Những câu chuyện góp nhặt từ hội nghị ở châu Âu
“Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”

    
ó là tên chương trình giao lưu thanh niên quốc tế tại vương quố Anh (5 đến 9-8-2002). Có 300 đại biểu đại diện cho những thủ lĩnh thanh niên từ năm châu lục trên thế giới tham dự chương trình.
 
Mỗi đại biểu dự một trong năm hội thảo chuyên đề: Toàn cầu hoá, Sức khoẻ, Công bằng xã hội và nhân quyền, Văn hoá, Môi trường. Ngoài thời gian tranh luận về các chủ đề trên, các nhòm còn tham gia việc xây dựng tượng từ chất liệu thiên nhiên, người mẫu là một cô bé người Anh có khuôn mặt rất xinh xắn. Bức tượng này được đặt tại một nơi trang trọng như một món quà kỉ niệm của các đại biểu đối với trường cao đẳng Atlantic, xứ Wales: khuôn viên là lâu đài Thành Donat, một toà lâu đài bằng đá kiên cố được xây dựng từ thế kỷ 14 có tường thành và biển bao quanh, nơi được ban tổ chức chọn làm địa điểm thực hiện chương trình giao lưu này.
Chúng tôi cũng chia nhau tham gia các hoạt động vẽ trảnh tuyên truyền giao lưu quốc tế và làm những con diều mang thông điệp hoà bình. Bức tranh rất lơn, đủ màu sắc do chính chúng tôi vẽ bằng màu nước và kí tên, với hình ảnh thiếu nhi trên thế giới nắm tay nhau tạo thành năm vòng xoắn ốc to dần từ trong ra ngoài được treo trên lối đi của tiền sảnh. Những con diều được các bạn Ấn Độ khởi xướng với những dòng chữ “Cứu lấy thế giới”, “Hoà bình hay không gì cả”, “Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”..., sau mấy tiếng đồng hồ được những bàn tay vụng vè cắt dán cũng bay cao tít trên bầu trời chan hoà ánh nắng, một ngày nắng ấm hiếm hoi của xứ Wales lạnh già và quanh năm mưa phùn.
Có một sự kiện trong đem quốc tế đã làm tất cả đại biểu thế giới sửng sốt và xúc động: các thành viên trong đoàn Israel và Palestine cùng xuất hiện bên nhau trên sâu khấu, trong trang phục truyền thống khác nhau, cùng hát những bài hát của hai dân tộc.
Tôi tham gia hội thảo chuyên đề “Toàn cầu hoá”. Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau, các đại biểu cùng rút ra được những mối quan tâm chung về chủ đề này. Theo yêu cầu của khoá học, mỗi nhóm chuyên đề phải thực hiện một dự án, nhóm tôi làm một phim tài liệu xoay quanh quan điểm về toàn cầu hoá của các nước. Tôi phỏng vấn Steve, sinh viên đại học Harvard, về ý kiến của thanh niên Mĩ đối với những chính sách đối ngoại của chính quyền Bush, và anh đã làm mọi người ngạc nhiên khi phát biểu: “Cũng như nhiều người trẻ tuổi ở nước tôi, tôi phải thú nhận rằng chính quyền chúng tôi không thật sự công bằng trong trò chơi toàn cầu. Họ nghĩ rằng họ mạnh hơn tất cả, và vì thế họ có quyền làm mọi điều họ muốn. Vầy toàn cầu hoá (globalization) thực chất chỉ là Mĩ hoá (Americanization), đó là điều tôi còn nghi ngờ”.
Khi bước trên đường phố London, qua tháp chuông Big Ben, điện Buckingham, quảng trườn Tralfagar, sông Thames... tự nhiên tôi nhó năm học cấp II, háo hức đoạ bài viết trong sách giáo khoa Anh văn lớp 9 về những cảnh đẹp ở London trong giờ học tiếng Anh. Khi đó tôi không biết gì về vi tính, ít tham gia vào các hoạt động phong trào, London là một thành phố sương mù xa lắc xa lơ, “toàn cầu hoá” là một từ xa lạ cà VN còn chưa gia nhập ASEAN. Chỉ mới mấy năm mà biết bao nhiêu thay đôie, VN đã gia nhập cuộc chơi toàn cầu, đã là thành viên của ASEAN, APEC và hi vọng trong tương lai không xa lắm là WTO; tôi đã là sinh viên năm cuối đại học, thành viên ban chấp hành hội sinh viên TP.HCM, đã đi vài nước trên thế giới, được học bổng này qua mạng Internet và trở thành đại biểu duy nhất của VN tham gia chương trình, được thăm sân vận động bóng đá Highbury của câu lạc bộ Arsenal... Và hơn hết, được gặp gỡ và học hỏi từ những người bạn đủ quốc tịch, màu da nhưng cùng một ước mơ trở thành một trong “Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”.