Chương 24
Une Voix Dans La Nuit

Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản

     rong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: "Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao?" Nguyễn Hữu Đang giải thích:
"Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm cách mạng để tiến tới Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội và muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải tiến hành Đấu Tranh Giai Cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, giờ đây phải Đấu Tranh Giai Cấp để tiến tới Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong Đấu Tranh Giai Cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (...) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Ðảng Cộng Sản đã phạm sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, rồi thì Chỉnh Huấn, Chấn Chỉnh Tổ Chức, Ðăng Ký Hộ Khẩu v.v... Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm tổng bí thư, thì làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc".
http://vnthuquan.net/user/Ct.Ly/image/anh%2012.jpg
Lịch trình 10 năm tiến lên Xã hội chủ nghiã ở Việt Nam đã xẩy ra như sau:
Đầu năm 1950, Hồ Chí Minh bí mật đi Liên Xô và Trung Quốc về. Heinz Schütte phân tích: "Tháng 1/1950, Đại Hội III Đảng Cộng Sản, tuyên bố Việt Nam chính thức đi theo đường lối Trung Quốc và đẩy mạnh chủ trương đấu tranh giai cấp trong cả nước. Điều này dẫn tới việc thủ tiêu những người bị cho là những "phần tử phản cách mạng". Sách vở Trung Quốc, đặc biệt những tác phẩm của Mao được dịch ra tiếng Việt -vài tác phẩm do chính Hồ Chí Minh dịch- để truyền bá những phương pháp của Trung Quốc trong việc vận dụng chủ nghiã Mác-Lê-Mao, trong việc tiến hành cách mạng và cải tạo tư tưởng ở Việt Nam. Tại chiến khu Việt Bắc, từ những năm 1951 đã có các khoá chỉnh huấn tư tưởng dành cho trí thức"1026.
Mấu chốt cuộc cách mạng vô sản là Đấu Tranh Giai Cấp. Từ Đấu Tranh Giai Cấp nẩy sinh Chỉnh Huấn. Chỉnh Huấn chuẩn bị cho Giảm Tô. Sau Giảm Tô đến Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Tư Sản, Thanh Trừng Trí Thức. Từ Trung Quốc về, Hồ Chí Minh bắt tay vào việc thực hiện những chiến dịch này từ 1950 đến 1960 để hoàn thành cuộc Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghiã.
Cho đến nay, hai tác giả viết về tiến trình 10 năm tiến lên Xã Hội Chủ Nghiã một cách rõ ràng nhất là Hoàng Văn Chí trong Từ thực dân đến Cộng sản và Nguyễn Mạnh Tường trong Une voix dans la nuit - Tiếng vọng trong đêm. Sách của Hoàng Văn Chí - Mạc Định, dưới dạng nghiên cứu, ra đời từ 1962, nguyên tác tiếng Anh, đã được dịch sang tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Việt do chính tác giả dịch, đã được phổ biến rộng rãi và Phạm Thị Hoài đưa lên Talawas những năm gần đây.
Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường, trong khi chờ đợi bản đánh máy, kèm với bản chụp ảnh và bản dịch sẽ đưa dần lên Internet, chúng tôi dịch và giới thiệu những phần chính, giống như việc Boudarel đã làm khi ông giới thiệu bài Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo" của Nguyễn Mạnh Tường sang tiếng Pháp cách đây hơn 20 năm. Nhưng trước khi đọc Nguyễn Mạnh Tường, chúng ta cần tóm tắt lại chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất qua sự trình bầy của Hoàng Văn Chí.
● Chỉnh Huấn
Theo Hoàng Văn Chí, hồi ở Khu Tư, Nguyễn Sơn có viết mấy cuốn sách nhỏ về Chỉnh Quân, Chỉnh Phong, và Chỉnh Đảng1027, vì không ưa Nguyễn Sơn nên Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp không dùng, chỉ chép lại những nét đại cương, lập nên phong trào Rèn Cán Chỉnh Cơ1028. Sau này, khi Nguyễn Sơn đã trở lại đất Tầu, năm 1951 và các cố vấn Trung Quốc đã sang Bắc Việt để huấn luyện, Đảng mới áp dụng phương pháp "cải tạo tư tưởng" hoàn toàn theo kiểu Mao, gồm Chỉnh Phong, Chỉnh Đảng hợp lại gọi là Chỉnh Huấn.
