gười Nghệ An thuỷ chung với tình yêu của mình, cũng là điều được truyền nhân dạy bảo. Đào Thừa lớn lên thụ hưởng tính gan lì của người xứ Nghệ, quyết vượt sông Gianh vào Đàng Trong. Nàng mong sống với người mình yêu dấu, cho dù nàng biết làm như vậy rất nguy hiểm và là bất hiếu với cha mình. Nhưng sống mà không được thoả lòng yêu đương, không được gặp mặt chàng để nói rõ tình yêu trong lòng, không biết hiện tại chàng như thế nào thì nàng đâm ra rất đau khổ. Nàng có ý nghĩ tự vẫn, nhưng làm như vậy không ai biết lý do vì sao nàng nguyên sinh, thà vượt núi non trùng điệp để gặp lại nhau, rồi thế nào đi nữa vẫn hơn là tiến cung cho Chúa Đàng Ngoài. Hoàng hôn chìm lắng, núi non cố muốn mặt trời mau lặn, nhìn cỏ cây khép lá nàng cũng buồn rầu. Đào Thừa luôn luôn nhớ lại những kỷ niệm với chàng lúc còn bé thơ, ngày đó như luôn đâu đó bên ánh mắt nàng, như không thể nào phai. Đôi khi muốn tìm gặp được người mình yêu thương trọn đời, chỉ muốn vượt trùng dương để gặp được Nguyễn Hữu Cảnh. Những toan tính của mình không thể qua mắt được người mẹ, bà nghe xót xa thương thân phận nữ nhi thường tình. Bà biết tính nết đứa con gái, cũng là tính nết của mình thời còn bé. Phận đàn bà đặt đâu ngồi đó, sống với người mình yêu thương sao mà khó quá, bà cảm thấy động lòng khi thấy con mình đem lòng yêu thương Nguyễn Hữu Cảnh. Bà rất yêu thương chồng con, nhưng chinh chiến liên miên làm cho con người gần như hám danh lợi, mà đời những người đàn bà chỉ biết cam chịu. Những người đàn ông chỉ cần đàn bà sinh đẻ ra con cái (nhất là con trai), rồi coi như là họ không còn gì ở đời này nữa cả.- Mi định trốn đi à? - Sao Mạ biết rứa? Con buồn quá Mạ ạ...- Thôi được rồi! Ta giúp mi... Hai mẹ con làm cho mình xấu xí, chiều xuống đi tìm mấy con vịt thất lạc, rồi đi tuốt luốt vào rừng thẳm. Bà nhà đã có kế hoạch giúp Thị Thừa trốn đi, bằng cách đi ngược lên miền núi cao. Đến tối, gia đình họ Đào mới thấy hành trang đã được chuẩn bị nhưng chưa mang theo kịp, thì họ hiểu ngay là cả hai mẹ con trốn vào Đàng Trong. Ngay cả Tổng Trấn xứ Nghệ nghe được tin, cũng cho ba quân đốt đuốt đi tìm. Ông ta lệnh chốt chặn những người qua lại sông Gianh, việc khám xét hết sức là gắt gao. Hai mẹ con đi ngược lên rừng, đêm hôm tăm tối phải nán lại ngôi chùa hoang. Họ không dám nghỉ lâu, tiếng hò reo của quân lính như sắp bắt kịp, lại tiếp tục băng rừng lội suối đi ngược với ánh đuốt truy tìm.- Mạ ơi con mệt lắm rồi! Chắc con phải nộp mình cho họ...