Sau khi thả con lừa bé nhỏ xuống nước đã được năm chục phút, lão lái buôn tự nhủ : Trong giờ phút này chắc là con lừa què đã chết hẳn rồi. Ta kéo nó lên để lột da mà làm trống. Thế rồi lão kéo cái giây đã cột bốn cẳng con lừa. Các em thử đoán xem ? Đáng lẽ ra là một con lừa thì lão thấy xuất hiện một Thằng người gỗ đang còn sống và quằn quại như một con lươn. Trông thấy Thằng người gỗ này, lão ngỡ mình nằm mơ. Lão kinh ngạc, mồm há hốc, mắt như muốn rơi ra khỏi tròng. Lúc đã hoàn hồn, lão than khóc : Con lừa ta ném xuống bể bây giờ đâu rồi ? Thằng người gỗ cười đáp : Chính tôi đây ! Mày à ? Vâng chính tôi ! À quân ăn cướp ! Mày muốn nhạo báng tao hử ? Tôi mà nhạo báng ông à ? Không đời nào đâu ông ạ ! Lời nói của tôi hết sức đúng đắn. Nhưng mày là một con lừa thì làm thế nào trong lúc ở dưới nước, lại biến thành Thằng người gỗ được ? Đó có lẽ là công hiệu của nước biển. Biển thường hay có cái lối đùa giỡn như thế. Này Thằng người gỗ ! Mày hãy coi chừng ! Hãy coi chừng tao. Chớ có chọc ghẹo tao. Mày mà làm tao nổi xung thì khốn khổ cho mày đó! Này ông chủ! Ông có muốn biết rõ tất cả sự thật không? Hãy tháo cái cái dây trói chân tôi ra rồi tôi kể cho mà nghe. Lão lái buôn này vốn có bụng tốt, vả lão cũng muốn biết sự thật, nên mở hết các mối giây ở chân Thằng người gỗ. Bích nô cô được tự do như chim trời liền nói: Tôi kể để ông hay rằng: “Trước kia tôi là một Thằng người gỗ như ông thấy đây! Đáng lẽ ra tôi được thay lốt biến thành một đứa trẻ như tất cả những đứa trẻ khác trên đời này, nhưng vì tôi lười biếng, bỏ nhà ra đi theo bạn bè hư hỏng. Một buổi sáng sớm, trong lúc ngủ dậy, tôi bỗng hóa thành một con lừa, hai tai và cái đầu dài thượt. Chao ôi! Tôi thẹn thùng biết bao! Tôi cầu trời để ông chẳng bao giờ gặp phải một điều như vậy. Người ta đem tôi ra chợ phiên để bán chung với những con lừa khác. Một ông chủ gánh xiếc trong đầu đã có ý định tập cho tôi vọt và nhảy vòng. Nhưng một hôm, trong lúc trình diễn, tôi ngã một cái què mất hai chân. Ông chủ xiếc biết rằng một con lừa què không còn ích lợi gì cho ông ta nữa, nên đem tôi đi bán, và chính ông là người đã mua tôi. - Tao mua mày hai mươi xu, thế thì ai trả lại số tiền ấy cho tao? - Ai bảo ông mua tôi làm gì? Ông mua tôi để lấy da làm trống ư? Làm trống ư…? - Giờ đây tao phải làm sao cho ra tấm da khác? - Ông chủ ơi! Không nên thất vọng. Trên đời này không thiếu gì lừa đâu. - Thằng ranh kia! Câu chuyện của mày đã hết chưa? Thằng người gỗ đáp: Chưa. Chỉ còn mấy lời nữa thôi. Sau khi mua tôi xong, ông đem tôi đến đây để giết, nhưng vì ông có một tấm lòng nhân đạo nên chỉ lấy thừng cột đá vào cổ tôi mà ném xuống biển. Cử chỉ thanh nhã ấy đã làm hân hạnh cho ông và cũng làm cho tôi ghi ân muôn thuở. Nhưng mà ông chủ yêu mến ơi! Lần này ông đã tính toán mà không nghĩ đến bà Tiên. Bà Tiên nào thế? Mẹ tôi đấy! Bà giống như tất cả các bà mẹ hiền thương con và luôn luôn để ý đến con, âu yếm cứu giúp con trong cơn hoạn nạn, mặc dù những đứa trẻ này trốn học để đi chơi, tính tình xấu xa, đáng lẽ phải bỏ liều chúng mới phải. Tôi nói rằng bà Tiên hiền từ ấy lúc trông thấy tôi sắp chết đuối, đã sai một bầy cá đến cứu tôi. Chúng tưởng tôi là một con lừa đã chết, nên bắt đầu rỉa thịt để ăn. Chao