ích Nhân khi đến đây đã cải lại dung mạo. Côn Luân tứ kiếm mừng rỡ cùng bước tới tham kiến. Quần hào thấy rõ, nếu không có Tích Nhân xuất hiện kịp thời, dù đông người hơn, họ và Bạch liên giáo sẽ bị người áo trắng che mặt giết hại rất nhiều. Võ công của người áo trắng đúng là khủng khiếp, ra tay là người chết. Quần hào cũng tự biết không ai có khả năng như vậy, không ai có thể cản trở nổi, và chỉ trong thời gian ngắn cục diện trận chiến sẽ thay đổi ngay. Tích Nhân đúng là cứu tinh đã xuất hiện kịp thời. Một người có công lực có thể cản trở người áo trắng, buộc lão phải vội vã rút lui bằng thủ đoạn đê hèn, cũng phải có công lực bảy tám chục năm hỏa hầu, nhưng Tích Nhân trước mặt họ chỉ là một thanh niên quá trẻ thì không ai không khỏi ngạc nhiên. Nghe Côn Luân tứ kiếm tham kiến Tích Nhân, mọi người càng ngạc nhiên hơn. Chiêu Hòa thiền sư hoan hỉ niệm Phật hiệu: - Thì ra thí chủ là người mà Côn Luân lão nhân đã ủy thác trọng trách võ lâm. Lành thay! Lành thay! Tích Nhân cung kính tham kiến mọi người: - Vãn bối có cơ may gặp gỡ Lão nhân, trong lúc người tự biết tử kỳ không về Côn Luân kịp, nên chỉ nhờ chuyển cây kiếm và ba chiêu kiếm pháp mới nghiên cứu được. Không ngờ có việc được xem là trưởng lão côn Luân làm vãn bối rất ngượng ngập. Chiêu Hòa thiền sư thở dài: - Kiếp nạn võ lâm sắp tới sẽ phải nhờ thí chủ ngăn cản cho. Hôm nay, không có thí chủ xuất hiện, thì các phái đã tổn hại rất nhiều. Trong cõi mênh mông mọi việc đã được dự liệu. Lành thay! Lành thay! Thiên cơ cười kiều mỵ, lớn tiếng: - Vị công tử kia có công đuổi lão Tiêu Bân, nhưng Bạch liên giáo chúng tôi đã phải nhọc công rất nhiều, mấy người anh em bị chết, không nghe Hòa Thượng nói một tiếng cảm ơn! Chiêu Hòa không đáp lời Thiên cơ mà quay sang Tứ thánh: - Lão nạp xin lỗi quý vị. Chúng tôi cũng đang muốn nghe cho biết sự việc xảy ra như thế nào. Tại sao cô nương kia lại đề cập đến Tiêu công công? Bọn tấn công là ai. Tại sao Bạch liên giáo lại xuất hiện? Tiêu thánh: - Lão phu nghĩ trong lòng Thiền sư đã rõ ít nhiều. Nhưng để lão phu nói thêm cho rõ ràng hơn. Việc chúng ta cùng biết Huệ đế còn sống, và bị bọn Tiêu Bân, Dương Khanh đưa người đến giết, là nguyên nhân cần diệt khẩu. Với Bạch liên giáo chúng tôi, chúng không dễ gì tìm ra để giết cho hết và cho rằng Bạch liên giáo có nói gì thì cũng chỉ là tiếng rêu rao của những người đang chống triều đình, nên chúng không ngại. Chúng ngại nhất là từ miệng những người trong danh môn chính phái nói ra. Bạch liên giáo do giáo chủ văn thành thánh võ biết rõ ý đồ của chúng, biết chúng giết hết toàn bộ thuộc hạ của Dương Khanh, bọn hắc đạo chỉ mua chuộc bằng tiền bạc. Biết việc chúng sẽ cố tình giả danh Bạch liên giáo để tiêu diệt mọi người, vừa diệt khẩu, vừa làm cho các phái thù oán thêm Bạch liên giáo chúng tôi, nên chúng tôi phải ra tay ngăn cản. Chiêu Hòa thiền sư nhắm mắt niệm Phật hiệu: - Cám ơn Thành thí chủ có lời giải thích, lão nạp sẽ cầu nguyện cho những người tử nạn hôm nay sớm siêu sinh, nhưng chúng ta nước lửa không dung, việc hôm nay.. e rằng cũng không nên coi là điều phải... truyền tụng. Tiêu thánh cười dài: - Bạch liên giáo xuất hiện hôm nay vì không muốn Tiêu Bân và Đoan Mộc Vô Nhai lấy tên tuổi Bạch liên giáo làm phương tiện mà thôi. Ha.ha.. Bạch liên giáo tự mình đứng vững, không cần phải xử dụng chút liên lạc nhỏ. Ông tay khoát tay cho thuộc hạ. Trong lúc bọn Bạch liên giáo rút nhanh vào rừng, Tiêu thánh nghiêm nét mặt: - Từ đây về Thiếu Lâm còn xa ngàn dặm, Tiêu Bân chưa giết hết mọi người không yên tâm. Các vị cẩn thận! Bạch liên giáo chỉ đối phó với triều đình họ Chu, nhưng từ lâu các phái cũng coi chúng tôi là kẻ thù, một phần do bọn Cẩm y vệ gây hiểu lầm, một phần chúng tôi ở vào thế không tự vệ không xong. Mong rằng sau này các vị hiểu cho chúng tôi muốn thế thiên h&agra lên kinh ngạc. Ngô Nghi lớn tiếng: - Võ công của Lê trưởng lão quả là siêu thần nhập thánh. Công ơn cứu mạng rất lớn lao. Nhưng đâu có thể một người đã bảy mươi đi làm đệ tử một người chỉ khoảng hai mươi? Tửu Cái vẫn quỳ dưới đất quát hỏi Ngô Nghi: - Ngươi muốn dạy ta phải không? Có lề luật giang hồ nào qui định sư phụ phải lớn tuổi hơn đệ tử hay không? Võ công Lê thiếu hiệp xứng đáng làm sư phụ ta. Ta xin làm đệ tử có gì không