Sau này hàng hai ba chục năm trôi qua, biết bao sự việc lấp dần lên nhưng mỗi khi nhắc lại sự việc này ông Long vẫn không khỏi rùng mình, kể cả lúc cùng bà Vân đã trở thành mối quan hệ dường như đã được số phận gắn hai người lại với nhau không có ai, không có điều kiện gì có thể chia cắt, làm họ xa rời. Khi vui vẻ cũng như lúc buồn bã nhất. Khi bình thường cũng như khi gặp những biến cố lớn, nhỏ trong đời. Sự việc ông Long gặp Hiên đặt bên cạnh chuỗi sự kiện trong đời người đàn ông bình thường nhưng đào hoa này chỉ là một sự kiện nhỏ bé và không để lại nhiều ấn tượng, chỉ riêng việc bị tốp dân quân đưa vào uỷ ban ngồi và giảng giải về chính sách hậu phương đã trở thành dấu ấn khó quên. Cũng may hôm đó chủ tịch hai Ngạn về kịp thời và chính vị chủ tịch xã xuất thân từ nghề bắt rắn này trong lúc hơi ngà ngà chén rượu liên hoan của hội nghị tổng kết công tác hậu phương trên huyện đã giải thích một cách nhiệt tình quan hệ Long Hiên. Nhờ những lời gỡ tội đó nên Long đã giải thoát. Tốp dân quân quá sốt sắng với công việc đành để cho người đàn ông Hà nội quá nhiều nghi ngờ lọt tội được tha bổng. Cứ theo như lời chủ tịch Hai Ngạn diễn giải thì tất cả những lần mà Long Hiên gặp nhau đều do Hai Ngạn nhờ. Duyên do sinh ra do nhà của chủ tịch thì quá neo người. Bà vợ ông chủ tịch hơn chồng đến năm, sáu tuổi luôn luôn khép mình, lẩn trốn đám đông. Ngay ở nhà mình bà cũng rất ngại chường mặt ra gặp người lạ, huống chi là đi ra ngoài để làm việc này việc nọ. Trong khi đó "cái Hiên"gọi theo giọng chủ tịch thì vừa rỗi rãi lại vừa thông thạo, quen biết nhiều việc, nhiều người, còn anh Long thì là bạn của chủ tịch từ thời xa xưa, lại có xe đạp. Trong khi đó "các chú chưa làm chủ tịch xã các chú chưa biết. Công việc của cái xã gần vạn dân này bận lút đầu trong khi đó việc nhà dành cho thằng đàn ông đâu phải ít". Mặt đỏ gay, chân tay vung lên, chủ tịch Hai Ngạn thanh minh cho Long một cách nhiệt tình. Thành thử những việc riêng cái nào trực tiếp làm được thì làm dốn, cái nào tốn thời gian, mất công sức thì chủ tịch Hai Ngạn nhờ anh ấy lai mình đi. Còn quá bận thì đành nói khó với cái Hiên. Hai người một là láng giềng gần gựa, hai là bạn thân hàng chục từ thời Pháp nên mọi sự tin tưởng được. Cứ từ đó mà suy ra thì hai người này là anh em chứ không làm gì có cái chuyện xấu xa như dân quân xã khép vào. Cảnh giác thế là tốt nhưng cũng phải xem cụ thể từng trường hợp không có oan cho dân. Mỗi khi nhớ đến việc này, ông Long còn nhớ như in vẻ mặt của mấy khuôn mặt của nhóm dân quân do tiểu đội trưởng Bẩy đứng đầu bực bội như thế nào nhưng rút lại vẫn đành để ông ra về. Vào một ngày mùa thu năm bẩy ba khi ông Long đạp xe lai bà Vân lên nhà anh Lâm ở trên Chèm để bàn việc làm đám cưới cho thằng Sơn con trai duy nhất của anh Lâm. Khi đi qua khuỷnh Bạc bà Vân nhìn thấy con dốc dẫn xuống nhà bà lang. Bà Vân làm như vô tình