---~~~mucluc~~~---


Chương 8

- Tại sao em ân thầm bỏ đỉ Tại sao em cư xử như một kẻ đào ngũ hèn nhát vậy? Em không giống một Vũ Phúc tôi biết. Sao em không tiếp tục đay nghiến, dằn vặt tôi.
Giọng Trường càng nói càng kích động. Sự giận dữ dường như đã lên đến đỉnh điểm. và điều này làm Phúc sợ hãi.
- Tôi đã ngồi canh điện thoại và gọi cho em suốt đếm quạ Tôi tự hỏi em đang ở đâu, làm gì? Đã về đến nhà chưa?Từ bệnh viện tôi nôn nóng trở về và tưởng như phát điên khi không trông thấy em. Sao em lại làm thế hả Phúc?
Vũ Phúc rụt rè:
- Chị Du đã về nhà chưa? Chị ấy khỏe chứ?
Trường gắt:
- Cô ấy không sao. Em đừng nhắc đến chuyện này nữa. Đó không phải là trách nhiệm của em. Em có biết em đi như thế này là giết anh không? Em còn định dằn vặt anh đến bao giờ nữa? Về đi em, anh muốn gặp em, muốn nhìn thấy em để tin là em vẫn còn là của anh. Được không Phúc?
Cổ họng Phúc nghẹn cứng. Cô thương anh, thương mình biết bao nhưng làm sao cô có thể? Minh Tuấn vẫn ngồi cạnh. Anh không ngẩng lên từ lúc cô nghe điện thoại. Cố ngăn cảm giác nghèn nghẹn, cô nói thật chậm rãi để chứng tỏ mình vẫn bình tĩnh. Khác xa tâm trạng đang bị giằng xé giữa yêu và ghét như bây giờ.
- Xảy ra bao nhiêu chuyện anh nghĩ em còn có thể trở về nơi ấy được sao? Chuyện xưa mãi mãi là bức tường ngăn cách mà chúng ta không bao giờ vượt qua nổi
Trường vội vã ngắt lời Phúc:
- Không như em, anh đã biết chuyện này từ lấu nhưng anh vẫn vượt qua nó. Do đó em đừng dùng cách này để từ chối anh.
Phúc nghe như có giọt nước mắt nào đang chảy dài trên má mình. Nhưng không, đôi mắt vẫn ráo hoảnh. Phúc đang thốt ra những lời làm tim cô đau đớn.
- Anh không hiểu hay cố tình không hiểu? Em là nạn nhân trong khi anh là...
- Là người chiến thắng, kẻ hưởng lợi hay những thứ đại loại như thế có phải không? Em có biết câu chuyện chết tiệt ấy ảnh hưởng đến anh như thế nào không? Nó càng trở nên tồi tệ từ ngay anh biết và yêu em. Nếu bình tĩnh suy xét lại, em sẽ thấy anh còn khổ tâm hơn em nhiều.
Ngừng một chút anh nói tiếp:
- Mình đừng cãi nhau nữa nghen Phúc. hãy trở lại đây. Anh nhớ em lắm. Anh vẫn chưa giải thích rõ ràng hết mọi chuyện mà. Như thế này anh thấy oan ức quá.Trở về với anh đi. Được không Phúc? Anh hứa sẽ không làm em buồn lòng nữa. Cũng sẽ không giấu em bất cứ điều gì. Anh xin em.
Lời nói tha thiết của anh như nghiến vào tim cộ Sao anh không đến đây với em? Sao anh không tự mình làm việc đó? Và để ngăn không nói những lời này Phúc biết mình đã cắn môi đến rướm máu.
- Tôi không thể. Anh biết tôi không thể mà. Câu chuyện ngày xưa vĩnh viễn trở thành vết thương không bao giờ lành trong tôi. Tôi làm sao có thể tiếp xúc với anh và bác Hương mà xem như không có chuyện gì cả. Có thể anh nói đúng, anh bị dằn vặt. Nhưng tôi là người ích kỷ, tôi không có đủ tình cảm để bao dung tha thứ cho người khác. Tôi rất tiếc.