phải? Cái bang là một bang hội chứ không phải là một võ phái. Võ công của ta học người này một chút, người kia một chút. Xưa nay chưa có sư phụ. Có điều gì để ngăn trở ta cầu xin sư phụ thâu nhận làm đệ tử? Sau khi ngẩn lên quát tháo Ngô Nghi, Tửu Cái lại khấu đầu: - Xin sư phụ ban ân. Tích Nhân hoang mang bối rối, chẳng biết làm gì, chẳng biết nói sao, lại đưa mắt cầu cứu Chiêu Hòa thiền sư. Lần này ông chấp tay: - Vạn sự tùy duyên. Tăng nhân xưa nay cũng nhận những người lớn tuổi đáng cha anh làm đệ tử để dạy dỗ, truyền bá lời Phật dạy. Bên Nho học, văn nhân cũng không thiếu trường hợp thầy nhỏ hơn trò. Tần thí chủ đã có lòng, việc này Lê trưởng lão có thể theo tình, theo lý mà quyết định. Tích Nhân nghĩ chỉ mấy chữ vạn sự tùy duyên, nhưng biến hóa thiên hình vạn trạng. Đời người ân oán thân thương, liên hệ chằng chịt đều khởi từ duyên nghiệp, nên thở dài: - Tần trưởng lão đã có lòng, vãn bối cũng không biết sao chối từ. Nhưng để tiền bối có quyết định chín chắn. Tại hạ xin nói trước, tại hạ là cháu ngoại Đằng tiên lão nhân gia, nhưng không phải là chưởng môn phái này, mà là chưởng môn của một môn phái ở Trung nguyên, mấy trăm năm nay vẫn giữ hành tung bí mật, tên tuổi môn phái không tiết lộ ra người bên ngoài. Mỗi đời chưởng môn tính cả sư huynh muội và đệ tử không quá mười người. Đệ tử của bản môn có thể xuất gia, có thể làm đạo sĩ, ni cô, hay một lương y, có vợ có con hay độc thân tùy theo ý thích mỗi người. Nhưng đã là đệ tử bản môn thì không đua đòi danh vọng, phù phiếm xa hoa. Lấy đạm bạc, hòa dồng với thiên nhiên làm cách sống, lấy cứu nhân giúp đời làm tiêu chuẩn để sống. Mỗi năm ít nhất phải dành sáu tháng đi lo việc giải độc cho người bị độc thương, trị bệnh cho người bị bệnh, bênh vực kẻ cô thế, cứu vớt kẻ đau khổ. Mỗi năm ít nhất phải dành ba tháng nghiên cứu côn trùng thảo mộc hay học sách vở của bổn môn trau dồi kiến thức. Là đệ tử bổn môn làm việc thiện, truyền dạy sự chữa trị bệnh tật cho dân chúng là những điều bắt buộc phải làm mà không có sự tưởng thưởng nào. Nhưng ngược lại nếu cố tình làm điều tàn ác nào, hạ độc cho bất cứ ai, sẽ bị phế bỏ công lực hay giết chết ngay. Tiền bối có thể chấp nhận được và thực hiện được hay không? Tửu Cái nghe thấy tôn chỉ rất khó khăn, nhưng sẽ trở thành người cứu nhân độ thế, hơn nữa ông đã là một người ăn mày, xưa nay đã sống đạm bạc rày đây mai đó, nên rập đầu binh binh: - Tần Minh nhất định làm được. Tích Nhân chẳng còn có thể nói gì hơn, nhẹ nhàng: - Ta nhận ngươi làm đệ tử. Tửu Cái rập đầu ba lượt, Tích Nhân đỡ dậy, thở dài: - Chúng ta.. xưng hô nhau.. cũng sẽ thật khó khăn. Tửu Cái dõng dạc: - Tam luân, quân, sư, phụ là đạo lớn làm người. Xin sư phụ đừng làm cho người ta phải chê bai môn phái chúng ta. Trong thời gian gần một đêm bên cạnh Tố Thư, ngoài âu yếm cả hai nói nhiều về Bách độc môn, Tích Nhân rất cảm khái về tôn chỉ cao cả của môn phái, không còn phân vân chút nào mà cùng Tố Thư quyết định phải chấn hưng lại, thu nhận môn đồ, thực hiện tôn chỉ cao đẹp, hành hiệp cứu người. Việc phải thu nhận Tửu Cái thật quá bất ngờ, ông ta cũng đã quá già, nhưng có điều chắc chắn biết rõ ông là người thẳng thắn, cương trực, trượng nghĩa hành hiệp nên lòng cũng thấy rất vui, nghiêm mặt: - Đồ đệ an tâm. Ta đã nhận ngươi làm đồ đệ thì sẽ rất nghiêm khắc. Hôm nay nghỉ một ngày. Nhưng ngày mai bắt đầu học võ công của bản môn. Tửu Cái vòng tay: - Đệ tử cố gắng để xứng đáng là đệ tử sư phụ. Tích Nhân thân mật vỗ vai ông ta cười: - Bản môn không cấm uống rượu. Cứ uống tùy thích. Bản môn cũng không cấm đồ đệ làm trưởng lão Cái bang. Chỉ có điều đồ đệ đã có tuổi, phải cố gắng học hỏi để có thêm khả năng giúp ích cho đời, cho người. Ngày mai ta bắt đầu truyền thụ võ công cho đồ đệ. Ngươi muốn học môn nào trước? Tửu Cái hớn hở: - Cái gì cũnggồi thu mình giây lát rồi đi tiếp. Với Tích Nhân hiện giờ cọp, rắn rết, ma qủy.. đều không nguy hiểm bằng con người! Khi tiếng chim buổi sáng bắt đầu trổi những điệu nhạc du dương, và ánh sáng le lói xua tan màn đêm, Tích Nhân thấy mình đang ở trong một con suối, nước quá gối, lòng nước rộng hơn trượng, hai bờ đá thẳng đứng cao quá đầu, cây cối gai góc rậm rạp che phủ thành vòm bên trên nhìn lên không thấy bầu trời. Suốt đêm ngâm mình dưới