gợi lại chuyện xưa. Bà bảo:- Chắc hôm đó anh lại đưa con bé Hiên đến nhà bà lang này để làm cái việc buộc thuốc cho thôi thai như dạo anh đưa tôi đến chứ gì?Em nói thế thì oan cho anh quá?Có mà oan. Oan Thị mầu hay oan Thị Kính- Tuỳ em nghĩ thế nào thì ra thế ấy. Anh đối với em như thế từng ấy năm trời chả nhẽ em lại chưa hiểu lòng dạ của anh hay sao. Vả lại anh biết cô ta có nhiều nhặn gì mà những lúc ấy có hai Ngạn ở nhà. ông ấy chứng kiến hết. Toàn những việc đứng đắn chứ có điều gì đáng trách- Phải. Đứng đắn quá còn gì. Mà em cũng có nói gì đâu.Bà Vân đấu dịu khẽ chạm tay vào tấm lưng chớm mồ hôi của ông Long. Bà cố nhướn lên hỏi khẽ.- Mệt chưa. Dừng một tí hút điếu thuốc đi. Hôm nay con bé mới xin vào tổ đan len của em có chồng đi Đức về biếu mỗi người một bao Đi a măng đây này.Thế à? Giọng ông Long cũng dịu hơn.Kia kìa ngồi nghỉ tạm ở dưới gốc đa kia nhéĐược rồiĐiếu thuốc cắm trên môi vừa phảng phất một luồng khói nhạt đã vội bay tạt đi vì luồng gió đột ngột từ sông Cái thổi vào.Ra chỗ kia ngồi đi.Chỗ nào?Đấy đằng sau gốc cây gạo kia kìa. Chỗ ấy tha hồ mát.Mới già buổi sáng một chút. Mùa hè đang vặn mình thả những giọt cuối cùng và mùa thu đang dạo những bước dạn dĩ đầu tiên. Sông Hồng dường như còn sót lại những con nước dữ tợn dốc xuống từ những triền núi, triền đồi mạn ngược xuống giờ bắt đầu thấm phải cái mệt mỏi, già nua của mùa thu nhưng vẫn mang rõ mầu đất rừng khiến mầu nước sông vẫn đậm chớm mâù nâu hằn lên trên những nếp sóng nhăn nheo.- Em có nhìn thấy con trốt xoáy ngay sát bờ kia không? Cứ y hệt như những con quay.- Đâu, đâu?Bà Vân nhìn theo tay ông Long chỉ. Lòng bà tự nhiên cảm thấy một nỗi hân hoan bất ngờ khi ngay sau đó bà nhận thấy hai cánh tay của người đàn ông xiết mạnh ngang sườn mình.- Kìa anh. Nhỡ ai nhìn thấy thì… - Không sao đâu. Trước đây chỗ này nhiều ụ pháo lắm. Bây giờ họ chuyển đi hết rồi.- A nhưng mà thôi. Đứng lên đi.- Sao không ngồi tí nữa. Anh Lâm hẹn ăn cơm trưa trên ấy, rồi vừa ăn vừa bàn công việc đúng không?- Thì ăn cơm trưa nên mới phải lên sớm. Em mua cho anh chị cái chân giò. May quá phiếu thịt còn vài lạng, lạy nhờ được con bé mới xin vào tổ đan len của em. Chị nó bán thịt mậu dịch ở chợ Hàng bè.- Hôm nọ anh nhớ là tổ đan len của em không lấy thêm người nữa. Thế mà bây giờ… - Cũng định thế rồi. Dạo này việc gia công ít lắm nhưng chị con bé này là nhân viên thực phẩm thành thử chịcái roi tầm sọng bên hàng rào, tay vùng miệng quát thật to "ở nhà, ở nhà. Đi theo chết đòn giờ".Khi thấy Hai Ngạn ra khỏi nhà thoạt đầu tiên thì Long lúng túng vì tự nhiên lại rơi vào tình trạng ở cũng dở mà về ngay vẫn cũng không ổn. Rất may Hiên là người đàn bà hay chuyện và cũng thật tự nhiên. Chẳng mấy chốc, Hiên đã làm như rất cần đến sự giúp đỡ của Long. Cô đưa cho anh nắm rau cải còn cả rễ nhờ nhặt hộ, rồi đổ mớ cá rô ra. Trong khi lần lượt mổ những con cá