phải không? Tao cũng đụt mưa thôi.”“Mày mất chỗ ở công viên há? Mày mà cũng bị mất chiếu sao mậy?”“Tao? Tao mà mất? Còn lâu. Bị bữa nay tao có chuyện, rồi chưa kịp về nhà là mưa tới nơi. Ở đây cho ăn chắc, về trể cũng ướt vậy.”Nghe con Quê nói về nhà tức cười quá. Chửi nhau, đánh lộn, được một bọn lưu manh che chở, con bé mới có được một ghế nằm ở Công viên. Nhà. Bày đặt. Có một tay thôi mà bà dữ như chằng tinh.“Mày có cái gói gì vậy, ở tay mày?”“À, bánh mì. Mày tới đây tao cho. Mày ăn đi.”“Mày không ăn?”“Tao mệt muốn đứt hơi còn ăn với uống gì nữa. Đ. M. May mà trời mưa mới rứt thằng chả ra được.”Con Quê ném ổ bánh mì cho thằng Bò. Còn nó, xán ra mái hiên, lấy bàn tay lành hứng nước vả lên mặt. Thằng Bò cầm ổ bánh mì, chưa chịu ăn:“Mày cứ để cho mấy thằng cô hồn đó xài, mày chết là chắc nghe Quê. Hồi nãy ngoài vườn bông tao thấy hết. Đ.M, tụi dã man.”Con Quê không nói gì, nó lần tiền trong người ra đếm. Thằng Bò hỏi:“Mày có nhớ tuổi của mày không?”“Tuổi. Không rõ lắm đâu. Nhưng tao chừng khoảng mười lăm.”“Thôi đi má. Bà mười ba mười bốn là già lắm rồi. Bày đặt mười lăm.”“Còn mày”“Tao không biết. Nhưng tao sống lâu lắm rồi.”“Thấy mày nhỏ con quắt queo, nhưng tao nhắm chừng mày cũng trên hai mươi. Đúng không?”“Không nhớ. Nhưng tao sống lâu. Trước bảy lăm tao ở dưới quê. Cha mẹ. Làm gì có. Dưới quê tao ngủ ở chợ, người ta cho tao ăn. Hồi đó ai cũng cho tao ăn. Mấy năm mấy ông vô, tao bị một con mụ bắt đem lên Sàigòn, cột dây, dẫn tao theo như dẫn con chó để đi ăn xin. Bả hổng cho tao nói mà bắt tao sủa nghe mày. Bả mà không chết, tao quên luôn là tao biết nói rồi.”“Ác nhơn không? Con mụ đó chắc trời đánh chết rồi phải hôn?”“Bị đâm một dao chết ngắc. Mày biết không, lúc thằng chả đâm bả tao thấy, nhưng tao dại gì nói. Nó cướp tiền của bả, rồi giằng co, rồi đâm. Bả chết thảm lắm.”“Mày biết? Ai vậy. Nó còn đây không?”“Nó đi mất tiêu rồi. Chắc bị bắt lâu rồi.”Nó nói láo. Cái thằng ăn cướp đâm người là ai, nó biết. Cái con Quê này chưa chắc đã giữ kín đâu. Đêm đó cũng mưa như thế này đây, trong góc công viên. Thằng cha xuất hiện. Thằng chả, thương binh liệt sĩ có công chớ giỡn sao. Vậy mà đêm đêm mò ra tư tình với con mụ. Con mụ mê trai, hớ hênh cho nó thấy tiền bạc mới nên nổi. Đêm đó, trong góc tối, thằng Bò chỉ giả vờ ngủ thôi, nó chứng kiến từ đầu, lúc thằng chả ra tới, cùng với con mụ lăn trên cỏ. Rồi sau đó...Thằng chả bây giờ đã chiếm hai căn phòng lớn trên lầu bin-đing ở một góc đường gần đây.“Cái chăn tao cho mày đâu rồi. Lạnh vậy sao mày ngủ.”“Mất.”