Vì mọi cấp bậc đều phải đi học, nên Chỉnh Huấn chia làm nhiều đợt để mọi người có thể thay phiên nhau nghỉ việc, đi học. Mỗi khoá chỉnh huấn dài ba tháng, thêm một tháng sắp xếp ăn ở. Vì vậy, mỗi chiến dịch chỉnh huấn kéo dài từ 1 năm đến 18 tháng, cán bộ cao cấp đi học trước, rồi về dạy học viên khoá đầu.
Bài học do Trường Chinh soạn, nhưng một phần được in lại từ cuốn sách Sửa Đổi Lề Lối Làm Việc của XYZ - một biệt hiệu của Hồ Chí Minh - do nhà xuất bản Sự Thật in và chính ông Hồ viết năm 1946. Vẫn theo Hoàng Văn Chí, khi học viên có thắc mắc mà giáo viên đả thông không nổi, thì ông Tr nọ, việc kia. Điều đó không đúng. Chế độ gọi là báo cáo thỉnh thị rất chặt chẽ trong nội bộ đảng Cộng Sản và trong bộ máy chuyên chính của nhà nước cũng thế, nghiêm ngặt lắm.
● Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
- TK: Thưa ông Nguyễn Hữu Ðang, trước hết xin ông cho biết thực chất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là gì?
- NHĐ: Tôi nhớ có một lần Lê Ðạt nói chuyện với bà đấy, nói rằng đó là một cố gắng đối thoại đầu tiên giữa những đảng viên, cán bộ, trí thức, để tìm một giải phóng tốt đẹp hơn cho xã hội. Kết cục cuộc đối thoại đó không có kết quả. Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, thì đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống -không phải chống Đảng Cộng Sản đâu, mà đấy là chống- cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Ðảng Cộng Sản đã phạm sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, rồi thì Chỉnh Huấn, Chấn Chỉnh Tổ Chức, Ðăng Ký Hộ Khẩu v.v... Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm tổng bí thư, thì làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc. Lúc bấy giờ chúng tôi cũng cảnh giác, chúng tôi theo đảng Cộng Sản nhưng chống chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Nhưng rất tiếc là lúc bấy giờ, thế lực của Liên Xô rất mạnh, áp lực của Trung Quốc cũng rất mạnh cho nên cuộc đối thoại ấy không có kết quả.
- TK: Thưa ông, từ thời Mặt Trận Bình Dân, ông đã từng là cán bộ hùng biện tuyên truyền cho Ðảng. Rồi đến năm 45, ông làm bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền cho cụ Hồ. Vậy đến lúc nào thì ông bắt đầu nghi ngờ Ðảng?
- NHÐ: Tôi bắt đầu -cái tin tưởng của tôi có yếu đi- là bởi vì ban Tuyên Huấn Ðảng có đưa ra một thông tri, một chỉ thị khẳng định là những đảng viên thuộc giai cấp tiểu tư sản không đáng tin cậy lắm, phải cảnh giác. Thì tôi rất buồn. Theo đó mấy tháng, thì có một cuộc Chỉnh Huấn. Trước khi vào chỉnh huấn, tôi biết rằng, tôi sẽ bộc lộ thành phần của tôi, tức là tiểu tư sản trí thức. Tôi sẽ phải nhận không biết bao nhiêu là khuyết điểm, do cái thành phần tiểu tư sản bấp bênh dao động nọ kia... Tôi có ý cũng như là giận dỗi, chán nản đó. Tôi có hỏi một người bạn cũng như là một người anh, là ông Nguyễn Khánh Toàn, tôi bảo: "Tôi muốn xin ra Ðảng thì có nên không?" Thì ông ấy khuyến khích tôi, ông ấy bảo không nên, cứ cố gắng đấu tranh bản thân, rồi khắc phục, rồi nhờ giúp đỡ của tập thể nọ kia... Ðấy! Thì cuối cùng tôi cũng không ra Ðảng. Nhưng mà từ đấy trở đi, tinh thần hăng hái của tôi cũng kém đi nhiều. Ðến khi có Cải Cách Ruộng Đất thì tôi không đồng ý tí nào, nhưng mà kỷ luật lúc bấy giờ nghiêm ngặt lắm. Bất cứ ai có lời nói, việc làm, cử chỉ, hay một thái độ tỏ rằng không đồng tình -chẳng nói là không đồng tình về việc lớn là Cải Cách Ruộng Đất đâu- mà chỉ không đồng tình về một vài chi tiết nhỏ, cũng không được. Ðồng thời với việc phát hiện Cải Cách Ruộng Đất, thì ở Liên Xô lại họp Ðại Hội Đảng Cộng Sản XX, lúc bấy giờ nó lại phát hiện ra rằng: Ðảng Cộng Sản cũng có thể phạm sai lầm! Lúc bấy giờ trong người tôi bùng lên một tư tưởng: Vì chân lý mà đấu tranh. Kỷ luật của Ðảng không thể trói buộc mình được, nếu mình thấy phải, mình cứ làm, cứ nói. Lúc bấy giờ không sợ tổ chức nhiều quá nữa. Bấy giờ mới tự tin ở mình, phải thẳng thắn đấu tranh. Ở thời đó, thì tư tưởng gọi là đấu tranh, phê bình của anh em văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng tập hợp nhau thành phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
- TK: Thưa ông, điểm gặp gỡ mấu chốt giữa ông và các anh em văn nghệ sĩ là gì ạ?
