Chương 37
Ánh Sáng, Hướng Nội, Sạch Sẽ

    
ôi không rõ đã chợp mắt được bao lâu. Có người lay vai tôi. Cái đầu tiên tôi nhận ra là mùi sofa. Sau đó là sự bực bội vì bị thức dậy một cách phũ phàng. Tất cả, tất cả mọi người xô đến như giặc châu chấu và lôi tôi ra khỏi giấc ngủ ngọt ngào.
Nhưng có gì đó trong tôi ép tôi phải nhượng bộ và thức dậy. Có gì đó trong tôi phang một bình sắt lên đầu tôi: bây giờ không phải lúc để ngủ.
“Dậy, dậy đi nào!”, cô thủ thư nói.
Tôi ngồi dậy và mở mắt. Tôi khoác áo choàng tắm màu da cam. Cô gái mặc T-Shirt đàn ông trắng và quần lót trắng. Cô lay vai tôi như điên. Trong bộ đồ trắng trông cô như một đứa bé yếu ớt, chỉ một ngọn gió phẩy qua là tan thành bụi. Chừng ấy spaghetti, cá và cơm mà cô nuốt vào đi đâu cả? Đồng hồ của tôi cũng đâu mất. Trời còn tối lắm. Nếu mắt tôi còn tinh thì bây giờ vẫn đang đêm.
“Trên bàn, nhìn trên bàn kìa!”, cô la lên.
Tôi nhìn lên bàn. Có gì lấp lánh như cây thông Noel. Nhưng nó quá bé để gọi là cây thông, và bây giờ mới tháng Mười. Tôi nắm tay vào vạt áo choàng và ngó chòng chọc vật lạ trên bàn. Không, không phải cây thông Noel. Mà là cái đầu lâu mà tôi đặt lên bàn. Hoặc là cô. Tôi không rõ ai, nhưng cũng không quan trọng. Đồ vật phát sáng lấp lánh như cây thông Noel kia là chiếc đầu lâu thú một sừng mà tôi đem tới đây. Các điểm sáng phủ khắp bề mặt đầu lâu. Chúng nhỏ xíu và cũng không sáng lắm. Dù vậy những điểm đó phát sáng như sao trên trời. Ánh sáng trắng dịu và mềm mại. Tựa như mỗi điểm sáng bị lấn át bởi điểm bên cạnh, đường chu vi nhòa đi trong sương mù bập bềnh và khắc sâu ấn tượng là ánh sáng không ở trên bề mặt đầu lâu mà lơ lửng bên ngoài. Chúng tôi im lặng ngắm biển chấm sáng nhỏ ấy từ sofa một hồi lâu. Cô gái khẽ quàng tay tôi, trong khi tôi vẫn nắm tay vào vạt áo choàng. Đang đêm, xung quanh im lặng như tờ.
“Anh lắp đèn vào trong à?”
Tôi lắc đầu. Tôi đã ngủ một đêm với đầu lâu, nhưng nó không phát sáng. Nếu ánh sáng từ một lớp màu dạ quang quét lên thì nó không thể lúc sáng lúc không, mà luôn phát sáng trong tối. Vả lại, trước khi chúng tôi thiếp đi cũng có thấy nó sáng đâu. Không, tôi không “lắp đèn” vào trong. Đây không phải ánh sáng do bàn tay người làm ra. Không có ánh sáng nhân tạo nào mềm và dịu như vậy.
Tôi khẽ gỡ tay cô đang bám vào cánh tay phải tôi và lấy chiếc đầu lâu từ mặt bàn đặt vào lòng.
“Anh không sợ sao?”, cô khẽ hỏi.
“Không”, tôi nói. Tôi không sợ. Nó liên quan ra sao đó với tôi. Và không ai sợ chính mình cả.
Tôi cảm thấy tay mình một hơi ấm như từ một ngọn lửa bé xíu dần tan. Các ngón tay tôi cũng được bao bọc trong ánh sáng nhàn nhạt. Mắt nhắm, tay nhúng vào hơi ấm, tôi cảm thấy trong tâm hồn mình có những đám mây kéo lên.
