Trước bàn thờ tổ tiên, đôi tân hôn cúi đầu nghe vị trưởng tộc bên đàng trai tuyên bố: - Chàng rể là Nguyễn..., cô dâu là Trần... Hôm nay ngày lành tháng tốt, có đủ mặt suôi trai suôi gái cùng họ hàng đôi bên, tôi xin hân hoan và long trọng tuyên bố hai họ Nguyễn-Trần là thông gia và cậu Vương với cô Trà đã thành vợ chồng chính thức. Hai ngọn Hồng Lạp, một cây chạm hình rồng, một cây trổ ảnh phượng đã được thắp lên cắm trên cặp chưn đèn thau vàng ánh. Như hưởng ứng lời nói của vị trưởng tộc, ánh đèn rực lên lấp lánh làm cho không khí buổi lễ thêm trang nghiêm ấm áp. Trong lúc ở bên ngoài lần lượt pháo tre, pháo nồi nổ ran. Đôi tân hôn quay ra xá bà con hai họ, rồi chú rể đeo nhẫn cho cô dâu. Xong, chú rể bưng khay trầu rượu đến bên thân phụ thân mẫu và nhạc phụ nhạc mẫu. Cô dâu rót bốn chung rượu dâng mời. Hai bên suôi trai suôi gái nếm miếng rượu công nhận cặp vợ chồng mới. Khách khứa đông chật nhà, không còn lối chen chân. Ai cũng trầm trồ khen ngợi cô dâu đẹp như tiên nga, thùy mị nết na, gương mặt hiền đức phải thế con nhà gia giáo. Nàng mặc áo thụng xanh bông vàng, đầu đội nón dứa quai thao, còn chàng thì khoác áo xuyến đen, bịt khăn đóng chữ nhơn mang giày da. Đám cưới không theo đúng phong tục cổ truyền. Cả hai bên đều hiểu ít nhiều văn minh Lang Sa nên những nghi lễ rườm rà đều được châm chước đi hết. Một điều quan trọng cũng được thu xếp ổn thoả. Đó là việc rước dâu. Vì nhà cô dâu 'ở tận Nam Vang' nếu đàng trai phải lên đó rước về thì khó khăn và tốn kém quá nhiều. Cho nên bên đàng gái cũng vui lòng đưa 'con' mình đến nhà đàng trai để làm lễ rồi nhập phòng tại gia thất chàng rể. Sau hôn lễ, suôi gái sẽ ở lại dự đám giỡ mâm trầu tại đây luôn. Thế là cuộc lễ hoàn tất. Tổn phí đàng trai chịu. Nhưng đàng gái không phải làm tiệc tại gia, nên không nhận tiền chợ của đàng trai. Những điều ước đã được hai bên thi hành quá mức tưởng tượng, cho nên bà con hai họ đều rất hài lòng từ đầu chí cuối. Sau tiệc rượu thân mật, vị trưởng tộc, một cụ già thọ 102 tuổi, với bầy cháu đông gần 100 đứa - đứa lớn nhất đã có cháu nội - tượng trưng cho Phước Lộc Thọ- vào buồng trải chiếu bông và xếp cặp gối tai bèo như những lời chúc mừng thắm thiết cho đôi vợ chồng mới: Vương-Trà. Sáng hôm sau, ông bà suôi gia gái ra về. Chú rể cô dâu và suôi trai đưa ra tận ga xe lửa. Theo dự định thì cô dâu và chú rể sẽ lưu lại hết thời gian nghỉ phép để hưởng tuần trăng mật với những thú vui chốn đồng quê không ngựa xe và ít bụi bặm. Buổi sáng Trà thức dậy sớm đi vào bếp. Mười ngón tay đeo tám chiếc cà rá hột xoàn thì lam sao mà chẻ củi nhúm lửa. Vương biết vậy nên cùng mon men theo vợ để được sai