đang rẫy đành đạch thì Hiên nói liên tục chỉ có điều giọng cô hạ thấp xuống chỉ đủ để Long nghe được. Không hiểu vì nguyên cớ gì hay chỉ đơn thuần vì là người ưa nói, thích trò chuyện kể cả những câu chuyện thuộc về những gì thầm kín của đời người con gái. Thế mới hay đoạn đời của cô gái này chưa phải là dài lắm mà cũng lắm bước chuân chuyên lạ kì. Hôì nhỏ Hiên cứ tưởng mọi sự trong đời đều do chính người ta quyết định. Càng lớn cô càng hiểu rằng. Con người có lẽ chỉ có độc một quyết định đó là sự ăn sự uống còn thì đều do ngưòi ta hoặc cao hơn là ông trời xếp đặt. Cái năm năm chín ấy khi Hiên vào độ tuổi 17. Cái tuổi mà ở làng này thời trước ngưòi ta đã rạm ngõ, ăn hỏi và cũng không ít người đã tay bồng tay mang. Còn bước vào thời dân chủ này thì người ta lại bảo là đã là thanh niên thì phải học hành vui chơi sinh hoạt theo đoàn thể. Chuyện riêng tư phải xếp sau mọi công việc chung. Người ta nói là một chuyện còn việc nghĩ ngợi ra sao lại là việc khác. Một anh công nhân về xây dựng nhà máy bê tông ở xã trên chả hiểu thế nào mà Hiên quen được. Anh chàng tên là Linh, trông cũng hiền lành chân chỉ hạt bột thế mà riêng cái ngón thổi cái kèn ác mô ni ca thì thật là tài. Bình thường nghe anh chàng nói thì còn đỡ nhưng khi chiếc kèn được rút từ túi sau chiếc quần bảo hộ dầy cộp, bạc phếch đưa lên môi thì Hiên như bị mất hết mọi suy nghĩ. Quen nhau được hơn một năm thì một chiều Linh bảo ngày mai trên nhà máy có đoàn cải lương Chuông Vàng về biểu diễn hay lắm. Đầu tiên thì Hiên cũng thấy ngài ngại, vì muốn lên nhà máy bê tông thì phải qua một đoạn đường ruộng mùa này đang vụ trồng ngô. Những cây ngô cao lú đầu người, xanh mướt, dập dìu theo gió, trên đó những bông hoa ngô nâu bạc cong ngọn đà đưa. Đi liền còn không trông thấy nhau nữa là… đàn bà, con gái đêm hôm lại đi sóng đôi với đàn ông, con trai những nơi ấy sao tiện. Sự ái ngại đó ngay lập tức bị ngăn lại vì Linh bảo tối nay Chuông vang diễn "Lý Công "hay lắm. Không đi thì biết đến khi nào anh em mình biết các cô đào cải lương ra sao. Mà quần áo của họ đẹp lắm nhé. Đóng công chúa với vua mà lại. Cứ gọi là lóng la lóng lánh toàn như đinh kim cương cả thôi. Nghe đã thích rồi. Thế là cơm chiều xong, Hiên rủ thêm ba cô bạn gái đợi Linh dẫn đi Rồi cũng chẳng hiểu thế nào khi lên đến bãi thì cả ba cô tách dần Linh và Hiên lúc nào không biết. Hai người đi xem về trong khi Hiên còn chưa hết xúc động, bồi hồi vì mối tình của nàng công chúa với chàng Lý Công thì đã đến quãng đồng trồng ngô. Trăng mười tám lên muộn, sau khi đỏ rực như mặt người say rượu thì chuyển sang màu vàng sáng rực. Anh chàng Linh kêu mỏi chân rồi dừng lại. Hai người ngồi bên bờ ruộng, hứng chí Linh rút kèn ắc mô ni ca ra thổi bài "tình ca Tây bắc". Chao ôi tiếng kèn mới lạ làm sao. Đất trời như nhẹ hẳn bồng bềnh cho đến khi Linh nắm vào tay Hiên khiến mặt cô nóng bừng lên, rồi người cô lảo đảo như bị say rượu. Đôi môi vừa lướt trên kèn ắc mô ni ca bịt chặt miệng cô. Cảm giác như có một lưỡi dao thật sắc xẻ dọc thân người Hiên, tiếp liền là cơn đau dữ dội khiến trời đất như phủ đầy đom đóm. Cô gái khóc, nước mắt dàn dụa. Vầng trăng bắt đầu khuyết méo xệch nghiêng ngả. Linh ôm lấy vai cô dỗ dành.