- NHÐ: Anh em có một điểm gặp nhau là dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận được cái chế độ cực quyền, chế độ toàn trị, là cái biến dạng của chuyên chính vô sản. Nhưng mà thể hiện đấu tranh để chống lại chủ nghĩa Mao hay chủ nghĩa Staline sẽ cụ thể ra bằng cái gì? Thì cuối cùng cũng chỉ có vấn đề là: Tự do sáng tác, tức là không chấp nhận chủ nghĩa xã hội của Staline Zhdanov đẻ ra mà trái lại cũng vẫn muốn thể hiện cái hiện thực phê bình như là ở thế kỷ XIX ở phương Tây như là những Balzac, Flaubert, rồi Maupassant, rồi Hugo, Stendhal... lúc bấy giờ anh em tha thiết lắm.
- TK: Thưa ông, rút cục vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đã kết thúc ra sao? Ông và các bạn đã trải qua những giai đoạn như thế nào?
- NHÐ: Thì tất nhiên tôi là người -tiếng bấy giờ gọi là- "đầu sỏ trong cái bọn Nhân Văn Giai Phẩm" thì tôi bị bắt giữ và đưa ra tòa. Ra tòa thì họ buộc cho cái tội là "phá hoại về chính trị". Lúc đầu thì đề ra phạm kỷ luật tuyên truyền, nhưng phạm kỷ luật tuyên truyền thì nhẹ lắm, mà thêm một cái là "phá hoại về chính trị" thì tội đó rất nặng. Ở trước tòa án thì tôi nhận mấy điểm như thế này:
1/ Tôi có phạm kỷ luật của Ðảng và của nhà nước về phương diện gọi là tuyên truyền.
2/ Trong việc làm của tôi, cũng có những vụng về sai sót. Anh em cũng như tôi thôi, thế nhưng tôi gánh trách nhiệm nặng hơn.
3/ Ðộng cơ thì nhất định là tốt: Chúng tôi chỉ vì dân, vì nước mà tin rằng việc mình làm có ích nước lợi dân cho nên làm thôi.
Cho nên ra tòa tôi nhận hết, chứ tôi không có bào chữa, không cãi cọ gì nhiều cả. Thậm chí là sau khi bị kết án 15 năm thì tôi cũng không ký chống án gì cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ, khoan hồng hay là nọ kia. Không! Cái việc đó không!