nước, Tích Nhân muốn tìm một nơi khô ráo để nằm nghỉ, nhưng chẳng thấy nơi nào trống trải cả, đành men theo con suối đi tiếp. Đi một lúc nữa Tích Nhân mới cảm thấy nước dưới chân âm ấm, và nhớ là suốt đêm chạy trốn có mệt mỏi sợ hãi, nhưng chỉ rét cóng lúc mới rớt xuống nước còn bò lết đi được một lúc sau thì hầu như chẳng thấy lạnh lẽo nữa, thì ra dòng nước suối là dòng nước nóng. Dọc hai bờ suối gai góc, cây cối giăng mắt chằng chịt nên khi gặp một phiến đá bằng phẳng trong lòng suối, Tích Nhân bèn nằm lăng ra để nghỉ mệt. Có lẽ bây giờ cũng đã trưa, qua vòm cây lá bên trên Tích Nhân không nhìn rõ bầu trời xanh hay mù đục, nhưng có thể nhìn thấy ánh sáng dọi chiếu xuyên qua kẽ lá và khi thấy được ánh sáng, Tích Nhân cũng thấy trên những cành cây, tàn lá, có những con vật đang nhẹ nhàng trườn mình qua lại, có những con bám chặt trên thân cây, cuộn mình nằm yên. Những con vật mà Tích Nhân nằm ngửa nhìn lên thấy rõ là rắn, rất nhiều loại rắn.. Xà khê! Tích Nhân nghe Bế Thiệu nhắc đến hai tiếng Xà khê, hay khe rắn là một trong những vùng ác địa ở Đại Việt, ít ai dám léo hánh tới. Con đường từ Kinh thành lên trấn Lạng chỉ đi băng qua gần khu xà khê nhưng mỗi khi đi qua lại, từ thương buôn đến quân lính đều phải đi ban ngày và phải mang theo nào cây xun, cây ngải, hùng hoàng kỵ rắn để đề phòng bất trắc. Đi sâu vào xà khê chỉ hạng chuyên dùng độc nổi tiếng và những cao thủ thượng thừa trên giang hồ. Thấy rắn khắp trên cây và nhớ hai tiếng xà khê, Tích Nhân vô cùng sợ hãi, nghĩ rằng cả đêm mình đã đi theo con suối mà không gặp rắn, thì cứ bò theo con suối, có dòng nước nóng ấm rắn sẽ không làm nguy hại, và phải thoát nhanh ra khỏi chỗ ác hại này. Tích Nhân lại rón rén bò xuống nước, rồi len lén, nhẹ nhàng lội theo dòng nước đi tiếp. Cuối cùng Tích Nhân cũng ra khỏi dòng suối nhỏ hai bờ cây cao che phủ, đến một nơi quang đãng, một thung lũng nhỏ. Con suối đổ vào hồ nước độ vài mẫu giữa thung lũng đang bốc hơi như sương mù. Ra đến thung lũng Tích Nhân càng cảm thấy sợ hãi hơn vì khắp nơi, cây nhỏ có rắn nhỏ, cây lớn có rắn lớn và trên mặt đất cũng lúc nhúc rắn bò. Oâi! Có thể nói đây là một thung lũng rắn. Tích Nhân không thể nào biết mình đã lọt vào xà động. Một nơi mà từ xưa đến nay chưa ai dám đặt chân vào. Khi thoát khỏi bao vải, sợ người đuổi bắt Tích Nhân lần mò theo khe suối mà đi. Vì đêm tối, tâm trạng nặng nề sợ đau khổ, Tích Nhân mãi đi, không để ý, không nhìn thấy gì, nếu thấy càng đi xuôi theo dòng nước càng gặp nhiều rắn và khi dòng suối chảy vào một hang ngầm dài vài chục trượng và chung quanh miệng hang đu đầy những rắn thì dù có gan bằng trời cũng chẳng bao giờ dám đi tiếp và lọt vô xà động như bây giờ. Sở dĩ loài rắn trong xà khê không con nào ngăn trở hay làm hại Tích Nhân thứ nhất là vì người hắn đang mang đầy nọc độc của kiến. Nọc độc của kiến không giết Tích Nhân, nhưng làm cho người hắn sưng vù tiết ra mùi hôi của loài kiến quen thuộc trong khu vực xà khê. Ngoài cả người không khác gì ổ kiến, vì mò theo lòng suối mà đi, rắn không nằm dưới nước nên Tích Nhân đã không đạp nhầm hay quơ trúng rắn, một điểm nữa là thông thường loài vật dù độc hại và hung dữ đến đâu cũng đều có một thứ linh giác bén nhạy, nếu con người có ý làm hại hay sợ hãi chúng thì chúng mới tấn công, ngược lại không có chút gì lo sợ mà tự nhiên với chúng, thì chúng cũng nằm yên và đó là trường hợp Tích Nhân. Tích Nhân bấy giờ chỉ sợ con người theo đuổi, hoàn toàn không biết đi vào hang rắn, động rắn, vì đi trong trạng thái hoàn toàn vô úy với rắn, cho nên loài rắn cũng chẳng buồn để ý đến hắn. Khi Tích Nhân nhìn thấy và lo sợ, thì rắn trong động cũng hình như phát hiện có người xâm nhập vào lãnh thổ của chúng. Khe nước đi vào thung lũng hai bờ không còn cao nữa mà chỉ độ hơn thước nên khi rắn lần lần kéo tới, thì Tích Nhân chỉ có con đường duy nhất là chạy vào hồ, và nước trong hồ không đủ sức nóng làm phỏng người, nhưng khá nóng nên rắn chỉ kéo tới rồi nằm chung quanh, có con cất đầu, có con quẫy đuôi, nhưng không con nào lội xuống nước để tấn công Tích Nhân. Vào hồ nước Tích Nhân thấy giữa hồ có một cù lao đá rộng độ vài trượng, trên cù lao có cây cỏ ra hoa màu đỏ và lá màu tím thẩm. Thấy chung quanh hồ rắn đầy dẫy nhưng chúng không bò xuống