- Nhưng cũng phải nói là anh ấy cũng tốt. Hơn năm sau chúng em làm lễ cưới. Đang yên lành thì vào năm 66 anh ấy trúng tuyển nghiã vụ.- Lấy nhau như thế cũng đến năm sáu năm còn gì.Có thể bị những lời kể lể như nói với chính mình một cách tâm sự mà tự nhiên Long buột ra câu hỏi như với một người bạn đã rất thân nhau và luôn luôn nói cho nhau những điều thầm kín nhất.- Chứ còn gì nữa. Nhưng cũng lạ lắm anh ạ. Hồi chưa cưới thì em có mang đến hai, ba bận. Không hiểu tại sao đều bỏ cả. Buồn cười thật đấy. Tự nhiên Hiên cất tiếng cười thật to khiến mấy đứa trẻ đang chơi đấu gà bằng lõi những sợi hoa dâm bụt gần đấy cũng trố mắt nhìn lại. Hiên không hề để ý gì cô lại thủ thỉ như để trút hết những gì còn sót trong mình. Cô nói như ngày mai sẽ không bao giờ được nói nữa- Thế mà ở hẳn với nhau rồi. Anh ấy vì nhà ở tận Ninh bình nên ở rể luôn nhà em. Vậy mà loay hoay mãi, thậm chí hết thầy lang này đến thày lang khác mà bụng dạ em chẳng thấy nhô lên gì. Vợ chồng em nóng ruột lắm. Thấy người ta bảo vì chửa con so mà bị xẩy thì dễ quen dạ và khó đậu lắm. Sau lần đầu em lại mắc đến hai ba lần. May quá, mãi sau này… Hiên ngập ngừng để nhớ lại. Có lẽ phải đến hơn ba tháng chứ không ít đâu, em mới sực nhớ rồi lên bà lang trên Xù, Gạ chữa bằng cách buộc thuốc thì mới hiệu nghiệm đấy. Chỉ tiếc một nỗi là em có mang được ba tháng thì anh ấy nhập ngũ. Buồn nữa là khi nghe tin anh ấy bị hi sinh thì em lại bị xẩy. Khổ đang cấy thì nghe uỷ ban xã báo tin, thành ra em không chuẩn bị, nên khóc lóc vật mình vật mảy mãi thành ra… Buồn quá nhỉ? Long an ủi. Điếu thuốc Lao động cháy trên tay.- Khổ thế. Có thể do em khóc nhiều quá lại nghĩ ngợi thương anh ấy thành ra… nhưng mà thôi. Bây giờ mọi sự quên rồi. Hai cái tết qua chứ có phải ngắn ngủi gì. Con người ta thoạt trông tưởng chẳng có gì quên được. Mà nó thật như thế thì sống thế qué nào được nhỉ. Này… Đôi mắt Hiên lúng liếng liếc Long khiến anh chàng thoáng chút bâng khuâng. Long cố hỏiSao. Cô định nói gì?- Có gì đâu. Anh biết anh Hai Ngạn, cả em nữa ở đây. Thỉnh thỏang anh về đây chơi cho vui. Hôm nào rỗi anh về cho em ra Hà nội. Em nghe nói bánh tôm Hồ Tây ngon lắm phải không?