---~~~mucluc~~~---


Chương 4

Suốt bữa ăn cô im lặng lắng nghe câu chuyện giữa Trường và mọi người. Anh kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi của họ. Sở dĩ phải dùng từ kiên nhẫn ở đây là do Phúc biết Trường thường xuyên vắng nhà cho các chuyến công tác dài ngày, lần nào về cũng chịu tra tấn thế này thì giỏi thật. Đang nghĩ vẩn vơ cô giật mình khi Trường nhoài người bỏ thức ăn vào chén cho cô:
- Ráng ăn cho nhiều vào. Phúc vẫn còn gầy lắm. Em khỏe không?
- Cảm ơn anh, tôi bình thường. Có lẽ thời tiết nóng quá nên tôi ăn không ngon miệng.
Chị Du chen vào:
- Kỳ nghỉ hè vừa rồi của em thế nào?
- Dạ tốt ạ.
Chị bậm môi, một lúm đồng tiền thấp thoáng trên gò má trắng hồng. Phúc ngẩn ngợ Thượng Đế thật kỳ diệu và hào phóng với chị.
- Trước hôm về thành phố chúng tôi dự định đến thăm em nhưng anh Tuấn không đồng ý. Anh ấy bảo em cần nghỉ ngơi.
- Vậy à?
Phúc đứng lên:
- Buổi chiều con có giờ học con xin phép ạ.
Bác Hương nhẹ nhàng:
- Có trái cây trong tủ lạnh, con ăn thêm đi.
Cô bưng đĩa trái cây ra và bối rối khi nhìn thấy tay Trường và chị Du âu yếm đan vào nhau dưới bàn một cách kín đáo. Cả hai cùng nhìn Phúc. Họ đều biết cô trông thấy. Không hiểu cả hai nghĩ gì. Gương mặt chị Du thản nhiên trong khi Trương cười tủm tỉm. Phúc quay đi và thấy mình thật ngớ ngẩn.
Mới gần bốn giờ chiều mà trời đã tắt nắng. Vũ Phúc khệ nệ mang mấy chậu thuốc nam ra khỏi bóng râm rồi tỉ mỉ tưới nước rửa từng chiếc lá đây bụi. Đây là phần công việc cô yêu thích nhất torng ngày. Cây cối và màu xanh của nó luôn làm Phúc thư thái. Đang loay hoay làm việc cô giật bắn người khi nghe giọng nói sát bên tai:
- Với dáng ngồi thế này em đã tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp đấy.
Phúc cáu kỉnh:
- Tôi cũng muốn khen anh để chứng tỏ mình là người hào phóng nhưng anh có thể xuất hiện hay biến mất một cách bình thường không? Có nghĩ là không làm người khác khó chịu đấy?
Trường thản nhiên:
- Tôi có làm gì thì em cũng thế thôi. Em vốn đã có thành kiến vơi tôi mà, xem ra nó còn nặng nề lắm kia.
- Nét mặt của tôi nói với anh điều đó à?
- Còn tệ hơn thế. Em luôn tranh thủ mọi cơ hội, dùng đủ mọi cách để tôi hiểu rằng em chẳng ưa tôi chút nào.
Cô mỉa mai:
- Anh đâu kém gì tôi nhưng xem ra anh có vẻ quân tử đấy.
Trường nhún vai kênh kiệu:
- Tôi bẩm sinh là quân tử chứ không phải nhờ chế biến mới thành quân tử.
- Nếu có tôi cũng chẳng nhận ra nổi sự khác biệt giửa chúng đâu. Anh đừng lọ Và nếu không có chuyện gì quan trọng tôi muốn làm cho xong công việc của mình, anh không ngại chứ?
- Chuyện quan trọng thì không có, nhưng tôi có món quà tặng em đây.
- Cho tôi à?
Trường khoát tay khi thấy cái lắc đầu của phúc:
- Tôi mong em đừng từ chối, đó chỉ là một món quà nhỏ thôi.
- Tôi có định từ chối đâu? Tôi chỉ muốn nói đây là lần đầu tiên mình được nhận quà từ người khác. Tôi cũng muốn biết cảm giác nó như thế nào.
Trường rút trong túi ra một chiếc hộp nhỏ được gói cẩn thận. Anh nói:
- Tôi mua vào một dịp rất tình cờ. Tự nhiên khi nhìn thấy nó tôi lại nghĩ ngay đến em. Nó cũng xinh xắn và đặc biệt như em vậy.
Phúc giả vờ ngẫm nghĩ:
- Thật khó mà tưởng tượng ra một cái gì đó lại xinh xắn và đặc biệt như tôi.