Trường giận dữ. Sự thay đổi tình cảm đột ngột và nhan chóng của anh làm cho Vũ Phúc lờ mờ nhận ra được bản thân anh, ngoài chuyện này ra còn có chuyện gì không ổn. Nhưng cảm giác ấy bị tâm trạng rối rắm của cô lúc này che khuất. Cô chỉ nhìn nhận nó một cách mơ hồ.
- Anh không muốn cãi lý với em. Vào lúc này anh không sao hiểu nổi em. Anh đang đau, rất đau. Vào lúc này anh chỉ muốn nghe câu trả lời của em: " Em có muốn trở về đây với anh nữa hay không?". Nếu câu trả lời là:" Không" thì chuyện tình cảm của chúng ta đến đây xem như kết thúc.
Vũ Phúc nhếch môi. Anh vẫn còn cao ngạo lắm. Trường muốn kết thúc một mối tình. Muốn rũ bỏ cô như rũ bỏ một món nợ thì anh cứ làm. Sao lại đổ trách nhiệm sang cổ Cô không thua anh đâu. Mặc dù những lời vừa rồi như những nhát dao nhọn xoáy sâu vào vết thương đang còn rướm máu của Phúc.
- Tôi cũng không có dư thời gian để chơi trò đố nhau. Nếu là anh, anh có dễ chịu không khi mỗi sáng nhìn vào gương và biết mình:" Chỉ là một ngưởi thừa" hay nói chính xác hơn mình là một bóng ma trong cuộc tình của họ. Vì thế anh không cần phải nói những lời như vừa rồi với tôi. Anh cứ việc kết thúc mối tình này và quay về với người yêu anh hết lòng đi.
Trường gằn giọng:
- Đủ rồi. Miệng lưỡi em cũng cay độc như con người em vậy. Em luôn luôn nhắc tôi đến sự nhẫn tâm của bà ấy. Tôi đã ngu ngốc khi yêu em. Tôi sẽ trở về bên cạnh Phương Du vì cô ấy luôn dịu dàng, luôn đem đến cho tôi sự bình yên. Tôi sẽ yêu Phương Du gấp mười lần để chuộc lại những đau khổ cô ấy đã phải chịu do sự ngu ngốc của tôi gây ra. Tôi sẽ làm việc đó mà không cần em nhắc nhở. Giờ đây tôi khẳng định với em một điều. Câu chuyện của chúng ta kết thúc rồi. Em hãy xéo ra khỏi cuộc đời tôi.
- Anh nói đúng trọng tâm rồi đấy. Cuộc đời này là gì nếu không phải là trò chơi đổi ngôi. Thành công ư? Đó có phải là mình tống đá một người bên cạnh và dẵm lên người đó không? Nếu đơn giản chỉ có thế tôi nói cho anh biết tôi chơi trò này rành hơn bất cứ ai. Tôi...
Tiếng mày điện thoại dập mạnh xuống. Âm thanh như nhát búa tạ dội mạnh vào đầu Phúc, đau buốt. Cô trừng trừng nhìn vào nó một lúc rồi mới đưa tay đặt xuống. Như vừa làm một việc quá sức. Phúc lê bước ngồi xuống bàn. Căn phòng vắng tanh. Minh Tuấn đã ra ngoài từ lúc nào. Cũng không nghe thấy tiếng léo nhéo của mấy đứa nhỏ ở ngoằi sân. Cảm giác như bị bỏ rơi làm Vũ Phúc hoảng sợ. Cô vội đẩy cửa bước ra ngoài. Ánh nắng chói chang xông thẳng vào mắt làm cô nhức buốt. Minh Tuấn đang đứng cạnh đấy quay mặt lại nhìn Phúc. Mắt anh chăm chú nhìn chăm chăm vào một điểm nào đấy trên gương mặt Phúc.Theo hướng ấy, Phúc đưa tay sờ lên môi mình. Cảm giác ran rát ở đó không làm cô khó chịu bằng ánh mắt sắc bén, giễu cợt và thương hại của anh. Phúc trân mình chịu đựng. Cuối cùng anh mắt ấy dịu lại và nó làm thay đổi cả gương mặt anh.
