Chương 3

Liên dừng xe trước ngõ vào quán. Từ khi Nga mở quán tới giờ, cô mới ghé đến.
– Chị Hai!
Nga mừng rở khi thấy Liên đẩy xe vào.
– Ủa? Cô Ba đi đâu mà ghé chị?
– Em ở nhà ra, Hôm nay được nghỉ hai ngày Liên ra chị chơi. Có làm gì để em phụ với chị?
Nga cười rồi kéo ghế cho Liên:
– Giờ này cũng vắng khách rồi. Em ngồi chơi uống nước với chị đi.
– Em bận quá Liên không ra giúp chị được. Lúc này đang cho học trò thi học kỳ, em cũng vừa chấm điểm làm tổng kết xong.
– Chị biết!
– Chị Hai bán thấy cực không?
– Cực cũng ráng thôi em à, miễn có tiền lo cho hai đứa là dược rồi.
Liên cúi mặt thở ra:
– Hôm qua, em mới bị má la.
– Sao vậy?
– Có gì đâu chị biết tánh má rồi đó.
Nga dịu dàng cười:
– Vậy thì em cũng đừng có buồn, má la rồi thôi. À! Lát nữa chị gởi tiền với hộp trà sâm về cho ba má, em cầm giúp chị nghe.
– Chị Hai! Em qua không phải lấy tiền, em qua chỉ để thăm chị.
– Chị biết.
– Biết mà chị còn làm vậy.
– Cũng tới tháng rồi, chị không có thời gian chạy qua má, chị sợ má trông.
Còn hộp trà này người ta nói hàng của Đài Loan uống rất mát, bổ cho ngưởi già lắm.
Liên cảm động cầm hộp quà của Nga rồi nói:
– Má đối xữ với chị nhự vậy mà chi vẫn tốt với má.
– Má có tệ bạc gì với chị đâu mà em nói vậy lỡ má nghe má buồn. Giờ anh Hai không có ở nhà thì chị phải thay anh ấy quan tâm tới má.
– Lúc này má hay cằn nhằn quá, em nghe liết cúng nản.
Nga thương xót cho cô, tính ra cô cũng hai lăm hai sáu rồi mà vẫn chưa lập gia đình.
Nga hỏi dò:
– Lúc này em thường hay đi chơi không?
Liên lắc đầu:
– Em có dám đi đâu chớ. Ra khỏi nhà chẳng bằng ai. Lương giáo viên có là bao đâu, mua bộ đồ đã hết, rồi còn tiền phụ gia dình... Thôi thì ở nhà cho đỡ tốn kém, đở mắc cỡ. Em tinh bỏ dạy lên thành phố kiếm việc gì làm, mà cứ dùng dằng, vì không quen biết ai.
– Thì lấy chồng cho chồng lo.
Liên đáp:
– Sao chị lấy chồng đó, mà chị có được chồng lo đâu.
Nga cười:
– Chị khác.
– Khác gì chớ? Đàn ông bây giờ họ cũng khôn đáo để. Họ kiếm ''con ông cháu chá' để lấy có người đỡ đầu, còn không thì cũng là dân buôn bán giàu có để đỡ phải lo. Chớ giáo viên như em, ai cưới. Chậc! Mà có cưới cũng chỉ những người ngang tầm của mình!
– Giàu nghèo đâu thành vấn đề, miễn mình yêu thương nhau là được rồi Liên à.
– Em biết, mà má có chịu đâụ. Mấy lần dẫn bạn trai về nhà, ai má cung chê.
Người này nghèo quá, người kia thì chẳng có địa vị. Người ta thấy thái độ của má người tạ cũng nản mà bỏ đi. Thôì thì đừng quen ai cho xong.
– Giàu nghèo là do mình làm ra, mình ưng là được rồi.
Liên lắc đầu:
– Chị biết tánh má mà, có mà em cuốn gói theo người ta chớ má dễ gì gả:
Còn em thì lại không có can đảm làm xấu. Thôi chị Hai à, số phận thì đành chịu.
Chút chị có về thăm bé Ti không, cho em theo với. Em nhớ hai đứa nhỏ quả.
Liên chở Nga vừa về đến ngõ thì hai đứa con của nàng đã ùa ra mừng đón:
– Má về! Má về... Ngoại ơi! Má về! Có cô Ba Liên nữa nè.
Bà Liên bước ra cười:
– Coi đó nó mừng má nó rồi còn kêu cả tên tộc của tao ra nữa, không kiêng cừ gì cả.
Liên bước vô cúi chào bà:
– Thưa bác, con mới tới. Cũng tại con mà mấy nhỏ mới lỡ miệng.
Bà Liên cười:
– Ôi! Bác nói đùa cho vui mà, cái tên đặt là để kêu chớ có phải để dành đâu.
Chẳng qua cái tên Liên nó đẹp, Liên bác cháu mình mới có trùng, phải không?
Liên bật cười:
– Dạ phải.
– Hồi xưn cứ hoa, mai, cúc, lan, đào mà đặt Má của bác là ngoại của chị Hai con thích hoa sen Liên mới đặt là Liên, không biết là Liên có phải là sen không?
– Con cũng không rõ, chỉ biết sen được người ta gọi là hoa quân tử.
Bà Liên bật cười xòa:
– Vậy là hai bác cháu mình đều dốt đặc như nhau, cả cái tên của chinh mình mà cũng không biết có ý nghĩa gì. Thôi thì cứ Liên già, Liên trẻ cho xong.
Liên cũng cười theo tiếng cười giòn giã của bà. Trong khi ấy bà quay sang săn sóc cho con gái. Bà hỏi xem Nga đã ăn gì chưa, có khỏe không, làm có cực không, tối ngủ thế nào? Sự quan tâm lo lắng của bà đối vởi chị dâu cô khiến cho cô thấy tủi lòng. Mặc dù bà không ở nhà cao cửa rộng như má cô, nhưng tấm lòng của bà đối với con cháu sao nó mênh mông bao la quá.
– Ở trường Ti anh, người ta đòi tiền học phí kỳ hai đó.
Nga tần ngần nói:
– Vậy hả má? Để ít bữa con gom tiền rồi con đóng cho cháu.
– Không cần, má đóng rồi!
Nga chưng hửng:
– Tiền đâu má có?
– Chậc! Con hỏi làm gì? Hai chị em con vô ăn chè đi. Nải chuối ở nhà chín, tụi nhỏ nó ăn không hết má bỏ nấu chè, định lát có ai đi ngang gởi cho con.
– Má mắc công làm chi, má lo cho hai đứa nhỏ là được rồi.
– Con nói sao vậy? Con là con má, má không lo cho con thì lo cho ai. Còn thằng Đoàn nữa, đi gì mà biệt tăm không chịu tin tức gì về:
Má lo cho nó quá.
Thấy vợ chồng con mỗi đứa mỗi nơi mà má đau lòng. Phải chi má có tiền dung dưỡng cho tụi con thì tụi con đâu phải ly tán!
– Má! Có cô Ba thằng Ti lại chơi, má đừng nói vậy.
– Cô Ba nó cũng là người trong nhà mà.
– Thôi, để con vô mủc chè.
– Ờ cơn đi đi.
Chờ cho Nga đi khuất, Liên mới lấy số tiền lúc nãy Nga đưa cho mình dúi vào tay bà Liên:
– Bác cầm đóng tiền học cho thằng Ti đi.
Bà Liên ngần ngại đẩy ra:
– Tiền đâu con đưa cho bác vậy?
– Bác cầm đi. Đây là con cho cháu Ti, bác đừng cho chị Hai con hay, là tiền của con đó!
– Nhưng...
– Bác cất đi, chị ấy lên bây giờ. Chẳng lẽ con là cô Ba của thằng Ti mà không lo cho cháu được sao?