Trường phì cười:
- Lân đầu tiên tôi phát hiện ra một thứ phù hợp với lứa tuổi của Phúc. Đó là vẻ háo hức trên gương mặt em như bây giờ. Điều duy nhất mà tôi thấy dễ thương ở em là trái hẳn với phần đông những cô giá khác, em không giả bộ làm ra vẻ không biết mình đẹp. Em tiếp nhận lời khen một cách tự nhiên.
Cô nhún vai:
- Chẳng lẽ tôi phải ngạc nhiên khi người ta bảo rằng bàn tay tôi có năm ngón? À sau khi huyên thuyên như vậy liệu anh có quên ý định tặng nó cho tôi không đấy?
- Của em đây.
Vũ Phúc luống cuống rụt tay lại khi nghe tiếng chị Du reo lên từ ngoài cổng. Chị đi nhanh về phía hai người. Trường đút món quà vào túi và quay ra đón.
- Hai người đang nói chuyện gì mà vui thế?
Trường nhìn Phương Du:
- Em ra đường không đội nón hay sao mà mặt đỏ ửng thế này?
Chị Du ríu rít:
- Em đi chơi với anh Minh Tuấn. Anh ấy đưa em đến đây. Anh vẫn chưa chuẩn bị à? Hôm nay mình có hẹn đấy. Đi khai trương quán thức ăn nhanh của vợ chồng chị Thảo nhớ không?
Trường vỗ nhẹ vào trán:
- Anh quên mất, anh xin lỗi.
Quay sang Phúc, Trường rủ:
- Phúc cùng đi với chúng tôi nhé?
Cô quấn ống nước lại trả lời thờ ơ:
- Tôi bận việc. Tôi không đi đâu.
Phương Du kéo tay Phúc:
- Đi đi Phúc. Mình rủ cả anh Minh Tuấn nữa.
- Ai rủ rê gì tôi đấy?
Phúc ngước lên và chạm ngay vào ánh mắt của Minh Tuấn. Đôi mắt thật đen, thật sáng đôi mắt biết nói chuyện. Nhìn vào đấy cô có cảm giác như nhìn thấy ánh nắng mặt trời trong một ngày giá lạnh. Nhếch môi cười thay chm trạng hôm nay không được tốt lắm. Để vài hôm nữa tôi xuống trường lấy số báo danh. Nếu Nguyên thích thì mình có thể gặp nhau.
Niềm vui như muốn vỡ ra trong mắt Nguyên, nhưng anh cố nén lại sợ cô phật ý. Phản ứng tích cực của Nguyên làm Phúc thất vọng. Chán thật, cô cũng không sao hiểu nổi mình.
Chờ cho Nguyên đi khỏi. Phúc mới lững thững dắt xe vô nhà. Lúc cúi xuống mở cổng, qua khóe mắt, cô đã trông thấy một đống thù lù ngồi ở chiếc ghế đặt ở góc sân. Vì lúc này các phòng đầu đóng cửa, ánh sáng không hắt ra nổi khoảng không ấy nên nó tối đen. Mặc dù vậy không khó khăn lắm để nhận ra, hắn đã nhận ra cô từ trước. Mặc kệ, Phúc thản nhiên lướt qua:
- Cô thường ra ngoài thế này lắm sao?
Phúc đứng lại nhưng vẫn không thèm nhìn kẻ phá bĩnh.
- Chỉ vì tôi không giật mình à?
Hắn tiến lại gần. Với khoảng cách này cô có thể nhìn thấy những khoảng mờ mờ trên gương mặt hắn. Xoạt tay vào túi quần, hắn nòi bằng giọng ngạo nghễ:
- Cô đừng dùng cách này để lẩn tránh câu hỏi của tôi, nhìn cô không thiếu tự tin đến vậy.
Có vẻ như anh ta cho mình cái quyền được hạch sách, không sao, cô sẽ trả hắn về đúng vị trí của mình. Phúc quay lại cười nhạt:
-Tôi không lẩn tránh đâu. Tôi có một câu trả lời và một câu giải thích. Anh muốn nghe cái nào trước?
Hắn nhún vai:
- Theo đúng trình tự, tôi muốn nghe câu trả lời trước.
Phúc chậm rãi một cách cố ý:
- Tôi không thường xuyên ra ngoài vào giờ này.
Hắn nhếch mép:
- Vậy còn câu giải thích.
- Tôi không giật mình khi trông thấy anh bởi vì không dễ dàng bị dọa nạt bởi một thứ người không ra người, ma không ra ma ấy.