“Trông nó không phải là một phiên bản”, cô nói. “Đây là một cái đầu lâu thực, anh có nghĩ thế không? Và nó ẩn chứa ký ức từ một thời xa xôi…”
Tôi chỉ gật đầu. Tôi nào biết gì hơn? Là phiên bản hay không thì cái đầu lâu này vẫn đang phát sáng, và tôi ôm nó trong tay. Tôi chỉ biết là ánh sáng muốn kể với tôi một điều gì. Có thể cảm nhận rõ rệt. Một gợi ý nào đó. Có thể về thế giới mới, có thể về thế giới cũ mà tôi sắp bỏ lại sau lưng. Tôi không lĩnh hội được hết.
Tôi mở mắt và nhìn kỹ vầng sáng đang bao bọc các ngón tay mình. Ý nghĩa của nó thì tôi không hiểu ra, nhưng tôi cảm thấy rõ rệt là trong đó không có gì tàn độc hay thù nghịch. Nó áp vào tay tôi, tỏ vẻ hài lòng được nằm đó. Tôi lấy đầu ngón tay vẽ theo quầng sáng. Không, chẳng có gì phải sợ cả, tôi nghĩ thầm. Chẳng có lý do gì để tôi sợ chính mình.
Tôi đặt đầu lâu trở lại bàn và khẽ chạm vào má cô.
“Ấm quá!”, cô nói.
“Ánh sáng ấm”, tôi nói.
“Cho em sờ vào được không?”
“Được chứ!”
Cô sờ tay lên đầu lâu và nhắm mắt. Ánh sáng trắng lúc này cũng trùm lên các ngón tay cô.
“Em cảm thấy gì đó”, cô nói. “Em không biết đó là gì, nhưng hình như em đã có lần biết nó rồi. Không khí, ánh sáng, âm thanh, đại loại thế. Em không diễn tả được.”
“Anh cũng thế”, tôi nói. “Anh khát.”
“Anh uống bia hay nước?”
“Bia”, tôi nói.
Trong khi cô đi lấy bia và cốc, tôi tìm đồng hồ và thấy nó nằm sau sofa. 4 giờ 16. Khoảng một tiếng nữa mặt trời sẽ mọc. Tôi lấy điện thoại và quay số ở nhà. Do chưa bao giờ gọi điện về nhà mình nên một lúc sau tôi mới nhớ ra số. Không ai nhấc mấy. Tôi để kêu mười lăm hồi chuông, đặt máy xuống rồi lại để kêu mười lăm hồi chuông nữa. Vẫn thế. Không ai bắt điện.
Liệu cô gái mũm mĩm có đang trên đường đến chỗ ông cô đang đợi dưới đất không? Hay bọn ký hiệu sư hoặc người của Hệ thống đã tóm được cô ở nhà tôi? Dù có chuyện gì thì cô gái sẽ giải quyết ổn cả thôi. Cô sẽ giải quyết mọi việc giỏi gấp mười tôi, cho dù cô không bằng nửa tuổi tôi. Cừ thật. Tôi đặt máy. Nghĩ đến chuyện không bao giờ gặp lại cô nữa là tôi xốn xang cả người. Xốn xang như khi nhìn một khách sạn bị đóng cửa – người ta khuân bàn ghế đi, tháo đèn chùm xuống, gỡ màn che từ cửa và cửa sổ, từng tấm một.
Chúng tôi ngồi uống bia trên sofa và ngắm ánh trăng trắng tỏa ra từ đầu lâu.
“Có phải ánh sáng là một phản ứng với anh?”
“Anh không rõ”, tôi nói. “Nhưng anh tin là thế. Tuy có vẻ không trực tiếp.”
Tôi rót nốt chỗ bia ra cốc và từ từ uống hết. Thế giới trước rạng đông im ắng như trong một khu rừng cô quạnh. Quần áo chúng tôi nằm vương vãi trên thảm. Áo vest, sơ mi, cà vạt, quần của tôi, áo dài, tất, quần lót của cô. Tôi nhìn đống quần áo như kết quả cuộc đời ba mươi lăm năm của mình hiện ra trước mắt.
“Anh nhìn gì kỹ vậy?”, cô hỏi.
“Quần áo.”