“Nè, mày run quá. Mày lại đây ngồi với tao.”Con Quê ngồi dựa lưng vào tường. Nó bỗng rên lên nho nhỏ:“Ui chao, tao ê ẩm cả người, hai chân mỏi quá.”“Tao bóp chân cho. Mày chịu không?”Con Quê có bao giờ cho thằng Bò là người đâu, nên gật đầu lẹ:“Phải đó. Mày lại đây.”Nó Bò lại gần rồi nằm cố xổm ngồi, đưa hai tay bóp chân cho con Quê. Dào ôi, da thịt con bé mát rượi. Nó bóp lên cao, lên cao nữa, lần đầu tiên nó có một cảm giác kỳ lạ, rạo rực, buồn nôn, khô khốc ở cổ họng. Con Quê bỗng giật người:“Ê Bò, mày làm gì vậy? Quỉ”Con Quê hất tay thằng Bò ra. Mất thăng bằng thằng Bò té nhủi, lăn tuốt ra ngoài mái hiên. Mưa xối trên người nó. Nó lăn trở vào. Con Quê thấy thằng Bò ướt nhẹp, tội nghiệp. Chắc nó đau lắm? Không được đâu, thằng Bò đâu phải không biết gì. Chắc nó già rồi, trên hai mươi tuổi là ít. Thấy thằng Bò nằm bẹp, khúc bánh mì bị đá văng ra đất, nó lượm lên, đưa cho thằng Bò:“Nè ăn đi. Đừng nhiều chuyện.”Còn thằng Bò, nó trố mắt ngạc nhiên. Nó có đưa tay lên hơi cao phía trên đùi bóp mạnh một cái. Nó không hiểu là mình cố ý hay vô tình. Chắc vô tình thôi, nhưng nó cảm thấy nó biết được một điều gì đó mà lâu nay, rạo rực trong người nó. Đàn bà mới đẻ ra con. Con Quê cũng sẽ có lúc đẻ ra con.“Tao lỡ tay đụng, mày làm gì dữ vậy? Ướt hết, mày thấy không?”Con Quê thấy. Thằng Bò lạnh, run lên, đưa cặp mắt vàng ướt nhìn nó như trách móc. Nó đâu phải là người, nó như một con vật đang lết lại gần. Nó không ăn bánh mì sao? Lạ chưa, nó biết khóc.“Mày lạnh lắm hả. Lại đây, tao ôm cho mà đỡ lạnh.”Toàn thân thằng Bò bốc ra một mùi khiếp quá, muốn mửa. Nó định hất thằng Bò ra, nhưng không hiểu sao nó ôm chặt lấy nó. Không có một tiếng khóc nào bật ra, nhưng sao hai hố mắt vàng khè, sâu hoắm của thằng Bò, nước mắt cứ chảy hoài.Con Quê tự nhiên muốn nổi cục. Con này không hề thương ai. Không biết thương là cái đách gì hết nghe chưa. Nó dứ dứ bàn tay còn lại ra.“Nín.Đ.M. Mày khóc là tao bóp dế mày cho mày chết luôn.”“Đừng. Buông ra. Buông ra. Ông nội mày, má mày, con bà mày. Buông ra. Ái. Có buông...”Không biết nó đã cắn vào đâu trên thân thể con Quê. Con nhỏ kêu lên:“Mày...mày nghe. Đồ chó điên. Tao cho con dế mày nát luôn.”Con Quê chỉ nói. Bàn tay nó đã buông ra nhưng đầu thằng Bò vẫn gục lên người nó. Giọng con Quê như, như chìm trong mưa.“Bò à. Tao cho mày tiền. Mai mày ra máy nước nạp cho tụi nó, tắm rửa cho sạch sẽ. Mày hôi lắm.”“Tao không tắm. Không tắm. Không tắm.”“Tao bắt mày tắm.”