Chẳng có phản ứng nào trên gương mặt bí ẩn đó. Nhưng Phúc biết thừa biết hắn hoàn toàn không như vẻ bề ngoài mà hắn thể hiện đâu.
- Mẹ cô có biết cô gặp gỡ bạn trai như thế này không?
- Không.
- Có vẻ như bà ấy không dành nhiều thời gian cho cô lắm.
Vũ Phúc gật gù:
- Về điểm này thì tôi phải chịu thua anh. Xem ra bác ấy dành nhiều thời gian cho anh lắm. Điều đó thể hiện qua cách đặt câu hỏi của anh, nó không giống một người đàn ông.
Hắn cúi xuống gương mặt cô:
- Cô ăn miếng trả miếng cũng không tồi. Nhưng tôi muốn biết thực chất bên trong nó là cái gì.
Dù thấp hơn rất nhiều, Vũ Phúc vẫn giữ cho mình đứng thẳng:
- Tôi e rằng anh không có đủ thời gian để làm việc đó.
Hắn ngửa cổ cười lớn:
- Với tôi, thời gian là thứ dư dả nhất và để làm điều này, tôi không ngại hoang phí nó đâu.
- Vậy chúc anh thành công.
Phúc bỗng giật mình vì tiếng ho của mẹ. Dù chỉ một thoáng nhưng hắn cũng nhận ra. Bắt gặp tia tinh quái lướt qua mắt hắn, không để hắn có dịp tận dụng cơ hội này, Phúc xoay lưng vào nhà nhưng cố bước thong thả từng bước một.
- Ừm khoan đã. - Hắn dừng lại một lúc, giống như các võ sĩ quan sát trước khi quyết định đánh knock- Out một đối thủ vậy. - Hãy cẩn thận, nút áo trước ngực cộ bị sứt, tôi nghĩ cô sẽ khó giải thích với mẹ cô vì điều này đấy.
Phúc ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì ác cảm của anh ta dành cho mình. Nó lớn đến nỗi hắn không ngại thốt ra những lời trâng tráo ấy. Sự ngạc nhiên đè bẹp luôn cảm giác xấu hổ trong cộ Nếu anh ta không nói rõ từng lời có thể Phúc nghĩ mình đã nghe lầm. Hắn tin rằng cái sự "ăn trả miếng" của cô không thể sánh bằng hắn. Điều này hiện rõ trên gương mặt rất đẹp ấy. Phúc cười nhạt. Phải nói rõ cho hắn biết cảm giác của một người lớn khi nói với đứa con nít điều cấm kỵ này.
- À có gì đâu. Nó là kết quả của sự cuồng nhiệt mà anh ấy dành cho tôi mỗi khi chúng tôi gặp nhau đấy mà. Chẳng lẽ anh chưa từng làm điều này với một cô gái sao?
Phúc hả hê bước vào nhà, lần này là bỏ đi thật. Bỏ lại đằng sau hắn đứng trơ ra với bộ mặt của một đứa con nít vừa bị dọa một trận khiếp vía.
Sự xuất hiện của hai vị khách hôm nọ là cột mốc quan trọng trong cuộc đời Vũ Phúc. Kể từ ngày ấy mẹ cô không còn gắng gượng như trước được nữa. Như một gốc tiêu bị bứng mất nọc, bà quỵ xuống. Bà Thanh bị bệnh đã lâu. Giờ đây cô biết lý do những lần vắng mặt như định kỳ của bà. Nỗi buồn như nhát dao nghiến vào tim Phúc. Với tính cách kỳ lạ, điều bà không chia sẻ với cô điều này trong suốt thời gian dài cũng không khó giải thích. Phúc hiểu mình không vô tình vì nếu mẹ muốn giấu thì cô không thể khám phá ra nổi. Nghĩ như thế có vẻ Phúc đang tự an ủi mình vậy. Trong mắt cô, lúc nào bà Thanh cũng là một người mạnh mẽ, một người được đúc bằng thép, không gì có thể quật ngã nổi. Có phải vì muốn mọi người nghĩ về mình như thế nên cô đã gán ghép ý nghĩ này cho người mà mình yêu thương nhất không.