- Tình thế này, ngươi muốn ra nộp mình. Ta cũng phải bị xử tội chết... Hai mẹ con quá gian nan, cố thu mình trong bụi rậm. Bà đưa được Đào Thừa lên miền núi, gặp lại một người dân tộc Ba-na đang cưỡi voi. Hai mẹ con được đối xử rất tử tế, họ được cho ở trong một nhà rông dài. Họ phải ăn mặc giống quần áo của họ và khi ấy họ nổi bậc và đẹp hẳn ra. Nhất là Đào Thừa như một cô tiên được Yàng cho xuống trần gian, những đường viền ngũ sắc càng làm cho nàng thêm rực rỡ. Tập tục hôn nhân của người Ba-Na rất khắt khe, họ ít khi bỏ nhau chỉ khi người chồng gian díu bất chính với người khác. Họ sẽ được Hội đồng già làng xem xét, bị phạt hoặc chấp thuận cho người con trai hoặc người con gái đó được ly hôn. Thế nhưng, nét đẹp quyến rũ của Đào Thừa đã làm cho ngài tộc trưởng không sao cưỡng lại nổi. Ngài rắc tâm muốn có nàng và cố tìm cách để được chung sống với nàng. Ở trong làng nhiều người ái ngại nàng đẹp quá sẽ làm cho tộc trưởng mê muội. Người vợ tộc trưởng biết trước sau gì, tộc trưởng cũng sẽ lấy thêm vợ nên bàn bạc với mấy người phu voi giúp bà. Buổi sáng được cưỡi voi đi săn thú rừng với tộc trưởng, khi đi sâu vào rừng sâu. Người phu voi muốn giúp họ trốn thoát, vì như tộc trưởng muốn mang họ vào rừng sâu và muốn thụ hưởng nhan sắc Thị Thừa. Khi vào dãy núi hẹp, một chú nai ngơ ngác gây thích thú. Tộc trưởng giương nỏ nhưng chỉ trúng đùi chú nai, nên liền đuổi theo. Thấy có thời cơ, người phu voi chở hai mẹ con ngược theo hướng khác. Tộc trưởng quay lại không thấy họ đâu, cảm giác biết là người phu voi đã giúp họ trốn đi nên cho người đuổi theo kiếm tìm. Hết quân lính đuổi theo, giờ đến tộc trưởng cho mấy người Ba Na xua voi tìm kiếm. Hai mẹ con bắt đầu thấy nhan sắc đã hại hai người như thế nào, và sự việc còn tiếp nối nhiều gian nan thế nữa. Bản năng thuỷ chung cũng là một sự tồn tại, sự sống con người không thể nào thiếu nó. Băng rừng lội suối để gặp người mình yêu dấu, trả giá quá đắt nhưng cả hai người một mẹ một con đang dấn thân. Nhờ sự giúp sức của người phu voi, họ men xuống con sông ẩn núp. Ở đó không thấy nhà cửa nào, nhưng có một ngôi nhà hoang vắng và họ tạm tá túc lại đó. Gần hai tháng sau, vẫn chưa vượt được sông Gianh. Việc quân lính kiểm tra quá gắt gao, làm cho hai mẹ con phải nán lại phía thượng nguồn chờ dịp vượt sông an toàn. Họ đành nán lại một căn nhà xiêu vẹo ở bìa rừng, chờ cơ hội mới có thể vượt sông. Vào một đêm tối tăm, hai mẹ con băng rừng lội suối. Vượt sông Gianh trên một cái thuyền thúng, rồi lầm lũi tiến về Thuận An. Gần một năm sau, sự việc dần dần nguôi ngoai. Quân lính bớt đi tuần tra gắt gao như trước đó, thì hai người mới qua sông được. Trên đường gần đến, bà phu nhân họ Đào lâm bệnh liền tá túc vào một nhà dân, được vài ngày thì bà qua đời. Gia đình nghèo khổ ấy tiếp tục hướng dẫn Đào Thừa tìm về nơi miền xuôi, đến trưa thì nghe tiếng hò reo của mọi người. Họ hoà nhập vào đám đông, mới biết Nguyễn Hữu Cảnh đang cùng ba quân cứu một đám cá voi mắc cạn. Đó là vào một ngày gió bấc lành lạnh, ở cửa biển xảy ra mấy con cá ông mắc cạn. Nguyễn Hữu Cảnh cùng với đám binh lính