– Nhưng bác cũng phải nói với Chị Hai con một tiếng.
– Bác đừng có nói! Con không muốn để chị ấy lo nghĩ.
Bà Liên cầm tiền bỏ vào túi rồi trìu mến nhìn Liên:
– Cháu tốt quá!
– Chẳng qua tại chị Hai tốt với cháu thôi, bác hứa là đừng nói cho chị ấy biết đó.
– Ờ.
Liên dựng xe sát thềm nhà rồi vui vẻ bước vào chào ông bà Thành.
– Thưa ba má, con mới về!
– Đi gì dữ vậy?
– Dạ, con qua chị Hai chơi.
Bà Thành quay sang hỏi:
– Qua bên đó làm gì?
– Dạ, thì phụ chị ấy buôn bán.
– Hừ! Bây rảnh quá há, nhà cửa không lo đi lo chuyện bao đồng.
– Má!
Liên cảm thấy tâm trạng của mình hôm nay rất vui nên cô chỉ cười, rồi đến bên cạnh bà Thành, cô nói:
– Chị Hai có gới tiền cho má nè.
Bà Thành lườm con gái, rồi tươi tinh cầm tiền:
– Coi vậy mà cũng được nhờ.
– Hả! Sao có bây nhiêu vậy?
– Con mượn tạm xài, ít hôm có lương con trả cho má.
Bà Thành trợn mắt:
– Mày xài gì dữ vậy? Tiển đâu mày trả tao? Trời đất! Tưởng nó tử tế qua đó lấy tiền về cho mình, nào ngờ nó có mưu đồ.
– Má nói gì thấy ghê vậy? Con kẹt nên mượn xài đở rồi con trả, chớ có lấy luôn của má đâu.
– Nhưng mà mày xài cái gì mà hết từng đó tiền?
– Con... mua mấy bộ áo dài để đi dạy, áo con cũ hết rồi.
– Hừ! Điệu đàng quá hén!
Ông Thành thấy thế thì cưới xòa chen vào can thiệp:
– Thì bà cũng cho nó sửa soạn một chút chứ. Kẻo không, nó cứ ở nhà cho tôi với bà nuôi chết khô à?
Bà lườm ông:
– Ông còn bắc thang cho nó leo.
– Hà hà. Có mỗi đứa con gái mà bà không chăm sóc chu đáo cho nó nữa già nó bỏ đói bà à.
Bà trề môi:
– Chớ giờ tôi nhờ gì được nó? Chỉ giỏi khôn nhà dại chợ.
Liên biết mẹ đã thôi cằn nhằn mình, cô liệu thế rồi rút lên lầu. May mà má không biết cô lấy tiền cho con chị Hai, nếu má mà biết chắc cô lại còn phải nghe cái câu mắng ''khôn nhà dại chợ'' thêm một trăm lần nữa không chừng.
Trời đã chập choạng tối, Liên vội vã thu xếp sách tập vào giỏ rồi lấy xe ra về. Hôm nay tổng kết cuối học kỳ nên cô phải ở lại họp rồi báo cáo thành ra mất rất nhiều thời gian, trong khi chỉ có mình cô, nhà lại ở xa. Trưa nay vì vội đi, cô quên không nói với mẹ cô phải ở lại họp nên về trễ. Thế nào về nhà, cô cũng bị rầy rà.
Chiếc xe lao nhanh trên đi đường gần ngay khu trung tâm huyện. Chiếc xe của cô chao đi rồi đâm sầm vào một người đàn ông. Anh ta té xuống đường.
– Ối!
Ầm...
Liên chạy vội lại bên anh ta, lay gọi:
– Anh có sao không?
–...
– Anh đau chỗ nào, để tôi đưa anh đi bệnh viện nghe.
– Không cần!.
Liên nhăn mặt khi nghe mùi rượu phả ra từ người anh ta.
– Anh chắc không sao à?
– Có lẽ vậy. Cô đở tôi về phòng trọ đi.
Liên nhìn quanh rồi đành chở anh ta đi.
Loay hoay một lúc, cô cũng đặt được anh ta nằm lên giường. Dường như chân của anh ta chảy máu, Liên lo sợ nói:
– Chân anh chảy máu kìa. Hay là để tôi đưa anh đi bệnh viện!
Anh ta nạt ngang:
– Đã nói không cần. Cô rửa vết thương cho tôi rồi về đi.
Liên tần ngần rồi đành quay ra:
– Anh chờ tôi đi mua bông băng.
Liên ra khỏi khách sạn lồi đến tiệm thuốc gần đó mua bông băng và một ít thuốc cho anh ta. Đang đi, cô chợt nghĩ, lỡ mà ai nhìn thấy cô vào khách sạn thì xấu hổ chết. Cô thở dài rồi cũng đành gởi xe lần thứ hai trước ánh mắt như cười của người bảo vệ. Cô ôm đống thuốc mà đỏ mặt đi như chạy về phòng của gã đàn ông lúc nãy.
Gõ cửa măi mà không thấy có tiếng trả lời, vừa lo sợ lại vừa ngại ánh mắt của người ta. Cô toát mồ hôi đứng đợi.
Cộc... cộc... cộc Anh ta làm gì trong đó vậy kìa? Không lẽ anh ta bị làm sao rồi? Trừi ơi!
Lỡ như... Nhiều người chỉ té thôi đã bị chấn thương sọ não mà chết:
Ôi! Cầu trời cho anh ta không có sao.
CỘc... cộc... cộc.. Liên cúi gầm mặt khi có một đôi thanh niên đi ngang qua hành lang đưa mắt tò mò nhìn cô.
– Kinh khủng quá! -Cô nhũ thầm rồi nôn nóng gõ cửa lần nữa.
Cộc.....cộc...cộc.. – Ưm bé ơi! Hay sang phòng anh đi, anh chơi đẹp lắm!
Hai gã đàn ông lức nãy quanh lại giỡ giọng bông đùa nhàm nhở. Liên cuống lên ôm số bông bắng vào sát người:
– Nè cộ em!.
Vừa may cho cô lúc đó cớ một nhân viên khách sạn đi tới. Cô chạy vội lại nhờ chị ta.
– Phòng có chuông, cô không nhấn lại đi. Gõ người ngủ trong đó làm sao nghe:
Liên đỏ mặt:
– Tôi không biết.
Cô ta lạnh lùng nói:
– Lần sau, nói bạn trai đưa chìa khóa cho.
– Anh ta không phải...
Thế nhưng cô ta đã quay lưng bỏ đi, vừa lúc có tiếng động và cánh cửa bật mở.
Gã đàn ông lúc nãy cau mày hỏi:
– Cô di đâu vậy? Biểu cô băng vết thương cho tôi mà cô lại bỏ đi. Tôi không muốn làm khó cô nhưng cũng không để chơ cô phủi trách nhiệm đâu nghe.
Liên vội phân trần:
– Tôi đi mua bông băng chớ có bỏ đi đâu.
– Hừ!
Gã ngồi phịch xuống chiếc xa lông rồi duỗi chân bật người ra, cau có gắt:
– Băng đi! Nhớ rửa cho sạch đó!
– Tôi biết.
– Hừ!
Liên vén quần gã lên rồi đỏ mặt trước chiếc chân trần trụi của gã:
– Nè! Sao không rửa đi, để lâu vết thương nhễm trùng thì sao.
Liên lóng ngóng cầm chai thuốc lửa xịt nhẹ lên chổ đau. Gã nhăn mặt rên lên, làm cho Liên thêm cuống quýt:
– Trời ơi! Cô rửa thuốc mà cứ như người ta xịt nước rửa xe vậy. Chịu sao nổi!
– Xin... xin lỗi. Để tôi làm cẩn thận hơn.
– Hừ!.
Liên bặm môi rồi lấy bông chặm nhẹ lên vết thương.
