úng 5 giờ 20 tôi đỗ xe trước thư viện. Còn nhiều thì giờ nên tôi ra khỏi xe đi dạo. Thành phố sau mưa. Tôi giết thời gian bằng cách vào một quán cà phê đứng, xem một ván đánh golf được ti vi truyền hình trực tiếp. Sau đó tôi vào hiệu chơi điện tử. Đây là trò dùng súng chống tăng để diệt một đoàn xe bọc thép tiến qua sông. Ban đầu tôi thừa điểm nhưng càng chơi thì xe tăng của địch càng lúc nhúc tăng quân số và rốt cuộc san bằng cứ điểm của tôi. Đòn hủy diệt là một vụ nổ chớp léo như bom nguyên tử và màn hình trắng xóa. Sau đó là dòng chữ GAME OVER – INSERT COIN hiện lên. Cạnh hiệu chơi điện tử có một cửa hàng kim khí. Trong cửa kính bày đủ loại công cụ xếp ngăn nắp. Các bộ cờ lê và vặn vít, máy bắn ghim và máy vặn vít chạy điện. Cả một hộp da đựng công cụ chính xác của Tây Đức. Không lớn hơn một các xắc phụ nữ, nhưng trong đó xếp gọn gàng từ cưa cỡ trung đến búa và hiệu điện thế, tất cả những gì cần thiết. Bên cạnh đó là một bộ ba chục lưỡi dao trổ. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến một bộ dao trổ có đến ba chục lưỡi hoặc hơn; tôi ngạc nhiên nhìn chúng nằm thành hàng. Mỗi lưỡi có hình khác, một số lưỡi có dạng lạ lùng đến mức khó tưởng tượng ra chúng được sử dụng cách nào. Trái với hiệu trò chơi điện tử đinh tai nhức óc, cửa hàng kim khí lặng như tờ. Tận cuối cửa hàng, một ông trung niên đeo kính, tóc thưa thớt, đang tháo lắp gì đó. Như có linh tính mách bảo, tôi vào cửa hàng và tìm một cái bấm móng tay. Cạnh dãy dao cạo râu, một loạt bấm móng tay nằm thẳng hàng trên tấm gỗ như bộ sưu tập bướm. Một cái trong đó có hình dạng kỳ lạ khiến tôi không sao đoán nổi làm sao có thể dùng nó để bấm móng tay được. Tôi cầm nó ra quầy. Đó là một vật bằng inox dài chừng năm phân; không rõ người ta bấm vào đâu và như thế nào thì cắt được móng tay? Ông chủ cửa hàng bỏ cái vặn vít và máy đánh trứng ra khỏi tay và giải thích cho tôi. “Anh xem này. Một, thấy chưa, hai. Và ba – thế là ra một cái bấm móng tay!” “Tài thật!”, tôi nói. Quả thật nó biến thành một cái bấm móng tay chính cống. Ông ta gấp nó về dạng ban đầu và đưa tôi. Tôi lặp lại các động tác của ông – một cái bấm móng tay. “Hàng tốt đấy”, ông nói, tựa như tiết lộ cho tôi một bí mật. “Của hãng Henckels bên Đức, bảo hành trọn đời. Rất tiện đem đi du lịch. Không gỉ, lưỡi sắc. Có thể cắt được cả vuốt chó!” Tôi trả 2.800 yên. Ông gói nó vào bao da đen đưa tôi rồi làm tiếp máy đánh trứng. Trước mặt ông là mấy cái đĩa trắng sạch sẽ, mỗi đĩa đựng một cỡ đinh vít của máy đánh trứng. Những chiếc đinh vít đen trên đĩa trắng trông rất hạnh phúc. Tôi cầm cái bấm móng tay ra ô tô. Trong lúc đợi cô thủ thư, tôi nghe băng Brandenburg Concertos. Vừa nghe tôi vừa nghĩ tại sao những chiếc đinh vít trên đĩa trông hạnh phúc như vậy. Có thể vì chúng đã không còn là một phần của máy đánh trứng, và được phép không là gì khác mà chỉ là đinh vít. Hoặc vì những cái đĩa trắng là một vị trí danh dự đối với đinh vít. Dù thế nào chăng nữa: thấy chúng hạnh phúc là một cảm giác tốt lành. Tôi lại lôi cái bấm móng tay ra khỏi túi áo vest, mở nó ra, cắt thử một móng tay, gấp lại như cũ và cho vào bao da. Nó cắt tốt. Về khía cạnh nào đó, của hàng kim khí giống như một bể cá không