ác Thảo ngưng kể, bùi ngùi im lặng hồi lâu. Chúng tôi thì vô cùng xúc động và ngạc nhiên. Mấy câu hỏi ấy đã kéo chúng tôi ra khỏi cõi mơ hồ, như đã đánh thức chúng tôi dậy sau cơn u mê dài. Rồi bác lại tiếp:- Những trải nghiệm đau đớn của thực tại cách mạng đầy máu và nước mắt, diễn ra hằng ngày trước mắt, đã thường xuyên chất vấn tôi… Chẳng lẽ chúng không để lại dấu vết gì trong đầu óc tôi sao? Nếu chỉ viết mấy cái bài nghiên cứu có tính nhân chủng học như vậy, thì chẳng thà hồi đó tôi cứ ngồi lại Paris này để đề ra những thứ ấy thì dễ dàng và thuận lợi hơn!- Vậy những bài vở và công trình biên khảo mà bác đã cho xuất bản ở ngoài này không phải là những công trình chính mà bác đã dày công nghiên cứu ở trong nước sao? Ở trong nước, bác chỉ được dạy học trong một thời gian rất ngắn, khoảng gần hai niên học thôi. Vì bác đã bị đỉnh chỉ công tác sau hai bài báo đụng tới vấn đề dân chủ… Vậy suốt trong mấy chục năm còn lại, tức là từ năm 1956 cho tới nay, thì bác đã dùng thời gian dài ấy để làm gì?- Anh thắc mắc như vậy là rất đúng. Tôi chỉ được dạy học trong một thời gian rất ngắn. Sau đó là bị sống quản chế với những canh chừng, rình rập gắt gao. Muốn công khai nói năng, viết gì thì cứ việc… nhưng quyền lực cấm tôi tuyệt đối không được đụng tới chính trị, không được đụng tới cách mạng! Thế nên tôi đã phải câm nín về chính trị, về cách mạng ròng rã trong hơn ba chục năm.Trong thời gian sống như bị lưu đầy, bị ức chế câm nín ấy, cái đầu của tôi vẫn như một động cơ quay với tốc độ cao. Nó vẫn cứ nghiên cứu, có trải nghiệm… để nghiền ngẫm, để phác thảo ra một công trình có thể cô đọng trong một cuốn sách. Có thể nói là tôi sẵn sàng vứt bỏ hết những gì đã viết từ trước tới nay, để chỉ lưu giữ lại một cuốn sách này… Vì cái phần nghiên cứu, lý giải trong câm nín, trong im lặng này mới thật là một công trình súc tích, có trọng lượng, thật là dày công sức của trái tim và khối óc! Bởi những cái đó đã dằn vặt, nghiền nát tôi hằng ngày. Giờ đây nó đang bùng nổ, đang được trải ra qua từng trang giấy…- Bác đã nhấn mạnh cồng việc quan trọng của bác không phải là nghiên cứu những cái đã được công bố ở nước ngoài, vậy thì cụ thể là bác đã bỏ công nghiên cứu cái gì?- Là nghiên cứu những cái của thực tại thô bạo, thực tại đau đớn, thực tại khổ cực của dân chúng, nó đã diễn ra trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, qua hai cuộc chiến tranh, qua công cuộc đổi mói đang diễn biến, quay cuồng cho tới nay… Thực tại đó nay vẫn rất tàn nhẫn. Cái nghiên cứu đó mới thật là quan trọng.- Cụ thể những thực tại quan trọng đó là gì? Bác có thể nói thẳng ra vài thí dụ được không? Chúng tôi vì quý bác, thương bác mà thắc mắc như vậy. Bởi ai ở đấy cũng đã nghe đồn đại về những nỗi khổ tâm, khổ trí của bác ở quê nhà, nên cứ nghĩ là sự chọn lựa trở về của bác hồi ấy là một sai lầm, thật sự là một thất bại. Vì nó đã phá tan sự nghiệp triết học lừng lẫy đã có của bác. Vậy xin thành thật hỏi bác, bác đã về để phải sống như thế để làm gì? Sao lúc đó bác không tìm đường bỏ đi, trốn đi?- Thật sự là lúc này rất khó giải thích một cách ngắn gọn cho hai anh hiểu. Tôi đã về nước với mộng ước được tham gia cách mạng, để trải nghiệm tại hiện trường về những gì mà tôi đã đặt thành mục tiêu, thành nhiệm vụ nghiên cứu, ngay từ trước khi quyết định trở về tham gia kháng chiến và cách mạng. Trở về là để có dịp sống trong cách mạng, để so sánh với những gì đã xảy ra trong cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Với những hiểu biết phê phán đã có về cuộc cách mạng ấy, tôi tâm nguyện về quê hương để nghiên cứu thực tại, với hoài bão đóng góp xây dựng ở nước ta một mô hình cách mạng trong sáng, mà chẳng những dân ta mà là cả nhân loại mong đợi. Trong thực tế, sách vở có thể mang lại tiếng tăm. Điều này không quan trọng. Điều quan trọng là sự trở về xứ sở đã giúp tôi trải nghiệm một thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự đau khổ của con người bị kìm kẹp bởi ý thức hệ. Nhất là ngay khi đặt chân trở lại trên mảnh đất quê hương ở ATK (an toàn khu), thì người ta đã tìm đủ cách để cấm cản tôi làm công việc trải nghiệm quan trọng đó…- Công việc trải nghiệm quan trọng đó là gì?- Cái đó chưa thể nói rõ, nói hết là vào lúc này, vì chưa phải lúc. Hai anh nên kiên nhẫn chờ cuốn sách mà tôi đang biên soạn. Tôi cam kết với hai anh là việc hoàn thành cuốn sách nảy sẽ là một sự kiện quan trọng. Vì nó đáp úng khát vọng lớn nhất của đời tôi. Vì lần này là tôi muốn nói lên hết những vấn đề then chốt của cuộc cách mạng do lý thuyết và lý luận Mác-Lê chỉ đường. Nay vì chưa hoàn tất, chưa xuất bản được cuốn sách, nên tôi rất bồn chồn, lo lắng, nóng lòng. Thôi ta thay đổi đề tài nói chuyện đi kẻo nó dẫn tới những điều chưa thể nói vào lúc này. Các anh nên nhớ là tôi về nước là để tham gia cách mạng chứ không hề có ý làm việc gì khác. Và cho tới nay, tôi vẫn chưa được nói và viết gì về công tác chính yếu này… trừ hai bài báo và một tập biên khảo nhỏ đã được xuất bản ở trong nước. Những cái đó cũng đã làm cho tôi khó sống…- Vâng xin đồng ý đổi qua vấn đề khác. Nay điều mà anh em ở đây muốn biết là sức khỏe của bác bây giờ ra sao?- Như mọi người đều biết, ở ngoài bưng, tôi bị bệnh đau gan mãn tính. Ở nhà một số anh em bác sĩ, vì thương tôi, nên vẫn theo dõi chăm sóc tôi miễn phí. Sang đây thì tôi không có bảo hiểm y tế như người dân ở đây. May mà có hai bác sĩ Việt kiều khám bệnh không lấy thù lao mà lại còn cho thuốc tôi uống. Nhưng việc chăm sóc, theo dõi là phải thường xuyên làm thử nghiệm, như làm échographie (soi âm) lá gan, và thử máu theo từng định kỳ, làm những cái đó ở đây rất tốn, mà tôi ra đi thì chỉ mang theo một ít tiền, nay thì chỉ dành để lo cho việc ăn uống thôi.- Thế sứ quán không lo cho bác sao?- Sứ quán đã miễn cưỡng cho tôi ở nhờ trong nhà khách số 2 Le Verrier ấy là quá tốt rồi, chứ tôi có quy chế cán bộ hoặc có ở trong biên chế ngoại giao, như họ đâu mà họ lo chu cấp cho tôi. Vả lại khi tôi qua đây thì họ rất đè dặt, cứ tưởng rằng sau khoảng vài tuần hay vài tháng thôi, rồi tôi sẽ trở về hoặc sẽ dọn đi chỗ khác.- Như vậy thì tương lai của bác…- Về tương lai của tôi thì thật sự là lúc này đang đầy khó khăn mà tôi chưa có cách giải quyết! Đây đang là một cuộc khủng hoảng lớn của đời tôi! Nếu ở nhà, nhất là ở Sài Gòn, thì dễ giải quyết. Ở đây thân cô, thế cô, áp lực tứ bề, nên cuộc khủng hoảng này là một bế tắc vô cùng nan giải…- Như vậy thì việc cần phải làm lúc này là tìm phương cách giải quyết việc ăn và ở, để bác còn an tâm mà viết sách chứ?- Chính thế!- Thành thật xin lỗi bác, hỏi câu này hơi thiếu tế nhị, liệu bác còn đủ lực tài chánh… tới bao lâu nữa?