- Cũng bình thường thôi. Ăn lúc nào chả được. Chỉ ngại lúc xếp hàng Gớm. Không có máy bay thì thôi. Cứ phải hàng giờ mới ăn được. Long nhận ra sự tinh nghịch mà anh có vẻ thinh thícn đã dứt khoát chấm dứt mối quan hệ với Long. Nói là tình cờ nhưng nó lại có cái lý của nó. ấy là cạnh nhà của chủ tịch Hai Ngạn cũng tức là láng giềng của Hiên có người đàn bà tên thời con gái là Mùi, sau lấy chồng mạn trên Xù, gạ thì gọi theo tên chồng là cả Nhỡ. Con gái tứ xứ thủa còn ở nhà với bố mẹ thì quen nghề gì chả biết nhưng khi đã làm dâu người Xù, Gạ thì chẳng chóng thì lâu sẽ theo nghề bán xôi. Sáng tinh mơ nào cũng đội một thúng xôi tuỳ theo mùa mà là xôi ngô xôi lạc, hay xôi đậu xôi đậu xanh vào các phố Hà nội. Chị cả Nhỡ thì quen ngồi ở góc đầu phố Ngõ Huyện nối với phố Lý quốc Sư. Ngay từ thủa còn là con gái chị đã sẵn là người bụng để ngoài da, tếu táo, chả để trong lòng mình lâu được cái gì. Thế cho nên thằng chồng chuyên nghề bổ gốc tre, gốc xoan thuê của chị dù đêm đến cứ quấn lấy giải yếm sặc mùi nước đái trẻ con và mùi lúa gạo nếp của vợ thỉnh thoảng cũng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chị chỉ vì cái mồm bô lô ba la của chị. Mặc dù chả bao giờ thù ghét ai nhưng khi mồm không có nắp thì chuyện nào lọt vào tai này của cả Nhỡ thì chỉ vài phút sau đã lọt ra đằng mồm. Mà sự đời có phải ai cũng thích chuyện của mình được cả làng, cả thiên hạ dòm dỏ đâu. Cả Nhỡ đánh vợ chỉ vì cái tính đưa chuyện vô thưởng vô phạt đó đôi lúc làm nhà người khác lục đục, cắn rứt nhau. Hôm đưa con về ăn cỗ dỗ đầu bà thím dâu chết vì bệnh dạ dầy, dạ mỏng gì đấy chị cả tình cờ nhìn thấy cái Hiên hàng xóm có vẻ xoắn xuýt một anh chàng mà chỉ cần thoáng trông thấy cách ăn mặc, nghe qua lời ăn tiếng nói của nó đã thấy rõ là người thành phố. Anh chàng này chính là Long. Hôm đó chẳng biết vui vẻ điều gì mà Long còn cho chị cả Nhỡ một ô phiếu đậu. Khi Long đi khuất chị cả nức lời kể về lòng dạ rộng rãi của chú bạn cô Hiên và khen cái Hiên mà lấy được một người như thế thì sướng cả đời. Loại người ấy thì muốn vợ kiếm được bao nhiêu cũng chả bao giờ hạch vợ một đồng xu. Cả xóm đều biết tính chị nên chẳng mấy ai để ý đến những lời bô lô, ba la của chị mãi sau con Liễn là em út chị cả. Con bé duy nhất ở nhà chịu khó và cũng ham thích học hành đang là học sinh lớp tám của trường cấp 3 mới chuyển từ Thuỵ khê về ngay cạnh trụ sở uỷ ban hành chính xã vỗ vào vai chị nói nhỏ "chị đừng quang quác lên thế. Hôm nọ chỉ vì thấy anh ấy đèo chị Hiên mà bị dân quân xã gọi vào, may có anh hai Ngạn nói đỡ chứ chỉ suýt nữa là bị giải lên huyện đấy". "Mày cứ thậm xưng lên thế, đèo nhau thì làm gì mà bị bắt". Chị Cả Nhỡ dài mồm đai, mặt cau lại. Cái Liền càng hạ thấp giọng hơn "Chị chả biết gì cả, nếu anh Long mà dính vào chị Hiên tức là làm sai chính sách hậu phương. Ai lại đi trai gái quan hệ yêu nhau với vợ bộ đội đang ngòai chiến trường". "Thế hả? ừ thì biết thế. Không cho bàn tán nữa thì tao thôi". Tuy nói thế nhưng chị cả có vẻ hậm hực lắm. Chẳng gì trông hai người cũng quả là đẹp đôi thật. Người trắng trẻo, nõn nà, mỏng mày hay hạt như con Hiên phải lấy cái anh người ngoài phố ấy mới hợp chứ lấy thằng Lan còn bà Vịn thì phí cả đời. Thằng này ăn không đọi nói không nên lời. Tháng năm một tiếng