- Khá lắm cô bé. Có lẽ do ảnh hưởng từ nghề nghiệp nên tôi rất ghét sự khiếm khuyết. Tôi ưa thích và hướng tới sự hoàn hảo vì thế lời khuyên của tôi là: Không bao giờ vì nỗi đau nhất thời mà chặt đứt những cái có thể chữa lành được. Hãy kiên nhẫn rồi thời gian sẽ chữa lành nó.
- Thời gian mà anh nói đến có phải là thứ trôi qua từng giờ, từng phút, từng giây không? Nó chậm rì rì như thế nện không thể giúp gì cho tôi được đâu.
Minh Tuấn nháy mắt
- Vậy cái em cần là một bác sĩ giỏi. Em có đang ám chỉ tôi không đấy? Tôi đã bao giờ giới thiệu về tôi cho em chưa nhỉ?
- Khái niệm giỏi của tôi không giống người khác. Tôi không căn cứ vào danh sách dài dằng dặc những bác sĩ, y tá, bệnh nhận đến tìm anh. Điều mà tôi muốn biết là anh sẽ chung sức với bệnh nhân hay bỏ rơi họ?
Minh Tuấn trả lời. Cô rất lạ là anh hoàn toàn nghiêm túc, không có vẻ gì bông đùa.
- Tôi không thuộc nổi một bài diễn thuyết nào về y đức. Nhưng tôi chắc chắn với em một điều là tôi không bao giờ bỏ rơi bệnh nhân của mình cả.
Vũ Phúc nghi ngờ nhìn anh:
- Với cách nói vừa rồi xem ra anh coi tôi như bệnh nhân của anh vậy.
- Có thể nói em là bệnh nhận đặc biệt. Là "case" nặng nhất từ trước đến nay của tôi. Tôi đang nghiên cứu xem nên làm gì cho em đây. Hy vọng em không bỏ rơi tôi.
Cô cười khẽ và nghe lòng mình nhẹ nhõm:
- Hy vọng là anh thành công. À, mà mọi người đâu cả rồi anh nhỉ?
-Anh Đẹn đưa hai đứa nhỏ đi thuyền độc mộc trên hồ L'ak. Chị và con gái định vào buôn thăm ai đó. Tôi muốn đi với họ. Em có đi không?
Phúc không từ chối vì anh biết cô chỉ mượn cớ ra khỏi nhà để giúp cô khuấy khỏe. Buổi sáng mặt trời lên sớm nên đường đã được hong khộ Dấu ấn của trận mưa đêm qua đã biến mất. Mặt đất se lại một màu nâu đỏ. Cái sắc đỏ của đất bazan lạ lắm. Nó cứ sáng loang loáng dưới anh mặt trời cao nguyên rực rỡ.
Bé Mỵ lần đầu tiên được đi xe hơi nên cứ nhấp nhỏm suốt. Với nó, con đường quen thuộc mọi ngày bỗng dưng lạ hơn. Con bé nghển cổ nhìn quanh và ríu rít trò chuyện bằng thứ tiếng dân tộc lạ lẫm pha lẫn tiếng Kinh. Phúc biết anh Đẹn miễn cưỡng vâng lời mẹ cô khi bà nói: "Ngôn ngữ là một thứ đáng quý, càng biết nhiều càng tốt. Cứ để bọn trẻ tự do nói theo cách của chúng" chứ thực lòng anh không muồn chúng trao đổi với nhau theo ngộn ngữ mà anh gọi là "núi rừng" này.
Vào đến buôn, con đường hẹp dần mở ra nhiều nhánh nhỏ. Chúng ngoằn ngoèo chạy vào những ngôi nhà thấp thoáng sau những dàn câ xanh um. Trên dãy bờ rào phía trước đan bằng cây rừng, những chiếc váy thổ cẩm mới tinh đang bay phất phơ trong gió, tán xòa rộng như cánh hoa. Cái màu sắc được nhuộm bằng quả rừng sao mà tinh khôi đến lạ. Theo chân chị B'Loy, mọi người dừng chân trước căn nhà sàn to nhất buôn và khá đẹp. Đón họ là người đàn ông lớn tuổi trong trang phục dân tộc. Tên ông là Y Nuệ Vũ Phúc và anh được mời vào và ngội bệt trên sàn gỗ đã lên nước bóng loáng. Cồng, chiêng, ché được đặt giữa nhà. Sự hiện diện của chúng mang tính chất trang trí hơn là sử dụng như những vật dụng khác của người dân tộc.