Vũ Phúc đã từng khao khát được gần gũi mẹ và cuối cùng cô đã được toại nguyện. Thời gian đầu bà Thanh không cho cô chăm sóc với lý do cô phải học, phải thị Chỉ sau khi đột quỵ, bà mới đồng ý cho gắn một cái chuông nhỏ để gọi khi cần. Nhưng cho đến lúc mất, số lần bà sử dụng chỉ trên đầu ngón taỵ Mỗi tối sau khi học bài xong, Phúc đến bên mẹ và ngồi ở đấy rất lâu. Cô quan sát nét mặt xanh xao của mẹ. Bà Thanh có nét đẹp cổ điển rất ưa nhìn. Sóng mũi thẳng, chiếc miệng nhỏ, hai lúm đồng tiền lún sâu trên má nhưng ít khi nào được trông thấy. Có vẻ như bà không biết mình đẹp hay chính tự bà không quan tâm đến nó. Và dường như chính sự thờ ơ này mà thượng đế không còn hào phóng trên cô.
Thường khi Phúc đến mẹ cô đã ngủ hoặc chìm vào cơn mệ Nếu không nhìn vào gương mặt gầy đét ấy có lẽ ít ai biết bà đang bệnh. Bà luôn bình tĩnh trước những cơn đau đớn. Luôn cắn răng chị nhỏ" vì chẳng dễ gì được bà nhượng bộ. Me, cô rất độc đoán nhưng thường buộc được người khác vì tính hợp lý trong cách lập luận của bà nên không gây cho họ cảm giác bị áp đặt, mặc dù thực tế là như vậy. Có một điều đặc biệt, trong việc học của Phúc, bà luôn dành cho mọi sự thuận lợi, có nghĩa là cô được độc lập và bà luôn tôn trọng mọi quyết định của cộ Không dám lạm dụng nhưng Phúc thích được thế này luôn.
Khách đến nhà. Điều này không lạ, nhưng lạ Ở chỗ là ba Thanh muốn Phúc có mặt. Từ trước đến nay bà không cho cô tham gia vào những việc tương tự. Nhà Phúc cũng chẳng mấy khi có khách đến chơi, thường thì họ đến vì công việc. Các cuộc trao đổi diễn ra ngắn gọn rồi mau chóng đi đến kết thúc, nhanh đến nỗi sự hiện diện của họ không kịp gây cho cô mối bận tâm nào. Nhưng lần này thì khác. Phúc cảm nhận như vậy nhưng giống như mẹ cô, trong những trường hợp thế này câu hỏi tại sao không bao giờ được đặt ra.
- Sáng mai con nhắc anh Út sửa lại các tấm kính bị long trong phòng khách. Gió lùa thế này không khép chúng vỡ hết.
- Dạ.
Anh Út là tên bà Thanh gọi người giúp việc duy nhất trong gia đình. Vũ Phúc gọi anh là anh Đẹn như mọi người ở đây vẫn gọi thế. Anh bảo sở dỉ mình có tên như vậy là do lúc nhỏ bị sài đẹn và đau ốm quặt quẹo luôn. Thật khó tưởng tượng ra điều đó với một người thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, quanh năm chỉ đánh độc cái quần sọt ngắn như bây giờ. Anh làm cho gia đình cô lâu lắm rồi. Mẹ của Phúc cất hẳn một gian phục phía sau vườn cho anh ở. Nghe nói nha anh rất nghèo, chẳng có nổi một cục đất chọi chim. Anh đi làm thuê từ nhỏ, lưu lạc hết nhà này sang nhà khác cho đến khi bà Thanh bảo anh về ở hẳn đây. Anh Đẹn rất giỏi lại siêng năng. Anh làm quần quật cả ngày không biết mệt. Rẫy cà phê và mấy mẩu vườn trồng bắp, tiêu, v.v... của gia đình Phúc một mình anh trông coi. Mẹ cô chỉ mướn thêm nhân công vào các mua thu hoạch hoặc thuê họ đến làm cỏ, làm nọc theo định kỳ.
Anh lấy vợ. Một cô vợ người dân tộc ở tuốt trong buôn, cách nhà Phúc hơn mười cây số. Chị ấy mỗi tuần ra thăm anh một lần để lấy gạo, mắm, muối chứ không ở hẳn lại đây. Vợ anh, chị B'Loy, vóc người nhỏ nhắn và đặc biệt với kiểu nói không dấu giọng chị nghe thánh thót như chim. Họ có với nhau đến ba đứa con. Đầu lòng là con gái, kế đến là hai thằng nhóc sinh đôi. Vũ Phúc đặt tên đứa lớn là Mỵ, còn hai thằng kia là cu Tủn cu Tỉn. Chúng dễ thương và mũm mỉm như những chú lợn con nhưng nghịch thì y như đám gặc. Mỗi lần chúng ra chơi thì dãy nhà phụ náo loạn hẳn lên. Có lần nhìn qua cửa sổ cô thấy ba đứa rón rén ra vườn vặt một quả dưa gang béo mút mít rồi lặc lè khiêng vô bếp. Chúng bỏ quả dưa còn cứng vỏ vào lu nước, chỉ độ nửa giờ sau quả dưa chín mềm, vỏ nứt toách để lộ phần ruột xốp xanh, mát lạnh. Chỉ cần một dĩa đường nhỏ và ba cái muỗng, chúng ngồi chén tì tì hết cả trái. Phúc vốn chẳng ưa cái thứ bột bột này nhưng ăn như thế cũng thấy hay hay.