nước, Tích Nhân nghĩ rằng cù lao đá giữa hồ nước là nơi an toàn có thể ngồi hay nằm nghỉ ngơi. Tích Nhân lội ra cù lao, nước trong hồ có chỗ sâu đến cổ, ra gần cù lao hơn, Tích Nhân thấy nước nóng hơn, nhưng cũng cạn dần và đến sát cù lao thì chỉ sâu đến bụng. Trèo lên cù lao, Tích Nhân thấy giữa ở giữa cồn đá lại có một giếng nước đường kính vài thước, nước bốc hơi ngùn ngụt và chung quanh giếng nước mấy thước chỉ có đá trắng không cây cỏ nào mọc được. Sờ lên đá Tích Nhân thấy rất nóng và nghĩ rằng nước trong ao nhỏ giữa cù lao cũng nóng nhiều so với nước trong hồ. Thấy gần mép cù lao có một miếng đá cao vài thước bề mặt bằng phẳng đủ một người nằm và mặt đá sờ lên chỉ âm ấm, Tích Nhân bèn trèo lên nằm nghỉ. Trải qua bao nhọc nhằn, đau đớn và không giây phút chợp mắt, vừa nằm giây lát Tích Nhân đã ngủ vùi và khi giật mình thức giấc trời đã vào đêm. Sau một giấc ngủ say, Tích Nhân thấy người khoẻ khoắn, những nhức nhối ngứa ngáy vì kiến cắn trên da thịt chỉ còn cảm giác tê ngứa, nhưng bụng lại đói cồn cào. Nhìn vào trong rừng chung quanh thung lũng, chung quanh hồ nước Tích Nhân thấy cả rừng cây, bờ hồ, bờ cỏ muôn ngàn đốm ánh sáng nhấp nháy lóng lánh khi ẩn khi hiện trông đẹp tuyệt vời nhưng biết đó là mắt rắn. Khắp nơi đều rắn, hắn nghĩ nếu không thể thoát khỏi nơi này chỉ có cách ăn rắn mới sống được. Nhưng rắn bầy rắn lũ như thế làm sao có thể bắt được một con mà không nguy hiểm? Đói quá, Tích Nhân mò bức một chiếc lá cỏ tím mọc ven cù lao, đưa lên miệng nhai thử thấy cay và đắng vô cùng, hắn vứt ngay chiếc lá nhưng đã thấy miệng rát bỏng biết là cây cỏ có độc nên không còn có ý nghĩ ăn lá cây đỡ đói nữa. Tích Nhân thầm tính có lẽ hắn bị bắt, bị đem đi và trốn thoát đến giờ này đã hai ngày hai đêm. Tính ra thời gian, Tích Nhân càng cảm thấy đói hơn nữa, nhưng đành ngồi một nơi ôm bụng chịu đựng. Ngồi một lúc, Tích Nhân lại nghĩ đến cái ngủ. Ngủ có thể quên được đói, nhưng bụng đói cồn cào Tích Nhân lại không thể nào ngủ được và cứ phải ngồi lên rồi nằm xuống. Cuối cùng Tích Nhân ngồi lên ôm bụng thở dài, và khi vô tình nhìn quẩn quanh, Tích Nhân chú ý thấy bờ đá quanh chiếc giếng nhỏ phát ra một thứ ánh sáng lờ mờ và nước dưới giếng hình như gợn sóng phản chiếu ánh sáng nhấp nháy lên xuống, vòng vèo trông rất đẹp. Tò mò, Tích Nhân cởi áo quần cột hai bàn chân rón rén đến xem và thấy trong giếng có một con rắn trắng như tuyết dài hơn thước, to bằng ngón chân cái, đang lượn lờ lên xuống qua lại. Có lẽ đã sống rất bình yên trong giếng chưa bị ai hay con thú nào rượt bắt nên Tích Nhân đến miệng giếng ngồi xuống, con rắn trắng vẫn không để ý, vẫn bình thản lượn lờ. Nhìn thấy con rắn, cặp lông mày lưỡi kiếm của Tích Nhân cau lại, đôi mắt hiện ra nỗi vui mừng rồi nhanh chóng lừa khi con rắn lượn lên vừa tầm tay liền chụp bắt. Con rắn bất ngờ bị bắt, vùng vẫy lấy thân quấn chặt lên tay Tích Nhân, nhưng hắn cũng liền đưa cổ rắn lên miệng cắn mạnh. Sau khi hút hết máu, Tích Nhân ăn cả da thịt con rắn, chỉ phun ra ngoài những mẫu xương sống của nó. Tích Nhân đã hút máu, ăn sống con rắn trắng không phải vì đói mà xuất thân từ gia đình võ học, có học qua y thuật và cũng biết mình bị bệnh thất âm tuyệt mạch may ra chỉ có những hãn thế kỳ trân dị thảo như như thiên niên tuyết sâm, thiên niên hà thủ ô, linh chi ngàn năm và máu huyết của bạch long xà mới có thể chữa khỏi. Bạch long là một loại rắn không độc, da thịt thơm ngon, ngoài công năng chữa bách bệnh, nó còn có tác dụng bội tăng công lực cho người luyện tập võ công. Chỉ có người có nhiều duyên phước mới gặp được bạch long, không ai dụng tâm đi tìm mà có thể gặp nó, bởi vì nó không phải sống ở một nơi có những điều kiện đặc biệt nào. Nó có thể lang thang ở khe rạch nơi đồng ruộng khó phân biệt với con rắn nước tầm thường, nó cũng có thể sống trong rừng sâu, suối thẳm, đồng cỏ hoang vu không người lai vãng. Nó cũng có thể hiện diện ở miền lạnh giá, thì cũng có thể có mặt ở nơi quanh năm nắng ráo. Tích Nhân biết giống rắn tiểu bạch long có thể chữa bệnh bẩm sinh của mình, nhưng không biết khi con rắn phải sống trong một đầm nước nóng, thân thể và máu huyết của nó lại tính cực âm, chí hàn nên chỉ trong giây lát sau, Tích Nhân nghe trong bụng lạnh ngắt, từng luồng khí lạnh xông ra đơn điền