ôi! Bữa tiệc mới ngon lành làm sao? Tôi không ngờ cá lại còn háu ăn hơn bọn trẻ nữa. Con thì ăn tai của tôi, con thì ăn mồm, ăn cổ, ăn lông gáy, ăn da chưn, ăn lưng. Trong bầy cá có một con nho nhỏ đã lễ phép ăn giùm chùm đuôi cho tôi. Lão lái buôn nói: Từ này tao thề không thèm ăn cá nữa. Khi mổ ruột một con cá hồng hay cá thu mà trông thấy đuôi ngựa trong ruột nó chắc là tao khó chịu lắm. Tôi cũng như ông vậy. Thế rồi ông biết không? Lúc cá ăn sạch lớp da lừa bao trùm từ đầu xuống đến chân tôi, lẽ tất nhiên là chúng gặm đến cả xương tôi của tôi nữa – nói cho đúng là chúng gặm cả đến gỗ. Đây này! Ông hãy nhìn xem! Tôi làm bằng một thứ gỗ rất cứng, sau khi đã dùng răng đớp ba miếng, chúng nhận thấy gỗ cứng quá, răng không thể làm gì tôi và ghê tởm cho thứ đồ ăn khó tiêu này, chúng đi tản mác mỗi con một nơi, và không động chạm gì dến tôi nữa. Cũng vì thế nên lúc kéo giây lên, ông trông thấy không phải là một con lừa chết mà lại là một Thằng người gỗ còn sống. Tao cóc cần câu chuyện của mày. Lão đáp một giận giận dữ. Tao chỉ biết một điều là tao đã bỏ ra hai mươi xu mà mua mày và tao chỉ muốn lấy số tiền đó lại. Mày có biết tao sẽ làm gì không? Tao sẽ đem mày ra chợ cân mày để bán theo cũi khô cho người ta đem về chụm lửa. Ông cứ việc bán tôi đi! Tôi không còn thích gì hơn nữa. Nói đoạn nó đánh một phóc xuống nước. Nó vui vẻ lội ra khỏi bờ, nói vói lại với lão lái buôn đáng thương hại ấy: Xin kiếu ông nhé! Nếu khi nào ông có cần đến da để bịt trống, ông hãy nhớ đến tôi nhé! Rồi nó cười và tiếp tục lội. Được một lát nó ngoảnh lại và hét lớn: Xin kiếu ông nhé! Nếu khi nào ông cần một ít cũi khô để đốt, ông hãy nhớ đến tôi nhé! Trong nháy mắt nó đã lội ra xa tít không còn ai trông thấy nữa, nghĩa là chỉ trông thấy trên mặt nước một điểm đen, chốc chốc đưa chân lên khỏi mặt nước và nhào lộn như một con hải trư lúc nô đùa vui vẻ. Nó lội mãi như thế không có lấy một chủ định. Bỗng Bích nô cô thấy ở giữa nước một hòn núi đá giống như thứ đá cẩm thạch trắng và trên đỉnh núi có một con dê cái nhỏ đang kêu be be, tiếng kêu tha thiết và đang ra dấu gọi nó đến. Điều đặc biệt hơn cả là lông của con dê bé nhỏ ấy không phải trắng hoặc đen hay nhiều màu sắc như bao nhiêu con dê khác, mà lông nó lại xanh, màu xanh da trời, lấp lánh trông giống hệt tóc bà Tiên. Các em hẳn cũng nghĩ rằng quả tim của Bích nô cô lúc ấy đập mạnh ra sao! Nó cố đem hết sức ra để lội đến núi đá. Vừa được nửa đường, nó thấy trồi lên mặt nước một cái đầu ghê gớm của một con thủy quái lội về phía nó, mồm mở rộng ra như cả một cái hố thẳm, hai hàm rằng của nó nhe ra chỉ trông thấy cũng đủ khiếp. Con thủy quái này chính là con cá Nhám mà trong truyện này đã nhiều lần nói đến. Người ta tặng nó một cái biệt hiệu là “Bạo Chúa của loài cá và các nhà chài lưới” vì tính thích tàn sát và hung bạo của nó. Hãy tưởng tượng nỗi khủng khiếp của Bích nô cô lúc trông thấy con thủy quái. Nó cố tránh, lội qua ngả khác để trốn, nhưng cái mồm mênh mông há rộng ra cứ nhanh như tên tiến về phía nó. Bích nô cô ơi! Hãy mau lên! Con dê nhỏ và đẹp kêu be be lên thế. Bích nô cô dùng cả hai tay, thân thể, chân và bàn chân để lội một cách thất vọng. Mau lên Bích nô cô, kẻo con quái vật ấy đã gần đến nơi rồi. Bích