khiến. Bà mẹ mới có dâu nên cùng cưng không muốn cho nàng phô trương sự dốt nát với ông táo ông lò để tránh cặp mắt ngó nhiêng xoi mói của đám em gái chồng nên hễ thấy Trà xuống bếp thì bà vào để chỉ dạy. Trà vui nức, thấy cuộc đời có ý nghĩa hẳn lên. Trà nhớ nóc nhà rêu phủ của Ngoại, nhớ ngoại và cuộc sống đơn sơ thanh đạm với những bữa cơm quanh ngọn đèn dầu. Trà cầu mong cuộc sống này cứ tuần tự như tiến không có gì bất trắc xảy ra nữa. Trước ngày hai vợ chồng Trà trở lại Sài Gòn, mấy đứa em trai của Vương và đám thanh niên lối xóm bày ra cuộc đuổi chim, đào chuột để đãi anh chị. Sao chúng hồn nhiên và chân thật thế. Trà nghĩ - Ngày bé mình cũng sống ở ruộng thì sao mình không trở lại ruộng được? - Anh Vương có đi với tụi em không? Một đứa em hỏi. - Cho chị đi với. Tụi thanh niên nhao nhao lên mỗi đứa một câu bình phẩm: - Chị đi thỉ phải mang hia vô! - Lội vài khúc đứt thì khóc thôi. - Ra. đâm tét chân cũng khóc chớ cần gì lội bùn. Mấy đứa em gái liếng khỉ: - Bắt anh Vương cõng. Trà mắc cỡ mặt đỏ rần: - Ai cõng kỳ vậy. Để chị đi cho coi! Thế là đạo binh đuổi chim xuất hành. Các thứ khí cụ nơm, đó, bòng, đăng được quảy đi trước. CMấy chàng hụ hợ vác gậy theo sau, rầm rầm rộ rộ như một cuộc tấn công đồn lũy. Trà và Vương cũng sửa soạn đi, nhưng cô em gái bảo: - Chị phải thay quần áo chớ để vậy đi sao được! Trà nhìn lại thấy bộ đồ lụa trắng của mình quả không hợp với cảnh trí. 365 bộ y phục của công chúa đã lớp bán lớp cho như tẩy sạch dấu vết của thời xưa. Nếu có sót lại đem xuống đây cũng làm trò cười cho thiên hạ. Cô em đi lấy bộ bà ba đen cho Trà thaỵ Nhưng thật khổ, nàng tiên mặc áo gì cũng đẹp. Da thịt Trà càng nổi bật lên với bộ đồ thường dân. Cô em trỏ và cười: - Coi chân chị kìa, trắng còn hơn lõi chuối, còn cái gót thì đỏ như thoa son. Cỏ đâm cũng lũng, lội bùn sao được! Rồi nhí nhảnh lấy cái nón lá úp lên đầu Trà "Chị không quen ra đồng, đội nón này để nắng khỏi ăn. Hai vợ chồng lót tót tháp tùng đội đuổi chim. Ra khỏi mí vườn đám trẻ đứng đợi. Trà hỏi: - Chim ở đâu mà bắt, hả mấy em? - Ở dưới gốc rạ, ở trong lúa chính thiếu gì! - Chim gì? - Ốc cau, dỏ dẻ, thằng nghịch, cúm núm đủ thứ hết bắt về quay nước dừa xiêm đãi chị. Trà quay lại hỏi Vương: - Phải chim ốc cau mà mình ăn ở Lữ Quán không anh? - Phải. Mùa lúa chín mới có loại chim này. Không hiểu mùa mưa nó ở đâu. Trên Sài Gòn, hễ anh vô nhà hàng, thấy menu có ghi 'chim ốc cau chiên bớ là biết dưới quê lúa chín" Trà che tay nhìn xa và hỏi: - Ruộng lúa mênh mông vậy làm sao bắt được, mấy em? - Đuổi chim cũng như đặt tép bằng nò vậy chị à! - Nò là cái gì, em? - Nò là cái nò nó như cái lọp nhưng nan khít hơn