“Không. Không.”Con Quê còn một tay mà mạnh lạ thường. Nó xô thằng Bò xuống, lôi, kéo, đấm đá, hất thằng Bò ra ngoài mưa. Cả con Quê cũng ra ngoài mưa. Hai đứa dằng co, cùng ướt.“Mày phải tắm. Má mày. Ông cố nội mày. Mày là ông cố nội tao rồi. Chó điên.”Con Quê vừa xô, vừa chửi, vừa lột quần áo thằng Bò ra. Trần truồng trong mưa, qua ánh đèn mờ hắt từ hàng hiên trước của khách sạn, thằng Bò ốm nhom ốm nhách, như một bộ xương bọc da.Trong cái túi nhỏ nó mang theo, có một cái khăn lông. Nó lôi thằng Bò vào hiên, lau người cho nó.“Mày là ông cố nội tao rồi đó. Má mày. Cho mày mượn cái khăn quấn, chờ quần áo khô. Mai trả tao, không cho mày đâu.”“Trả lại mày đó. Tao không cần. Má mày, ông cố nội mày, ông cố ngoại mày, ông...”Con Quê không thèm trả lời, nó cũng không nhặt cái khăn lên, đi ra ngoài mưa. Cho ướt luôn. Nó phải về chỗ dấu quần áo của nó lấy ra thay. Nó hắt sì luôn mấy cái. Thằng hà bá thiên lôi. Con ăn cức là mày. Nó rủa nó. Con này đã thề độc địa, không có thương ai hết. Sao vậy?Kể cả lũ mèo hoang cũng còn chỗ trú mưa. Vậy mà nó phải đi trong mưa giờ này. Đâu còn một bóng người nào qua lại, chỉ còn một mình nó với tấm thân thấm nước càng lúc càng tê cóng. Nó đi vào một ngõ nhỏ phía sau rạp hát, gọi cửa. Anh bảo vệ ló đầu ra. Con Quê run rẩy:“Mở cửa cho cháu vô thay quần áo.”“Được. Nhưng không ngủ ở đây được, mày biết rồi.”“Cháu biết.”“Mày chưa trả tiền gửi đồ tháng này, quá tám ngày rồi, mày nhớ không?”“Cháu nhớ.”“Vô thay đi.”Nó biết cái túi xách của nó dấu ở đâu, tự động tìm, đứng vào chỗ khuất thay quần áo. Đây chỉ là một cái kho, đồ đạc bừa bãi. Con Quê ngồi thu người trong một góc. Cơn mưa có vẻ thưa bớt nhưng chưa chịu dứt.“Cháu ngồi đây chờ một chút, chú.”“Ôi giời. Tao bảo vệ ở đây, mày ra vô đều như thế này là chết tao. Cấp trên biết là tao mất việc.”“Bộ chú ở đây luôn sao?”“Không ở đây còn ở đâu. Tao được chuyển từ ngoài kia vô là may lắm.”“Vợ con chú đâu?”“Mày hỏi làm gì? Vợ con tao ở xa, vùng dãn dân trên Bảo lộc, lâu lâu tao mới về thăm.”Không còn chuyện gì để nói nữa, con Quê ngồi im. Người đàn ông bảo vệ này tuổi cũng đáng cha chú nó. Ông cho một số bụi đời gửi đồ nhưng không được bén mãng lại ban ngày, và có lấy quần áo thì cũng chỉ trước mười hai giờ đêm, duy nhứt chỉ có trường hợp con Quê là ngoại lệ. Để có trường hợp này, nó cũng đã đổi bằng máu và nước mắt.Năm nó mười hai tuổi, cũng đêm mưa gió như đêm nay, cũng trong cái kho chật hẹp bụi bặm này...Sau đó, nó bị vất ra đường không một chút xót thương. Nó lết tới công viên, nằm nhừ hai ngày, không ăn uống, thiêm thiếp trong cơn sốt tưởng chết lúc nào không biết. Cũng nhờ thằng Lai Phá kiếm thuốc cho nó uống. Thằng cha này, sau đó, coi như chưa hề có chuyện gì xẩy ra, và nó cũng chẳng có nơi nào để gửi đồ nữa.Con Quê nhìn lên, thằng cha lại đang nốc rượu. Chuyện gì nữa đây?