- Tôi cũng thú thật với hai anh là hiện tôi đang lâm vào cảnh sống nay lo mai. Mấy tờ báo và nhà xuất bản Pháp đã hiểu rõ hoàn cảnh của tôi nên họ đã ứng trước như tiền đặt bài, mà tôi cũng chưa viết gì cho họ cả. Chỉ mới cho họ phỏng vấn mấy buổi thôi. Nhờ đó mà tôi chịu đựng được tới hôm nay. Bây giờ thì các món tiền ứng trước ấy cũng đã cạn kiệt. Vì vậy mà tôi phải cấp tốc soạn ra một số bài làm đề tài thuyết trình, tôi hi vọng sẽ bán vé tượng trung cho các buổi diễn thuyết ấy, để tôi sống qua ngày, Tôi đã xin sứ quán cho mượn nơi để tổ chức nói chuyện, tức là để trình bày về nội dung cuốn sách của tôi… Và từ tuần tới, mỗi chiều thứ ba hoặc thứ năm thì tôi sẽ bắt đầu các buổi thuyết trình tại “Nhà Việt Nam” ở đường Cardinal Lemoine, quận 5, Paris. Và trước mỗi buổi nói chuyện thì tôi tính sẽ bán những tập tóm lược về đề tài nói chuyện ấy. Hi vọng là các anh em sẽ ủng hộ tôi trong lúc chở một số bạn bè Pháp tìm cách giúp đỡ tôi đều đặn và lâu dài hơn… như họ đã hứa.Bữa ăn trưa hỡm ấy, tưởng là sẽ vui vẻ, nào ngờ sự cởi mở tâm tư u buồn về tình trạng vật chất của bác Thảo đã làm cho buổi gặp gỡ kết thúc một cách buồn thảm. Canh và tôi đều rất xúc động khi phải chứng kiến cảnh một vị giáo sư từng một thời vang danh ở Paris, mà nay phải hạ mình bàn cách bán tiếng nói, bán chữ để kiếm sống qua ngày.Trước khi chia tay, tôi làm vẻ tự nhiên và nói vài câu để bác Thảo lên tinh thần:- Bác đừng lo, tôi tin là thể nào anh em ở đây cũng dư sức lo cho bác, riêng hôm nay thì xin có chút quà nhỏ này gửi biếu bác như là lòng thành. Thật không thể ngờ hậu vận của bác lại vất vả thế. Nhưng có như vậy, thì khi vượt qua được khó khăn, mới là vinh quang, phải không bác?Canh cũng bỏ vào túi áo nhà triết học một chút tiền. Chúng tôi rất ngạc nhiên và cũng rất ái ngại khi nhìn thái độ ngượng ngùng của bác Thâo khi tiếp nhận sự trợ giúp ấy. Phải cố cầm nước mắt, để gượng cười với nhau.Những tâm sự buồn ấy đã làm chúng tôi im lặng khá lâu khi cùng nhau đi ra xe. Lúc ngồi trên xe đưa bác Thảo về tới nơi tạm trú, Canh hỏi:- Bây giờ muốn hỏi bác tại sao bác quyết định trở về quê hương hơn bốn chục năm về trước, và cả sự chọn lựa trở lại Paris lần này. Bác có thấy ân hận gì không? Phải chi hồi ấy bác cứ ở lại Paris, thì bây giờ bác đã có một địa vị lớn trên diễn đàn triết học thế giới rồi.- Hồi ấy, tôi đã trở về xứ sở với một đầu óc hăng hái, đầy lạc quan tin tưởng của tuổi trẻ. Cứ nghĩ thể nào cụ Hồ cũng phải ngạc nhiên về những hiểu biết của tôi. Bởi tôi đã có những nghiên cứu sâu rộng về cuộc cách mạng tháng mười ở Nga, mặt khác, tới đã có một vốn hiểu biết vững chắc về tư tưởng của Karl Marx. Với lòng hiếu thắng bồng bột, ngông cuồng đến mức cuồng tín, tôi tin rằng với những nghiên cứu và kiến thức mà tôi đã đạt được, tôi tự thấy mình như là hiện thân của ý thức hệ mác-xít, để có thể trở về làm nhiệm vụ như một trong những lý thuyết gia bên cạnh ông cụ. Để tôi góp sức xây dựng ở quê hương một mô hình cách mạng mà loài người mong đợi! Nhưng khốn khổ cho tôi là khi về tới quê hương, thì tôi đã va chạm vào một thực tại hoàn toàn đóng kín, nó đã làm tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng. Thời gian ấy, tôi đã phải trải qua những giờ phút chao đảo lập trường. Đấy là giai đoạt tuyệt vọng nhất của đời tôi. Nhưng rồi tôi bình tĩnh phân tích hoàn cảnh và những nhược điểm của mình, dần dần nhận biết sự thật, để đặt ra những câu hỏi sát thực tế… Rồi tử chỗ tuyệt vọng đó, tôi đã lấy lại được thăng bằng, khi ghi nhận rằng nếu không trở về thì làm sao biết là mình đã có những cái nhìn thiển cận, đã sai lầm một cách đần độn, cuồng tín đến như thế. Rồi sau thì tôi phải nhìn nhận rằng sự trở về ấy là cần thiết, là một chọn lựa đúng. Không sống trong tội ác bế tắc của cách mạng, thì làm sao biết là đã có sai lầm. Bởi những gì đọc trong sách vở, những gì nghe truyền đạt qua guồng máy tuyên truyền, thì tất cả những điều ấy đều không phái là trăm phần trăm sự thật. Cả việc bị đẩy trở lại Paris lần này cũng vậy. Đó là những bước đường trải nghiệm, tuy thật là gian nan, nhưng đã giúp tôi thức tỉnh để rồi nhận thức được những sai lầm cơ bản của cách mạng và của chính tôi. Và từ đó, tôi đã đạt tới một số kết luận cố tính triết học cao và vững bền. Thật sự là cho tới nay, tôi không hề hối hận gì về việc hồi đó đã bỏ Paris để về quê hương, và cả bây giờ lại phải trở qua Paris. Tuy có lúc, ở Hà Nội, tôi đã sống những ngày tháng tuyệt vọng, mất phương hướng, như đang phiêu lưu, lạc lõng trong tình trạng rối loạn tâm lý, bế tắc trong tư tưởng. Nhưng rồi thực tại tàn nhẫn và những giao động mất lý tưởng của những người quanh tôi, tất cả đã hằng ngày như chất vấn tôi, khiến tôi phải từng bước đặt lại vấn đề, hằng ngày tìm cách giải đáp cho những chất vấn ấy. Những cái đó đã làm cho đầu óc dần dần sáng hơn, dần dần chuyển biến, dần dần thức tỉnh… Trạng thái đó đã giúp tôi đứng dậy đươc. Bởi trong thời gian chao đảo, khủng hoảng ấy, trong đầu tôi luôn luôn có một cuộc tranh cãi bùng lên dữ dội. Một cuộc tranh cãi giữa cái tôi triết học, cái tôi mác-xít, cái tôi cách mạng, về thực tại phũ phàng trước mắt. Trước những sự kiện, những hậu quả đen tối, những lý luận nguỵ biện, những hành động dối trá, độc ác không thể chấp nhận ấy, thì tôi cứ tự chất vấn tôi:- Triết học là như vậy sao? Chủ nghĩa Mác là như vậy sao? Mục đích của cách mạng là như vậy sao? Rồi chính tôi đã tự trả lời:- Không! Triết học không phải là như vậy. Nhưng có khi chủ nghĩa Mác khi triển khai như thế thì cách mạng phải là như vậy. Nghĩ như thế, xét cho cùng, tức là tôi đã bắt đầu có thái độ nghi ngờ mang tính khoa học. Nhưng tôi vẫn chưa lý giải được rành mạch là tại sao. Những thắc mắc tích tụ ngày càng nhiều thì chúng càng như tăng sức thúc đẩy tôi phải cố tìm hiểu tại sao. Khi chưa có lời giải đáp thì tôi lại tự hỏi: Phải chăng là vì ta chưa biết đặt đúng vấn đề?Bước đầu thức tỉnh như thế, đã làm tôi không còn thấy là mình bị lạc lõng nữa. Vì khi đã biết là chưa đặt đúng vấn đề, tức là chưa nhận ra hướng để tìm kiếm. Từ đó tôi biết mình sẽ phải dồn tầm trí để làm gì. Tuy công việc suy tư ấy không dễ dàng vì hàng rào canh chừng rất gắt ở chung quanh, nhưng tôi vững tin chắc chắn có ngày sự suy nghĩ tìm tòi của tôi sẽ ra hoa, sẽ kết quả…- Thế thì từ khi trở về nước tới nay, bác đã biên soạn được gì cụ thể gọi là đáng kể chưa?- Thành thật mà nói thì ở trong nước, tôi chưa viết ra được gì là đáng kể cả. Bởi như các anh đã biết, tôi đã bị gạt ra bên lề sinh hoạt chính trị ngay từ đầu. Chỉ mới viết hai bài báo đề cập khái quát tới dân chủ thôi, mà đã bị chúng nó xúm vào đấu tố tưởng đã mất mạng. Thể nên mọi suy tư, trải nghiệm là phải giấu kỹ trong đầu. Mà những gì tôi làm trong đầu, đều toàn là những nghiên cứu dựa trên thực tại thật là sống động, thật là độc lập về mặt triết học thực nghiệm, để hướng về tương lai. Đây là một công trình nghiên cứu rất cơ bản, rất thực tế. Nếu nói về ảnh hưởng thì có lẽ tôi cũng đã đóng góp được phần nào khi gián tiếp chỉ ra cho chung quanh thấy một số sai trái rất nghiêm trọng, cho họ hiểu là nếu, không chịu thay đổi hẳn tư duy, thấy đổi toàn diện chính sách thì cả nước sẽ không thoát ra được tình trạng bế tắc tư tưởng, hỗn loạn xã hội, phải sống túng thiếu, đói khổ triền miên. Nhất là từ sau ngày 30 tháng tư 1975. Cái mốc thời gian ấy đã dánh dấu lúc toàn khối xã hội chủ nghĩa, vốn đã rệu rã, đã khánh kiệt, nay đang bắt đầu bước dần tới nguy cơ tan rã. Bởi sau cái ngày 30 tháng tư, 1975 đó, Liên Xô và cả khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa không còn cái chiêu bài chính đáng để bắt dân chúng phải tiếp tục hi sinh, thắt lưng buộc bụng nhằm chi viện cho các công cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc Mỹ nữa. Dân chúng bắt đầu bạo dạn và cương quyết xuống đường đòi tự do và bánh mì! Tình trạng khủng hoảng tư