toả vào kinh mạch và thân thể bắt đầu tê cứng ngã nhào xuống nước. Nước nóng làm chân tay Tích Nhân có thể cử động được nhưng vẫn thấy lạnh phải run cầm cập, ngoài cái lạnh từ xương thịt xông ra, Tích Nhân cũng thấy da thịt mình như bị trương lên, mạch máu như muốn vỡ vô cùng đau đớn khó chịu. Cử động theo phản ứng tự nhiên, Tích Nhân đứng trong giếng nước nhảy lên nhảy xuống như con choi choi, nước bắn tung toé, và khi những hạt nước rơi xuống mặt đá thì bốc hơi lên. Buổi sáng hôm ấy, nếu có ai ở xà động thì không thể thấy hòn cù lao đá nữa vì đã bị hơi nước che phủ. Thấy nhảy lên nhảy xuống làm dễ chịu hơn, Tích Nhân vừa nhảy vừa vung tay đánh lui đánh tới.. Cho đến khi mặt trời lên giai sào, Tích Nhân cảm thấy sự căn nức của da thịt bớt đi phần nào, thì hắn cũng nghe một tiếng hú dài lãnh lót và giây lát sau trong đám hơi nước mịt mù của cù lao đá, xuất hiện một người áo quần đen, mặt mày tay chân che kín bằng vải đen. Bóng đen nếu không có bộ ngực và mái tóc đen huyền óng ả thả xuống quá lưng thì khó biết là nam hay nữ. Nữ nhân che kín tay chân mặt mày xuất hiện trên cù lao thấy Tích Nhân đang ở trong giếng nước thì tức giận gầm lên một tiếng như tiếng gầm của dã thú, đưa tay nắm cổ Tích Nhân xách lên quăng mạnh. Thần lực của nữ nhân thật kinh khiếp, thân thể của Tích Nhân không phải là nhẹ nhưng nữ nhân xách và quăng lên cao cả trượng, may nắm là rớt xuống hồ nước, nếu không thì đã gẫy hết xương cốt. Nữ nhân nhìn xuống giếng nước nóng không thấy con bạch long lại tức giận gầm lên lần nữa, phi thân ra hồ chụp đầu Tích Nhân mang lại cù lao đá. Tích Nhân khi ra giếng nước đã cởi áo quần quấn chân và sau khi ăn con bạch long ngã xuống giếng, nhẩy nhót thì áo quần đạp dưới đáy giếng, bây giờ trần truồng như nhộng. Tuy nhiên nữ nhân hình như không chút ngại ngùng, ném hắn xuống mặt đá, nữ nhân cầm cổ tay hắn xem mạch, cặp mắt long lên ác độc, và rút trong người một con trủy thủ đen tuyền. Thấy nữ nhân muốn giết mình, Tích Nhân quát hỏi: - Ngươi là ai? Có thù oán gì với Nhân mỗ? Nữ nhân không trả lời búng ra một luồng chỉ lực cách không điểm huyệt hắn rồi ngồi xuống dí mũi trủy thủ vào động mạch cổ tay hắn. Tích Nhân nhắm mắt thở dài, hiểu ra rằng nữ nhân biết hắn đã ăn thịt con bạch long nên bây giờ lại muốn uống máu của hắn. Tích Nhân nhắm mắt chờ chết. Tuy nhiên, khi mũi dao kề lên động mạch cổ tay Tích Nhân, thì nữ nhân lại dừng tay và hai bàn tay lại sờ sẫm, nắm bóp lên những khớp xương, các kinh huyệt trên người hắn, ngay cả vùng xương thiêng của hắn nữ nhân cũng không ngại ngùng. Thấy nữ nhân làm điều kỳ lạ Tích Nhân mở mắt định quát mắng, nhưng bàn tay của nữ nhân nhanh vô cùng, hắn vừa mở mắt, thì nữ nhân đã lật úp hắn lại, lướt qua xương vai, xương sống và sau đó hú lên một tiếng lãnh lót, tiếng hú không phải người, không phải vượn, cao bỗng, kéo dài và bằng một động tác dụng lực kỳ lạ, nữ nhân chỉ nắm cổ tay của hắn nhưng có thể vừa nhấc hắn lên cao vừa đẩy thân thể của hắn lên vai mình, hú dài một tiếng nữa, phóng đi. Tích Nhân đã từng nghe mẫu thân kể đến võ công thượng đẳng của ngoại tổ mình, cũng như của những cao thủ thượng thặng ở Đại Việt và Trung nguyên năm xưa còn truyền tụng lại như thuật khinh công có thể đi trên mặt nước, lướt trên đầu ngọn cây ngọn cỏ, đầu ngón tay có thể phóng ra chỉ kình làm tan bia vỡ đá, chưởng trung có thể tụ khí đánh ra như sấm sét..v.v. nhưng chưa bao giờ thấy. Hôm nay, qua nữ nhân áo đen, Tích Nhân đã chứng kiến việc búng ngón tay từ xa có thể điểm huyệt, dùng khinh công lướt qua mặt hồ và sau đó bay lướt qua đầu cây mà đi không khác gì chim bằng. Không hiểu nữ nhân là ai, thù hay bạn đối với mình, nhưng nằm trên vai nữ nhân, nghe gió lùa qua hai tai phần phật, mở mắt thấy cây cỏ nằm rạp lại phía sau, Tích Nhân kính phục võ công của nữ nhân vô cùng và phân vân không hiểu ngoại tổ của mình, một kỳ nhân thế ngoại của Đại Việt hiện nay, võ công có hơn được nữ nhân đang bắt mình hay không? Hắn cũng thầm ao ước mong sao mình có được võ công như nữ nhân này. Nữ nhân đi như tên bắn, nhưng Tích Nhân nằm trên vai lại thấy êm ái dễ chịu không giống như trước đây bị tên Đèo Căn bỏ trong bao vác chạy, xốc lên xốc xuống khổ sở vô cùng. nhánh cây trong giây lát, nhánh cây bốc cháy. Nữ nhân