Vợ anh Đẹn rất sợ bà Thanh. Chị luôn bối rối mỗi khi nói chuyện với bà làm mấy đứa trẻ cũng lấm lét theo. Mặc dù Phúc đã có gắng giải thích rằng mẹ cô tuy khó tình nhưng không khắt khe với trẻ con đến thế nhưng cũng hiếm khi chị dắt chúng ra chơi.
Đồng hồ điểm chuông thêm một lần nữa. Bên ngoài trời tối đen, chỉ có tiếng gió rít và tiếng rơi của mấy nhánh cây khô trong vườn. Bà Thanh đổi tư thế ngồi. Phúc biết mẹ sắp sửa đứng lên. Bà quấn lại cuộn len đan dở rồi đặt tất cả lên bàn. Màu vàng rực của chiếc khăn choàng làm cô chú ý. Bà chưa từng đan chiếc nào tươi đến thế. Không để ý đến cái nhìn của Phúc, mẹ cô cầm tách trà nguội ngắt đưa lên môi:
- Để con rót cho mẹ ly khác. Loại trà này hôm trước anh Đẹn mang về một ít, của mấy người trong buôn đấy mẹ. Anh Đẹn bảo nó được trồng trên rẫy cao, họ ướp và xử lý hoàn toàn thủ công nhưng con thấy mùi vị của nó ngon và lạ lắm.
Mẹ uống hết ly trà. Uống thật nhanh không có vẻ gì là thưởng thức cả. Trao chiếc tách không cho cô, bà ngắn gọn:
- Con có dùng loại này thì pha nhạt thôi.
Bà Thanh đứng lên. Người đã thấp hơn Phúc. Sở dĩ cô phát hiện ra điều này là vì bây giờ muốn nhìn thẳng vào mẹ, cô phải hạ tầm mắt xuống chút xíu. Nói thì như thế chứ thực tế ít khi Phúc dám làm việc này một cách công khai trực diện. Cô rất ngại ánh mắt của mẹ, nó có vẻ gì đó trấn áp, không khoan nhượng và hơi khắc nghiệt. Cảm giác e ngại này khó phân tích và đôi khi làm cô bực bội với chính mình.
- Con học mau lên rồi về phòng đi, đã khuya lắm rồi đấy.
- Đêm nay trời rất lạnh, mẹ nhớ mang thêm vớ nghen mẹ.
Đã ra đến cửa, bà Thanh ngoái lại nhìn đứa con duy nhất của mình. Trong tích tắc mắt bà ánh lên tia dịu dàng nhưng chỉ thoáng qua, rất nhanh. Nó nhanh đến nỗi Vũ Phúc nghĩ rằng đó là sản phẩm trí tưởng tượng của cô.
- Trước khi đi nhủ con lấy báo lèn tạm tấm cửa kính trên ấy nhé. Mai ghé đàng chợ gọi thêm chú Sáu Thiện đến sửa giúp, một mình anh Út làm không xong trong vòng một ngày đâu.
- Mẹ có cần mua gì không ạ?
- Không. Con vào học tiếp đi.
Đó là toàn bộ những gì mà mẹ con cô nói với nhau trong này hôm naỵ Khi tiếp xúc với bà Thanh, dù không đặt ra một yêu cầu nào nhưng thái độ của bà buộc ai cũng chọn cho mình lối nói ngắn gọn để phù hợp với người đối thoại. Đôi khi Phúc nghĩ nếu ai cũng ít lời như mẹ cô thì bà Tám bán tạp hóa ở xon trên, được mệnh danh là "thông tấn xã" hay phát ngôn viên của đài "xi-en-en" (CNN) chẳng có cơ hội phát huy sở trường.
Bà Thanh đang băng qua dãy hành lang hẹp để đi về phòng. Dáng bà nhỏ nhắn, đầu luôn ngẩng cao, lưng rất thẳng. Vũ Phúc nhớ mình có đọc đâu đó một câu nói "Sự quyến rũ của bạn chính là sự bí mật trong tinh cách của bạn. Điều này làm cho bạn luôn nới mẻ vì người khách buộc phải khám phá bạn mỗi ngày". Nếu tiêu chuẩn về sự quyến rũ chỉ có thế thì với Phúc, mẹ cô là người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới.