tưởng trầm trọng này bắt đầu đưa tới hỗn loạn ở Đông Âu, Hồng quân đãi phải trực tiếp nhảy vào can thiệp băng vũ lực, dẫn tới lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa tới kết thúc các cuộc cách mạng theo tư tưởng Mác-Lê… Chính những sự hỗn loạn ấy đã làm cho khối Liên Xô suy sụp ngay từ bên trong. Không phải ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình đã dứt khoát ngả sang phía tư bản. Ngay cả ở nước ta, nếu không sớm cố vận động, cố chấp nhận mọi điều kiện điều đình, để Mỹ nổ bỏ cấm vận, thì ta cũng sẽ rơi vào hỗn loạn và cùng lắm thì cũng sẽ vẫn cố định trong tình trạng trì trệ, đói khổ, bế tắc xã hội như ở bắc Triều Tiên hay Cuba thôi. Tỏm lại là nếu hồi đó tôi không tự ý về quê hương để hiểu rõ thực tại, không được nhìn thẳng vào sự thật, không sống trong sự thật của cuộc cách mạng đầy mâu thuẫn, đầy sai lầm ấy, thì làm sao nhận hiểu ra những sai lầm cơ bản của chính tôi. Và cả khi phải ra đi như lần này. Nếu không chấp nhận ra đi, thì tôi không thể đạt tới trình độ tu duy để đạt tới thành quả về mặt triết học như hiện nay. Những trải nghiệm xuyên qua kiểm nghiệm phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng cách mạng ở quê nhà đã tạo cơ hội cho tôi dầu dần thấy rõ sai trái bắt đầu từ học thuyết, từ ý thức. Sự bế tắc của cách mạng và của chính tôi là do ý thức giải phóng con người bằng đấu tranh giai cấp để xoá bỏ giai cấp. Đấy là một mô hình cách mạng không tưởng, không nền tảng duy vật sử quan!… Không tưởng vì cả tin vào sự đam mê cuồng tín, cả tin vào khả năng giải phóng bằng bạo lực của hận thù. Cho tới khi bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là “kẻ do địch cài vào hàng ngũ cách mạng” thì từ đó tôi mới nhận ra sự bế tắc ấy là do ý thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính. Sự chuyên chính ấy đã đóng kín mọi chân trời, đã không ngừng đẩy những con người chân thật, không chấp nhận dối trá, sang phía thù địch. Và từ đó tôi nhận ra đấy là những sai lầm tai hại, bế tắc của chính tôi. Nhờ được chứng kiến, được sống sát cánh với những con người đau khổ không có ai, không có gì bảo vệ, như đã thấy trong cuồng phong cải cách ruộng đất… Từ đó, tôi bắt đầu nhận thức rằng giá trị một ý thức hệ không thể so sánh với mạng sông của con người, nhất là đối với con người bị oan ức, con người bị trù dập, bị bóc lột, hoàn toàn bất lực, vô phương tự vệ. Một ý thức hệ, dù thế nào thì nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao nó có thể so sánh với giá trị của một mạng sống? Nhất là một mạng sống trong oan ức, đau khổ? Vì vậy mà tôi thấy là không thể hi sinh con người cho bất cứ một thứ ý thức hệ nào. Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng vì ý thức hệ, thì chính cái ý thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi hoặc để đào thải. Nhờ sự tỉnh thức như vậy, mà bây giờ tôi đã tìm thấy được con đường đưa tới gần chân lý. Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đã đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người, đã dẫn tới sợ sụp đổ của ý thức hệ, rồi là của khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu… Nói rõ ra thì dài dòng lắm! Cảm ơn hai anh đã lo lắng cho hoàn cảnh của tôi. Tôi luôn luôn thấy mình, trong mọi cơn gian nan, hiểm nguy, thì đều đã gặp những người tốt. Tôi đã tìm ra chân lý, tôi đã và đang vượt qua mọi thử thách, nhờ có tình bạn. Vì vậy tôi luôn luôn có tâm thức lạc quan tin tưởng trước những gian nan mà tôi đã và đang gặp. Thôi chúng ta hẹn nhau sẽ gặp lại.Nghe nhà triết học phân tích những sai lầm như một lời thủ tội, chúng tôi hết sức kinh ngạc. Bởi khi nhà triết học bị coi là già nua, lẩm cẩm này phải nói ra điều đó thì nó chứng tỏ đấy là một tâm trí còn rất minh mẫn, và đang cố trỗi dậy, vì nó đã hiểu thấu sự bi thảm của quê hương và của chính mình. Đấy là một chuyển biến trầm trọng. Trong những lần tâm sự như thế, bác Thảo thường (nhắc tới cuốn sách mà bác “đang biên soạn” như một ám ảnh thường xuyên. Chỉ tiếc rằng rồi sau cuốn sách đó đã không may mắn được xuất hiện dưới ánh sáng mặt trời! Nhìn bác Thảo chậm chạp, lom khom cúi đầu bước vào toà nhà cổ kính ở số 2, đường Le Verrier, chúng tôi nhận ra đây là một con người dày dạn kinh nghiệm cách mạng, nên cảm thấy thật là thương bác vô hạn. Chính sự chân thành và can đảm của những lời tâm sự ấy đã cuốn hút chúng tôi.Lúc đó Canh nói nhỏ với tôi:- Tại sao bác Thảo lại nói rằng “buộc phải ra đi”? Việc bác trở lại Paris trong lúc chẳng có ai chờ đợi này là một sự ép buộc của quyên lực hay sao? Mà theo như những gì bác vừa nói, thì bác đang ở trong giai đoạn đau đớn trong nội tâm, khó khăn trong đời sống vật chất. Có lẽ vì vậy mà hôm nay bác đả tỏ ra hết sức cởi mở, để chúng ta hiểu rõ những nỗi đau lòng ấy mà tìm cách giúp đỡ bác. Chẳng lẽ cả một cộng đồng Việt kiều ở đây thản nhiên đứng nhìn bác bị đói khổ như vậy sao?Tôi có cảm tưởng là bác Thảo đang cố nán lại Paris để mưu làm một việc rất quan trọng, có thể việc ấy là chính cuốn sách mà bác đang hoàn thành, để mang ra ánh sáng những gì không thể công bố ở trong nước, chứ viết sách như bình thường thì ở đâu mà chẳng làm được, ở đâu mà chẳng in ra được, cần gì phải vất vả qua đây.Mấy ngày sau, tôi điện thoại cho mấy người bạn nổi tiếng hay hoạt động xã hội, thường sẵn sàng giúp đỡ đồng hương. Lúc đó tồi mới khám phá ra là chuyện Trần Đức Thảo đang gặp khó khăn và căng thẳng với sứ quán, thì nhiều người ở vùng Paris đã biết từ lâu rồi. Họ còn kể rõ rằng phía sứ quán đang muốn rũ trách nhiệm khi thấy bác Thảo đã cạn tiền. Sứ quán đang thu xếp để ép buộc bác phải trở về xứ, trong khi chính bắc tiết lộ là chính quyền ở nhà đã muốn tống đuổi bác đi! Nhưng bác cho sứ quán biết là chưa về được vì chưa hoàn thành được mục tiêu là xuất bản một cuốn sách quan trọng khả dĩ giâi mã cuộc cách mạng. Vì thế mà đang có căng thẳng giữa sứ quán và bác, và viên bí thư sứ quán tên là Hào, người quản lý nhà khách ấy đã nhiều lần to tiếng, gây gổ, muốn đuổi bác ra khỏi nhà.Trong một quán café tĩnh lặng, ấm cúng, bác Thảo đã miệt mài kể lể, như có cơ hội được cởi mở tấm lòng, để xả ra những gì đang đè nặng trong đầu. Bác nói mà mắt cứ chằm chằm nhìn chúng tôi, như muốn phân trần, muốn tìm một sự thông cảm, muốn chia sẻ với chúng tôi nỗi niềm tâm tư, hoàn cảnh buồn thảm của mình!Nhìn nhà trí thức già nua, với nét mặt u buồn, trong thân phận khiêm tốn, đã làm chúng tôi vô cùng xúc động. Bác Thảo lúc ấy nổi bật như một biểu tượng, một hiện thân bi thảm của một đất nước, một dân tộc bất hạnh. Làm sao có thể làm ngơ trước những điều đau lòng đang được trải ra một cách tủi nhục như vậy. Một nhà tư tưởng, một thời danh tiếng, mà nay phải ngửa tay cầu cứu tới những kẻ bình dân như chúng tôi để mưu sinh!Trước thảm cảnh đó, mấy anh em chúng tôi đã không do dự mà định kêu gọi âm thầm thành lập một tổ chức nhỏ, trong vòng thân mật, để cùng nhau giúp bác về vật chất và phương tiện để hoàn thành cuốn sách ấy. Anh em gọi tổ chức đó là “Nhóm thân hữu Trần Đức Thảo” (Amicale Trần Đức Thảo). Tất cả bạn bè khi hay biết câu chuyện đều hăng hái đi hô hào đóng góp cho sự trợ giúp này. Chính nhờ sự xuất hiện của tổ chức ấy mà phía sứ quán bớt sách nhiễu, bớt gây gổ, chèn ép bác. Và tôi cũng được biết lúc đó anh Lê Tiến