“Hôm nay mày chưa có tiền à?”“Có. Tui đưa đây.”“Thôi khỏi. Giờ tới sáng cũng không có chuyện gì. Tao trừ nợ mày. Đến đây.”Con Quê đứng dậy. Ừ thì cũng cho nó xong. Người đàn ông ôm con bé bằng con gái mình trong tay, miệng chửi thề.“Đéo mẹ nó, ở ngoài đó, bao năm đánh nhau, đến nổi mụ vợ cũng không dám đụng. Vô Nam...vô Nam...cái gì cũng có. Sao mày...dơ thế này? Mày có đang bệnh không?”Thằng đàn ông này cục xúc như con vật. Con Quê nhắm mắt cho xong. Mong cơn mưa tạnh mau, để nó chờ thằng cha nói như mọi lần khác: “Xong rồi, mày đi đi.”Mười giờ sáng hôm sau, đám bụi đời ngủ trong công viên đã tản mát hết. Con Quê vẫn nằm trên chiếc ghế đá, phủ kín mít chăn, không nhúc nhích. “Con thiên lôi đó chắc phải ngủ tới tối mới thở được. Đồ ó đâm.” Chị đàn bà vừa rủa vừa quát tháo lũ con chạy loanh quanh phá phách. Cái chị này, mỗi năm cái bầu vượt mặt một lần, mà hay cạnh nạnh với mấy đứa làm “gái”.Thằng Bò ở đâu xuất hiện. Nó Bò tới bên cạnh con Quê. Tần ngần một lát, nó nhổm người, đưa tay lật mí chăn lên. Đầu con Quê nóng hầm. Nó rụt tay lại.“Quê. Quê. Mày bịnh hả. Mày nóng quá.”Nó nghe tiếng con Quê rên khẽ mà không nhúc nhích gì. Con này chắc chết quá. Nó đang ngơ ngác chưa biết làm gì thì thấy bà điên đến. Hôm nay ai mặc cho bà cái quần đen vậy? Nó vội bò nhanh xuống mấy bậc cấp ẩn mình. Bà điên đi tới bên ghế đá ngồi xuống. Bà xốc con Quê lên và miệng ru:Rượu ngon chút bọt cũng sayXin chàng bớt chén cho em may cái quần... cái quần...cái quần...Cái quần lại được tụt ra khỏi hai ống chân bà và đắp lên mặt con Quê. Con bé vẫn nằm không nhúc nhích, miệng rên ư ử. Cũng phải chuồn thôi, bọn thằng Lai Phá đang từ đằng kia, băng qua đường.“Uống cà phê không?”Bảnh đã mặc quần áo chỉnh tề. Bà Ngọc Hoa trợn mắt:“Mày nói trống không với ai vậy, Bảnh?”“Dạ thưa bà, uống cà phê không?”“Xuống dưới pha đi. Kêu con Mùi mua tao tô phở lớn.”“Dạ, bà có....?Hắn tính hỏi bà có được hài lòng không, nhưng biết thân ngưng lại.“Cái gì? Đừng nhiều chuyện nữa.”“Dạ.”“Xuống đi.”“Dạ”.Hắn ngạc nhiên. Đâu phải bà chủ hắn là cục sắt nguội. Bà nóng sốt quá mà. Nóng sốt đến nổi hắn tưởng chết cháy rồi chứ. Còn thở không ra hơi đây. Dừng lại một chút ở cầu thang, Bảnh lắc đầu, tủm tỉm.“Lần sau cho hết la được luôn. Phải trị con bà chằng này cho bằng được. Bảnh ơi là Bảnh.”