Chắc là anh ta phải đau lắm. Không biết lúc ngã anh ta bị chiếc xe đè lên như thế nào mả đường rách thật to và sâu. Máu vẫn chảy ri rỉ khi Liên chùi bụi bẩn quanh vết thương.
– Vết thương sâu quá, hay tôi đưa anh đi bệnh viện may lại.
– Không cần! Cô cứ băng sạch,cho tôi. Cô có mua thuốc cho tôi không?
– Dạ có.
– Tốt! Thật là xui! Đi bộ mà cũng bị xe đụng.
Liên rụt rè nói:
– Tại anh định băng qua đường trong lúc xe tôi trờ tới, bên ngoài lại có chiếc xe hơi.
Hắn cáu lên gắt cô:
– Tôi chưa đền cô mà cô đổ hết lỗi về phía tôi!
– Nhưng...
– Nhưng cái gì?
Hắn dữ dằn quát:
– Không cứng tay lái thì đừng có chạy ra đường để làm khổ người ta.
Liên sợ sệt lầm bầm trong miệng. Cô rất tức nhưng lại không dám nói ra.
Chẳng qua anh say rượu không thấy đường Liên tông vào tôi chứ bộ.
– Cô nói gì vậy?
– Tôi nói anh ráng chịu đau để tôi bó vết thương lại.
–...
– Xong rồi đó! Tôi lấy thuốc cho anh uống nghe?
–...
– Giờ.. tôi về được chưa?
– – Nếu có gì thì anh đến tìm tôi.
Hắn chợt cười khẩy:
– Tìm cô để làm gì? Bồi thường tiền thuốc à?
– Cô tên gì?
– Tôi tên Liên.
– Cô về đi!
Liên ngập ngưng vì sợ gã đổi ý:
– Tôi về nha.
Hắn phẩy tay như mệt mỏi:
– Về đi!
Chợt dưng Liên lại thấy ái ngại. Kể ra hắn cũng không làm khó đễ gì cô, ngoài cái câu lúc nãy hắn quát cô, còn ngoài ra thì trông hắn cũng không đáng sợ lắm.
– Sao chưa về?
Liên lúng túng rồi bước ra cửa, nét mặt của gã khiến cho cô thấy chần chừ không muốn rời chân, nhất là ánh mắt, của gã lộ rõ vẻ buồn bã tuyệt vọng, trông tội tội làm sao Cô cầm nắm cửa và hỏi:
– Anh không sao chứ?
– Cô về đi!
– Tôi... về đó.
– Đi đi!
Cánh cửa khép lại sau khi Liên còn thấy gã bật người ra ghế buông thõng hai tay đưa mắt nhìn lên trần nhà. Cái gương mặt, cái hình ảnh ấy cứ theo cô suốt dọc đường đi.
Bà Thành chau mày gắt lên khi Liên vừa đựng xe vào thềm:
– Bây đi đâu mà giờ mới về vậy?
Liên nghĩ sao bèn nói dối:
– Con bận họp rồi xe bị hư.
– Rồi cái xe có sao không?
Liên thở dài:
– Má chỉ lo cho cái xe thôi, chẳng hỏi con tiếng nào.
– Xì! Bây về rồi còn hôi cái gì.
– Xe không sao. Con đi tắm đây.
Liên ngán ngẩm lên phòng. Từ lức đó cho đến lúc lên giường cô vẫn cứ trằn trọc không ngủ được. Hình ảnh của gã đàn ông đó cứ lởn vởn trong đầu cô.
Không biết vết thương của gã có bị nhiễm trùng không. Lỡ tối nay gã bị sốt.
thì sao? Tại sao lúc nãy mình không cương quyết chở gã đến nhà thương cho yên tâm?
Mà gã cũng lạ, không chịu đến bác sĩ, cũng chẳng một tiếng rầy rà la lối. Lúc thì dữ tợn như con sói, lúc thì nhăn như con chi chi, như chẳng cần gì, kỳ quái thật. Cứ như người đang muốn đi chết ấy. Hừ! Lỡ mà hắn cứ để cho vết thương nhiễm độc để... tự tử thi sao? Té ra là lỗi do mình à...
– Chết!
Nghĩ đến đó rồi Liên cứ bặn khoăn lo lắng. Sáng sớm hôm sau vừa mở mắt dậy, Liên đã vội vã thay áo lấy xe ra ngoài. Bà Thành thoáng ngạc nhiêu hỏi:
– Hôm nay dậy sớm vậy?
Liên đáp:
– Con có công chuyện.
– Công chuyện gì mà mới sáng sớm đã lật đật di, không cả ăn sáng? Mọi khi đến giờ kêu mãi cũng còn lăn qua trở lai không dậy.
Mặc cho mẹ cằn nhằn, Liên đã cho xe nổ rồi lao ra đường. Cô ngần ngại đứng trước khách sạn, cái khách sạn mà hôm qua cô đã đưa gã đan ông bị thương đến.
Bây giờ mà một mình đi vào thì thật là kỳ. Lỡ có ai quen thấy thì cả cái thị trấn này sẽ đồn ầm lên cho coi.
Cô nhìn quanh rồi ttần ngần mãi không biết làm sao.
– Này cô! Cô cần gì?
Liên quay lại thì nhận ra ngnời bảo vệ hôm qua. May quá, có vẻ anh ta đã tan ca làm, vừa đinh về và thấy cô đứng xớ rớ trước của ra vào.
– Anh à! Tôi muốn hỏi thăm người đàn ông bị thương hôm qua, tôi đưa vào đây ra sao rồi?
Anh ta nhiu mày nhớ lại:
– À! Tôi nhớ ra cô rồi. Là cái người bị cô đụng phải chứ gì? Hôm qua tôi đã giúp cô dìu anh ta lên phòng?
– Phải rồi! Anh làm ơn, tôi là con gái không tiện vào đó.
– Tôi cũng không rõ nữa. Hay là cô vào hỏi thử nhân viên quản lý xem.
– Tôi...
– Tôi đưa cô đi. Không sao đâu, mình ngay thẳng mà lo gì!
Suy nghĩ một lát rồi Liên đi theo anh ta. Lúc này trời vẫn còn sớm không có bao nhiêu người ngoài đường, các đồng nghiệp của cô chắc cũng chưa đến lớp.
Có tiếng làu nhàu trong phòng rồi tiếng trả lời vọng ra.
– Vào đi!
Liên quay lại cám ơn người bảo vệ:
– Cám ơn anh nhiều.
– Không có chi. Anh ta không làm khó dễ cho cô chứ?
Liên lắc đầu:
– Dạ không. Tôi. Chỉ băng bó thuốc men cho anh ta thôi.
– Cũng may?
Cánh cửa bật ra, Liên chào người hảo vệ rồi bước vào trong. Gã đàn ông hôm qua có lẽ bị Liên làm mất giấc ngủ, anh ta nằm như khó chịu:
– Chuyện gì nữa đây?
Liên nhỏ nhẹ đáp:
– Tôi đến thăm anh! Tối qua tơi sợ anh bị sốt Gã càu nhàu những câu không rõ trong cổ họng.
– Tôi có mua thức ău, sáng cho anh không biết anh thích ăn gì Liên tôi mua cả xôi, bánh mì và phở. Anh ăn phở nhé?
Đột nhiên, gã gào lên:
– Trời ơi!
Liên giật bắn người trước ánh mắt dữ tợn của gã đang lườm lườm nhìn cô.
– Ai bảo cô đến?
– Hơ!
– Cô có biết tôi mới ngủ được hay không? Dẹp hết mầy cái thứ quái quỉ đố đi!
– Tôi...
– Tôi cái gì?
– Tôi xin lỗi.
Liên thay vì tức giận trước thái độ của hắn, nhưng trái lại cô vẫn ôn tồn nhỏ nhẹ, mặc dù có chút sợ hãi khi hắn dữ tợn quát cô. Cô nghĩ có lẽ do vết thương hành đau nên hắn mới cộc cằn đến thế.