mồi lửa, để con gà bên cạnh, búng tay cách không giải huyệt cho Tích Nhân, không nói nửa lời bỏ đi đến một hòn đá cách đó vài trượng ngồi quay lưng lại điều tức. Trong người các luồngười: - Bậc trí giả có nhận định như nhau. Phu nhân cũng đã nêu ra trường hợp này. Từ Mộ Lâm phu nhân: - Trước hết phải bảo vệ sự sống còn và an bình cho môn hộ trước. Tạm ẩn rồi tìm cách thông tri sau. Điều khó khăn là làm sao có thể tìm nơi tạm trú không thể phát hiện cho mấy chục người trong một thời gian dài. Tìm được nơi, thì giải quyết vấn đề lương thực cũng không phải dễ. Tích Nhân: - Tại hạ đồng ý với phu nhân. Nhưng tình hình chúng ta giải quyết được khúc nào hay khúc ấy. Trước tìm nơi lánh mặt, tạm trú rồi lo vấn đề ẩm thực và thông tin sau. Như vậy được không? Chiêu Hòa thở dài: - Xem ra chỉ phải làm như vậy. Tích Nhân: - Vậy tại hạ lên đường giúp cho sư tỷ tìm đường cho chúng ta đi. Từ Mộ Lâm: - Khinh công của tại hạ và tiện nội cũng không tệ. Muốn theo phụ đại hiệp một tay. Thấy hôm qua đã từ chối, nay lại từ chối nữa có thể làm cho vợ chồng Từ Mộ Lâm hiểu lầm. Liền trả lời: - Có thêm hai vị thì quá tốt. Vậy mọi việc ở đây xin Đại sư, đạo trưởng và Phong đại hiệp chủ trì cho. Chiều nay tại hạ sẽ đón chư vị. Phong Bình: - Đại hiệp không dùng chút rượu thịt? - Tại hạ đã dùng chút cơm với sư tỷ. Nhưng có lẽ tại hạ và vợ chồng Từ Mộ đại hiệp đều cần mang theo một ít lương thực. Chư vị khi đi cũng cố gắng mang theo. Càng nhiều càng tốt. Có giây thừng trong trại chia nhau mang hết theo. - Nếu vậy chờ lão nạp giây lát. Ông ta nhấp nháy môi, một trong năm người đang nấu nướng vội chạy vào, chấp tay cung kính: Chiêu Hòa chỉ Tích Nhân: - Con hãy ra mắt Lê đại hiệp rồi sư bá dặn bảo. Trung niên người cao to, có lẽ chỉ luyện ngoại công của Thiếu lâm nên bắp thịt cuồn cuộn, cung kính cúi đầu: - Lỗ Tấn xin ra tham kiến Lê đại hiệp. Tích Nhân đứng lên đáp lễ: - Trại chủ không cần khách sáo. Chiêu Hòa sau đó liền nói việc cần lương thực và giây thừng mang theo. Lỗ Tấn lộ vẻ khó khăn: - Giây cột trâu bò trong trại rất nhiều. Bò dê muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng cơm gạo tương đậu thì không chuẩn bị trước nên..không còn. Sư bá và chư sư thúc lại không ăn nặm. - Chư tăng Thiếu Lâm không câu nệ. Con chuẩn bị mỗi người mang theo vài cân tạm ăn một hai ngày để không cần phải đốt củi lửa. Sau khi chúng ta đi, con cũng phải làm sạch hết dấu tích bọn ta đến đây và tạm về nhà một thời gian hay trốn lánh trong rừng. - Xin vâng lời sư bá. - Trước con làm ba phần thịt nướng. Càng nhanh càng tốt. Lỗ Tấn bon bon đi ngay, chỉ giây lát mang vào ba gói giấy dầu lớn. Mỗi gói độ ba bốn cân thịt. Vợ chồng Từ Mộ Lâm và Tích Nhân đón lấy cầm tay, rồi đi ngay. Khinh công vợ chồng Từ Mộ Lâm rất cao, nhưng Tích Nhân cũng chỉ dụng bảy phần tốc độ của mình để họ theo kịp. Khi tới cuối đường phải qua sông, Tích Nhân chu miệng huýt sáo và nghe trên đầu núi có tiếng đáp lại, liền cùng Từ Mộ phu phụ lên núi. Tố Thư đang đứng trên mỏn đá đầu núi. Đầu núi nhiều đá, trống trải, cây cỏ lơ thơ. Thiên vũ và Địa vũ đậu trên nàng. Tố Thư mỉm cười cúi chào vợ chồng Từ Mộ Lâm. Từ Mộ Lâm phu nhân: - Thạch muội xinh đẹp như hoa mà tài trí cũng hơn người làm cho phái nữ nhân chúng ta phải hãnh diện. Tố Thư cười to: - Còn tỷ tỷ chẳng phải hoa nhường nguyệt thẹn hay sao? Còn tài trí tiểu muội phải học hỏi nhiều ở tỷ tỷ. Tích Nhân cười: - Hai vị cần bao nhiêu thời gian để ca tụng nhau? - Không nhiều đâu, chị em chúng ta nhất định không phải là những người khách sáo. Và nàng nghiêm trọng: - Đúng như ta nghĩ, Thiên vũ và Địa vũ cho biết các nẻo đường trong vòng năm chục dặm đều bố trí quan quân. Trong rừng, núi non thì có cao thủ. Tỷ tỷ vừa định nhờ Thiên vũ và địa vũ bay về thúc giục mọi người lên đường sớm. Từ Mộ Lâm phu nhân: - Vậy Thạch muội viết thư ngay đi. - Tiểu muội dặn sư huynh được rồi. Nàng tóm tắt ý kiến trong vài câu, Thiên vũ và Địa vũ liền cất cánh bay đi. Từ Mộ Lâm nôn nóng: - Bây giờ phải làm gì? - Xin để Lục tỷ tỷ quan sát địa thế cho ý kiến. Chúng ta thảo luận một lúc rồi thực hiện. Từ Mộ Lâm phu nhân liền nhìn cảnh núi non trước mặt. Giây lát rồi nói: - Theo ý ta, mọi người tới đây chia làm hai toán. Một lội sông mà đi đến chân ngọn núi thứ ba bên