ai thích vào xem. Gần sáu giờ, giờ đóng cửa thư viện, mọi người ào ra. Rất nhiều học sinh trung học, ai cũng xách túi thể thao bằng nylon như của tôi. Cũng có vài người lớn tuổi. Chiều Chủ nhật họ đến phòng đọc tạp chí và bốn nhật báo khác nhau. Như những con voi, họ thu lượm kiến thức rồi về nhà ăn tối. Khi mọi người ra hết, một hồi chuông vang lên. Sáu giờ. Tiếng chuông lanh lảnh khiến tôi nhận ra mình đói ngấu. Không có gì lạ: hôm qua tôi hầu như không ăn gì, và từ sáng sớm hôm nay chỉ ăn một nửa cái bánh kẹp giăm bông và trứng, một miếng bánh phô ma nhỏ và mấy con hàu sống. Cơn đói giống như một cái hố lớn. Sâu và tối. Người ta có thể ném viên đá vào như t&occirc;n, mấy ông già trong khu công chức, viên quản lý nhà máy điện và cuối cùng là ông gác cổng – nhất định giờ này họ đang ngồi trong phòng mình và nghe tiếng bão tuyết gầm rú bên ngoài. Tôi sẽ mất đi, mất tất cả những địa điểm và con người ấy, mất vĩnh viễn. Cả cô thủ thư nữa. Nhưng tôi sẽ không quên những câu chuyện và khuôn mặt ấy trong phần đời còn lại. Tôi sẽ nhớ đến họ, tựa như vừa thấy họ hôm qua. Cho dù thành phố này lắm ngang trái, cho dù người ở đây không có tâm hồn – đó đâu phải là lỗi của họ? Thậm chí tôi sẽ nhớ cả ông gác cổng. Ông ta cũng chỉ là cái đinh vít nhỏ trong cả một bộ máy lớn, một trong nhiều người bị bức tường thành phong tỏa không sao thoát ra được. Một thế lực nào đó đã tạo ra vòng kim cô bằng gạch này, con người chỉ đưa chân vào và bị cầm cố trong đó. Tôi tin rằng tôi có thể yêu thành phố này, những địa điểm và cư dân ở đó. Tôi không thể ở lại đây, đúng thế, nhưng đơn giản là tôi yêu tất cả. Đúng lúc ấy có gì đó bùng lên trong óc tôi, thoảng nhẹ, khó nhận ra. Một hòa âm chợt vướng lại, dai dẳng đợi, tựa như muốn đòi gì. Tôi mở mắt và nhấn hợp âm đó lần nữa. Tay phải tôi tìm các âm thanh tương thích. Tôi khó nhọc lắm mới tìm ra bốn nốt đầu tiên thích hợp với hợp âm đó. Chúng như những tia nắng dịu dàng nhảy múa từ trên trời xuống và từ từ len vào tim tôi. Bốn âm thanh ấy cần tôi, và tôi cần chúng. Tôi ghì nút hợp âm vừa tìm được ở bên phím trầm và nhấn đi nhấn lại bốn nút kia bên phím giai điệu. Chúng gọi những âm kế tiếp và một hợp âm từ ba nốt khác. Trước tiên tôi tìm hợp âm ấy. Và tìm được ngay. Giai điệu này khó tìm quá, nhưng bốn nốt đầu đã giúp tôi tìm đến năm nốt tiếp theo. Hợp âm tiếp theo từ ba âm khác cũng nảy ran gay. Đó là một bài hát! Chưa phải một bài đầy đủ, nhưng ít nhất cũng là các nhịp đầu tiên. Tôi lặp đi lặp lại ba hòa âm với mười hai nốt. Nhất định phải là một bài hát mà tôi rất thuộc. Danny Boy! Tôi nhắm mắt chơi hết bài hát. Khi đã nhớ ra bài đó, giai điệu và hợp âm cứ thế tự tuôn chảy ra ngón tay. Tôi chơi đi chơi lại bài hát. Giai điệu tràn ngập trái tim, làm dãn từng sợi cơ trong cơ thể xơ cứng của tôi. Bài hát bị quên lãng lâu ngày ngân nga trong tai, thấm sâu đến xương tủy – chắc chắn tôi phải có một khát vọng đón chờ nó từ tận sâu thẳm trong tâm hồn! Tôi đã mất nó quá lâu, đến nỗi quên cả khao khát được nhớ đến nó. Âm nhạc làm tay chân và da thịt tôi, cả tâm hồn tôi từng tê cứng trong mùa đông nay tan ra, âm nhạc trả lại cho đôi mắt tôi ánh sáng hằng khao khát. Có cảm giác như qua âm nhạc