Ở đây tôi phải nói ngay với bà về việc bà hay quan tâm đến bà Thụy An. Người ngoài người ta cũng nói đến bà Thụy An rất nhiều, nhưng mà thật ra thì thế này: Bà Thụy An không tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả! Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người khác hay với tôi bao giờ. Không! Không hề có! Tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng gặp nhau, cũng nói chuyện. Nhưng tại sao lại cứ quy cho bà ấy là Nhân Văn và bà ấy cũng cứ nhận như thế, thì cái đó tôi có thể hiểu như thế này: Bà Thụy An bị cơ quan an ninh nghi bà ấy làm gián điệp cho Pháp, vì thời tạm chiếm, bà ấy có quan hệ với nhiều người Pháp. Ðến lúc đi, người ta sắp cử bà ấy làm giám đốc đài phát thanh cơ mà! Như thế là bà ấy cũng có địa vị, có uy tín, thì đáng nhẽ là bà ấy phải theo chính quyền ngụy vào trong Nam chứ, bà ấy lại không theo vào, bà ấy ở lại vì lý do chuyện cá nhân của bà. Vì bà ấy ở lại như thế thì người ta lại càng nghi: Ờ, thế là bà này là địch cài lại đây! Nguy hiểm lắm đây! Rồi người ta theo dõi. Bà ấy không tham gia vào Nhân Văn nhưng làm một, vài việc không hợp ý lãnh đạo lắm. Thí dụ như bà ấy thuê những phim như Hamlet chẳng hạn. Người ta nhìn vào đó người ta cho rằng: Ðấy! Cũng là một cách để đánh lạc hướng, cạnh tranh với những phim Tàu, Liên Xô không được hay, đưa cái phim Hamlet ra để át những phim kia! Thế rồi đến vở kịch, bà ấy cùng với anh Phan Tại, ở cùng nhà và có thân thiết đấy, tổ chức vở kịch Thầy Tú tức là Topaze của Marcel Pagnol, thế thì người ta cũng lại cho rằng tại sao trong nước cũng viết vở nọ, vở kia, thiếu gì, không diễn, mà lại đem vở kịch ấy ra. Khi đã nghi thì trông gà hóa cuốc, cái nọ thành ra cái kia. Thế là người ta quy bà cùng với anh Phan Tại vào tội gọi là "phá hoại chính trị" và đem ra xử, xử cùng một phiên tòa. Nhưng mà họ không hỏi tôi về bà Thụy An bao giờ cả. Lúc hỏi cung cũng thế và lúc ra tòa cũng thế, không hỏi về bà Thụy An. Và họ cũng không hỏi gì bà Thụy An về chuyện Nhân Văn cả mà cứ hỏi về chuyện riêng của bà ấy thôi. Nhưng người ta gây ra một sự hiểu nhầm, tức là tưởng như bà Thụy An cùng một vụ với tôi. Trong thời sự cũng như trong các tài liệu sách báo ghi lại này khác, thì bà Thụy An cứ là người trong Nhân Văn.
Có lần giam ở Hà Nội xong rồi người ta đưa chúng tôi lên trại giam Yên Bái. Chuyến đi ô-tô đó cùng đi có Thụy An, và cả tôi. Ðến lúc lên Yên Bái, ở trại giam người ta hỏi để ghi sơ bộ lý lịch. Người ta hỏi tôi thì tôi nhận tôi làm báo Nhân Văn Giai Phẩm, rồi phạm kỷ luật tuyên truyền nọ kia. Còn bà Thụy An, khi hỏi đến tội bà ấy, bà ấy trả lời một câu gọn lỏn, tôi ngạc nhiên hết sức, bà ấy khai: "Ðịch trong Nhân Văn!" Úi giời! Tôi giật nẩy mình. Tôi bảo: "Quái, cái bà này sao lại khai lạ lùng như thế này?"
Ðến năm 1973, trước khi được trả lại tự do, tôi có gặp lại bà ấy ở bệnh xá của một trại giam, Người ta chăm sức khỏe để cho về đấy. Tôi mới hỏi chị là: "Chị, tại sao chị lại nhận là "Ðịch trong Nhân Văn" là thế nào? Chị có ở trong Nhân Văn bao giờ đâu?" Thì bà ấy bảo: "Tôi bị công an nó hỏi cung, nó đe dọa, nó truy bức nặng quá, tôi đành phải nhận như thế cho qua chuyện. Tôi nhận liều. Tôi xin lỗi anh." Thế thôi. Chuyện nó buồn cười như vậy đó.
- TK: Thưa ông, ông được về trong trường hợp nào?
- NHÐ: Không phải là hết án mà về đâu chị ạ. Cũng không phải là nhà nước khoan hồng. Tôi về là ở trong cái diện gọi là "Ðại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris." Bên miền Nam người ta cũng đại xá chính trị phạm. Miền Bắc cũng đại xá chính trị phạm. Trại tôi ở là thuần túy chính trị. Họ giải tán trại đó, tất cả những người giam ở đó đều được đưa về. Nhưng mà về rồi, cũng còn phải chịu cái tự do hạn chế, bị phân biệt đối xử thế nào đó, nhưng về danh nghĩa thì được đại xá đấy!
- TK: Thưa ông, ông có thể cho biết là hiện giờ ông sống như thế nào?