tháng mười một tiếng. Sống với người chậm mồm chậm miệng ấy thì rõ thật chán mớ đời. Tưởng mọi chuyện sẽ như làn gió thoảng qua, ai dè… Một hôm khi trong thúng của chị chỉ còn vài ba tảng xôi nữa thì hết, đúng lúc ấy Long xịch đèo Vân đến. Vân là khách quen của chị cả Nhỡ thì không nói làm gì nhưng vừa nhìn thấy Long chị cả đã định cất tiếng chào thật to. Không dè Long cũng trông thấy chị, anh kín đáo đi tránh ra xa. Long đâu có ngờ, tay thì thoăn thoắt gói xôi còn mắt chị cả vẫn dõi theo anh chàng. Đến khi đưa cho Vân gói xôi thì chị cả tuy hạ thấp giọng nhưng vẫn có vẻ sốt sắng:- Này cái nhà anh đi với cô đã lên nhà mẹ chị ở trong Cáo rồi đấy- Anh ấy lên nhà chị làm gì? Vân không dấu vẻ ngạc nhiên hỏiLúc ấy chị cả hình như quên hết lời dặn của cái Liên cứ xơi xơi kể rành rẽ một tràng như sợ có đứa nào rỗi mồm nói xen vào:- Ờ thế cô không biết anh ấy chơi rất thân, đâu như có quan hệ mật thiết kiểu như là yêu đương gì đấy với cái Hiên ở cạnh nhà chị trong quê cơ đấy Con bé lại là vợ bộ đội đang đi B nên có lần anh chàng này bị dân quân xã bắt đưa vào trụ sở uỷ ban cơ đấy. Cô là em thì cô phải bảo chú ấy. Tuy hai đứa trông thì đẹp đôi thật nhưng đừng dính vào những người chính sách mà khổ ra đấy.Càng nghe chị bán xôi nói Vân càng xây xẩm mặt mày, nhưng cô cố trấn tĩnh không để lộ cảm xúc của mình ra ngoài. Vân cầm hai gói xôi đi thẳng đến đặt nhanh một gói vào tay Long, tay cầm chặt một gói rảo chân đi thật nhanh về nhà làm Long trố mắt ra nhìn. Anh định thần chưa kịp gọi thì Vân đã đi khuất sau dẫy phố. Một tay Long vừa cầm nắm xôi vừa nắm ghi đông, anh nhẩy vội lên xe, đạp theo hút Vân. Nhưng mới đến chỗ ngoặt đầu phố, Long đã thấy Vân mở cửa đi thẳng vào nhà, đầu không hề ngoảnh lại. Ngay sau đó cánh cửa gỗ sơn mầu xanh có lẽ từ rất lâu nên đã hiện lên loang lổ vì tróc sơn đóng xập lại. Ba ngày liền, mặc dù Long tìm mọi cách để tìm gặp được Vân, nhưng tất cả đều không thành. Trong khi đó cách một ngày Vân lại tìm cớ về Phùng khoang rồi ở lỳ nhà mấy nhà chị em họ hàng. Thực bụng cô cũng mấy lần định ra gặp chị cả Nhỡ để hỏi cho rõ ràng cụ thể chuyện cô Hiên nào đó để biết cho hết bụng dạ anh chàng Long. Nom bề ngoài rồi nghe tiếng thấy cũng có đến nỗi nào, vậy mà lại bắt cá hai tay Không với anh chàng này phải nói là bắt cá ba tay chứ không phải chơi. Đã từ lâu, ngay từ hồi còn bé, vào độ mười hai, mười ba tuổi. Lúc đã bén hiểu những điều ngưòi lớn nói. Đôi khi Vân đã nghe thấy người ta bảo. Bụng dạ đàn ông thì vô cùng, chả tin được đâu. Nó như cái thùng không đáy, tài thánh cũng không đo được. Nhưng đấy là việc nghe thấy một cách tào lào chứ thực ra vừa là đứa trẻ, vừa chưa bao giờ thực mục sở thị, chưa cảm thấy sự đời nó rắc rối ra sao nên ngay đến tận bây giờ Vân vẫn chưa hiểu tường tận lời nói này. May đến tối thứ ba sau sự việc xẩy ra lại rơi vào ngày thứ bẩy. Cơm nước xong, tự nhiên cô cảm thấy lòng dạ xốn xang, gan ruột cứ như có hòn than đỏ lừ đang ủ trong đó. Vân cập rập đi vào nhà thờ. Định bụng cô sẽ đến xưitle=" ">PHẦN I - Chương 4