mà tôi cảm nhận được hơi thở của thành phố. Tôi ở trong thành phố, và thành phố trong tôi. Nó thở, nó chuyển động theo nhịp cơ thể tôi. Và run rẩy. Cả bức tường cũng bập bềnh, phập phồng. Nó dãn nở như làn da tôi. Tôi đắm chìm vào giai điệu của Danny Boy, chơi đi chơi lại rất lâu bài hát ấy, rồi tôi đặt đàn xuống sàn nhà, dựa vào tường và nhắm mắt. Người tôi vẫn bập bềnh. Tựa như tất cả xung quanh đều là tôi. Tường thành, cánh cổng, bầy thú, khu rừng, dòng sông, lỗ gió, hồ nước – tất cả, tất cả đều là tôi mà thôi. Tất cả đều trong tôi. Ngay cả mùa đông lê thê cũng là một phần tôi. Cô thủ thư không mở mắt, ngay cả sau khi tôi đã bỏ tay khỏi đàn. Nước mắt tuôn trào dưới hàng mi cô nhắm chặt, trong khi hai tay cô ghì chặt cánh tay tôi. Tôi quàng tay lên vai cô và chạm môi lên mi mắt cô. Nước mắt cô ấm nóng. Da cô mềm và ẩm. Một tia sáng kỳ bí và dịu dàng khiến gò má cô ửng lên và những giọt lệ sáng lấp lánh. Ánh sáng đó không thể từ bóng đèn tù mù dưới trần nhà kho. Nó trong trẻo như ánh sao, mặc dù vậy rất ấm áp. Tôi đứng dậy tắt đèn. Giờ thì có thể nhận ra nguồn sáng từ đâu – đầu lâu! Đầu lâu tỏa sáng! Căn phòng sáng tựa ban ngày. Ánh sáng dịu như mặt trời mùa xuân và lặng lẽ như ánh trăng. Dường như trong nháy mắt, ánh sáng bị lãng quên trong muôn vàn đầu lâu ngủ say trên giá chợt bừng dậy. Chúng im lìm tỏa sáng lóng lánh như mặt biển dưới ánh nắng ban mai. Và mặc dù tôi nhìn thẳng vào chúng nhưng mắt không bị lóa và không hề đau. Ngược lại, ánh sáng ấy chùm lên tôi một sự yên tĩnh đê mê, tràn vào tâm hồn tôi như một hơi ấm của những kỷ niệm xa xưa. Tôi nhận ra mắt mình đã lành lại từ lâu. Không gì có thể làm tổn thương chúng được nữa. Một quang cảnh tráng lệ! Mọi nơi quanh tôi lấp lánh và nhấp nháy. Đồng lòng trong lời nguyện im lặng, tất cả tỏa sáng như những viên ngọc nằm dưới đáy hồ nước trong vắt. Tôi cầm một đầu lâu lên tay và khẽ lướt đầu ngón tay lên đỉnh sọ. Lập tức tôi nhận ra tâm hồn của cô. Nó đây rồi! Nó dịu dàng và âu yếm áp vào đầu ngón tay tôi. Hơi ấm và ánh sáng từ những tia mỏng mảnh của tâm hồn cô còn yếu ớt, nhưng đó là hơi ấm và ánh sáng, không ai cướp chúng của cô đi được nữa. “Nó đây này, tâm hồn của em đây!”, tôi nói. “Ánh sáng này chỉ từ tâm hồn em tỏa ra mà thôi.” Cô gật đầu rất khẽ và nhìn tôi với cặp mắt đẫm lệ. “Bây giờ anh có thể đọc được tâm hồn em, bây giờ anh có thể ráp từng mảnh lại thành một khối nguyên vẹn. Tâm hồn em không lạc lối và tan nát nữa. Nó đây rồi, và không ai lấy nổi của em được nữa.” Tôi đặt một nụ hôn nữa lên mi mắt cô. “Em hãy để anh một mình ở đây một lát”, tôi nói. “Đến sáng sớm anh sẽ đọc xong tâm hồn em. Sau đó anh sẽ ngủ mấy phút.” Cô gái gật đầu đưa mắt nhìn lần nữa dọc dãy đầu lâu đang tỏa sáng lấp lánh trước khi rời khỏi kho. Sau khi cô đóng cửa, tôi tựa lưng vào tường và ngắm muôn vàn tia sáng thanh mảnh chấp chới phát ra từ các đầu lâu, ngắm mãi không thôi. Đó là những giấc mơ xưa mà cô vẫn gìn giữ, nhưng đồng thời cũng là những giấc mơ của tôi. Nhưng để cuối cùng tìm được chúng, tôi đã phải đi con đường dài dằng dặc qua thành phố nằm trong bức tường vây quanh này. Giờ là lúc tôi đến đích. Tôi nhặt một đầu lâu, áp tay lên và từ từ nhắm mắt.