kia, ngay chỗ gành đá thẳng tắp thì lên bờ. Ở đó vách đá thẳng, nhưng cây cỏ lơ thơ, bọn chúng sẽ nghĩ ngay nếu chúng ta lội sông thì tới đó sẽ lên bờ tìm đường đi. Một toán có khinh công thảo thượng phi lại đi vòng hòn núi này tới đó. Làm như vậy tránh được tai mắt của loài chó săn đánh hơi tìm theo dấu vết. Từ chỗ vách đá đó mọi người lại lên đầu núi. Ta sẽ lập một trận đá nhỏ làm cho cao thủ truy đuổi nào lên đầu núi này sẽ phải lẩn quẩn ở đó không đi được. Ít nhất cũng trong một thời gian. Vùng này còn nhiều rừng cây, cỏ gai chằng chịt nhưng núi non không liên tục không thể trú ẩn mà không tìm ra. Chúng ta phải cao chạy xa bay. Khi xuống núi chúng ta lại tìm cách tưởng chừng như chúng ta đi về phía đông, bố trí nhiều trận pháp ngăn trở. Ngược lại chúng ta phải ngày nghỉ đêm đi theo hướng Trịnh Châu, qua sông Hoàng tới Thái Hàng sơn tìm chỗ tạm ẩn. Trong dãy Thái hàng thung lũng, bí động rất nhiều, rừng núi mênh mông chập chùng không dễ ai tìm ra. Từ Thái hàng lại có thể liên lạc với Hoa Sơn, Thiếu Lâm, Võ Đang và Thần kiếm sơn trang vừa gần vừa thuận lợi hơn bất cứ nơi nào khác. Ta tin tưởng nếu có hai con anh vũ thông linh quan sát chung quanh, hướng dẫn quần hào đi đường thì sẽ tới Thái hàng sơn an toàn. - Tiểu muội không rành địa thế Trung nguyên, không biết Thái hàng sơn ở đâu, nhưng cũng nghĩ đến việc làm rối mắt kẻ địch. Cũng đã nghĩ đến việc phải lội sông và trèo lên vách đá hay lội suối nên dặn sư đệ chưởng môn nhờ mọi người mang theo giây thừng. Tiểu muội không biệt thuật bố trí kỳ môn. Nếu tỷ tỷ có thể làm được, thì việc trốn tránh tai mắt chúng không còn khó khăn. Vậy cứ theo ý tỷ tỷ mà làm. Phu nhân hỏi Tích Nhân: - Xin tha thứ cho tiểu phụ. Chẳng hay Lê đại hiệp có biết về kỳ môn? - Tại hạ có biết chút đỉnh, có thể lập bát quái, điên đảo âm dương, hỗn nguyên loạn thạch hay loạn mộc. Từ Mộ phu nhân mừng rỡ: - Tiểu phụ chỉ biết sắp đặt loạn thạch hay loạn mộc. Việc này định nhờ khinh công của Đại hiệp đi đánh lạc hướng kẻ thù. Không ngờ... muốn chỉ cho đại hiệp trận đồ mình biết, nghe nói cũng muốn tôn đại hiệp làm sư phụ. Tố Thư cười: - Lục tỷ và tiểu muội đã đồng ý coi nhau như chị em. Tại sao Từ đại hiệp và sư đệ không kết nghĩa kim bằng để khỏi khách sáo và xa lạ? Còn Lục tỷ nữa? Đã coi tiểu muội là chị em sao lại vẫn quá xa cách với sư đệ? Từ Mộ phu nhân cười gượng: - Ta thấy hiền muội xinh đẹp và tài giỏi quá, mạo muội truyền âm ước ao được làm thân không ngờ hiền muội vui lòng. Nhưng Lê đại hiệp là trưởng lão Côn Luân, vai vế ngang hàng với gia gia. Bây giờ là sư phụ của Tần thúc thúc, thì làm sao chúng ta không thể kính trọng như bậc tiền bối, tôn trưởng. Tố Thư thân mật nắm tay bà: - Nếu câu chấp như vậy, tiểu muội là sư tỷ của gã cũng phải là tôn trưởng của tỷ tỷ hay sao? Tích Nhân mấy lần gặp gỡ thấy Từ Mộ Lâm anh khí lẫm lẫm, đường đường chính chính, còn Từ Mộ Phu nhân đoan trang, thông minh, võ công cao cường. Cả hai đúng là cặp vợ chồng hiếm có, bèn cười: - Việc tại hạ làm trưởng lão Côn Luân là việc Côn Luân phái. Thu nhận Tửu Cái làm đệ tử là việc của sư môn tại hạ. Tửu cái không phải bào đệ của Lục trang chủ, cũng không phải sư đệ mà chỉ là bạn bè đồng lứa của bá phụ mà thôi. Nếu phu phụ hai vị coi thường Lê mỗ không khứng kết nghĩa kim bằng thì thôi. Còn ngược lại, Lê mỗ rất mong được trở thành tiểu đệ của hai vị. Tù Mộ Lâm đôi mắt chớp lia: - Được kết nghĩa kim bằng với Lê đại hiệp, thì không có cái vui mừng nào bằng cho Từ Mộ mỗ. Nhưng.. hỡi ôi! Chỉ sợ làm cho Côn Luân và Tần thúc thúc bất mãn vợ chồng chúng ta. Tố Thư cười: - Hai vị không vì việc kết nghĩa mà lên mặt trưởng bối với Côn Luân, hay cũng không coi mình trở thành sư bá của Tửu Cái. Lễ ai nấy giữ thì có sao đâu. Từ phu nhân vui mừng: - Lê đại hiệp và Thạch hiền muội đã có lời như vậy. Hoàng thiên đã cho vợ chồng chúng ta hai người nghĩa đệ, nghĩa muội như thế này sao lại phụ lòng? Tố Thư lấy cấy đốt lửa ghim xuống đất: - Lấy cây thay hương bốn chúng ta cùng kết bái làm huynh đệ. Nàng quỳ gối xuống đất. Tích Nhân cũng làm theo. Vợ chồng Từ Mộ Lâm cũng vội vàng quỳ xuống. Tố thư chấp tay lên tiếng trước: - Thạch Tố Thư cùng sư đệ Lê Tích Nhân hôm nay nhận Từ Mộ Lâm và Lục Ninh làm nghĩa huynh, nghĩa tỷ của mình, coi như ruột thịt