– Anh đừng giận! Tôi chỉ muốn xem vết đau của anh ra sao thôi. Anh để tôi thay bông băng cho anh, có lẽ nó sẽ bớt nhức hơn. Tôi có mua cả cà phê cho anh đây, anh uống nhé?
–...
– Không sao đâu, tôi biết anh đang đau. thật ra, tôi cũng có lỗi, nếu như hôm qua tôi thắng kịp thì không đụng phải anh.
–...
– Anh đừng nổi giận la lớn, tôi sợ lắm. Tôi cho anh ăn xong thì tôi đi ngay, không làm phiền anh đâu.
Bất chợt, gã dịu xuống, ánh mắt của gã không còn quắc lên nhìn cộ, gã nói:
– Tôi không ăn. Cô cho tôi ly cà phê.
Liên mừng rở trao ly cà phê cho gã:
– Để tôi thay băng cho anh!
Gã im lặng để cho Liên làm không một tiếng rên la, cho đến khi Liên thu dọn xong, cô mới nói:
– Tôi để thuốc ở trên bàn, lát anh uống đi, có sẵn nước rồi. Tôi về đây!
Gã nhìn ly nước dằn cẩn thận trên gói thuốc cùng hộp xôi ổ bánh mì và linh tinh những lon nước ngọt. Hắn chợt chau mày. Vừa lúc Liên cũng đẩy cửa bước ra, hắn đột ngột nói cô:
– Cô tên gì?
Liên quay lại đáp:
– Tôi là Liên.
– Cám ơn cô.
Liên sửng sốt nhìn gã:
Lần đầu tiên kể từ lúc xảy ra chuyện, gã ăn nói thật dịu dàng nhã nhặn cùng cô.
Ánh mắt của cô chắc là lạ lắm nên hắn có phần lúng túng hắn nhướng mày hỏi:
– Trông tôi quái lắm à?
Liên lắc đầu:
– Không. Có điều như thế này trông anh không đáng sợ lắm.
– Tôi đúng là như thế đó.
Liên ngơ ngác nhìn gã. Đúng là một gã đàn ông kỳ lạ, lúc thì như cọp, lúc thì như một con nhím xù lông lên. Còn bây giờ nhìn nụ cười của gã, Liên lại muốn nấn ná ở lại. tuy nhiên cô biết là mình không thể làm như thế. Cô chào gã rồi quay ra sau khi nói với gã:
– Chiều nay, tôi sẽ đến thay băng cho anh.
– Cô cố mà làm! Nếu không, tôi sẽ kiện cô vì đã chạy xe gây tai nạn cho người khác đó.
Liên ngẩn ra thì gả lại bật cười và còn nheo theo đuôi mắt cùng cô:
– Tôi không đùa đâu. Có rất nhiều người làm chứng cho tôi.
Cô không biết ý gã ra sao, gương mặt của gã thật nghiêm và lạnh, nhưng ánh mắt thì như có tia cười:
– Tôi không có ý chối bỏ trách nhiệm. Nếu không, tôi đã không trở lại sáng nay.
– Tôi ghi nhận thiện chí đó của cô. Tôi không bồi thường cô nhưng cô phải lo cơm, thuốc cho tôi.
– Cô thấy đó, chân tôi đau như vậy, tôi làm sao sinh hoạt như ngày thường được. Nào ăn uống, vệ sinh. Đáng lý ra cô phải trực chăm sóc tôi hoặc. mướn người phục vụ cho tôi.
– Tôi... tôi không đủ tiền mướn người lo cho anh.
– Vậy thì cô tự thu xếp.
Gã tỉnh bơ nói với Liên:
– Tôi... tôi còn phải đi dạy.
– À! Thì ra cô là cô giáo.
– Tôi không thể nghỉ dạy được.
Hắn cau mày, vẻ hung tợn lại hiện lên gương mặt của hắn:
– Thế cô tính sao? Cô nghĩ tôi không có việc làm à? Tôi nằm đây là tồn đọng biết bao là sổ sách giấy tờ cần làm.
– Tôi... Chỉ là chuyện xui rủi, tôi đâu cố ý.
– Hừ! Nếu như cô cố ý thì cô có được thoải mái đứng đó nói chuyện với tôi không?
Liên thở dài ân hận nghĩ sao tự nhiên mình lại ngu xuẩn trở lại đây làm gì?
Hôm qua hắn đâu có hỏi tên tuổi địa chi của ở, mình trốn luôn thì dễ dàng rồi.
Hình như bao giờ cô cũng tự chuốc họa vào thân thì phải. Ú hự? Giờ tính sao đây. Đột nhiên hắn hăm dọa cô:
– Nè! Cô đừng tính chuyện bỏ đi luôn nghe. Cô mà bước ra khỏi phòng là tôi la lên đó.
– Hơ! Anh đừng có la, tôi không đi đâu.
Liên khép cửa lại rồi đứng tầu ngần nhìn gã:
– Giờ anh muốn gì?
– Tôi nói rồi, cô phải cơm, thuốc cho tôi mỗi ngày.
– Hay là...
– Cái gì?
– Hay là tôi đền tiền cho anh.
– Bao nhiêu?
– Tôi không biết.
Hắn nhếch môi:
– Hai chục nhé?
– Hai chục à?
Hắn cười khỉnh làm tắt nỗi mừng trên mặt cô:
– Hai chục triệu chứ không phải hai chục ngàn đâu?
– Hả! Anh... anh có nói chơi không vậy?
– Cô biết tôi làm gì không? Một ngày làm việc của tôi tính ra lợi nhuận hàng triệu đồng. Cái giá đó là nhân nhượng lắm rồi, tôi chỉ tính một tuần nằm nghỉ thôi.
Anh... - Liên lắp bắp - Anh cho là tôi có đủ tiền đền anh à?
– Đó là việc của cô. Nếu không thì cứ cơm, thuốc mua cho tôi, chừng nào tôi đi được thì thôi. Cô tinh đi!
Liên thớ ra:
– Thôi được, mỗi ngày tôi sẽ đưa cơm đến cho anh.
– Có thế mà cũng chần chừ mất thời gian.
– Vậy tôi về được chưa?
– Cô chưa hỏi trưa nay tôi ăn gì mà?
– Anh nói đi!
Liên cúi đầu nên không nhận ra ánh mắt ranh mảnh của gã nhìn mình. Cô đang tính không biết làm sao sắp xếp thời gian cho kịp, vì cô phải dạy cả hai buổi trong một tuần thì gã đã nói:
– Cô đưa địa chi cho tôi!
Liên ngập ngừng rồi cũng lấy giấy tờ đưa cho gã xem. Gã còn bắt cô viết cả tờ cam kết ký tên hẳn hoi rồi đưa cho gã. Mãi một lúc sau, gã mới hài lòng.
– Tôi về được chưa? Sáng nay tôi có giờ dạy.
– Cô đi đi! Nhớ là tôi đã giữ tờ cam kết này rồi đó.
– Tôi biết mà.
Chờ cho cánh cửa phờng đóng lại sau lưng Liên, gã chợt phá lên cười. Nếu như Liên mà nhìn thấy gã lúc này chắc là cô đã tưởng gã điên rồi.
Gã cầm tờ cam kết mà Liên đã viết cho gã lúc nãy lên xem. Hàng chữ thật đẹp và tròn trịa. Gã nhìn một lúc rồi đặt tờ giấy lên bàn, nhấc hộp sữa mà Liên đem đến cho gã lên ngắm nghía, môi gã khẻ nhếch lên cười một cách kỳ bí.