là một trong những Việt kiều tận tuỵ đứng ra trực tiếp lo cho bác Thảo.Tôi đã vận động khá dễ dàng được vài người tham gia đóng góp. Mấy bạn tôi khi nghe tôi nói về hoàn cảnh khó khăn, của nhà triết học, thì chẳng những họ không do dự mà còn vui vẻ mở ví (bóp) ra ngay. Tôi đã trao cho anh Tiến khoản đóng góp thu được rất mau lẹ ấy. Nhưng đấy là lần trao tiền đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Vì sau đó thì vấn đề trợ giúp không còn cần đặt ra nữa!Anh Tiến, một khuôn mặt quen biết của giới Việt kiểu, rất ưu ái bác Thảo, nên đã tạo điều kiện để lui tới dễ dàng nhà khách số 2 Le Verrier. Tại đây anh đã nhờ được một bà giúp việc có trách nhiệm quét dọn trong căn nhà ấy để ngầm chăm sóc bác Thảo. Tôi cũng đã có dịp gặp gỡ bà này vài lần. Đấy là bà Bích Hồng, một thiếu phụ từng có một dĩ vãng vất vả của một “con hát” thời xa xưa..Bà Bích Hổng hồi trẻ là một ca nương, có lẽ cũng có nhan sắc. Bà biết kéo nhị và biết hát các thứ ca dân gian của miền bắc, như quan họ, chầu văn, hát chèo, hát xẩm… Có dịp họp văn nghệ thân mật ở Paris, bà Bích Hồng cũng thích trưng diện bộ áo diêm dúa, ngoạn mục đầy màu sắc của một ca nữ trên sân khấu, để kéo nhị tự đệm cho mình hát. Bà có tình tình vui vẻ, hay giúp đỡ mọi người, rất tốt bụng. Có lúc bà tâm sự: vì lấy chồng rồi theo chồng về Pháp. Nhưng ít lâu sau, thì ông chồng qua đời. May là bà được một người giới thiệu, nên bà tìm được việc làm quét dọn ở đây, để sống cho qua ngày.Công việc ấy bà làm để đổi lấy miếng cơm và chỗ ở cho yên thân thôi, chứ không có lương.Từ khi tới ở trong nhà khách ấy, bác Thảo đã tìm thấy nơi bà Bích Hồng một nguồn tin tức về sinh hoạt và tính tỉnh từng người đáng sống tại đấy. Đó là một mảng xã hội Việt Nam đương đại, đã được tách ra với nguyên vẹn các sắc thái phức tạp, để mang sang đặt vào trong căn nhà này. Vì ở đã có đủ các thói xấu hạch sách, “cửa quyền” của cách mạng. Kẻ hơi có hơi hướng quyền hành, thì ỷ mình là “người của sứ quán”, kẻ thì quen thói chui luồn qua quy định, luật lệ, kẻ thì ganh ghét nhau, tố cáo nhau và ưa bàn, ưa nghe chuyện miệng tiếng thị phi. Ngoài mặt thì ai cũng nặng tình nghĩa đồng bào cùng máu mù đang sống nơi quê người, nhưng hành xử thì tàn nhẫn, kinh chống nhau như kẻ chợ với người dưng. Bà Bích Hồng khuyên bác Thảo: “Sống ở đây là bác phải cảnh giác: cái gì cũng có thể bị báo cáo lên sứ quán!” Khi nghe thấy lời khuyên ấy, bác đã phải buột miệng than: “Ở đây mà cũng có vấn đề sợ bị báo cáo sao?”Chính bà Bích Hồng này, trong nhiều trường hợp khẩn cấp, đã trở thành người lẻn ra ngoài gọi điện thoại báo cho chúng tôi biết, khi bác Thảo bị đau ốm, cần sự giúp đỡ cấp bách của chúng tôi.Cho tới khi bị sứ quán gây áp lực tới mức không cỏn lối nào thoát, thì ngoài mặt bác Thảo đành tỏ vẻ chấp nhận bỏ dở dự tính công bố cuốn sách ở Paris, để được tạm yên… Đồng thời bác gấp rút đi tìm sự trợ giúp ở bên ngoài, nơi những bạn bè mới quen biết qua mấy buổi diễn thuyết tại Nhà Việt Nam, cố tìm ra một lối thoát. Do vậy mà bác đã có thái độ thành thật cởi mở với chúng tôi. Bác gây ngạc nhiên khi tiết lộ rằng vụ Nhân Văn - Giai Phẩm là đo chính “lãnh đạo tối cao” đã ra lệnh phải nhắm mũi dùi vào bác mà “đánh”. Bởi đối tượng phải triết hạ chính là Trần Đức Thảo! Từ đó trở về sau, cuộc đời Trần Đức Thảo đã trở thành sự đối đầu âm thầm, bất đắc đĩ, vô cùng phức tạp với “lãnh tụ”, với “đảng”. Phức tạp vì thường xuyên phải sống như đi dây giữa hai thế lực: phe này muốn dứt khoát loại bộ bác, phe kia là những tay ít cuồng tín, họ e ngại làm như thế thì sẽ có phản ứng ồn ào, gây tai tiếng trong dư luận quốc tế, chi bằng cứ ngầm quàn thúc bác ở gần trung ương, cứ giam lòng bác ở Hà Nội, nhưng sẽ không để cho có một hoạt động nào có ảnh hưởng về mặt chính trị. Vì vậy mà đã có nhiều lần, bác Thảo được mời tham dự những buổi tiếp tân có khách nước ngoài, được tham gia phái đoàn đi tham quan Trung Quốc, Liên Xô, Cộng Hoà Dân Chủ Đức… Trong những chuyến đi này, người ta đã tạo cơ hội để bỏ bác ở lại, sau khi phái đoàn về nước. Nhưng bác đã nhất định không chịu ở lại nước ngoài. Do vậy, bác Thảo trở thành một đối tượng bị chính quyền vừa canh chừng, vừa muốn đuổi đi, vừa bị sử dụng như một món đồ trang trí cho cách mạng và chế độ. Nhưng trong thực tế thì bác Thảo vẫn không ngừng tìm cơ hội để nêu lên nhưng suy nghĩ của mình trước các hành động quá trớn của “đảng”, tức là của lãnh đạo.Và bác nhấn mạnh:- Thật sự là luôn luôn có mâu thuẫn, có xung đột ngầm, đôi lúc cũng khá gay go, giữa “lãnh đạo”, tức là giữa “ông cụ” và tôi. Chỉ vài cán bộ cấp cao đặc trách cộng tác quản lý tôi là biết rõ có tình trạng đối đầu này. Họ cai quản tôi với hai mục tiêu do “bên trên” đề ra: phải canh chừng không cho tôi gây ảnh hưởng với những người chung quanh, đồng thời thường xuyên tìm hiểu, theo dõỉ chặt chẽ những chuyển biến trong đầu óc tôi về mọi vấn đề. Bởi tôi chăm chỉ dùng thời giờ để quan sát, suy nghĩ và ghi chép những trải nghiệm của tôi. Tuy nhiên tôi không dám đưa ra công khai tất cả việc tôi làm. Thực tế là lãnh đạo, tuy đúng xa, tuy là gián tiếp, nhưng vẫn luôn luôn chú ý tới từng bước chuyển biến tư tưởng của tôi. Có lúc tính mạng tôi bị đe doạ nặng nề do sự bướng bỉnh của tôi, nhưng lãnh đạo đã kịp thời phái cán bộ cấp trung ương tới cứu tôi. Thủng thẳng tôi sẽ kể cho các anh nghe những va chạm của tôi với chính sách, với các hành động của cách mạng. Thực ra chỉ là với lãnh đạo. Mà các anh cũng nên biết rằng trong vấn đề đối xử với tồi, chính “ông cụ” cũng luôn luôn chịu sức ép của một thế lực lớn lao, nên “ông cụ” cũng rất e ngại tay chân tai mắt của thế lực ấy. Đấy là cả một guồng máy thống trị của ý thức hệ mà trọng tâm của nó nằm ở Bắc Kinh hay ở Mátxcơva!Những lời lẽ chân thành, giảng giải li kỳ như thế đã làm cho sự hiếu kỳ của chúng tôi lại càng tăng. Sau này thì tôi hiểu rằng bác Thảo rất cao tay về mặt tâm lý: bác đã biết cách gây ảnh hưởng nơi chúng tôi. Bác cố ý, nhưng cứ úp mở, để chúng tôi hiểu rằng đối thủ tư tưởng của bác trong bao nhiêu năm sống như bị quản thúc tại gia ở quê nhà, chẳng phải ai xa lạ mà chính là “ông cụ”! Mà ông cụ thì cũng chẳng tự do sung sướng gì, vì trên đầu “ông cụ” cũng luôn luôn cô một bóng ma quái ác nó đè lên thân phận ông cụ.Rồi bác Thảo nói dằn từng tiếng để lưu ý chúng tôi:- Chính vì vậy mà cái mạng Trần Đức Thảo này lúc nào cũng sống như vừa có một thiên thần hộ mạng, vừa có một thanh kiếm độc ác treo lơ lửng ở trên đầu!Rồi bác Thảo lại giải thích tiếp:- Tôi biết chỉ cần một sơ hở nhỏ, hé lộ ra một tư tưởng bị đánh giá là “phản động”, là sẽ mất mạng như chơi. Bởi chung quanh tôi toàn là những kẻ cuồng tín, sẵn sàng ra tay khi có lệnh của một thế lực nào đó ở “bên trên. Một góp ý xây dựng của tôi rất dễ bị xuyên tạc dễ bị hiểu khác đi như một lời công kích. Chỉ vì chính “ông cụ” đã đánh giá tôi một cách tiêu cực, và đã lưu ý các thuộc cấp, rằng tôi là một “kẻ có vấn đề”! Cách đánh giá mơ hồ mà độc địa ấy trong thực tế là một bản án vô phương kháng cáo. Tôi luôn luôn tự nhủ: phải cố làm sao cho những kẻ cuồng tín này hiểu ra được những hành động sai trái, ác độc, tai hại của họ đối với tôi. Vì chẳng những tai hại cho tôi, mà còn tai hại cho “đảng”, tai hại cho cả tương lai của dân tộc. Vấn đề trước mắt