Trường cười nhạt:
- Cô hót như một con vẹt. Nhưng dù sao tôi cũng mong là cô tin vào những điều cô nói. Nhân đây tôi cũng cho cô một lời khuyên. Có nhiều cách để diễn đạt. Cô hãy chọn cho mình một cách thích hợp nhất. Ví dụ như là...
- Vậy anh cũng nên coi lại thái độ khó chịu của mình đi và trước khi nó được cải thiện tôi sẽ làm cho anh tiếp tục khó chịu vì thái độ đáng ghét của tôi.
Trường nhún vai bỏ đi. Bao giờ cũng thế, hắn luôn dùng cách này để chấm dứt cuộc tranh luận giữa hai người. Trường bỏ đi nhưng người chiến thắng cũng chẳng phải là mình. Phúc nghĩ thầm. Phúc biết cô cũng quá quắt khó ưa lắm nhưng lại không thể kiềm chế nổi khi trông thấy vẻ khinh khỉnh đáng ghét của hắn. Nhưng tận trong đáy lòng Phúc hiểu Trường không phải là người xấu. Hắn sẽ không tống được mình ra khỏi cửa vì lý do này đâu.
Thành phố vào mùa đông cũng có nét hay riêng của nó. Tuy chỉ se se lạnh vào buổi tối và sáng sớm mai khi mặt trời vừa lên nhưng Vũ Phúc cũng cảm thấy tuyệt vời lắm rồi. Cô thèm chút hơi lạnh của đất trời để nhớ đến cái se sắt của miền cao nguyên. Thong thả dạo quanh mấy hiệu sách mà vài ngày trước đây còn đầy dãy những thiệp giáng sinh và vật dụng trang trí cho Noel. Phúc ngắm nhìn các cửa hiệu đứng san sát vào nhau. Hầu như gian nào cũng trưng bày thông. Cô có cảm giác cái màu xanh hay bạc của nó làm dịu đi rất nhiều cái không khí quanh năm đặc quánh bụi ở đây. Đêm nay mọi người đua nhau xuống phố, Phúc cũng không muốn về nhà sớm.
Cách đây hai hôm là sinh nhật của Trường nhưng bác Hương bảo với cô là năm nào cũng tổ chức đúng vào mùa Noel. Giờ này chắc khách khứa đã đến đông đủ. Cô nhìn xuống cổ tay, đã hơn chín giờ. Dù sao giờ này cũng nên về rồi. Dựng chiếc xe đạp vào góc xoài già cỗi, Phúc đi vòng ra sau mấy chậu kiểng, tránh ánh sáng hắt ra khi mờ khi tỏ của hai hàng đèn được giăng từ ngoài sân vào tận phòng khách. Vài đám đông nho nhỏ đứng rải rác khắp phòng. Cô thò tay qua khung cửa sổ xoay nhẹ những chiếc phong linh rồi lắng tay nghe những tiếng lanh canh vui tai của nó. Đây là món quà giáng sinh mà Phúc thích nhất. sánh nay cô đã treo nó ở đó. Chắc chẳng có ai nhận ra sự hiện diện của chiếc phong linh vì ở đây hơi khuất và nhạc mở hơi lớn. Phía sau "hậu trường" chẳng có mấy người. Dì Lê đang đặt hoa lên mấy dĩa trái cây lớn. Vừa trông thấy cô dì hỏi ngay:
- Con đi lễ về rồi đây hả. Thay áo rồi xuống ngay đi con. Khách đến chắc cũng đông đủ cả rồi đấy.
Phúc lễ phép:
- Sáng nay con đã xin phép bác Hương không tham dự buổi tiệc này rồi. Con vốn không quen với những buổi tiệc lớn. Vả lại con cũng có biết ai đâu.
- Nhưng bác ấy đâu có đồng ý. Xuống một chút thôi con. Dì có để đồ nguội và trái cây trong phòng con, sau đó thì tha hồ mà ăn một mình.
Chẳng đợi cô phan ứng, dì Lê đẩy nhẹ vào lưng:
- Đi đi con.
Không dám cãi lời, Phúc lững thững đi lên cầu thang. Vừa đi vừa nghĩ làm sao để sự xuất hiện của mình ít gây sự chú ý nhất. Vừa rẽ vào phòng đã nghe tiếng bác Hương bảo.
- Phúc, cong sang bên này bác bảo một tí.