Mình đùa cợt cô ta làm gì không biết. Có phải vì cái vẻ hiền lành e ấp của cô ấy rất giống một ngưởi. Thật là lạ! Chẳng lẽ tất cả những cô gái tỉnh lẻ nơi này đều có cái vẻ hiền lành thu hút ấy?.
Một ngày lại lặng lẽ trôi qua, chỉ có Liên là phải tất bật với việc làm của mình và cả việc chăm sóc cho người bệnh bất đắc dĩ của mình.
Liên chùn tay khi thấy gã khẽ nhăn mặt rên lên lúc cô tháo dây băng ra khỏi vết thương.
– Anh đau lắm à?
– Phải, không như hôm qua. Vết thương lúc này dang sưng, nhưng không có dấu hiệu làm mủ, nếu uống thuốc kháng sinh đúng liều, tôi nghĩ không có vấn đề gì đâu.
– Xem ra cô cũng hiểu biết về y lý quá chứ.
– Tôi có học mấy tháng ở lớp sơ cứu.
– Thảo nào trông cô băng vết, thương thật gọn.
– Cái nghề dạy trẻ của tôi là phải vậy, học lớp sơ cứu dể lờ các em có chơi đùa bị té không kịp đưa tới bệnh viện thì cô giáo phải sơ cứu cho chúng trước.
– Cô đi đạy lâu chưa?
– Cũng năm, sáu năm rồi.
– Cô có mấy con rồi?
Liên đỏ mặt vì câu hỏi của gã:
– Tôi chưa lập gia đình.
– Vậy sao! Con gái ở quê thường có chồng sớm lắm mà. Ở tuổi của cô, tôi - ngỡ là dã có chồng rồi.
– Cũng tùy ngươi vả lại, tôi ở tại trung tâm tỉnh, không hẳn là quê.
– Ra vậy. Thấy cô cứ nhìn đồng hồ, tôi tưởng cô xem giờ về nấu cơm cho chồng con.
– Tôi sợ mẹ tôi chờ. Từ sáng đến giờ tôi không về, chắc mẹ tôi lo lắm!
– Thì gọi điện về báo.
– Nhà tôi không có điện thoại. Đáng lý ra trưa tôi về nhà ăn cơm rồi quay vào trường dạy buổi chiều nhưng vì đua cơm cho anh, tôi không có đủ thời gian ghé qua nhà.
– Thì ra là tại tôi!
– Chắc là cô ghét tôi lắm?
– Không có! Chỉ trừ lúc anh nổi cáu khiến cho tôi sợ tôi. Tôi biết anh đang cáu nên bẳn tính, lại lở dở công việc, đi lại không được, khó chịu là phải.
– Cô cũng tốt tánh quá!
– Chẳng lẽ tôi hét lại anh à?
Gã bật cười:
– Tức thì cứ hét!
– Tôi không dám chọc giận anh, khi mà anh đang giữ tờ cam kết của tôi trong tay.
– Vậy nếu không có tờ cam kết kia, cô đã hét tôi rồi phải không?
– Cũng tùy lúc, nếu như anh đừng dữ quá thì thôi. Thật ra, đây là lần đầu tiên tôi làm bị thương một người. Tối về, tôi cứ băn khoăn lo lắng. Phải chi anh quát tháo làm dừ, bắt tội bồi thường thì tôi đã không ái ngại gì. Đàng này, anh làm như bất kể, giống như một người đang thối chí khiến cho tôi sợ.
Đang vui, mặt gã sa sầm lại. Liên lụt rè hỏi:
– Tôi nói không phải à?
–...
– Nếu vậy tôi xin lỗi:
– Không, cô nói rất đúng. Tôi đang thất chí. Phải chi hôm đó cô đụng tôi chết thì tốt quá!
– Trời đất! Anh nói gở quá. Anh không nghĩ cho mình thì cũng nghĩ cho người khác chớ. Anh chết là chuyện của anh còn tôi thì sao? Bị rắc rối với gia đình anh, chưa kể cái chết của anh ám ảnh tôi suốt đời nữa. Có muốn chết thì tìm cách khác, đừng để liên lụy cho người ta.
– Cô nói cứ như tôi muốn chết thật vậy.
–...
– Tôi chưa muốn chết đâu.
– Anh đùa kỳ quá!
– Thôi, cô về đi, trời cũng tối rồi, kẻo gia đình cô mong.
– Anh còn cần gì để tôi mua cho?
– Không dám phiền cô.
– Sáng mai tôi đến.
Liên về đến nhà thì được mẹ đón bằng ánh mắt dò xét. Bà hỏi:
– Mấy hôm nay, má thấy mày đi sớm về tối hoài vậy Liên?
– Dạ, con bận việc.
– Việc gì chớ?
– Chuyện của con, má hỏỉ làm gì.
– Chà! Coi bộ bây cũng lớn giọng quá rồi nghe.
– Con không đi chơi, không làm điều gì xấu má cứ tra hỏi hoài. Con lớn rồi chớ có còn lên ba, lên năm đâu.
– Bây lớn, tao mới lo?
– Con biết. Nhưng má đừng mỗi ngày mỗi hỏi. Mâ hỏi cứ như con đang lén lút làm chuyện gì xấu vậy.
– Trời đất! Lo cho nó mà nó còn cự cãi lại mình nữa. Con cái thời nay là vậy đó, nó có coi tui ra gì đâu. Phải, bây lớn rồi bây không cần tao lo.
– Má!
– Đừng có kêu tao bằng má nữa.
– Con có làm gì đâu, dưng không má giận con.
Vừa lúc ông Thành bước ra lên tiếng:
– Chuyện gì mà mới về hai mẹ con đã om sòm vậy?
Bà Thành lu loa:
– Ông coi con gái quí của ông đó, lúc này nó đi sớm về tối, tôi hỏi có vài câu mà nó gắt lên với tôi. Cho nó ăn học lắm vào để nó trả lời với cha mẹ.
Liên cúi đầu thở dài:
– Con có trả lời gì má đâu. Con đi dạy về tới nhà là má hạch hỏi gay gắt, ở trường có chuyện, lớp họp hành, lớp thi cử, lớp bồi dưỡng cho học trò, thời gian đâu mà con đi chơi. Thôi thì con xin lỗi má. Chẳng qua con vừa về đến nhà còn mệt nên con có lỡ lời làm cho má không vui.
Ông Thành xuề xòa:
– Con nó nói vậy rồi thì thôi đi bà, để cho nó vào nghỉ ngơi tắm rữa.
– Hừ! Nó làm gì mặc nó, mắc gì tôi.
Ông Thành phẩy tay với Liên:
– Con lên phòng đi!
Rồi quay lại vợ, ông nói thêm:
– Bà cũng kỳ, muốn gì chờ cho con nó ăn uống rồi mắng. Nó mới về còn mệt, mà bà đã rầy la nó, dù sao nó cũng lớn rồi.
– Xì? Ông còn bênh nó. Con gái lớn rồi mà cứ đi sớm về tối, hỏi sao không lo.
– Bà lo cho nó mãi sao? Bà giử nó quá, nó ở vậy suốt đời cho bà coi. Con gái lớn rồi phải để cho nó giao thiệp chớ.
– Trời đất! Giao thiệp cái gì? Thanh niên đàn ông bây giờ đâu có như xưa.
– Nói vậy chớ cũng có người tốt người xấu. Thời nào cũng vậy, bà phải cho nó ra ngoài xã giao, nó mới biết phân biệt, cứ ru rú ở nhà làm sao khôn được.
Tivi thì bà không cho mở sợ tốn điện; sách báo không cho mua sợ tốn tiền; bạn bè không cho quen... thử hỏi nó sống làm sao?
–...
– Năm nay nó cũng hai lăm, hai sáu rồi, chẳng lẽ nó ở giá với bà tới già.
– Nhưng...
– Bà đừng khó khăn nghiệt ngã với con cái quá, chúng oán bà đó.