PHẦN I - Chương 5
PHẦN I - Chương 6
PHẦN I - Chương 7
PHẦN I - Chương 8
PHẦN I - Chương 9
PHẦN I - Chương 10
PHẦN I - Chương 11
PHẦN I - Chương 12
PHẦN II - Chương 1
PHẦN II - Chương 2
PHẦN II - Chương 3
PHẦN II - Chương 4
PHẦN II - Chương 5
PHẦN II - Chương 6
PHẦN II - Chương 7
PHẦN II - Chương 8
PHẦN II - Chương 9
PHẦN II - Chương 10
PHẦN II - Chương 11
PHẦN II - Chương 12
PHẦN III - Chương 1
PHẦN III - Chương 2
PHẦN III - Chương 3
PHẦN III - Chương 4
PHẦN III - Chương 5
ng tội với cha, mong tìm ở cha lời an ủi và cả sự mách bảo của đấng thiêng liêng. Cha xứ ngó nghiêng nhìn Vân qua ô cửa nhỏ dưới tấm lưới mắt quả trám khiến cô cảm giác dường như cha mới gặp cô lần đầu. Giọng cha trầm trầm, đục đục khác hẳn mọi khi. Bàn tay dài có chiếc nhẫn bạc vồng lên hình tròn mặt đá trong đó có khảm cây thánh giá nổi:- Lạy Đức chúa cha, đức chúa con. Hình như trong tâm con hôm nay không được yên tĩnh.- Jê su ma lạy chúa tôi… Vân mới nói đến đấy thì cổ cô nghẹn lại. Hai bàn tay cô chắp trước ngực. Nước mắt tự nhiên chảy rịn trên má buồn buồn như có sợi chỉ nào đó mơn man.- Chúa lòng lành vô hạn. Có gì con cứ nói. Trên đời này không ai có thể dấu được Chúa. Con cứ bình tĩnh suy ngẫm. Không phải vội vàng.Vân như bị thôi miên vào khoảng tối chập chờn có đỉêm vài chấm ánh sáng. Mắt cô vô hồn dõi theo bàn tay mập mạp và trắng trẻo của cha vung lên. Giọng cô hình như không phải do cô nói mà như có người nào đó ngầm xui, thúc dục khiến cô cứ để lọt ra tuồn tuột những dòng suy nghĩ vô định, bất chợt ào đến. Chốc chốc cô lại nghe văng vẳng những lời trầm đục như từ trời cao rót xuống.- Tội của con như vậy là đã rõ ràng. Con phải nhanh chóng tránh xa vùng địa ngục ấy. Con cần nhớ rằng, trong ba cõi thì những Ju đa và đệ tử của tên lừa thầy phản bạn đó nhan nhản khắp mọi nơi. Chúng hành hạ con ngưòi bằng sự lừa lọc và dối trá. Con người nhiễm phải những thứ đó lại tiếp tục làm khổ nhau vì chính những sự tương tự.- Lạy chúa tôi. Nhưng con biết làm gì bây giờ. Xin Cha mách báo, chỉ dẫn cho con.- Như mọi thứ bùa mê. Sự lừa gạt bao giờ cũng được phủ bằng bề ngoài ngọt ngào, mềm dịu dễ lọt lòng người. Đã là con người thì có mấy ai chịu được và chấp nhận dễ dàng những lời cay đắng nói rõ thân phận và sự thật lạnh lùng. Đa số nhân loại thích nghe những lời thuận tai, phỉnh phờ, ca ngợi.- Vâng. Vâng. Con xin Cha, xin Cha. Con phải nói gì, xử xự ra sao với anh ta. Ôi ruột gan con rối bời tất cả.- Con cứ bình tâm, nhẫn nại nghe cha nói đã. Con không phải làm gì cả. Anh ta cũng là người. Cũng chẳng phải kẻ ác độc, và ở góc độ nào đó anh ta cũng yêu thương con. Chỉ có điều sự yêu thương đó không hợp với lời khuyên của Chúa. Một bản tính xấu của giống người là tham lam. Sự tham lam nào mà chẳng gây phiền nhiễu cho cuộc sống của người khác. ít ra cho vợ anh ta hay cô Hiên nào đó, và cuối cùng là con. Vậy là có đến ba người đàn bà đã đau khổ vì những hành vi của anh ta. Đó là chưa kể những đứa con của anh ta sau này, khi chúng lớn lên.