Bác Hương mở rộng cửa phòng để cô bước vào. Phúc lấy làm lạ vì bác vẫn ăn mặc bình thường. Không có vẻ gì là sẽ tham dự buổi tiệc dưới kia cho dù cô nghĩ Trường tổ chức nó là vì bác. Như hiểu được ý Phúc, bác Hương thong thả nói:
- Bác lớn tuổi rồi nên không thích hợp với không khí lễ hội. Vả lại thấy người già xuất hiện thì bọn trẻ mất tự nhiên, thoải mái nên bác thường không tham dự. Nhưng bác thích những buổi tiệc như thế này. Nó làm mọi người thân với nhau hơn. Hay ít ra cũng giúp mình biết thêm vài người. Vì vậy bác muốn cháu xuống đó.
Ngừng một chút để quan sát mặt cô, bác nói tiếp:
- Có thể ăn nhiều hơn một chút, cười to hơn, nói nhiều hơn. Thậm chí uống một ít rượu vang có thể làm cháu vui hơn đấy.
Phúc dạ nhỏ. Bác Hương với tay lấy gói quà trên bàn đưa cho cô:
- Đây là món quà giáng sinh bác chọn cho cháu. Mong là chàu sẽ thích. Cháu mặc nó đêm nay luôn chứ?
- Cháu về phòng sửa soạn đi. Chúc cháu vui.
Vũ Phúc đi ra như một cái máy quên cả lời cảm ơn. Tệ thật. Hình như cô đặc biệt nhanh nhạy khi tranh cái với ai còn những lúc tình cảm như thế này thì cứ đực ra như con ngỗng. Phúc tặc lưỡi mắng mình không tiếc lời.
Tần ngần một lúc Phúc mở món quà và sững người vì vẻ đẹp của nó. Phúc ướm thử và xoay mình trước gương. Chiếc đầm màu đen dài phủ gót ôm sát lấy thân hình. Chất vải mềm mại và mát rượi của nó mơn man da thịt cộ Xoa xoa bờ vai trần, Phúc chợt nhớ ra là mình không có cái áo khoác hay đôi giày nào phù hợp với chiếc đầm này cả. Vừa chải đầu vừa suy nghĩ, cuối cùng Phúc quyết định mặc nó. Cô bỗng nhớ tới làn da trắng và chiếc mũi thanh thanh của cô gái ngồi trong phòng khách hôm nọ.
Vũ Phúc bước xuống cầu thang. Buổi tiệc đã bắt đầu, mọi người ồn ào không ai chú ý đến sự xuất hiện của cộ Phúc đứng tựa bên cửa sổ có chiếc phong linh quan sát khắp phòng. Thức ăn, thức uống đặt kín trên hai dãy bàn kê sát phòng. Phía trên là poster ông già Noel với gương mặt tròn phúng phính và nụ cười như trẻ con. Lúc treo nó ở đây Phúc đã không nghĩ ra được là sẽ tạo được hình ảnh ngộ nghĩnh như bậy giờ. Nhìn quanh, thấy ai cũng có đĩa thức ăn trên tay, vừa ăn vừa trò chuyện. Thấy hay hay, Phúc lấy một ít cho mình. Lúc xoay người lấy chai nước cam, Phúc chạm phải ánh mắt ngạc nhiên của một người Phúcight:10px;'>
- Mẹ con mất cách đây một năm.
Bà vuốt tóc cô:
- Tội nghiệp chưa? Rồi con sống với ai?
Vũ Phúc nghe lòng mình chùng xuống thật thấp. Chưa ai cho cô cảm giác được chia sẻ thật sự như ở bà. Phúc cố giữ giọng bình thường:
- Con sống trong gia đình một người bạn mẹ con. Đến khi tốt nghiệp, con sẽ trở lại Buôn Ma Thuộc. Nơi ấy là nhà của con.
- Lúc nào buồn con cứ bảo Minh Tuấn đưa đến đây chơi với bà. Họ có tốt với con không? Cả Tuấn nữa, nó tốt với con chứ?
Phú lúng túng. Hình như bà hiểu lầm mối quan hệ giữa cô và anh. Minh Tuấn im lặng. Phúc biết anh muốn cô trả lời:
- Dạ tốt ạ.
- Ừ, nếu nó không tốt con cứ đến đây mách bà.
Cô Út mang ra ba chén chè đặt trên chiếc khay nhỏ. Cô vừa quấn chiếc khăn choàng lên cổ nội vừa thong thả nói:
- Hai đứa ăn chè đi. Cả Tuấn nữa, hôm nay cô Út đổi món cho con đấy. Uống cà phê nhiều quá không tốt đâu.