– Tui là cha là mẹ mà tui không khiến được chúng sao.
– Chúng lớn rồi, chúng có cuộc sống của chúng, làm sao theo ý của bà được.
Bà hờn đỗi:
– Thì thôi, chúng lớn rồi thì mặc kệ chúng tôi không lo nữa.
Liên mệt mỏi lăn ra giường:
Có lẽ ba đã dỗ ngọt được má rồi. Cô không còn nghe tiếng bà cằn nhằn bên dưới nữa. May mà cô không kể cho gia đình nghe chuyện cô đụng xe vào người ta, nếu không còn rắc rối với má cô cỡ nào.
– Chị Ba! Chị Ba!....
Nghe tiếng Vi, vợ của Minh kêu, Liên trở dậy đáp:
– Vi đó à? Vào đi!
Vi bứớc vào khép lại cánh cửa rồi nói:
– Chi ra ăn cơm đi, em dọn rồi đó Liên đáp:
– Khi nào ăn, chị sẽ tự lấy, em dọn chi cho mắc công.
– Chị đi làm về mệt, còn làm gì nổi. Ra ăn cho nóng, đi chị ba.
– Cám ơn em. Vi này?
– Dạ.
– Chị hỏi thiệt nghen.
– Dạ.
– Em ở nhà mãi thế này không chán à?
Vi có phần ngạc nhiên nhìn. Liên, đáp:
– Có gì mà chán hả chị?
– Suốt ngày cơm nước chợ búa, còn bị má la rầy mà em nói không có gì?
Vi cúi đầu tránh ánh mắt của Liên:
– Em không làm thì biết làm gì bây giờ. Má la riết cũng quen rồi.
Liên bật cười:
– Em giỏi hơn chị nhiều lắm. Nè...
– Gì chị?
Vi chờ đợi mà thấy Liên cứ tủm tỉm cười rồi thôi, thì cô lấy làm ngạc nhiên lên tiếng hỏi:
– Chị tính nói gì sao không nói?
– Mà thôi!
Vi hạ thấp giọng hỏi:
– Có phải mấy hôm nay chị có chuyện gì phải không?
Liên cảnh giác nhìn Vi:
– Em thấy sao mà hỏi vậy?
– Chị lạ lắm! Vui vui cưởi cười một mình, còn hát nữa. Sáng thì không chờ ai gọi đa dậy rất sớm, còn chiều thì đến chập choạng tối mới về.
– Con nhỏ này ghê chưa. Nè, có phai ''điềm chỉ'' của má không vậy?
– Em không dám đâu. Lúc em quen với anh Minh cũng thế. Em đâu có nhìn thấy mình.
Đến khi bị lũ em để ý đò xét, rồi chọc quê. Chị biết, không? Chối đâu có được. Bể tùm lum luôn, đành phải dắt anh ấy về nhà giới thiệu mới được yên thân.
Liên đỏ mặt lườm cô em dâu tinh quái:
– A. Em nói chị có bồ chứ gì?
Vi bẽn lèn cười:
– Thì em đoán vậy thôi. Phải hôn chị?
Liên bật cười điểm mặt Vi đe:
– Liệu hồn? Định bắt chẹt chị hả.
– Thì có nói cho em mừng.
Liên tủm tỉm đáp:
– Chị cũng không biết, nữa. Phải chi chị Hai còn ở nhà thì hay biết mấy.
Đang vui, Vi thở dài:
Nói tới chị Hai, em mới nhớ. Sáng nay gặp má chị Hai ngoài chợ, nghe nói Ti anh nó bị bệnh:
Chiều em chờ chị về chạy qua thăm nó mà chị về trễ quá.
Liên lo lắng:
– Cháu nó bệnh sao vậy em?
– Em chỉ nghe bác nói nó sốt, thôi.
– Chết? Con nít mà sốt bây giờ nguyhiểm lắm, lại không có cha mẹ săn sóc, tội nghiệp quá! Hay là chị em mình chạy qua đó đi Vi?
– Trời tối rồi!
– Tối cái gì. Đi đi!
Bà Thanh chau mày khi thấy con gái cùng con dâu ra cửa.
– Chị em tụi bây đi đâu giờ này?
Liên đáp:
– Con qua ngoại thằng Ti.
Bà nhăn mặt hỏi:
– Qua bển làm gì?
– Nghe nói thằng Ti nó sốt.
– Ôi! Con nít sốt, nóng là chuyẹn thường, làm gì phải cuống lên. Giờ tối rồi, mai hẵng đi.
– Không được má à.. Bác Hai bên đó đã già rồi, lỡ có chuyện gì làm sao xoay xơ, anh Hai không có nhà, chị Hai lại mắc bán.
Bà Thành có vẻ không bằng lòng:
– Bây lo dữ hén. Tao bệnh không biết bây có lo như vậy không nữa.
Liên thở ra:
– Má nói gì kỳ quá, dù sao cũng là cháu mà.
– Thì bây đi đi, Rỗi hơi!
Liên buồn phiền đẩy xe rà đường.
Bà Liên thấy hai chi em Vi đến thì mừng rỡ đón:
– Hai cháu qua chơi.
– Dạ, con nghe nói thằng Ti nó bệnh, nó sao rồi bác?
Bà Liên đáp:
– Nó sốt quá. Bác cho uống thuốc hạ nhiệt rồi.
– Sao bác không đưa nó đi bác sĩ?
Bà Liên ngập ngừng:
– Nhà không có ai, còn thằng Ti em không ai trông giúp:
Thấy nó hạ sốt rồi, bác cũng yên tâm.
– Chị Hai biết chưa bác?
– Bác không cho nó hay, sợ nó lo.
Liên vào thăm cháu rồi nói với Vi:
– Em qua chở chị Hai về, chị đưa thằng Ti đi khám.
– Dạ.
Nga âu yếm vuốt tóc con. Thằng bé nhớ mẹ cứ rúc sâu vào lòng nàng, vòng tay nhô bé của nó ôm chặt lấy nàng nhứ sợ mẹ nó lại bỏ nó đi nữa.
– Cháu nó không sao đâu chị Hai, Bác sĩ nói nó mọc răng không. Cám ơn cô Ba nhiều.
– Chị em mà chị khách sáo làm gì. Mấy hôm nay anh Hai có nhắn về cho chị không?
Nga buồn bã lắc đầu, nước mắt của nàng rân rấn ở rèm mi.
Liên chắt lười trách anh:
– Anh Hai tệ quá, ngay lúc này mà bỏ chị đi không nói tiếng nào.
Nga ngậm ngùi nói:
– Anh ấy vì sinh kế thôi.
– Nhưng cũng phải tm tức cho chị chớ. Chị Hai à! Hay là chị đưa Ti anh, Ti em về nhà đi. Em biết má có khe khắt, nhưng giờ anh Hai không có nhà, hai dứa thì còn nhỏ quá, ngoại của tụi nó đã già, làm sao mà lo cho nổi.
Nga cúi đầu rồi nhếch môi đáp:
– Chị biết em thương chị, nhưng ở bên đó ba má cũng lớn tuổi, làm sao coi tụi nó được, chưa kể tụi nó làm ồn ba má nữa.
– Chị Hai! Em biết chị buồn gia đình.
– Không có đâu Liên.
– Em biết. Em đã lớn rồi chứ có phải trẻ con dâu mà không hiểu. Chị Hai.
Nếu chị có cần gì cứ lên tiếng, em giúp được thì em sẽ giúp. Đáng lẽ ra trong lúc này, anh Hai phải ở bên chi dể lo lắng an ủi chị mới đúng.
– Em biết tánh anh Hai em mà, làm sao anh có thể khoanh tay ngồi nhìn vợ con anh ấy vất vả cực nhọc, thà là khuất mắt! Chị chỉ sợ....