- Vậy thì anh ấy bị trừng phạt…?- Làm sao mà tránh khỏi. Địa ngục và những hình phạt của quỉ sẽ làm cho anh ta tỉnh ngộ. Lúc đó, lúc đó… - Không không. Có cách nào làm anh ấy tỉnh ra mà không bị xa xuống địa ngục, không bị trừng phạt đau đớn hay sao?... Vân lắp bắp những lơì gần như không bật ra từ suy nghĩ của cô.Có tiếng cười nhẹ như rơi từ vòm nhà thờ uốn cong cao vời vợi, tiếp đó là tiếng nói nhẹ nhàng như gió thoảng của Cha.- Vậy là con còn yêu thương anh chàng đó lắm. Như thế thì làm sao con có thể dứt được tội lỗi ấy. Thế thì khổ aỉ vẫn như tấm lưới bao phủ tâm hồn con. Biết làm sao được. Ân bao giờ cũng mang oán. Reo giống nào thì thu hoạch trái cây đó. Chúa đã bắt con phải tuân theo định mệnh nhân quả đó.- Không, không con sẽ chấm dứt. Chấm dứt tất cả với con ngưòi ấy. Con thề, con hứa.- Con cứ làm đi. Dũng cảm mà làm. Nếu con thực hiện được. Chúa lòng lành sẽ luôn luôn bên con. Con cứ tin đi thì mọi điều sẽ đến. Vất vả, gian nan lắm đấy. Những trái núi sọ. Những dòng sông lửa sẽ ngăn bước của con. Con gắng mà vượt qua.Con sẽ vượt qua… Vân thều thào trong hơi thở dồn dập của mình.- Cầu phước cho con. Vững tâm lên. Cuộc đời của mỗi con người trên trái đất này ai chả có cây thánh giá của đời mình. Con vác đi rồi sẽ đến thiên đàng của lòng tin, nơi tràn ngập niềm hạnh phúc và sự sung sướng.Vân lảo đảo, chân cô lâng lâng tựa như không bám vào mặt đất. Cô cố nhấc chân hạ xuống các bậc thang của nhà thờ. Những đứa trẻ đang nhảy chân sáo, miệng nói liên thiên. Nhìn thấy cô có đứa đứng sững ngó nghiêng Giá cô được quay lại tuổi thơ vô tư như chúng, giá cô… Vân giữ vẻ bình thản cố nở nụ cười lặng nở trên môi. Vượt qua khoảng sân đầy tiếng chân chạy của lũ trẻ cùng lũ chim sẻ rạn rĩ chốc chốc lại bay ào lên như vốc cát ném từ bàn tay vô hình bởi tốp trẻ xô lại. Lũ chim bay lên đậu vào hàng rào sắt vây quanh bức tượng Chúa mẹ đang bế đức chúa Jê su âu yếm. "Cầu Chúa cho lòng con yên tĩnh. Cầu Chúa… ". Cô vừa lẩm nhẩm vừa ngước lên thành kính nhìn sự yên ả và hạnh phúc của khuôn mặt Đức bà đang nựng đứa con. Nhưng ngay lúc ấy Vân đột ngột ngạc nhiên khi thấy rõ nếp áo dài của Chúa có những mảng rỉ màu xanh đang loang dần theo chiều dài của vạt váy. Ngay trong chốn linh thiêng, rỉ sét vẫn còn bám, và có thể cả bùn nữa. Biết đâu. Vân đang ngứơc lên chăm chú nhìn để có tìm ra điều mình nghĩ thì đột ngột tiếng còi báo động cất lên lảnh lót và ngay sau đó là tiếng nói lảnh lót từ chiếc loa hình nón treo ở góc sân sau tường nhà Chung "đồng bào chú ý. Đồng bào chú ý, hiện nay có một tốp máy bay địch cách Hà nội 50 cây số về phía đông… "