Phuc nhìn sang nơi khác để không phải phá lên cười vì vẻ mặt khổ sở của Tuấn khi anh thận trọng bưng chén chè lên. Cô Út đút từng muỗng nhỏ cho nội. Bà mân mê chiếc khăn trên cổ:
- Qùa của tụi nhỏ mua cho má, con xem có đẹp không?
- Đẹp lắm má à.
Cô vừa ăn chè vừa nói nhỏ vào tai anh:
- Anh có cần gườm gườm nhìn nó vậy không? Chẳng lẽ từ trước đến nay anh không hề biết đến một thứ có tên là chè.
Tuấn lẩm bẩm trong miệng:
- Chỉ một món hoàng hôn thôi cũng đủ giết tôi rồi, huống chi...
- Ăn đi con, Út hầm lâu lắm nên đậu mềm và bùi ghê.
- Dạ - Phúc vừa trả lời vừa nhăn mặt trêu anh.
Chưa ăn hết chén chè nội đã thiu thiu ngủ. Cô Út lau miệng cho bà. Quay sang Minh Tuấn, cô nói nhỏ:
- Toa thuốc con cho hôm trước chỉ còn dùng trong hai ngày nữa thôi. Cô có mua tiếp không? Uống loại đó nội ăn, ngủ khá hơn trước rất nhiều.
- Ngày mai con ghé lại khám cho nội.
- Ừ, cô đưa nội lên phòng. Các con ngồi chơi nhé.
Nội xoay người lầm bầm:
- Con lại vậy nữa rồi, cứ để má ngồi đây chơi với tụi nhỏ.
Cô Út dỗ dành:
- Ở đây gió lắm vả lại má đến giờ lên phòng rồi. Hay là con báo mấy đứa nhỏ lên chơi với má một chút.
Bà khoát tay giận dỗi:
- Chỉ một mình má là nạn nhân của con đủ rồi. Kéo theo tụi nhỏ làm chi, tội nghiệp. Để chúng nó ngồi đây với nhau, hai bà già thì có gì vui mà bảo chúng lên chơi.
Cô Út không dám cãi nhưng tủm tỉm cười mãi, bà càu nhàu:
- Người già chứ có phải trẻ con đâu mà đi đứng gì cũng phải có người chăn dắt. Con có nhớn mang kinh thánh lên đọc tiếp cho má nghe không?
Xe vào bến. Trời đã sáng tỏ và hừng hửng ngắn. Nhớ lời Trường dặn, Phúc vất vả vượt qua vòng vây nhưng người bán hàng, xe ôm, xích lô để đón chiếc taxi đậu ngoài bến. Vẻ ái ngại trược sự mệt mỏi, nhếch nhác của vị khách mở hàng hiện rõ trên gương mặt của người tài xế. Chìa cho ông mác sĩ phải không? vậy anh giải thích thế nào về bịnh ung thư máu?
Gương mặt Minh Tuấn tái đi, anh nắm vội bàn tay cô:
- Tại sao? Em...
Phúc rụt tay lại lạnh lùng:
- Tôi muốn nghe câu trả lời của anh
Minh Tuấn không rời khỏi gương mặt cô, anh nói đều đều như cái máy:
- Bệnh ung thư máu còn gọi là bệnh bạch cầu do tăng sinh quá hệ các tế bào máu. Có hai thể, thể cấp tính và thể mạn tính.
- Có chữa khỏi không?
- Em cũng biết là...
- Không thể chữa khỏi phải không?
- Không đâu... có thể chứ. Hiện nay đã tìm ra phương pháp mới đó là điều trị kết hợp hóa trị liệu với một kháng thể thuộc dòng vô tính đơn có tên là Rituximab. Bẩy mươi phần trăm bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này sau hai năm vẫn sống so với năm mươi bẩy phần trăm nếu trị được hóa trị liệu.
- Sống được hai năm à? Có phải sống trong sự đau đớn khủng khiếp không?
Phúc nhếch môi nói tiếp:
- Vậy thì gặp anh sớm hay muộn cũng chẳng có gì khác biệt.
Minh Tuấn xoay mặt cô lại, giọng anh lạc đi:
- Em nói rõ đi Phúc. Em đừng làm tôi sợ. Như vậy có nghĩa là gì?
Vũ Phúc bình thản:
- Sao lại sợ? Nó đã qua rồi và nếu có biết sớm anh cũng chẳng giúp được gì cho tôi vậy anh cũng đừng nên tiếc nuối theo kiểu "Sao không gặp em sớm hơn". Tôi đang nói đến căn bệnh và cái chết của mẹ tôi đó, anh không hiểu sao?