thao dợt, rồi kéo nhau ra cửa biển tắm, với sức khoẻ hơn người cùng với đám quân sĩ hè nhau cõng đở mấy con cá nặng chục tấn đưa về biển. Nhân dân reo hò, trông mặt Nguyễn Hữu Cảnh hùng hổ nhưng tấm lòng bao la bác ái, không thua gì Nguyễn Hữu Dật cha mình. Khi lên bờ, Nguyễn Hữu Cảnh thấy trong đám đông hò reo đó. Có một người con gái rất xinh đẹp đang say mê ngắm mình, thoáng chốc nhận ra ngay đó là Thị Thừa. Nàng lặn lội từ Nghệ An vào, kỷ niệm tuổi thơ đã cho nàng một tình yêu rất sâu nặng. Lúc này Đào Thừa đã mười bảy tuổi, ánh mắt sáng long lanh. Vẻ đẹp nghiêng thành đổ nước không thua gì Tây Thi. Khi Nguyễn Hữu Cảnh bắt gặp nàng đứng trong đám đông, là đã nhận ra ngay người con gái bên bờ kia sông Gianh, thuở nhỏ đã biết xao xuyến trước vẻ đẹp vô ngần ấy rồi, mãi đến bây giờ vẫn còn khắc sâu trong tâm trí. Hắc Hổ chỉ thấy nao lòng vì mình quá đen đúa, còn nàng như một bông hoa khoe sắc rực rỡ. Dũng sĩ mới đó đã mềm lòng trước bóng dáng giai nhân. Nhiều người thoáng chốc nhận ra Thị Thừa, họ bắt đầu trầm trồ khen ngợi và họ nhận thấy rằng, nếu như Nguyễn Hữu Cảnh yêu thương người con gái ấy, rằng hai người nên duyên tác hợp thì thật là xứng đôi vừa lứa. Khi Nguyễn Hữu Cảnh tới gần nhận mặt, mọi người càng ngạc nhiên hoá ra hai người đã quen nhau từ nhỏ. Đặc biệt nàng là người xứ Đàng Ngoài, cảm thấy yêu đương người con trai con của một dũng tướng Đàng Trong. Nàng đã lặn lội đi tìm tình yêu của mình, thuở ấy mấy khi con gái dám đi tìm tình yêu đích thực. Hai người sóng đôi nhau một lúc, họ tâm sự vài điều như thể xác nhận thêm:- Muội chỉ một mình vượt sông Gianh sao?- Muội và mẹ của Muội bí mật đi vào. Muội nhớ huynh, nếu huynh tin các anh của muội. Một ngày nào đó, họ sẽ sang mà thờ Chúa Đàng Trong. Khi đưa Đào Thừa về lại nhà, bà Nguyễn Thị Thiện cũng nhanh chóng nhận ra đứa con gái nhỏ nhắn họ Đào năm xưa. Bà cũng nhớ lại lần kỷ niệm mà tay cán giá của Thị thừa làm mọi người phải tất tả nhảy bừa xuống mò, tưởng hai đứa nhỏ té xuống ao. Phu nhân nhà Nguyễn Hữu Dật dăm câu thăm hỏi sự tình, hiểu rõ nổi khốn khó nàng vừa trải qua nên cho gia nhân chăm sóc đứa con gái xinh đẹp ấy tận tình, và cho ở một phòng rộng rãi cạnh Dinh tộc Nguyễn Hữu. Bà chìu chuộng như là một người con dâu tốt sau này và cho ăn mặc lụa là như những nàng công chúa. Phần Thị Thừa rất đỗi khắng khít trước nghĩa cử của nhà họ Nguyễn, nàng nhang khói bàn thờ tổ tiên của dòng họ. Nàng nhanh chóng tiếp nhận nơi ở mới và rất yêu quí bà Thiện như người mẹ chồng sắp tới của mình. Ở nhà bà Thiện một khoảng thời gian ngắn, Thị Thừa được dạy thêu thùa, học chữ nghĩa và cách sống ở nơi cung cấm. Nàng học tới đâu hiểu biết tới đó, bà Thiện lấy làm khắng khít vì nàng đẹp lại ngoan hiền như là người mà bà tìm kiếm chờ đợi từ lâu nay.