Phúc nhìn lên bếp nơi treo những túm ngô lủng lẳng như những chùm hoa, khá đẹp mắt. Ông Y Nuê đang trò chuyện với Minh Tuấn bằng thứ tiếng Kinh lơ lớ nhưng khá sõi. Thỉnh thoảng pha một chút tiếng Pháp. Đó là kết quả còn sót lại sau khi người Pháp chọn bản Đôn làm đại bản doanh. Sau đó đến Buôn Ma Thuộc để thực hiện chính sách bình định cả vùng đất này.
Nhìn theo hướng của Phúc. Ông Y Nuê kêu chị B'Loy nướng ngô đãi khách. Ngô nướng trên bếp lửa kêu tí tách, làm đỏ hồng hai má chị. Phúc hít mũi. Mùi ngô nướng thơm lừng. Ông nhìn Phúc chăm chú rồi quay sang giải thích với Minh Tuấn lý do không lấy vợ của mình.
- Con gái Kinh xinh đẹp thật. Mình cũng thích lấy nó làm vợ nhưng nó lại không đủ sức làm cái nương, cáo rẫy.
Minh Tuấn nhích lại gần Phúc và cười to:
- Tôi không có nương rẫy gì cả. Tôi lại có thể chữa bệnh nên tôi nhất định lấy cô gái Kinh này làm vợ.
Ông Y Nuê trố mắt:
- Anh biết chữa bệnh à? Làm bác sĩ phải không?
Ông đứng bật dậy vẻ mừng rỡ khi thấy Tuấn gật đầu:
- Đi với mình, Thằng Rơ Chăm nhi đau bụng từ hôm quạ Nó đang rên hừ hừ ngoài trạm xá kia kìa. Y tá bảo nó có con giun con dế gì trong bụng, cho nó uống thuốc xổ từ hôm quạ Bảo chờ đoàn y tế từ thiện mai xuống khám nhưng nó đau quá. Bác sĩ giúp giùm. Tội nghiệp nó.
Trạm xá là cái nhà màu nâu đen thẫm nằm cạnh đấy. Vật dụng chỉ vài thứ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Anh y tá đứng lên khi ông Y Nuê dẫn Minh Tuấn bước vào. Minh Tuấn đi thẳng đến giường đứa bé. Nó đang nằm trên giường, mặt nhăn nhó đau đớn. Chỉ một thoáng thăm dò, cô thấy mặt anh co lại đầy căng thẳng. Anh đứng thẳng dậy nói với người y tá:
- Viêm phúc mạc rồi. Phải đưa đi bệnh viện ngay.
Anh y tá nhìn Minh Tuấn nghi ngờ:
- Anh muốn nói nó bị đau ruột thừa hả? Đâu có dấu hiệu bị sốt đâu.
Minh Tuấn lắc đầu:
- Bệnh nhi co đầu gối bên phải. Nó thở nhưng bụng không cử động và lưỡi thì khô khốc. Phải đi ngay, bệnh viện cách đây bao xa?
Lúc này mới nhận thấy tình hình nghiêm trọng. Anh y tá hốt hoảng xốc thằng bé lên chạy đi. Chiếc xe đưa họ lao vút đi.
Ông Y Nuê đưa tay lên ngực:
- Cầu cho thằng Rơ Chăm Nhi qua khỏi. Bố nó, thằng Rơ Chăm Kuech như con sâu rượu vậy. Chẳng biết chăm lo vợ con gì cả.
Mãi đến chiều tối Minh Tuấn mới về. Vừa bước vào nhà, Phúc đã hỏi ngay:
- Thằng bé thế nào rồi anh?
Tuấn ngồi xuống ghế:
- Nó bị viêm phúc mạc vì vỡ ruột thừa nhưng giờ thì tốt rồi. Nói như anh y tá, y tá gì nhỉ? À, anh B'lich thì mấy hôm nữa nó sẽ phóng nhanh như con nai, con hoẵng trong rừng thôi.