sống chết có nhau xin đất trời chứng giám. Lục Ninh cũng thay mặt chồng: - Lục Ninh cùng phu quân Từ Mộ Lâm từ nay coi Lê Tích Nhân hiền đệ và Thạch Tố Thư hiền muội như anh em ruột thịt, sống chết, hoạn nạn có nhau xin hoàng thiên chứng giám. Gian dối nửa lời thiên tru địa diệt. Bốn người sau khi lạy đất trời và lạy nhau nên tình huynh đệ đứng lên, Lục Ninh cầm tay Tích Nhân và Tố Thư cảm động nước mắt lưng tròng: - Tỷ tỷ vui mừng đến phát khóc! Từ Mộ Lâm cũng đặt tay lên vai Tích Nhân: - Tiểu huynh không biết nói sao cho hết niềm vui mừng của tiểu huynh. Ông tháo cây kiếm nhỏ đeo lủng lẳng bên hông: - Tiểu huynh không có gì để tặng hiền đệ, đây là kim kiếm lệnh của bản trang. Thuộc hạ thấy nó như thấy tiểu huynh. Có thể xử dụng tài vật, ra lệnh và điều động mọi người trong trang từ Tổng quản trở xuống. Xin hiền đệ nhận cho. Tích Nhân đón lấy cây kim kiếm tra vào lưng, ra chiều ngẫm nghĩ, rồi nói: - Nghĩa huynh đã tặng cho tiểu đệ món quà quá hậu hĩ. Trong mình tiểu đệ lại không có gì quí trọng để làm vật ra mắt nghĩa huynh. Thật áy náy. A! Có rồi! Kiếm pháp của nghĩa huynh đúng là bộ kiếm pháp có một không hai, công thì nhanh như chớp giật, một đường kiếm có thể tấn công năm bảy bộ vị cùng một lúc, thủ thì kín đáo như thành đồng vách sắt. Tiểu đệ đã học biết nhiều bộ kiếm pháp. Nhưng có thể nói chưa có bộ kiếm pháp nào được như kiếm pháp của nghĩa huynh. Tiểu đệ mạo muội nghĩ chiêu kiếm này của tiểu đệ đưa thêm vào có thể làm bộ kiếm pháp của nghĩa huynh thêm phần tuyệt hảo. Nếu không phải xin nghĩa huynh dừng chê cười và trách tiểu đệ. Trong đêm bọn cao thủ tấn công quần hào, vợ chồng Từ Mộ Lâm là cặp duy nhất vẫn điềm tĩnh đối phó, kiếm pháp không loạn. Nghe tiếng thần kiếm sơn trang nên Tích Nhân cũng tò mò để ý xem. Khi phải chống địch trong thời gian lâu dài, Từ Mộ Lâm cũng như những kiếm khách khác đi hết chiêu thức cuối lại đánh lại từ đầu, nên Tích Nhân đã nhìn ra và nhớ được. Nói xong rút kiếm trên vai xuống, nói: - Tiểu đệ múa lại vài chiêu kiếm pháp của nghĩa huynh và sau đó là chiêu kiếm mà tiểu đệ muốn tặng nghĩa huynh để làm lễ ra mắt. Từ Mộ Lâm không hiểu sao Tích Nhân có thể biết kiếm pháp của nhà mình trong lòng hết sức phân vân, còn Lục Ninh thì hiểu tại sao, nhưng cũng không ngờ Tích Nhân nhìn qua là nhớ được. Cả hai mở to mắt nhìn. Tích Nhân rút kiếm ra múa, kiếm quang phơi phới, lúc nhẹ lúc mạnh, lúc nhu lúc cương, lúc gió dậy ào ào, áo quần mọi người bay phần phật, lúc êm ả như tơ giăng, Từ Mộ Lâm liên tiếp kêu lên: - Ồ! Cuồng phong lạc nhạn. - Ồ! Tuyết hoa lục xuất. - Ồ! Đại bãi triều sa - Ồ! Tuyết mai phùng hạ.. -.... Múa khoảng trên chục chiêu, Tích Nhân la to: - Đây là chiêu kiếm mà tiểu đệ muốn tặng cho nghĩa huynh, dụng tâm ghi nhớ. Sau khi la, cây kiếm trong tay Tích Nhân đi rất chậm, nhưng thần thái vô cùng nghiêm trang. Từ Mộ Lâm nắm lấy tay vợ, bốn cặp mắt chăm chú nhìn không chớp. Vợ chồng Mộ Lâm nhìn rõ những đường kiếm mà Tích Nhân đang chầm đưa ra là những thức tấn công lấy từ nhưng chiêu thức vừa múa. Sau khi múa chậm một lần, tay Tích Nhân lại nhanh dần, Từ Mộ Lâm là tay kiếm thuật danh gia thấy rõ một chiêu kiếm như mười mấy chiêu của mình gọp lại, sức mạnh khủng khiếp, tấn công một lúc vào mười mấy đại huyệt của địch thủ, ngay chính mình gặp chiêu kiếm này cũng không khỏi bị thương trầm trọng hay vong mạng. Tích Nhân dừng tay, tra kiếm vào vỏ ông vẫn còn ngơ ngẩn, xuất thần. Mãi một lúc sau mới la lên: - Tuyệt diệu! quá tuyệt diệu! Và bước lại nắm tay Tích Nhân: - Thái sư phụ truyền bộ kiếm pháp này cho gia gia tiểu huynh, người trở thành tay kiếm thủ không gặp địch thủ. Đối với Côn Luân lão nhân cũng hòa không bại. Do góp phần công lao trong việc đánh đuổi quân Mông nên được tứ phong bốn chữ Thần kiếm sơn trang. Gia gia nhớ lời dạy của Thái sư phụ pho Phong tuyết kiếm cần phải dụng tâm lãnh ngộ thêm. Nhưng hỡi ôi, từ gia gia cho đến tiểu huynh cũng chỉ tận thiện được những gì được truyền dạy. Bây giờ gặp Nhân đệ, tiểu huynh mới mở rộng mắt ra. Hiền đệ không phải thường nhân. Tích Nhân: - Trời ban cho tiểu đệ có chút thiên tư về võ công. Xin nghĩa huynh đừng làm tiểu đệ lên mây. Tố Thư cười: - Sư đệ đã có quà cho nghĩa huynh lại không có quà cho nghĩa tỷ và cũng là nghĩa tẩu hay sao?