Không rõ tên húy. Nữ tướng của Trưng Vương. Theo thần tích làng Tiên La (thuộc huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, Bắc phần), chồng bà là Lạc Tướng Trương Quán, một bậc danh sĩ uy vọng thời Hán thuộc. Căm phẫn trước chính sách tàn bạo của Thái thú Tàu là Tô Định, hai vợ chồng liền phất cờ khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Khi Thi Sách, chồng của Trưng Trắc, bị hại ở Châu Diên, thì chồng của Bát Nàn Công Chúa cũng bị giết ở Duyên Hà. Theo về Hai Bà, Bát Nàn Công Chúa đã lập được nhiều chiến công oanh liệt. Sau khi đánh đuổi được Tô Định chạy về Tàu, bà không chịu nhận quan tước, chỉ xin đem đầu quân thù về làng Tiên La để tế chồng, rồi từ đó xuất gia đầu Phật. Vào ngày 16 tháng 3 âm lịch bà mất tại chùa. Về sau, dân làng Tiên La thờ Bát Nàn Công Chúa làm thành hoàng. Lời bàn: Các Bà trong vài tháng mà lấy lại được mấy mươi thành trì khiến cho bọn thực quân Tàu phải kinh hồn. Danh của Bát Nàn Công Chúa không được thế hệ chúng ta biết đến nhiều, thật là uổng. Cũng đã gần hai ngàn năm rồi, danh của Hai Bà Trưng và những bật nữ sĩ như Bát Nàn Công Chúa vẫn bừng sáng bất diệt trong lòng dân tộc. Cụ Nguyễn Trãi trong bài “Bình Ngô Đại Cáo,” bản tuyên ngôn độc lập thời Hậu Lê, có viết rằng, “song hào kiệt thế vị thường phạp (anh hùng hiệp nữ đời nào cũng có)” nhưng ngại cho những bật mày râu, không mấy ai con lưu danh hậu thế như Trung Trắc, Trưng Nhị thời xưa. Ghi chú: Thành hoàng là một bậc thần của một làng. Ngày xưa, làng nào cũng có một vị thành hoàng để cúng thờ. Các vị thần ấy đều do triều đình (lễ bộ) ban cữ. Các vua co quyền phong thần cho những vị đã mất mà có công trạng với nước. Thần thì chia ra nhiều loại thần, như là Nhất Đẳng thần, Đệ Nhị thần…