Anh cười, nhưng không giấu được vẻ mệt mỏi. Nụ cười làm mặt Minh Tuấn trở nên hoàn hảo đến lạ lùng.
- Tôi đói quá. Em có gì cho tôi ăn không?
- Rủi cho anh, tôi cũng đang đói đây nhưng lại không tìm được cái gì có thể nấu một bữa ra trò. Chúng tôi chờ anh cả ngày trong buôn. Cuối cùng sốt ruột quá nên tôi quay về đây một mình xem anh thế nào. Muộn rồi, chắc họ sẽ ở lại luôn trong ấy. Nhưng không sao, với sự giúp đỡ của Hippocrate, ông tổ của ngành y, tôi sẽ mổ xẻ hai phần bánh mì này giúp anh.
Phúc đặt vào đĩa anh ổ bánh mì đầy chả, thịt, trứng và jambon. Minh Tuấn ăn ngon lành, có vẻ như cả ngày nay anh không có thứ gì vào bụng thật. Chìa cho anh tách cà phê nóng hổi và phần bánh mì ăn dở của mình, cô nói:
- Cà phê vẫn còn chiều trong bình nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nếu anh phải thức sớm vào ngay mai thì không nên rót thêm. Tôi đủ rồi, anh ăn giúp phần bánh này được không, dĩ nhiên là nếu anh không ngại?
Mặc dù ngồi đối diện qua chiếc bàn rộng nhưng Vũ Phúc vẫn nhìn thấy ánh cười thấp thoáng trong mắt anh:
- Tôi ngại vì biết em chỉ vờ nói thế để nhường nó cho tôi nhưng đặc ân này lớn quá thật khó lòng từ chối, nên đành xin lỗi em mà nhận nó vậy
Cô lườm Minh Tuấn:
- Có cần nói rõ như thế để làm tôi ngượng không?
Rót thêm một chút nước sôi vào tách cà phê đặc sánh. Phúc vờ chăm chú khuấy đều để che dấu tâm tạng bối rối, mất tự nhiên khi ánh mắt của anh cứ dán vào từng hành động của cộ Và để hướng sự chú ý của Minh Tuấn vào việc khác, Phúc hỏi:
- Này hôm nay của anh thế nào?
- Sáng nay đoàn khám từ thiện đã đến trung tâm y tế huyện, người dân quanh vùng nghe tin kéo đến rất đông. Mặc dù không có kế hoạch khám ở đấy nhưng đoàn vẫn phải làm việc. Nhân sự không đáp ứng nổi vì chuyến xe đầu tiên chủ yếu chở hàng hóa cứu trợ chỉ có bác sĩ trưởng đoàn, một y tá, vài nhân viên làm công tác xã hội theo cùng. Các bác sĩ ngày mai mới đến. Tôi và anh y tá Yblich bị trưng dụng ngaỵ Bệnh nhân đông lắm, chúng tôi không có cả thời gian ăn trưa. Vừa xong việc tôi chạy một mạch về đây. Sáng mai huyện sẽ cử người hướng dẫn đoàn vào các buôn phía trong. Tôi sẽ tham gia cùng họ. Tôi muốn em đi với tôi.
Không đợi cô trả lời, Minh Tuấn đứng lên mang đĩa và tách ra ngoài rồi trở vào với chiếc túi căng phồng. Đặt nó lên bàn, anh bảo Phúc:
- Tôi có mua thêm thuốc và một ít vật dụng góp vào chuyến đi ngày mai của đoàn. Tôi sắp xếp lại trong khi em chuẩn bị hành lý. Chỉ mang ít thôi vì chúng ta sẽ về trong ngày. Em nhớ ngủ sớm. Tôi sẽ đánh thức em vào lúc năm giờ sáng đấy.
Khi nói đến công việc anh có lối diễn đạt nghiêm túc, ngắn gọn, chính xác và hơi uy quền như kiểu nói của người chuyên ra lệnh hoàn toàn không giống bình thường. Vũ Phúc không thấy phiền lòng thậm chí còn thú vị khi phát hiện ra một gương mặt nới ở con người kỳ lạ này.
Buổi sáng khi trời còn tờ mờ mọi người đã lên đường. Ba chiếc xe nối đuôi nhau trên con đường đất đỏ đẹp như dải lụa mềm mại vắt qua cánh rừng thưa. Anh Yuk, người dân tộc ở tít trong buôn, chẳng mấy khi thấy được đèn xanh, đèn đỏ, được cử ra đón đoàn lại lãnh phần lái xe chở hành hóa vì tái xê hôm qua bị cúm nặng phải nằm lại trạm xá. Chiếc thứ hai chở các bác sĩ, y tá và nhân viên xã hội. CUối cùng là xe Minh Tuấn gồm có anh, Vũ Phúc, anh Yblich và một cán bộ của trung tâm y tế huyện. Càng vào trong đường càng xấu. Cánh xe chở gỗ cày nát con đường rừng một cách không thương tiếc. Xe lượn ngoằn ngoèo như đánh võng. Xa xa có tiếng ầm ĩ của thát nước. Không khí mát lạnh đến rờn rợn cả da thịt. Anh Yblich bảo đó là thác D'ray Sap do hai con sông Krông Knô và Krông Ana mà người Edê, M'nông gọi là sông chồng và sông vợ kết hợp thành.
Khoảng chín giờ sáng xe đến điểm thứ nhất. Đám đông đã đợi sẵn trước căn nhà sàn to nhất buôn. Những người trong đoàn dường như quá quen thuộc với những chuyến đi thế này nên nhanh chóng bắt tay vào việc. Hàng hóa được mang ra phân phát. Một hàng dài trật tự nối đuôi nhau. Họ nhận quà và cúi đầu cảm ơn bằng thái độ trân trọng. Trẻ con thì ở đâu cũng thế, chúng tíu tít khi nhận nhưng món đồ chơi đơn giản bằng nhựa xanh đỏ rẻ tiền. Nhặt được một bọc lớn đựng bong bóng để lẩn trong mớ đồ chơi ấy, Vũ Phúc đem ra phân phát cho bọn trẻ. Mấy đứa lớn thích thú thổi to rồi hí hửng so với nhau. Cô và anh Ngoạn, cán bộ huyện, trở thành người thổi bóng bất đắc dĩ cho những đứa nhỏ hơn. Qùy lom khom trên bãi cỏ Phúc phùng mà thổi một hơi hơn chục cái.
Đằng kia Minh Tuấn chăm chú khám, một hàng dài bện nhân đang đứng ngồi đủ kiểu chờ đến lượt mình. Lúc nhỏ Phúc hay ốm vặt và khoảng thời gian bà Thanh bệnh cô tiếp xúc với nhiều vị thầy thuốc, nhưng chưa ai làm Phúc thấy xúc động như lúc này. Gương mặt anh trông nghiêng vừa nghiêm trang vừa bí ẩn nhưng lại rất ân cần, không xa cách. Gương mặt ấy tạo cho người khác cảm giác tin tưởng, phó thác. Trái ngược với anh, vị bác sĩ trưởng đoàn vừa khám vừa pha trò làm ai nấy đều bật cười. Những người dân tộc đứng cạnh không hiểu cũng ngượng nghịu cười theo. Nụ cười quyến rũ bởi vẻ chân thật, nguyên sơ đến nao lòng.
Thổi hết chỗ bong bóng, Phúc thở không ra hơi. Bọn trẻ tản ra cười đùa, âm thanh vang dậy cả núi rừng. Nghe có tiếng róc rách đâu đây, cô loanh quanh đi tìm nhưng chẳng thấy con suối nào. Vừa vòng lại để trở về điểm tập trung đã thấy Minh Tuấn đi đến. Anh mỉm cười khi trông thấy Phúc:
- Tôi tưởng em cũng cầm một quả bóng và chạy lòng vòng đâu đó rồi chứ. Mệt chưa cô bé?
Cô trề môi không trả lời. Minh Tuấn thì thầm:
- Môi em lạ quá nhỉ. Xanh, tím, đỏ vàng màu nào cũng có cả.
- Ôi...
Phúc đưa tay lên chùi mới hay nó cũng lem nhem màu. Bối rối vì ánh mắt của Tuấn, cô vội liếm môi nhưng anh ngăn lại:
- Đừng...