Thấy Nga nghẹn lời, Liên bèn hỏi tới:
– Chị sợ gì chị Hai?
– Sợ nếu như anh ấy ra đi mà không làm được việc, anh ấy sẽ không chịu trở về nữa.
Liên thân thờ lo nhưng vẫn cố an ủi Nga:
– Không có đâu chị. Còn hai đứa nhỏ mà, làm sao anh ấy bỏ chúng được.
– Chị cũng mong là thế!
– Chị đừng buồn nữa chị Hai. Bây giờ chị còn có chị là chỗ dựa cho hai đứa bé. Nếu chị có mệnh hệ nào, ai lo cho chúng. Em nghĩ anh Hai sẽ mau chóng trớ về thôi.
Nga gượng cười cảm kích trước lời nói chân tình của Liên:
– Chị cám ơn em. Chị sẽ cố.
– Để em đưa chị về quán, ngày mai em lại sang thăm thằng Ti.
Một ngày lại trôi qua, công việc buôn bán của Nga vẫn trôi chảy, duy chỉ có tin tức của Đoàn là cô vẫn chưa nhận được. Đã gần ba tháng rồi. Cô chợt thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa.
Nếu như không có hai đứa bé bên cô, có lẽ cô cũng không biết mình phải sống thế nào.
– Chị Hai!
Nga nhìn ra và mừng rỡ khi thấy Liên chở hai anh em thằng Ti đến:
– Má! Má!
Nga ôm chầm lấy hai con. Ti anh hết nóng chưa?
– Dạ rồi.
Thằng bé tranh nói với anh:
– Tại anh Hai nhõng nhẽo với ngoại đó mà.
Nàng âu yếm ôm con vào lòng vuốt ve:
– Vậy Ti em có nhõng nhẽo không?
– Dạ không! con ngoan lắm, nên cô Ba cho con sang má chơi đó.
Liên nói:
– Em chở hai đứa sang chị cho nó chơi, lát em đưa chúng về cho ngoại. Lúc nãy thấy bác bận quá.
Nga thở ra:
– Mẹ chị bây giờ phải lo cho hai đứa, bà cũng vất vả lắm.
– Em nói với bác để em đón Ti anh, Ti em về nội, bác không chịu.
Nga cười:
– Tụi nó ở với ngoại chưa lâu nhưng ngoại thương lắm.
Liên xem đồng hồ rồi nói:
– Em đề hai đứa ở đây, lát nữa em quay lại. Em đi có chuyện một chút nghe chị Hai.
Nga hiểu ra bèn cười xòa trêu Liên:
– À! Thì ra lấy cớ sang chơi với Ti anh, Ti em để ra ngoài không bị má la phải không?
Liên cười:
Chị biết đó, em lớn rồi mà má giữ còn hơn giữ con nít nữa. Ngày nghỉ cuối tuần muốn đi chơi cũng bị má rầy rà tia hỏi:
– Có bạn trai rồi à?
Liên đỏ mặt:
– Làm gì có.
Nga bật cười:
– Có thì đưa về đây giới thiệu với chị, có gì phải giấu giếm.
Liên chợt nghĩ đến một người, cô khẽ cúi đầu e lệ đáp:
– Em cũng không biết nữa. Bao giờ người ta nói thương em thì em đưa về giới thiệu với chị.
– Vậy bây giờ chỉ có em thương người ta thôi phải không?
Liên mắc cỡ kêu lên:
– Chị Hai kỳ quá, em đi đó.
– Được, xem như Ti anh, Ti em giúp cho em lần này đó.
– Lát về em sẽ mua quà cho tụi nó.
– Tùy cô Ba thôi!
Nga cười vui trong khi Liên nhanh nhẹ đẩy xe ra đường. Những lời trêu đùa của Nga cứ văng vẳng bên tai cô, cô cứ tủm tỉm cười suốt chặng đường cho đến khi chiếc xe dừng lại trước khách sạn.
Liên đẩy cửa bước vào, gã đang ngồi đọc báo trên giường, bèn đưa mắt nhìn ra lên tiếng hỏi:
– Hôm nay, cô đến muộn vậy?
Liên chợt thấy vui vui khi gã quan tâm đến giờ giấc của cô.
– Hôm nay là ngày nghỉ, tôi phải làm việc nhà rồi mới đến thăm anh dược.
Hôm nay anh khỏe rồi chứ?
– Có lẽ thế.
– Tôi có mua thức ăn cho anh, và một ít trái cây.
– Cô không cần mua nhiều như vậy, tôi ăn không hết đâu.
– Mấy hôm nay ở mãi trong phòng, chắc anh cũng buồn lắm? Tôi có đem một ít tạp chí đến cho anh xem, tôi cũng có, mua... dao cạo râu.
Gã chợt cười, ánh mắt của gã thật ấm áp, gã nói:
– Cô chu đáo quá!
– Tôi chỉ tiện thể thôi.
– Tiếc là tôi không được cô săn sóc lâu.
–...
– Mai cô không cần đến nữa.
– Sao vậy?
– Tôi đã đỡ lắm rồi, tôi có thể đi lại tự lo cho mình, không phiền cô nữa.
– Nhưng chi mới có mấy ngày?
– Không sao!
Liên chợt thấy hụt hẩng như vừa đánh mất một cái gì đó, cô cố nói:
– Vết thương của anh chưa lành hẳn, anh cần tôi thay băng cho anh mỗi ngày mà.
– Tôi có thể tự làm. Mấy hôm nay làm phiền cô bấy nhiêu cũng đủ lồi, cô còn có việc của cô.
– Tôi thu xếp được, anh không lo điều đó.
Gã lắc đầu rồi chăm chú nhìn Liên. Đôi mắt của gã như soi thấu lòng cô, nó khiến cho cô thấy bối rối như đang bị bắt quả tang làm điều xấu, cô thấy má mình bừng nóng.
Cô cúi đầu tránh cái nhìn của gã rồi phân bua chữa thẹn:
– Tôi chỉ muốn được yên tâm thôi.
– Vậy thì cô yên tâm được rồi, tôi không sao. Tôi chưa gặp người nào tận tâm với nạn nhân của mình như cô, không biết là tôi gặp may hay vì lý do đặc biệt nào?
Liên đỏ mặt đáp:
– Tôi đối xử với ai cũng thế.
– Vậy sao?
– Dường như anh không tin?
Liên lườm gã và hỏi trước ánh nhìn hoài nghi và đáng ghét mà gã đang dành cho mình.
Gã nhướng mày:
– Tôi đâu có nói là không tin cô?
Liên cắn môi thoáng giận vì thẹn:
– Cảm nhận đầu cần vịn vào lời nói.
– À! Tôi không kiểm soát được thái độ và cử chỉ của mình.
Gã nhún vai rồi tỉnh bơ nói:
– Cô cho tôi mượn chiếc gương để xem mặt mình ra sao được không?
Liên giận dỗi:
– Nếu như anh không thích thì thôi, đừng đùa cợt tôi.
– Xin lỗi.
– Tôi chỉ làm đúng bổn phận và trách nhiệm của mình, để trước khi lên giường đi ngủ, tôi không thấy lương tâm của mình trăn trở là tôi hạnh phúc rồi!
– Ra vậy, một cô giáo có lương tâm!
Liên bỗng nổi cáu, Cô gắt lên với gã:
– Anh bỏ cái kiểu nói đó đi được không?
Gã chợt phá lên cười, lắc lắc ngón tay trước mặt Liên:
– Chưa ai nói với tôi như cô. Bắt tôi phải như thế này thế nọ, ngoại trừ người đó là... vợ tôi, tôi nghĩ thế!
– Hơ!
– Đùa thôi, dù sao hôm nay cũng là ngày cuối gặp cô đừng giận chứ!