“Tại sao?”
“Cách đây không lâu chúng còn là một phần của anh. Và của em. Giờ thì hết rồi. Trông chúng khác lắm, như của người khác chứ không phải của anh và em.”
“Lý do là mình đã ngủ với nhau”, cô nói. “Sau khi làm tình người ta thường hướng nội.”
“Không, không phải thế”, tôi nói, tay vẫn cầm cốc bia đã cạn. “Anh không hướng nội. Đột nhiên bây giờ những vật bé nhỏ của thế giới này đập vào mắt anh hơn. Một con sên, một mái hiên, hàng bày ở cửa kính hiệu kim khí.”
“Em dọn đi nhé?”
“Không, em cứ để thế.”
“Kể cho em nghe về con sên đi.”
“Anh thấy một con sên trước hiệu giặt là”, tôi nói. “Trước đó anh không biết là mùa thu có sên.”
“Cả năm lúc nào cũng có sên.”
“Hình như vậy.”
“Sên có một ý nghĩa thần bí ở châu Âu”, cô nói. “Vỏ sên là biểu tượng của thế giới bóng tối. Chui ra khỏi vỏ là ánh sáng tưng bừng. Vì vậy khi nhìn thấy sên là người ta vô thức gõ lên vỏ dụ nó chui ra. Anh đã bao giờ làm thế chưa?”
“Chưa”, tôi nói. “Em hiểu nhiều biết rộng nhỉ.”
“Làm ở thư viện thì biết nhiều chuyện này chuyện nọ.”
Tôi lấy bao Seven Stars trên bàn và bật diêm lấy từ quán bia. Sau đó tôi lại ngắm quần áo trên sàn nhà. Một tay áo sơ mi của tôi nằm vắt chéo trên đôi tất xanh xám của cô. Chiếc áo dài nhung trơn gập ở khúc eo một cách lạ mắt, bên cạnh nó là quần lót mỏng tang. Dây chuyền và đồng hồ bị cô ném lên sofa. Túi đeo vai da đen nằm trên chiếc bàn con góc phòng.
Những đồ cô cởi ra giống cô hơn chính cô. Và đồ của tôi giống tôi hơn chính tôi.
“Vì sao em trở thành thủ thư?”, tôi hỏi cô.
“Vì em yêu thư viện”, cô nói. “Yên tĩnh, nhiều sách, kiến thức tập trung. Em không thích làm việc ở một nhà băng hay công ty thương mại. Làm giáo viên thì tuyệt đối không.”
Tôi thổi khói thuốc lên trần nhà và nhìn theo luồng khói một lát.
“Anh có muốn nhiều nữa về em không”, cô hỏi. “Nơi em sinh ở đâ!!!13472_36.htm!!! Đã xem 35479 lần.

Thực hiện ebook: hiepsiga
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN Hội nhà văn
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 12 năm 2011

Truyện Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới Nhận xét về cuốn sách Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 ; phán Mỹ can thiệp kinh tế và Nam Phi. Ngoại trưởng Tây Đức nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng cán cân thương mại Đức-Nhật. Syria phản đối Israel, Israel phản đối Syria. Ngoài ra còn có tư vấn cho một ông bố bị đứa con trai mười tám tuổi của mình dạo đánh. Nói cách khác là trong báo không có chữ nào quan trọng đối với tôi trong những giờ cuối đời.
Cô thủ thư đứng chải tóc trước gương trong quần vải bông màu be và sơ mi ca rô nâu. Tôi thắt cà vạt và mặc áo vest.
“Cái đầu lâu để làm gì?”, cô hỏi.
“Anh tặng em”, tôi nói. “Đặt nó vào góc nào đấy.”
“Để lên ti vi có hợp không?”
Tôi đặt cái đầu lâu đã hết phát sáng lên trên ti vi ở góc phòng.
“Được không?”
“Trông được đấy”, tôi nói.
“Nó còn phát sáng lần nữa không?”
“Nhất định”, tôi nói. Rồi tôi ôm cô, ghi nhớ kỹ hơi ấm của cô.
--!!tach_noi_dung!!--

Thực hiện ebook: hiepsiga
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN Hội nhà văn
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--