là phải phân tích, phải chứng minh sao cho sáng tỏ sự thật rằng một hành động, một chính sách, một phương pháp độc ác như thế không thể nào sinh ra được kết quả tốt. Muốn vậy thì phải xây dựng cho bằng được một lý luận có căn bản triết học thật trong sáng, thật vững về mặt tư duy, khả dĩ hoá giải được sự cuồng tín. Một hoài bão như thế đã tạo cho tôi một niềm tin. Niềm tin ấy trao cho tôi một nhiệm vụ. Phải nêu ra một lý luận có giả trị tư tưởng vững chắc để sớm muộn gì cũng sẽ đạt tới mục đích là chỉ ra những sai lầm… Tôi tin rằng nếu không đạt được mục tiêu ấy lúc còn sống, thì rồi cũng sẽ đạt được sau khi chết. Bởi sức mạnh của sự thật không bao giờ suy giảm, càng bị che giấu thì nó càng trỗi đậy. Nghĩ như vậy, tin như vậy, nên tôi đã giữ được tinh thần chịu đựng mọi gian nan, khổ ải. Tôi vững tin sẽ có ngày tôi đi tới đích. Ít ra thì tư duy của tôi cũng sẽ dẫn đường cho người sau tôi đi tới đích, tới chân lý. Các anh cũng nên tin như vậy đi, tôi không lừa dối các anh đâu, Bởi lẽ sống của Trần Đức Thảo này không phải là để lường gạt một ai, mà chỉ là để tìm cho ra con đường đưa mọi người tới chân lý, để cùng nhau hiểu rõ mọi vấn đề, để cùng nhau thấy rõ thảm kịch của dân tộc ta, mà cũng là cả của nhân loại.Quả thật là chúng tôi đã bị cuốn hút bởi những lời tâm sự chân thật, đầy tự tin như thế. Nó đã gây chấn động mạnh nơi chúng tôi. Bởi đấy là những phân tích đã hướng dẫn, đã soi sáng chúng tôi, đã tạo ra khát vọng tìm hiểu nguồn gốc của mọi vấn đề. Thế nên, càng nghe bác kể, đầu óc càng như được đánh thức dậy, càng học hỏi thêm được nhiều điều. Trước đó, qua mấy buổi diễn thuyết, chúng tôi thấy bác Thảo có cái vẻ một giáo sư triết học đã già nua hơi lẩm cẩm, đã lỗi thời. Hơn nữa, từ cái “lý thuyết của hiện tại sống động” do bác truyền đạt, tới cái “lô-gích hình thức và biện chứng”, nghe vậy thì biết vậy, nhưng vẫn thấy nó quá trừu tượng, quá triết học, quá sách vở, nghĩa là khá xa với cuộc sống vất vả của chúng tôi ở Paris, nơi mà “các vấn đề của tư tưởng”, đối với kẻ phàm phu, ngoại đạo như chúng tôi, chỉ là những món ăn khó tiêu ít ai ưa chuộng, ít ai muốn tìm hiểu: “tìm hiểu làm gì cho nó mệt óc vô ích”!Có lúc tôi không dấu thái độ hoài nghi của tôi với vấn đề triết học của bác nên tôi hỏi:- Bác có thể vắn tắt giải thích cho chúng tôi hiểu tại sao lại phải cần tới phương pháp tư duy theo quy luật “phủ định của phủ định” như vậy không?Bác Thảo trầm ngâm im lặng một lúc rồi đáp:- Các anh không cần thấm nhuần các quy luật tư duy triết học ấy, nhưng ít ra thì các anh cũng nên hiểu rằng quy luật tư duy ấy là phương pháp gạn lọc những kinh nghiệm, những hành động trong sự vận động của cách mạng trong thời gian. Việc vừa làm xong, vừa thực hiện được thì không nên coi nó như đã vĩnh viễn hoàn hảo. Phải coi việc đó, cách làm đó là còn có thể cải thiện, bằng cách chỉ giữ lại những gì là tốt, và loại bỏ ngay những gì bị coi là xấu. Nhờ sự cảì thiện thường xuyên ấy, tức là từng bước phủ định phần xấu mà ta vừa làm, để ta có một cái gì mới tốt hơn cái đã đạt được. Như vậy là ta luôn luôn phải phủ định một phần những gì đã làm để đạt tới những cái mới ngày càng tốt hơn, ngày càng sáng sủa, ít xấu hơn. Quy luật phủ định của phủ định đòi hỏi sự vận hành cách mạng không được ngưng lại ở một chính sách, hoặc ở một tổ chức, một cơ chế vĩnh viễn nào cả. Không có cái gì cứ đứng yên một chỗ, bất biến, cố định, là vĩnh viễn đúng, vĩnh viễn tốt. Tất cả phải diễn biến theo quy luật phủ định của phủ định trong thời gian. Điều này thật là quan trọng đối với từng cá nhân, nhưng nó càng quan trọng đối với một chính sách của “đảng”, của nhà nước… Tôi nói khái quát như vậy, không biết các anh có chấp nhận được không?Những mẩu chuyện tâm tình cứ xen kẽ với những suy tư, lý giải như thế, đã dần dần tác động vào đầu óc lười suy nghĩ của chúng tôi. Vì nó gợi ý, nó gây cảm xúc, vì cái sức truyền đạt ưu tư rất mãnh liệt của một khối não đang trong thể sôi sục đến độ sắp nổ tung ra, làm cho người nghe phải từ bỏ thái độ vô cảm, thờ ơ, xa lạ, dửng dưng, để cảm nhận một sự thật nhức nhối, vừa khai sáng, vừa thúc giục, làm nảy sinh một ý chí liên đới với thời cuộc, thời sự… gây thành một ý thức trách nhiệm cao đòi hỏi phải có phản ứng trước thời cuộc, phải hành động… Những gian truân đã nếm trải của bác Thảo như thế đã khuấy động tâm tư của những kẻ chán nản thời cuộc, đã muốn bỏ cuộc để mưu tìm cuộc sống tha hương yên ổn như chúng tôi.Những nhận định thời cuộc, những tâm sự luôn luôn căng thẳng như thế, đã làm cho mối liên hệ giữa bác Thảo với chúng tôi trở thành gắn bó hơn, như những đứa con trong một gia đình đang hết sức lo âu trước một nguy cơ đang tới, vì mái nhà sắp sập đổ. Từ đó, chúng tôi thấy như có bổn phận phải chăm sóc con người trí thức giầu từng trải, đang trong con bão lốc suy tư này… Bởi bác Thảo đang tỏ ra là một tâm trí rất ân hận, u uất về cái dĩ vãng câm nín của mình: Bởi tuổi tác đã cao, thân xác tiều tuỵ, hoàn cảnh bế tắc, túng quẫn, nên nay như vội vã, hấp tấp muốn xả ra tất cả những gì đã hung nấu, tích luỹ trong cái thời câm nỉn ấy. Những lần gặp gỡ để tâm sự dần dần tăng, mức độ căng thẳng của câu chuyện cũng tăng: mới đầu mươi ngày một lần, sau thành hai lần một tuần. Bởi càng gặp bác càng muốn nghe tiếp những những trải nghiệm nghiệt ngã của bác. Gặp bác Thảo là bị bác dẫn đi lùi vào dĩ vãng phức tạp, li kỳ khó hiểu, qua những con đường chằng chịt của suy tư triết học. Sa vào những ưu tư ấy y như bị cuốn hút vào một phim trinh thám, mà nhân vật chính đang mắc kẹt trong một tình thế nguy hiểm, đang cố tìm lối vượt thoát… mà khán giả hồi hộp thấy rõ nguy nan, không chắc gì sẽ tìm được lối ra.Chúng tôi thấy bác Thảo lúc ấy rất thảm thương, đang trong tình cảnh một cái xác tả tơi của một con tàu đã bị bầm đập bởi bao giông bão, nay bị sóng gió thời gian đánh trôi giạt vào đất liền và đang bị mắc cạn tại cái đất… Paris này, mà thuyền trưởng đang như bất lực không còn có thể lái đưa con tàu trở ra khơi! Không còn dấu vết gì của cái thời đã từng tranh luận tay ngang với Jean Paul Sartre!Sau bốn chục năm vắng mặt ở Paris, nay bác Thảo trở lại đây như một cái bóng mờ của một nhà triết học. Bởi khi gặp chúng tôi lần đầu, bác tỏ ra dè dặt nghi ngại, nói năng ý tứ, khá lúng túng, cứ như muốn giấu giếm mình, chứ không thảnh thơi, thoải mái, tự nhiên như mọi người. Nhất là việc bác đã nóng nẩy gây căng thẳng bất ngờ qua mấy lần gặp gỡ đầu tiên với một số bạn bè cũ, và với một tờ tập san chuyên về triết học, chuyên luận bàn về cầc vấn đề cách mạng… Đến nỗi dư luận đã có nhận xét rằng bác đang mang nặng một tâm thần hoảng loạn của kẻ đang bị ám ảnh bởi một nguy cơ đe đoạ tính mạng, đang bị truy lùng bởi một thế lực hung bạo…Nhưng rồi qua những buổi tâm sự, bác dần dần bộc lộ cả một ý chí muốn vùng dậy để hành động, với một ký ức trải nghiệm với những lý luận, lý giải tới tận cùng của suy tư, nó tích tụ từ một thời câm nín kéo dài suốt mấy chục năm, sống như bị lưu đày ở chính quê hương mình.Toàn là những sự thật sôi động được khui ra, càng lúc càng kinh khủng! Chúng tôi không thể không chú ý tới những gì thuộc về cuộc đời và sự nghiệp của cụ già đau khổ này, nhất là vào lúc người hiệp sĩ đang trong tư thể vươn vai đứng dậy để quyết đánh một