- NHÐ: Sau việc đàn áp rồi thì đến năm 73 tôi được về quê, quản chế mà. Cưỡng bức cư trú. Thì tôi cứ ở quê thôi. Ði đâu cũng phải qua công an cho giấy mới đi được. Còn anh em có phần dễ dàng hơn. Các anh ấy cũng bị đưa đi cải tạo, lao động, thực tế lao động này khác, chứ còn giam giữ thì chỉ có tôi với Phùng Cung thôi. Tôi bị 15 năm, anh Phùng Cung 12 năm. Một số anh em sau đó đã được phục hồi như chị đã biết đó: Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, v.v..., Phùng Quán nữa. Bây giờ thì đời sống các anh ấy cũng đã tạm ổn định. Ðời sống của tôi thì trước gay go lắm, nhưng mà từ 1990, tôi đã được hưởng một cái lương hưu hạn chế, thực chất nó là một thứ trợ cấp thôi. Cách đây vài tháng thì tôi đã được cấp một gian nhà ở, vì tôi thuở bé đến giờ chưa bao giờ có nhà cả, bây giờ người ta cấp nhà, tuy rằng nhà cho thuê thôi, như thế cũng là phấn khởi lắm.
- TK: Trước khi từ giã, xin hỏi ông một câu hỏi chót là nếu so sánh với thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm thì việc tự do sang tác ở thời này, khác với thời kỳ ấy như thế nào?
- NHÐ: Chị hỏi về việc sáng tác, thì riêng phần tôi, bây giờ tôi cũng có thể viết sách báo được. Người ta vẫn kiểm duyệt rất chặt chẽ, nhưng nếu mình viết khéo, mình viết cho đúng với đường lối chính sách, thì người ta cũng có thể in cho đấy. Có khả năng người ta in cho. Tôi chưa được in quyển nào bao giờ cả, nhưng mà viết báo thì tôi cũng viết năm, mười bài, người ta cũng để cho đăng thôi, miễn là đừng có động chạm gì lắm. Còn nói về cái sáng tác chung của mọi người, chuyện tự do sáng tác bây giờ như thế nào, thì tôi nói thật với chị là cái nguyên tắc chuyên chính vô sản, nguyên tắc của một nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý rất chặt những sản phẩm tinh thần, sảm phẩm văn hóa. Cho nên ở Hà Nội này và cả trong nước, văn nghệ sĩ mà viết lách như thế là có hai cơ quan giám sát để người ta sàng lọc, người ta kiểm duyệt. Tức là:
1/ Ban Tư Tưởng Văn Hóa. Nó thay Ban Tuyên Huấn ngày xưa đấy. Ban Tư Tưởng Văn Hóa của Ðảng.
2/ Có những cơ quan an ninh thuộc Bộ Nội Vụ đấy. Những cơ quan đó cũng theo dõi và khi cần, người ta cũng can thiệp vào nội dung của thơ văn. Hiện bây giờ nó như thế. Tóm lại là nó cũng không thay đổi gì lắm đâu! Cũng như thời trước thôi. Thực tế thì vẫn là phải lãnh đạo chặt chẽ ngành văn học nghệ thuật. Phải lãnh đạo chặt chẽ và anh em muốn làm được cái gì thì cũng phải phục tùng sự lãnh đạo đó, sự kiểm soát đó, sự sàng lọc đó. Nếu có những tác phẩm nào có giá trị, muốn được in ra, thì cái đó cũng phải trông nhờ sự sáng suốt của những cơ quan kiểm soát, những cơ quan lãnh đạo ấy, chứ không phải là tự cái hay, cái tốt của nó mà nó có thể ra đời, nó có thể đi đến quần chúng được. Tôi cho cái đó là rất tự nhiên thôi. Chừng nào mà Ðảng còn giữ độc quyền lãnh đạo, chừng nào còn có chuyên chính vô sản, thì việc đó phải là như thế thôi, không thể nào khác được. Tự do sáng tác phải lệ thuộc rất nhiều vào dân chủ hóa. Bao giờ có dân chủ hóa nhiều thì bấy giờ mới có tự do sáng tác nhiều. Hai cái đó nó gắn liền với nhau.
TK: Xin cám ơn ông Nguyễn Hữu Ðang.

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật

RFI ngày 3-9-1995 và 10/9/1995


Xem Tiếp: ----