cho tép khỏi lọt ra" - Lọp là cái gì? - Em hổng biết đâu. Anh Vương cắt nghĩa cho chị dùm em! Vương cười: - Anh cũng không biết cắt nghĩa làm sao cho chị em hiểu. Bỗng một ông già đi qua, trỏ vào lưng mình: - Lọp là cái này nè! Lọp và đó giống nhau nhưng lọp để hứng cá, đó để đuổi chim. Nó bện bằng nan dọc, còn cái bòng kia kìa cũng bằng tre nhưng đươn long bội... ủa mà con nhỏ nào lạ hoắc vậy nè, bộ không có ở đây sao không biết cái gì ráo trọi vậy? - Dạ, chỉ ở Xà-goòng mới xuống đây. - Dạ, đây là vợ của cháu đó bác Bảy. - Ở trên Thầy Goòng nên đâu biết mấy thứ này! Bộ mày cưới vợ Ở trển rồi dắt về dưới này nên tao không hay, tía mày chắc quên mời tao. - Dạ bữa nào mời bác Bảy đến nhà cháu để vợ chồng cháu tạ lỗi. Bỗng một đám trẻ đi ngang, một đứa mang một giỏ đầy chim. Chúng cắn nhau kêu chí choé, và bay rẹc rẹc tìm đường vọt ra. Trà hỏi Vương: - Chim gì vậy nữa hả anh? - Chắc chim dòng dọc, áo già chớ gì. - Phải chim chú Năm Tây làm món 'Dã Hạc Giang Nam' không? (Trà định hỏi tiếp nhưng lại thôi.) Vương bảo cậu bé mang giỏ chim: - Đâu em cho anh một con coi thử! Cậu bé thọc tay vào giỏ chụp một con đưa cho Vương: - Đây là dòng dọc nghệ. Phá lúa tổ mẹ, cắn đau tổ chạ Anh phải nhổ trụi lông cánh chớ không nó cắn anh một phát anh hoảng hồn, anh buông nó bay mất. - Vậy thôi bỏ vô đi! Trà lắc đầu, bảo. Rồi đoàn người săn chim tiến tới mục tiêu phía trước. Họ càng đi xa càng ngập vào thảm lúa chín chỉ còn lố nhố những cái đầu đen trên màu thảm vàng tươi rung rinh. Trà hăm hở bước hết khúc bờ ranh, tới chỗ dứt thì dừng lại. - Em không đi nữa à? - Em đi hết nổi rồi! Trà khụyu xuống ngồi bệt trên đám cỏ. Vương cũng ngồi theo, rủ rỉ: - Vậy cũng đòi đi. - Chớ anh đi em ở nhà với ai? - Anh đi một chút anh về. - Em không muốn anh đi chút nào hết. Trà tựa lưng vào Vương và giở nón quạt rồi che nắng cho Vương. Gió chiều quê rợn mát thịt dạ Cò trắng từng bầy như những tình thư trôi êm ả trên nền trời vàng nhạt. Tiếng chim quyên kêu trong lùm cây gần rả rít gọi nhau. Tự nhiên Trà ngả đầu lên đùi Vương và nhìn lên, hỏi: - Anh đang nghĩ gì? - Anh đang nghĩ là không bao giờ được làm chồng em, thế mà anh đã là chồng em. - Em cũng nghĩ như vậy. Tại anh chớ ai. Cứ giữ hoài trong bụng. Có mấy tiếng đó mà không chịu nói ra. - Bây giờ nói cũng được chớ sao. - Ừ thì nói đi. - Nói rồi! - Hồi nào? - Hồi nãy và mới tức thời. - Anh nói sao em hổng nghe. - Ừ thì để anh nói lại.Chụt! Chụt! Em là vợ của anh! Em là vợ của anh. Nghe chưa? - Dạ nghe rồi. - Anh đã nói với ông Bảy 'đây là vợ cháú và anh sẽ nói với tất cả mọi người như thế. Để anh nói bằng âm nhạc nghen! - Dạ em nghe đây. Vương cất tiếng