trận cuối cùng ở… trước mắt chúng tôi…Ngay từ lúc đó, chúng tôi bị cuốn hút vào giòng thời sự, vào những sôi động của chế độ chính trị, của cung cách cai quản xã hội ở quê hương. Chúng tôi chú ý nhiều hơn tới thời sự, tới những tương quan chính trị thế giới với vận mệnh của những dân tộc nhược tiểu, rồi là vào cả những vấn đề của triết học và… con người! Rồi những điều đó bắt buộc chúng tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về thân phận của của chính chúng tôi.Trước những tiết lộ cay đắng của bác Thảo, tôi đã hỏi thẳng:- Bị ngược đãi như thế thì bác có oán thù họ không?Bác phản ứng rất mạnh, trợn mắt, lắc tay lia lịa:- Ấy chết! Đừng bao giờ nghĩ rằng tôi sang đây là để tìm cách trả oán, trả thù, hoặc để reo rắc thêm chia rẽ. Xưa kia thì quả thật có lúc tôi đã mù quáng, vì bị hận thù chi phối, có lúc đã viết, đã dùng ngôn từ của thù hận, để xỉ vả kẻ này, đả kích bọn kia. Lúc ấy tôi chỉ là một người cộng sản có đầu óc đấu tranh cuồng nhiệt đến mức cuồng tín, do hận thù chủ động. Nhưng bây giờ khác rồi, giả rồi, đã có kinh nghiệm trong thực tại cách mạng, nên đã thức tỉnh. Tôi giờ đây là một người vừa bừng tỉnh sau cơn ác mộng dài trong xã hội chủ nghĩa, nghĩa là tôi đã giác ngộ. Bởi sau khỉ đã sống chìm đắm trong hận thù, thì rồi tôi mới nhận ra thù hận không phải là một thái độ tỉnh táo để tìm hiểu, để giải quyết vấn đề. Thù hận chỉ làm cho tình hình thêm phúc tạp, làm cho chính mình lâm vào bế tắc. Vì hận thù không thể giải quyết bất cứ vấn đề gì. Nó đã chẳng giải phóng được ai. Nó chỉ gây đau khổ cho mọi người và chính mình.- Tại sao bác không như những người cộng sản vẫn tin tưởng thù hận là động cơ cực mạnh để âm hành động cách mạng tới thành công?- Tôi đã nghiệm ra rằng cuối cùng những hành động do thù hận không thể nào đưa tới thành công. Tại vì hận thù là tố chất tâm lý bệnh hoạn rất truyền nhiễm, rất độc hại. Nó đưa tới tình trạng mù quáng trong nhận định, nó dẹp bỏ lương tri, nó mở đường hành động cho mọi thủ đoạn gian xảo và tội ác, nó tạo ra nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện”… Nguồn gốc của thù hận trong xã hội ta ngày nay là do tình trạng đất nước ta đã một thời bị chìm đắm trong bầu không khí cuồng tín, vì lãnh thổ đã bị chia cắt thành hai chế độ với hai lá cờ, với lời thề quyết tiêu diệt nhau để thống nhất lạì lãnh thổ…Sự chia cắt tàn nhẫn này là một thứ tập tục áp đặt có tính quốc tế, đã có từ lâu trong lịch sử. Chỉ tính từ sau đệ nhị thế chiến, thì đã có sự chia cắt vô cùng tàn nhẫn các vùng lãnh thổ, như ở Cận Đông, nó đã gây ra thảm hoạ Israel-Palestine, như ở vùng Balkan, ở các vùng biên giới giữa Balan và Đức, giữa Balan và Nga, rồi là sự phân chia lãnh thổ của Đông và Tây Đức, sự phân chia đã cấu tạo rất gượng ép các phần lãnh thổ của nước Nam Tư, rồi sự cắt lãnh thổ thành hai ở Triều Tiên, rồi tới quyết định chia cắt lãnh thổ nước ta cũng vậy… Tất cả những chia cắt trắng trợn ấy, đều có hậu quả lâu dài, cả trăm năm sau nó vẫn còn tác hại, dù nói chỉ là tạm thời! Đấy là những dàn xếp tàn nhẫn, do chủ mưu, mặc cả, chia chác quyền lợi, ảnh hưởng giữa các nước lớn với nhau, để áp đặt, bất chấp nguyện vọng của các dân tộc trong các vùng, tại các nước bị chia cắt. Các nước lớn đã chơi trò dựng lên những ý thức, những lý tưởng, những tâm lý phân biệt hệ chính trị, phân biệt biên giới địa lý, đi duy trì sự chia rẽ trong đầu thằng dân nhược tiểu một cách lâu dài, để phe này kiên trì cầm súng bắn giết phe kia, để nuôi dưỡng chiến tranh cục bộ. Bức tường tâm lý có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nhất chính là bức tường ý thức hệ. Bức tường này đã chia hai thế giới: một bên là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên tắc mác-xít đấu tranh giai cấp làm động lực, bên kia là ý thức tư sản, tư bản, lấy lý tưởng tự do dân chủ làm động lực. Tất cả các lãnh thổ bị chia cắt, các dân tộc bị chia rẽ đều do các nước lớn vũ trang, bằng cả tinh thần lẫn vật chất, để trở thành những ngòi nổ của các cuộc chiến tranh cục bộ, thường là rất đẫm máu. Thế mà lãnh đạo mỗi phe, của mỗi phần lãnh thổ bị chia cắt ấy, cử khoe tài, khoe trí, cam kết sẽ “đưa dân tộc, đất nước tới chiến thẳng!” Đau đớn và mỉa mai nhất là trong lúc các nước nhỏ diễn trò anh em bắn giết nhau, thì lãnh đạo các nước lớn vui vẻ thăm viếng nhau, mở yến tiệc khoản đãi nhau, để tìm cách thông cảm nhau, tránh trực tiếp đụng độ nhau! Đồng thời họ tiếp tục tuôn vũ khí vào các nước nhỏ để nuôi chiến tranh. Là một nhà triết học như tôi, thì phải tìm hiểu để biết nhìn sâu và xa hơn qua những cuộc chiến tranh cục bộ, huynh đệ như thế. Vì sau khi đã chiến thăng, thì còn lại biết bao đau thương mà người dân, ở cả hai bên chiến tuyến, phải gánh chịu. Do đó tôi phải bỏ công nghiên cứu, phân tích… để giải mã những độc hại của chính sách chia cắt, chia rẽ mà người ta đã chụp lên đầu dân tộc. Tôi muốn phổ biến sự hiểu thấu những độc hại vô cùng của thứ chiến tranh cục bộ. Tôi muốn chỉ ra tính nghiêm trọng của những quyết định đã đưa tới chiến tranh, hoặc là đã mở lại chiến tranh. Những quyết định ấy đã tạo ra hoàn cảnh bắt người dân phải trở thành những nạn nhân của chia cắt, chia rẽ, phải cầm súng bắn giết nhau… Chúng ta phải thương cảm những người đã phải cầm súng, ở cả hai phía, vì họ chỉ là những kẻ thừa hành.Phải vì tinh thần dân tộc mà kính trọng họ, hiểu họ, dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến, tất cả họ đều đã cầm súng chiến đấu với một lý tưởng, với một chính nghĩa ở trong đầu, để hăng hái xung phong “giết thù” mà kẻ thù ấy chính là anh em một nhà!- Chính vì trong thực tế đất nước bị chia cắt lãnh thổ, dù chỉ là tạm thời, nhưng nó đã tạo thành hai chính quyền, hai chủ quyền, hai lý tưởng, hai lá cờ… Để rồi chung ta hăng say cầm súng giết nhau như giết “kẻ thù”! Chúng ta đã làm điều phi lý ấy với lờ “thề phanh thây, uống máu quân thù”! Bên này kết tội bên kia là tay sai của đế quốc. Chúng ta đã quên hẳn yếu tố tự nhiên của lịch sử là cùng một gốc tổ tiên, dân tộc, cùng một tiếng nói, cùng một truyền thống văn hoá… Trong khi trước mắt ta, là những kẻ khác ngôn ngữ, khác lãnh thổ, khác quyền lợi dân tộc đối với ta, thì họ đã tạo ra sự chia cắt lãnh thổ ta, chia rẽ dân tộc ta, lợi dụng cơ hội để can thiệp vào nội bộ chủ quyền ta, có khi là để gậm nhấm lãnh thổ của ta mà ta không nhận ra đấy mới thật là kẻ… thù!Bác Thảo lắc đầu nhấn mạnh, như cố phân trần:- Nay chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt; chia rẽ này, để thấy rõ chúng ta chỉ là những nạn nhân, đau đớn của những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử. Có thể nói họ đã làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lãnh đạo. Xét riêng về cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do Lenin tuỳ tiện khai triển tư tưởng Marx, chẳng qua đó cũng chỉ là phương cách để duy trì, để tham lam nắm lại toàn bộ di sản đế quốc do thời Sa hoàng để lại, để lại giam hãm các dân tộc chư hầu của thời Sa hoàng vào trong một gông cùm kiểu mới, với cái tên đẹp hơn: “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Bây giờ thì mọi người đều thấy cái khối Liên Xô ấy, thực chất là một đế quốc đỏ, nó kìm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Chính Liên Xô cũng đã từng đụng độ với một đế quốc đỏ khác là Trung Quốc, chỉ vì quyền lợi quốc gia hẹp hòi, để bảnh trướng đế quốc! Và Bắc Kinh cũng đối xử với Tây Tặng, với Triều Tiên, với cả ta, theo tâm thức bành trưởng đế quốc như thế, cũng dưới chiêu bài “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em”, giữa hai “láng giềng hữu hảo, môi hở răng lạnh”! Thực tế là đã hơn một lần, Liên Xô và Trung Quốc đụng độ nhau bằng quân sự ở các vùng biên giới của họ. Gần đây thôi, Trung Quốc cũng đã từng nhiều đợt đánh chiếm, gậm nhấm lãnh thổ Việt Nam ta. Cái đó nó chứng minh “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” chỉ là thứ liên minh ma quái, quỷ quyệt, giả dối, một thứ bình phong che giấu rất vụng về những tham vọng bành trướng của đế quốc đỏ. Tôi còn nhớ rõ hồi đấu thập niên 60, nhân dịp được tham gia phái đoàn sang thăm Bắc Kinh, nên đã được nghe Mao chủ tịch cam kết “năm trăm triệu dân Hoa Nam sẽ là hậu phương lớn để giúp các đồng chí tới khi chiến thắng”. Mọi người mừng rỡ vỗ tay! Riêng tôi khi nghe lời cam kết ấy mà cảm thấy rợn tóc gảy! Bởi tôi không bao giờ quên chỉ vài tháng sau khi chiếm được quyền hành ở Bắc Kinh, Mao đã vội vã xua quân qua chiếm Tây Tạng! Chọn Mao làm đồng chí, làm đồng minh thì tôi lo lắm. Không biết rồi sau này, đồng chí, đồng minh này sẽ đưa nước ta đi về đâu... Mao đã thúc ta phải căm thù bọn đế quốc tư bản Âu-Mỹ, và giúp đỡ rộng rãi vũ khí để ta “đuổi Pháp, đánh Mỹ ra khỏi lục địa châu Á” để tiến tới mục tiêu của khối xã hội chủ nghĩa là phải đánh gục khối tư bản theo đúng chiến lược lấy nước nghèo bao vây nước tư bản, lấy nông thôn bao vây thành thị…- Chưa thấy ai nghĩ tới vấn đè nguy hiểm này. Tại sao họ phung phí vũ khí, công sức như thế mà không lo tới việc nâng dậy đời sống đói khổ của nhân dân ở trong nước họ, hoặc ở các nước nghèo? Họ nói cung cấp vũ khí như thế là làm nghĩa vụ quốc tế đối với các nước nghèo anh em. Thực chất đấy chỉ là sự tranh giành, mở rộng ảnh hưởng và quyền lợi của những đế quốc! Chẳng làm gì có tình, có nghĩa “anh em”, giữa nước lớn với nước nhỏ. Ta phải nhớ như vậy để suy nghĩ kỹ về thân phận nhược tiểu của dân tộc ta và đất nước ta, để tìm cách giải quyết sự thù hận giữa anh em chúng ta do mấy nước lớn tạo ra. Lãnh đạo thì muốn chăn dãt nhân dân như một đàn cừu đã đi tới chiến thắng. Đế quốc nói coi ta là một “đồng minh”, nhưng thực chất là muốn biến ta thành một chư hầu ngoan ngoãn. Có bao giờ một đàn cừu, một chư hầu mà được nể trọng và thương mến đầu. Không bao giờ! Chẳng nên cả tín vào những điều không hề có. Chỉ có những những tay chính trị ngây thơ mới tin vào những điều không hề có ấy…Câu nói ấy thật là bất ngờ. Vì lúc mới gặp, chúng tôi chỉ quen nghe bác ca ngợi tinh đồng chí của khối xã hội chủ nghĩa anh em, ca ngợi chủ nghĩa mác-xít của giai cấp vô sản, ca ngợi nghĩa vụ giải phóng các dân tộc của hai anh cả đỏ Liên Xô và Trung Quốc!Từ lúc này, trước mặt chúng tôi, nổi bật một Trần Đức Thảo với những luận chứng vững chắc, soi sáng, với ngôn từ sáng sủa, mới mẻ. Mà đấy lại là những tiết lộ thẳng thắn, động trời, không còn úp mở, khác hẳn với những thái độ lo sợ của một Trần Đức Thảo rụt rè khiêm tốn, nói năng mệt mỏi… mà chúng tôi đã thấy mấy lúc gặp mặt lầu đầu, lúc bác vừa mới trở lại Paris. Do vậy mà chúng tôi rất hiếu kỳ muốn biết rồi bác Thảo sẽ nói thêm những gì trong các buổi thuyết trình sau đó. Khi bác nói để chuẩn bị giới thiệu nội dung của một cuốn sách rất đặc biệt, thì chúng tôi lại càng nóng lòng chờ đợi sự ra mắt của cuốn sách ấy. Vì tác giả của nó đang chứng tỏ một tâm trạng phẫn nộ, vùng dậy, y như người đang bồn chồn mưu đồ một điều gì không phải là bình thường, như đang chuẩn bị cho một biến động lớn… Và lúc ấy, bác Thảo bỗng mất hẳn cái vẻ tầm thường, cái nếp thụ động của những trí thức chỉ biết có “bác và đảng”, lúc nào cũng tụng câu kinh “nhớ ơn bác và đảng”, y như mấy cán bộ đảng viên “giáo điều”, được cử đi ra hải ngoại để đề cao chiến thắng, để tuyên truyền vận động dư luận bên ngoài ủng hộ “đảng” và chế độ!Nhưng nay thì con người ấy đang phải đi tìm chỗ nương thân, đang thành thật giãi bày tâm tình để cuốn hút người nghe, để gợi lòng thương cảm!Theo như tự sự thì lúc còn rất trẻ, bác rất tự tin vì đã có chút danh vọng trên diễn đàn triết học ở Paris. Và không ngờ rằng, vì cái trình độ tri thức xuất sắc đã lãnh hội ở Pháp, vì tính tình ngay thẳng bộc trực của mình, mà ngay sau khi về nước, bác đã mặc nhiên bị lãnh đạo coi như là một đối thủ tiềm năng nguy hiểm. Và hai con người đó đã coi nhau là kẻ có đầu óc xuất chúng, cùng mang nặng một tham vọng đam mê thực hiện lý tưởng cách mạng của mình, nhưng là theo hai phương cách khác nhau.Nghe kể tới đó, tôi gặng hỏi:- Trước khi về nước, bác có dự tính việc làm gì cụ thể cho quê hương không?Bác đáp ngay:- Là một nhà triết học, khi quyết định về nước, tôi mang tham vọng ngông cuồng là được tận dụng trí tuệ của mình để tranh thủ được tin dùng như là một trong những lý thuyết gia của cách mạng, để hoàn thành sứ mệnh cao cả của cách mạng, là giải phóng con người. Vì tôi nghĩ ”ông cụ” cũng là một nhà lãnh đạo chính trị, nhưng có cao vọng tận dụng quyền lực tột đỉnh, bằng mọi phương tiện, bằng mọi giá, để thực hiện cho bằng được giấc mơ đánh đuổi đế quốc ra khỏi quê hương, để đánh gục tư bản chủ nghĩa, để cuối cùng là giải phóng người, nhất là giải phóng nhân dân lao động để cho họ được ưu tiên hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc. Nhưng không ngờ, với thời gian, tôi dần dần nhận ra là lãnh đạo và mình, cả hai đều lao mình vào cùng một cuộc cách mạng, nhưng với hai quan niệm khác nhau, với hai tâm thức khác nhau, đến độ đối nghịch nhau, xung đột nhau… Vì cái nhìn của lãnh đạo chính trị đã ngưng lại, đã cố định trong giai đoạn cầm quyền. Còn cách nhìn của tôi là đi phải xa hơn, linh động hơn, nghĩa là phải từng bước tiến tới giai đoạn tối hậu của cách mạng là giải phóng con người.- Nhưng cho tới nay, với chính sách đổi mới và mở cửa của “đảng”, thì bác nghĩ sao về sự đóng góp của bác và của lãnh đạo?- Thẳng thắn mà xét trong thực tế trước mắt, thì nhà tư tưởng là tôi đã chẳng đóng góp được gì mấy cho cách mạng. Còn lãnh đạo thì đã để lại một sự nghiệp bế tắc như dở dang… Cuối cùng chỉ còn lại hư danh những chiến thắng phù phiếm, mà thực tế là một sự khánh kiệt và suy thoái về mọi mặt. Đến nỗi nay để cứu “đảng”, cứu nước, đành phải mở rộng cửa rước đế quốc tữ bản trở lại, để mời vốn tư bản tràn vào. Và thực sự là đất nước đang bị biến thành một thuộc địa kiểu mới của khối tư bản! Nghĩ mà đau, đã tốn biết bao nhiêu máu xương để dành độc lập, bảo vệ chủ quyền, mà này lại đi tới chỗ phải để cho tư bản nước ngoài tràn vào làm mưa, làm gió, để cho nó tự do tung hoành phát triển theo xu hướng bất chấp mọi hài hoà, bất chấp trật tự kỷ cương, bất chấp di sản văn hoá do tổ tiên để lại, để những bước quá trớn của nó phá tan môi trường sinh thái, biến đất nước thành một xã hội thịnh vượng giả tạo, một thiên nhiên què quặt, mất hẳn nền tảng hài hoà sinh thái. Càng phát triển theo cuồng vọng hiện đại giả tạo như thế này, thì sẽ càng ngày càng lún sâu vào bất công xã hội, vào tham nhũng thối nát, càng huỷ hoại môi trưởng. Vì lối phát triển này là chỉ chạy theo đồng đô-la Mỹ, không có luật pháp nghiêm