nô cô đem hết sức bình sinh của nó để lội nhanh gấp đôi lên. Bích nô cô! Hãy coi chừng, con quái vật ấy đã kịp ngươi rồi đó! Nó đấy rồi! Mau lên, mau lên! Ngươi nguy mất rồi! Không bao giờ Bích nô cô lội nhanh như thế, vùn vụt, vùn vụt như một con cá. Nó đã đến được núi đá và con dê cúi xuống trên mặt biển, đưa hai chân trước ra để giúp nó lên khỏi mặt nước. Nhưng chậm mất rồi. Quái vật đã đuổi kịp nó. Con cá trong lúc hô hấp đã nuốt trửng nó như nuốt một quả trứng gà. Cá đánh ựt một cái rất mạnh khiến Bích nô cô ngã nhào vào ruột nó. Ngã mạnh quá, Bích nô cô ngất đi đến hơn một tiếng đồng hồ mới tỉnh. Khi hoàn hồn, nó không còn hay biết gì nữa. Nó cũng chẳng rõ hiện mình đang ở trong một thế giới nào. Quanh mình nó đâu cũng bóng tối, một thứ bóng tối dày đặt đến nỗi nó tưởng chun vào một trong một lọ mực. Nó lắng nghe, nhưng không có một tiếng động nào cả. Chốc chốc nó cảm thấy có những luồng gió mạnh thổi vùn vụt vào mặt nó. Ban đầu nó không nghĩ ra những ngọn gió đó ấy từ đâu mà lại, nhưng sau nó mới hay rằng từ trong phổi con quái vật đưa ra. Nhưng cũng nên nói ra để các em biết, con cá Nhám Xà đang khổ về bệnh suyển. Mỗi khi nó thở người ta cứ tưởng là gió bấc nổi dậy. Ban đầu Bích nô cô cố giữ vững can đảm, nhưng đến khi đủ bằng chứng đích xác là nó đang nằm trong ruột con quái vật, nó bắt đầu la khóc: Ai cứu tôi với! Ai cứu tôi với! Khốn khổ cho tôi chưa ? Không ai cứu tôi được sao ? Bác muốn có người cứu bác hử ? Câu nói ấy từ trong bóng tối đưa ra giọng ồ ồ rè rè như tiếng đàn sai bậc. Bích nô cô sợ đến lạnh xương sống, vội hỏi : Ai đó ? Tôi ! Tôi là Cá Thu đây ! Tôi cũng bị một cảnh ngộ đáng thương, cũng bị con cá Nhám nuốt như bác đây ! Thế bác là cá gì đấy ? Tôi không phải là cá gì cả. Tôi chỉ là một Thằng người gỗ. Nếu không phải là cá sao bác lại để cho con quái vật nuốt. Tôi có để cho nó nuốt đâu ? Chính nó tự nuốt đấy chứ ! Bây giờ tôi làm gì trong bóng tối này nhỉ ? Hãy đành chịu đựng như vậy và chờ cá Nhám tiêu hóa luôn cả hai chúng ta. Bích nô cô thét ngược lên và khóc : Nhưng tôi không muốn bị tiêu hóa. Tôi cũng vậy, tôi không muốn bị tiêu hóa, nhưng tôi là một nhà hiền triết, tôi tự an ủi lấy mà nghĩ rằng, đã sinh ra là cá thì chết đuối dưới nước vẫn là danh giá hơn chết trong chảo dầu. Rõ khờ dại ! Bích nô cô la lên thế. Đó là ý kiến của tôi, Cá Thu đáp lại. Cũng như về chính trị, tất cả ý kiến đều phải được tôn trọng. Còn tôi, tôi muốn ra khỏi nơi này, tôi muốn trốn thoát. Nếu trốn được thì bác cứ trốn đi ! Thằng ngưòi gỗ hỏi : Con cá Nhám đã nuốt chúng ta có lớn không ? Bác hãy tưởng tượng là mình nó dài hơn một cây số, đó là chưa kể đến cái đuôi. Trong lúc trò chuyện, Bích nô cô thấy xa xa, rất xa, một thứ ánh sáng. Bích nô cô hỏi : Ánh sáng gì ở đàng kia thế ? Có lẽ ánh sáng của một kẻ nào cùng chung một cảnh ngộ với chúng ta và cũng như chúng ta đang chờ đợi cá tiêu hóa. Để tôi đến đó xem thử. Có lẽ một con cá nào đã lớn tuổi cũng nên. Biết đâu nó không có cách bày cho tôi trốn thoát ! Tôi cũng hết lòng cầu chúc cho bác đó ! Kiếu từ ! Bác Cá Thu nhé ! Kiếu từ bác, chúc bác được may mắn. Rồi chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu ? Làm sao biết trước được điều đó ! Hay hơn là đừng nghĩ đến