DẠY TRẺ NÊN DẠY THẾ NÀO?

     ạy trẻ phải dịu dàng, nhân từ, nhưng trước lỗi lầm của trẻ thì vẫn nghiêm khắc. Có lỗi với bạn, ngỡ bạn đánh, Ericô cầm thước kẻ giơ lên, nàng thấy bạn làm lành, liền ôm chầm lấy bạn: về nhà kể cho bố nghe, tưởng bố vui lòng, nào ngờ bố mắng: “Con không được giơ thuộc dọa một đứa bé tốt hơn con, dọa con trai của một quân nhân!” Rồi bố giật gái thước bẻ làm đôi: 
Người giáo dục khéo cần lợi dụng mọi việc diễn ra, dù lớn dù nhỏ, để uốn nắn ngay tính nết của trẻ... Thấy Enricô đi qua trước mặt một người mẹ đói:khổ bế con đi xin ăn, mà cứ dửng dưng, bà Bôttini viết ngay thư dạy con bổn phận đối với người nghèo. Ngoài phố, thấy con và phải một người khách qua đường, ông Bôttini viết ngay thư dạy con thái độ trên đường phố. Nhưng việc giáo dục phải tiến hành rất thận trọng và tế nhị. Bạn con đến chơi, ngồi đầy bàn ghế, ông Bôttini ngăn không cho con phủi ghế trước mặt bạn; bạn con gù lưng, ông cất bức tranh anh hề gù treo trong phòng khách cho bạn con khỏi phải trông thấy. Cùng con đi giúp nhà nghèo, không ngờ đấy lại là nhà bạn con, bà Bôttini ngăn không cho con gọi bạn, sợ bạn tủi; nhưng khi bạn trông thấy chạy ra thì liền đẩy hai trẻ lại cho ôm chầm lấy nhau như hai anh em ruột. Tháng sáu trẻ ngồi học mà như sắp lên cơn điên, bà Bôttini nhắc con là có những trẻ phải làm lụng ngoài đồng dưới mặt trời đổ lửa, hay bên bờ song cuội sỏi cháy bỏng, hay trong sưởng thủy tinh mặt lúc nào cũng cúi sát lò lửa, phải bắt đầu ngày lao động rất sớm, và chẳng bao giờ được nghỉ lễ, nghỉ hè. Ông Bôttini thì đem con đi thăm những lớp học buổi tối dạy những quân nhân, những người lao động, để cho con “ngạc nhiên vả khâm phục” thái độ tập trung chăm chú của họ. Lấy việc tốt trong xã hội dạy trẻđã đành, người giáo dục lại còn phải tự mình làm gương, làm mẫu cho trẻ noi theo nữa; muốn con nhớ ơn thầy, ông Bôttini đem con đi tìm thầy học của mình để tỏ lòng biết ơn. 
Khi môi ra đời, Những tấm lòng cao cả cũng bị một số dư luận phê bình khá gay gắt, nào là tính cách nhân vật chỉ một chiều, cách điệu hóa quá thành ra sơ lược, nào là giọng văn cảm thương quá đáng có khi thành xót xa: Tất nhiên đó là những chỗ yếu rõ ràng của cuốn sách, nhưng thời gian - người đánh giá công bằng và đúng đắn nhất - đã công nhận Những tấm lòng cao cả là tác phẩm có giá trị, không những về nội dung mà cả về văn chương nữa. De Amicis xây dựng những truyện dù tình tiết có ly kỳ đến mấy, như Cậu viết thuê, vẫn kết cấu chặt chẽ, các sự kiện diễn ra tự nhiên, mà cách kể truyện thì linh hoạt nhanh gọn, sắc sảo như trong Một vụ đắm tàu làm người đọc lắm phen hồi hộp, như trong truyện Cậu bé đá trống người Xacđênha, và nhất là Từ mạch Appenninô đến mạch Anđetx và Người y tá của Tata. 
Nhiều truyện đã kết thúc mà để người đọc cứ bùi ngùi mãi không thôi; cậu bé làm xiếc lấy tay áo quyệt trái lớp phấn trên mặt gửi lên hai má của ân nhân mình hai cái hôn đáng yêu; ông đại úy già chưa từng nói với ai một lời dịu dàng bao giờ, tay đưa từ từ và mắt nhìn chằm chằm, chào Cậu bé đánh trống người Xacđênhê, chào rồi dang rộng tay ra ôm chầm lấy cậu, siết chặt vào lòng và hôn ba lần; chào và hôn vì cậu xứng đáng với một người anh hùng chân chính. Phransetxcô sau bảy ngày đêm liền săn sóc tận tình người ốm không quen biết, đến khi người bất hạnh cuộc đời mới “ôm bọc quần áo cũ của mình, chầm chậm bước ra, người mệt lả, lên đường”, và tác giả kết thúc bằng chỉ mấy chữ: “Rạng đông vừa hừng sáng...” 
Trong Một vụ đắm tàu, Mariô nhận lấy cái chết để cho người bạn đường được sống, truyện cũng kết thúc bằng hai câu ngắn: “Giulietta úp mặt vào hai tay. Khi cô ngửng đầu lên và nhìn ra biển, chiếc tàu đã biến mất rồi... “Rạng đông vừa hửng sang” và “chiếc tàu đã biến mất rồi”, chỉ đơn giản thế thôi, nhưng dù kết cục của truyện người đọc đã đoán biết trước rồi, đòc đến những câu cuối như thế ít ai có thểđể lòng dửng dưng, và không ít người tuy đã học đi học lại nhiều lần vẫn khó mà cầm được nước mắt. Văn hay họ phải dải lời. Nhiều đoạn trong “Những Tấm Lòng Cao Cả” đã làm người đọc xúc động như thế, lại có những đoạn rất thuyết phục vì lời văn hùng hồn, nhất là những bức thư bố mẹ viết cho con; mà nhiều bức đã được trích vào sách giáo khoa ở nhiều nước, nổi tiếng hơn cả là bức thư về Trường học. Truyện đọc hàng tháng cũng nhiều truyện được trích như thế. Enricô có ghi trong nhật ký là khi chép truyện Cậu bé trinh sát người Lômba, Đêrôtxi “rơm rớm nước mắt, run run đôi môi”. 
Sức tác động của văn chương thấm sâu vào lòng người. Nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt, vì giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và giáo dục chính là một nghệ thuật. Trong văn học Ý, Những tấm lòng cao cả không giữ địa vị một đại tác, nhưng trong sự nghiệp giáo dục của một thế giới thì đã có tác dụng không nhỏ, chính vì nội dung rất tốt của tác phẩm, dù cũng có ít nhiều điều không lấy gì làm hay. Mỗi xã hội, mỗi thời đại giáo dục con em mình theo yêu cầu của mình, dựa vào những nguyên lý cơ bản của khoa học giáo dục của mình; tất nhiên là như vậy. Nhưng tác phẩm của những thời đã qua mà có những điều tốt đẹp, khiến cho tồn tại và lưu truyền thì vẫn có ích lợi thiết thực và cần nghiên cứu, tham khảo. 
Những tấm lọng cao cả của Edmondo De Amicis là một trong những tác phẩm như vậy. 
HOÀNG THIẾU SƠN