minh, không còn một tinh thần đạo đức gì nữa. Càng nghĩ càng buồn! Đất nước ta đang bị cuốn vào cơn lốc phát triển điên cuồng, khập khiễng không gì cản lại được nữa. Cứ như con người đã lún sâu vào con đường nghiện ngập ma tuý, thứ ma tuý của mãnh lực đồng đô-la, mỗi lúc, mỗi tác hại trầm trọng hơn! Các anh tin tôi đi, mươi, mười lăm thế hệ nữa, chưa chắc đã xoả được cái nếp sống gian xảo, sống dối trá, sống cuồng, sống vội này. Bởi nó đã tự diễn biến thành một hình thức văn minh văn hóã mang nhãn hiệu “hiện đại” mất rồi. Khổ thế!Bác Thảo lấy tay áo chậm nước mắt, khiến chúng tôi cũng xúc động, nghẹn ngào, vì tin đấy là những lời tâm sự thành thật, đầy tâm huyết.Riêng về buổi diễn thuyết đầu tiên của bác Thảo, sau khi trở lại Paris được hơn một năm, thì đã diễn ra khá đông vui tại Nhà Việt Nam, ở đường Cardinal Lemoine, quận 5 Paris. Đây là trung tâm văn hoá của Liên Hiệp Việt Kiều (Sau được gội là Hội Người Việt Nam tại Pháp) do một nhóm trí thức trung thành với chế độ điều hành, nhưng do sứ quán tài trợ. Vì kinh phí thuê căn nhà ấy khá cao. Cơ sở sinh hoạt văn hoá này gồm một văn phòng ở bên ngoài, bên trong là một phòng kính lớn được trang trí như phòng hội, có thể chứa khoảng gần trăm chỗ ngồi. Nơi đó cũng có thể dùng làm phòng triển lãm hoặc trình diễn văn nghệ. Trên gác là một cửa hàng sách báo tiếng Việt xuất bản ở trong nước. Trên lý thuyết thì cơ sở văn hoá này do một giám đốc, là người của nhóm trí thức “Việt Kiều Yêu Nước” được sứ quán chọn để trông nom. Trong thực tế thì sứ quán, kẻ chi tiền thuê nhà, nên trực tiếp nắm quyền quản lý, Nhưng vì tình trạng lúc ấy, viên giám đốc lại là người chủ biên tờ Đoàn Kết, vừa mới sa vào tình trạng bất đắc dĩ, phải ly khai với sứ quán từ khi nảy sinh mâu thuẫn về lập trường biên tập tờ báo của hội.Từ 1986, sau đại hội VI của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, Hà Nội, theo chân Trung Quốc, đã bắt đầu dò dẫm chuyển mình sang chính sách “đổi mới” có vẻ cởi mờ. Ở Paris, nhóm trí thức làm tờ Đoàn Kết cũng đã thức thời theo đuổi một chủ trương biên tập mới, có tinh thần tranh đấu cho sự cởi mở tự do dân chủ ở trong nước, với thoả hiệp bất thành văn là vẫn ủng hộ một “chế độ dân chủ độc đảng”. Họ muốn biến tờ báo thành một thứ diễn đàn đối lập dân chủ hợp pháp. Lập tức cảm tình và uy tín của tờ Đoàn Kết tăng lên. Trước đó thì số độc giả của tờ báo rất là lèo tèo, nay nó tăng vọt lên và tạo thành một luồng gió dân chủ trong dư luận của hội Việt kiều. Nó cùng với hai tờ báo tương tự của các nhóm Việt kiều tiến bộ khác, một ở Bi, một ở Canada, cũng đang nổi danh vì lập trường tranh đấu kêu gọi mở rộng dân chủ. Đó là thời mà bộ trưởng ngoại giao ở Hà Nội, là ông Nguyễn Cơ Thạch. Lúc đó có dữ luận rằng ông Thạch hứa sẽ đề bạt để cho ông giám đốc tờ Đoàn Kết ấy về giữ một giữ chức vụ quan trọng trong bộ ngoại giao. Nhưng rồi cái mùa xuân nở rộ ở Bắc Kinh ấy bỗng bị kết thúc đẫm máu, thật bi thảm ngay sau đó. Cuộc đàn áp ở Bắc Kinh đã khiến Hà Nội cũng lập tức có bước ngoặt “xiết lại”. Hậu quả là sứ quán ta ở Paris cũng phải trở mặt theo làn gió bấc thổi vào Hà Nội, không chấp nhận bất cứ đường lối “tranh đấu đòi dân chủ” nào, dù là “dân chủ độc đảng”. Vì vậy nhóm trí thức Việt Kiều làm tờ Đoàn Kết, bị ép buộc phải trả lại cái tên báo (manchette) Đoàn Kết cho Liên Hiệp Việt kiều, do sứ quán chỉ đạo, để li khai ra thành lập một tập san mới lấy tên là Diễn Đàn, Toàn bộ danh sách độc giả của tờ Đoàn Kết “bộ mới” ấy do ban biên tập nắm giữ, nay được chuyển qua cho tờ Diễn Đàn. Và từ đó ảnh hưởng tờ Diễn Đàn vươn lên tới đinh cao nhất của nó (cho tới tình trạng co cụm hiện nay chỉ còn là “tờ báo tài tử trên mạng”, vì tinh thần tranh đấu nay cũng phai nhạt dần). Lúc đó tờ báo càng thêm nổi tiếng khi ban biên tập công bố chủ trương dân chủ tiến bộ hợp thời đại, với phong trào vận động sưu tầm chữ ký vào một “bức tâm thư” kêu gọi mở rộng dân chủ thật sự ở Việt Nam, Với hi vọng một mùa xuân dân chủ sẽ nở rộ tại Hà Nội..Hậu quả khôúg gây ngạc nhiên là vì cả nhóm trí thức của tờ Diễn Đàn lúc ấy đã bị thất sủng, bị cấm về Việt Nam! Và rồi tờ Diễn Đàn còn bị đưa ra trưng bày trong nhả bảo tàng “tội ác Mỹ-Ngụỵ” ở trong nước. Phải hiểu rõ tình hình lùng củng, cay đắng trong nội bộ của “Nhà Việt Nam” lúc này là như vậy, để thấy khó khăn và bế tắc mà bác Thảo đã gặp khi dùng nơi ấy làm diễn đàn cho các buổi diễn thuyết… để giới thiệu “một cuốn sách quan trọng” đang được biên soạn.Buổi diễn thuyết đầu tiên đã thu hút khoảng gần một trăm khán thính giả, mà đề tài là “La Logique du Present Vivant”. Tiếp theo sau là mấy buổi thuyết trình về các đề tài: “Pour line Logique. Formelle et Dialectique”; “La pialectique Logique comme Dynamique Générale de la Temporỉsation”; “La Théorie du Présent Vivant comme la Théorie de rindividuaiité”… (Tôi không dịch mấy đề tài này ra tiếng Việt, vì ngại bị mắc kẹt với thứ ngôn từ triết học còn rất lỏng lẻo của tôi! Đây là để lưu ý quý độc giả thông triết học).Những buổi diễn thuyết nối tiếp nhau này, thường cách quãng vào những chỉeu thứ ba hoặc thứ năm. Nhưng số thính giả cứ giám dần đi vì có lẽ đề tài quá khô khan, nặng tính triết học thuần tuý.Đặc biệt là ở buổi thuyết trình áp chót, số khán thính giả chỉ còn trên hai chục người. Hình như ai cũng băn khoăn với những đề tài có vẻ quá lý thuyết như vậy thì nội dung và mục tiêu của cuốn sách sắp hoàn thành e sẽ xa vời thực tại như những gì bác Thảo đã công bố trên diễn đàn triết học ở Paris những năm trước đây. Khản thính giả trung thành tỏ ra nóng ruột. Họ bắt đầu nêu thắc mắc về giá trị thực tiễn của mấy buổi thuyết trình, và cả của cuốn sách. Cái lý thuyết “hiện tại sống động” được mang ra phân tách tỉ mỉ như thế để làm gì? Thấy rõ đám khán thính giả trung thành ấy bắt đầu mệt mỏi, bởi họ chờ đợi một cái gì cụ thể, mới mẻ hợp với bầu không khí bắt đầu “đổi mới” đang sôi sục lên ở trong nước, vì thế, nay những thính giả tỏ ra đã mất dần kiên nhẫn.,.Để giữ người nghe cho các buổi thuyết trình kế tiếp, trong những phút giải lao, diễn giả đã khéo léo tâm sự, để hé lộ điều mà mọi người chờ đợi, rằng mục tiêu của các buổi diễn thuyết này là sẽ đi tới “việc đánh giá lại một cách cơ bản triết học” hệ thống tư tưởng của vị tổ sư cách mạng là “ông Marx”! “Vì cho tới nay ở Việt Nam, chưa có ai dám đụng tới ông Marx, bởi họ không dám, hoặc không có trình độ để phê phán phương pháp phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa như tôi đã từng trải nghiệm ở Việt Nam!”Tiết lộ này đã được khán thính giả vỗ tay vui mừng. Ai cũng hài lòng, y như vừa được chích cho một mũi thuốc bổ, chặn đứng căn bệnh mỏi mệt vì đã bị nghe hơi nhiều diễn giải chung quanh cái “lý thuyết hiện tại sống động”!Nhưng sự hé lộ sớm mục tiêu của các buổi diễn thuyết và nhất là của nội dung cuốn sách đang được gấp rút soạn thảo ấy đã làm cho vài thính giả bị bất ngở đến kinh ngạc. Đó là mấy tai mắt “của sứ quán” và của đảng cộng sản Pháp.Liền sau đó bác Thảo đã tâm sự với chúng tôi và cho biết bác đã “được” đại sứ Trịnh Ngọc Thái mời đến một cách khẩn cấp. Phía đảng cộng sản Pháp cũng có phản ứng tức thì: Tổng bí thư Georges Marchais, tuy đang bệnh nặng, cũng ra lệnh lập một tiểu ban điều tra và cho mời Trần Đức Thảo tới… để chất vấn!