Liên liếc xéo gã rồi đành thở ra:
– Tùy anh thôi! Trước khi chia tay tôi, anh vẫn mạnh khỏe bình thường, còn sau này anh có ra sao thì tôi không chịu trách nhiệm.
– Không cần ác khẩu thế, tôi không sứt mẻ gì được đâu. Thầy bói nói tôi sống thọ lắm.
Liên chợt thấy không muốn rời khỏi căn phòng này chút nào. Có một cái gì đó như cứ níu cô lại. Cái ánh mắt của gã chăng? Hay cái miệng cười nhếch một bên rất đáng ghét của gã? Ôi! Liên ơi, mảy làm sao rồi! Chỉ một tuần thôi ma mày đả nghe quyến luyến con người đó sao?
Phải chi hôm đó mình dụng cho hắn một cái thật mạnh để cho vết thương kia to hơn một chút, nặng hơn một chút, thì bây giờ mình đã không phải tiếc nuối như bây giờ.
Liên thở dài tự nhủ rồi cũng đành đứng dậy:
– Tôi về đây!
Liên nhìn gã đau đáu. Cô muốn gã hét lên như cái lúc ban đẩu gã đã hét lên giữ cô ở lại.
Nào! Anh hét đi, hét đi chứ! Bảo tôi không được đi bảo tôi phải ở lạ lo cho anh đi nào!
Nào...
Thế nhưng gã đã thản nhiên gật đầu:
– Ừ cô về đi!
Trời ơi! Liên thấy như có tảng đá đeo vào chân mình. Cô thất vọng đến chẳng muốn nhấc chân.
Cô buồn bà quay lưng đi:
– À khoan!
Cô có nghe lầm không? Gã đã gọi cô lại, cô sung sướng đến muốn hét lên, tim cô đập loạn cả nhịp. Thì ra gã cũng không đến nỗi vô tình lắm! Cô quay phất lại nở môi cười, một nụ cười thật tươi tắn xinh xắn, cô hỏi:
– Có gì à?
– Không, chỉ nhắc cô nhớ chạy cẩn thận một chút. Lúc này xe cộ nhiều, lỡ như lần sau cô không gặp được người dễ dãi như tôi đâu.
– Hừ! Đáng ghét chưa, cả đến phút giây cuối gã cũng muốn làm cho cô ghét gã thêm. Cô sầm mặt cáu lên đáp:
– Có lần sau sao? Hừ! Cám ơn lời nhắc nhở của anh!
Gã nhếch môi cười, cái nụ cười đến làm khổ người ta. Gã nói:
– Không chúc tôi tiếng nào à?
– Hừ... Chúc anh mau bình phục.
Gã lại nheo nheo đuôi con mắt da tình:
– Chúc mà như cắu người ta ấy chảng có chút dịu dàng thành tâm nào. Thôi cô về đi, mong là không gặp cô lần nào nữa.
Liên thở dài, còn tôi thi lại mong được gặp anh mãi trong suốt cuộc đời tôi.
Liên thấy như không còn chút sinh lực nào nữa khi cô vừa bước ra khỏi phòng gã. Chắc là trông cô ghê khiếp lắm, đến nỗi anh chàng bảo vệ quen mặt mọi lần phải kêu lên:
– Cô không sao chứ?
Liên ảo não lắc đầu ngượng đáp:
– Tôi không sao.
– Thế mà tôi ngỡ anh ta lại làm khó dễ cô. Mấy hôm nay tôi thấy anh ta đi lại được rời, có điều còn hơi ngượng một chút thôi.
– À phải! Mai tôi không cần đến nữa, coi như tôi đã trả xong phần nợ của mình. Cũng đở!
Liên chẳng quan tâm đến những lời chia sẻ của anh ta. Cô uể oải bước ra đường. Có phải là cô đã trả xong phần nợ của mình không, mà sao lòng cô vẫn còn vấn vương nặng trĩu Nga có phần ngạc nhiên trước gương mặt thất thần ủ dột của Liên, thật khác với lúc cô đi, trông cô vui vẻ phấn khởi là thế.
– Em đi chơi không vui hả Liên?
Liên gượưg cười như mếu.
– Dạ không! Có lẽ trưa nắng quá nên em hơi choáng. Hai đứa nhỏ đâu chị Hai, để em đưa tụi nô về Cứ thế Liên trở về nhà với gương mặt u ám Căn phòng hôm nay dường như ngột ngạt quá Liên mở tung cửa sổ rồi bật quạt hết công suất thế mà cô vẫn thấy như không thở được.
Nỗi buồn nó cứ đè nặng lên ngực cô cái nỗi buồn thật đáng ghét, nó hành hạ cô, nó như dìm chết cô làm cho cô không còn đủ sức trăn trở.
Chưa bao giờ cô lại thất mình thất vọng đến thế. Cái gã đàn ông đáng ghét kia đã khiến cô ra nông nỗi này, chẳng lẽ cô đã yêu gã rồi sao?
Liên bật người ngồi ngây ra thảng thốt, khl cái từ ''yêu vừa nảy ra trong suy nghĩ của cô.
Chẳng lẽ nào... mình đã yêu gã? Nếu không thì làm sao giải thích tất cả những dằn vặt suy tư bấy lâu nay của cô đây. Cô đã yêu một gă đàn ông xa lạ và chẳng hề có chút quan tâm đến cô.
Chỉ một lần thoáng gặp, mà tương tư đến trọn đời.
Yêu một người mà đến cả cái tên cô cũng không biết. Thật là điên rồ và cũng thật là ngây ngô khờ dại.
Thời gian trôi qua, một ngày lại sắp hết, cái nắng đã tắt cuối trời và Liên cảm thấy như những tia nắng kia như chính những tia hy vọng của cô, nó cũng sắp tan biến theo. Cô không muốn chấp nhận cái điều nghiệt ngã ấy, cô không muốn ngày mai khi thức dậy, cô sẽ mãi mãi không còn gặp lại cái miệng cười đáng ghét của gã. Cô ngồi dậy và mặc cho tiếng càu nhàu rầy la của mẹ, cô lấy xe ra đường khi mà ánh dèn về đêm đã tỏa sáng khắp nơi.
Cô hối hả đi vào cái khách sạn mà mấy ngày qua cô cứ ngần ngại khi đến.
Căn phòng vẫn đóng cửa như thường lệ, cô nhấn chuông và chờ đợi.
Không có tiếng trả lời, cô chợt thấy lo sợ. Tiếng chuông lại vang lên lần nữa.
Vẫn không có tiếng động nào, ngoài tiếng động của trái tim cô đang thổn thức trong lồng ngực.
– Ủa! cô tìm ai?
Liên mừng rờ hỏi người bảo vệ quen mặt:
– Người ở phòng này đâu rồi anh?
Anh ta lắc đầu:
– Tôi không rõ. Sao nói anh ta không làm khó cô nữa?
Liên ngượng đáp:
– À! Anh ta còn giữ giấy tờ của tôi.
– Ra vậy! Cô xuống hỏi phòng quản lý xem.
Liên thất vọng đứng ngẩn ra khi người quản lý phòng nói:
– Anh ta đã trả phòng từ sáng rồi.
– Vậy sao? Cám ơn cô.
Liên thất thểu ra về. Vậy là không còn hy vọng gì nừa, anh ta đã đi thật rồi.
Anh ta đến một cách đột ngột và cũng ra đi như thế. Anh ta không hề biết anh ta đã dể lại trong lòng cô một vết đau khôn tả.
Liên ngước lên nhìn trời, một màu đen thăm thẳm, dường như cô vừa thấy đôi mắt như cười của gã đang nheo nheo nhìn cô.
Anh cứ cười đi để mặc một mình tôi khóc, cho chút tình yêu vừa chớm nở đã vội tàn phai. Sẽ không bao giờ tôi còn gặp lại mối tình khờ khạo của mình lần nữa. Vĩnh biệt anh!