hát: Dừng chèo lại đây, cô lái đò ơi! Dừng chèo lại đây giây phút ngừng bơi Cho tôi sang đến bến sông xa vắng Bờ sông xa vắng khách sang mình tôi Ô ố ô ô... cô lái đò mơ! Bốn mắt nhìn nhau sẻ nói một câu Ta đi tìm chốn ân ái dài lâu Muôn năm rực rỡ hạnh phúc muôn đời! Ô ố ô ố... cô lái đò xinh! Cô cười tươi thắm, tôi trông thêm tình! - Bài đó gọi tên gì vậy anh? - Cô lái đò! - Cô lái đò nào vậy? Trà phụng phịu "Em hổng chịu cô ta đưa anh qua sông đ6u. - Cô lái đò này nè. Vương cúi xuống áp má trên đôi cánh hồng nhung. - Em đâu biết chèo đò. - Thì em cứ tưỏng tượng ra em đang chèo đò trên sông, anh đứng trên bờ đưa tay ngoắc, em ghé thuyền vào, anh bước xuống một mình rồi em chèo đưa anh qua sông, vậy đó! - Rồi anh đi đâu? - Anh dắt cô lái đò về quê làm đám cưóoi. - Mới quen cái làm đám cưới à? - Quen lâu rồi chớ. Trà hỏi ngang: - Anh nói anh đến Photo Sài Gòn nhìn em hằng ngày, hết bao lâu? - Đâu hai năm. - Sao không tìm em? - Hồi đó còn đi học. Hơn nữa biết em ở đâu mà tìm! - Đố anh trong bài cô lái đò em thích câu nào nhất? - Câu dừng chèo lại đây! - Hổng phải! - Câu bốn mắt nhìn nhau" - Gần đúng rồi. Đọc tới nữa đi. - Ta đi tìm chốn ân ái dài lâu... Trà lim dim thả hồn theo cánh nhạn, lơ mơ bảo bằng giọng ngái ngủ: - Anh hát nữa đi, anh hát ru em ngủ nhé. - Ô ố ô ố...! Cô lái đò xinh nay là vợ của anh! - Vợ anh! Vợ anh! Cái miệng của anh thấy ghét quá trời. Trà vừa nói vừa lấy ngón tay vẽ theo vành môi chồng. Về trển em không cho anh đi làm nữa. Em bắt anh ở nhà luôn với em. - Anh cũng không muốn đi đâu hết. Anh chỉ muốn ở nhà với em. Xa em một phút anh tưởng ngàn năm. - Bữa nào anh về trể một chút, em ra cửa đứng ngóng đứt con mắt. - Còn anh thì đạp xe bừa qua ổ gà, có lần vẹo cả vành xe. - Em bảo để tài xế đem xe tới rước anh... - Hổng được đâu em. - Sa... ao? - Làm 'còm' như anh mà đi xe Alpha Romeo khác nào cóc mang guốc? Nội ba cái ông phóng viên tới phỏng vấn anh cũng đủ mệt rồi, nói chi đến những trừng háy, moi móc của thiên hạ. - Em ghé thiên hạ lắm. Nghèo thì họ khinh. Mà giàu thì họ ganh ghét. Em muốn anh với em đi đến sống nơi nào không có người ta. - Đâu có chỗ nào như vậy, cô lái đò mơ! Cô cười tươi lắm... tôi trông thêm tình. Trà chúm môi và vươn đôi tay ngà vít cổ Vương ghì xuống rủ rỉ: - Em muốn ăn thịt anh quá! Vương cũng miết đầu mình vào mặt Trà ước chừng trái đất cũng lún theo đôi tay siết của nàng. Buổi chiều quê mịn như nhung phủ lên đôi vợ chồng mới đang say tiếp chén tân hôn. Họ chỉ buông nhau ra để đứng dậy dìu nhau về nhà khi nghe tiếng hú từ chân vườn vang gọi về ăn cơm, để lại phía sau tiếng dế ngân trong bãi cỏ non ướt đọng sương đêm.