Ngần ngừ một chút, cuối cùng Minh Tuấn dùng tay mình miết nhè nhẹ lên. Những ngón tay thon, dài, trắng trẻo của anh di chuyển trên môi và mang đến cho Phúc cảm giác kỳ lạ. Trước đây, cũng chính vì vẻ đẹp này mà cô nghi ngờ khả năng của nó. Vũ Phúc run bắn người khi khoảng cách bị rút ngắn lại. Cô nghe rõ cả hơi thở của anh. Ngước lên nhìn Tuấn, Phúc không thấy gì ngoài sống mũi cao, chiếc miệng rộng với đôi môi có đường chẻ giữa. Ánh mắt anh đã bị che khuất bởi hàng mi dày đang cúi xuống quan sát công việc của những ngón taỵ Cô giữ chúng lại. Minh Tuấn nhận ra sự bối rối của Phúc và có vẻ thích thú về điều này. Môi anh nhếch lên. Cô cáu kỉnh lật ngửa bàn tay Tuấn. Lòng bàn tay đỏ hồng, chẳng có dấu vết gì để chứng minh cho sự quanh minh chánh đại của công việc mà anh vừa làm xong.
- Đâu rồi?
- Em muốn hỏi gì?
- Xanh, đỏ, tím vàng mà anh bảo trên môi tôi ấy.
Minh Tuấn cười to:
- Tôi chỉ lấy xanh, tím, vàng thôi còn màu đỏ vẫn y nguyên trên môi em kìa. Tôi đã lấy đi đâu.
Lườm Tuấn một cái, Vũ Phúc vùng vằn bỏ đi.
Khi mọi người nghỉ tay thì trời đã quá trưa. Theo kế hoạch, họ sẽ ăn trên xe trong khi di chuyển đến điểm thứ hai nhưng dân làng cứ nằn vì mãi. Cuối cùng đoàn đồng ý lưu lại và được đãi cơm trưa nấu bằng bạo mới giã, hơi cứng với một loại thịt rừng kho mặn sấy khọ Có cả rượu cần và những bát nước rễ cây thơm ngọt. Tuấn đưa cho Vũ Phúc ống cơm lam nóng hổi chấm với muối mè thơm phức, béo ngậy. Đang ăn thì viên bác sĩ trẻ nhất đoàn chạy đến:
- Bác sĩ... Bác sĩ Tuấn có một bệnh nhi khá nặng, khoảng năm tháng tuổi. Người nhà bao đột nhiên sáng nay nói khó thở, môi và tay chân tím lại, rên rỉ. Khám thấy phổi binh thường, gan sưng...
- Nhiệt độ thế nào?
- Dạ bình thường...
- Mạch trũy và có những triệu chứng của bệnh suy tim cấp?
Viên bác sĩ trẻ ngờ ngợ:
- Hay là...
- Đúng rồi đó. CHuẩn bị cho một ống B1. Tôi sẽ khám lại ngaỵ Anh hỏi xem bà mẹ thế nào, có cho bé bú bằng sữa mẹ không? Có tê nhức không? Phản xạ đầu gối?
Bác sĩ trưởng đoàn sau này Vũ Phúc mới biết chính là bố ruột của vị bác sĩ trẻ ấy, thủng thẳng nói khi cả hai vừa đi khỏi:
- Những chuyến đi thế này giúp ich rất nhiều cho những thầy thuốc trẻ. Với điều kiện khó khăn, thiếu các thiết bị hỗ trợ như thế này đòi hỏi các bác sĩ phải phán đoán nhanh, chính xác. CÓ thể xem đó là giác quan thứ sáu đế chẩn đoán bệnh mà trong y khoa gọi là kỹ năng "đánh hơi lâm sàng". Một bác sĩ giỏi lâm sàng chỉ cần vài phút thì chẩn đoán ra ngay được bệnh gì trong khi người thiếu kinh nghiệm mất cả giờ vẫn không tìm ra.
Một lúc sau cả hai trở lại. Gương mặt Tuấn vẫn bình thường, vị bác sĩ trẻ thì có vẻ nhẹ nhõm thấy rõ. Lúc chia tay, cô cô giáo Dak người dân tộc bắt nhịp cho bọn trẻ hát vài bài hát bằng tiếng Gia rai tiễn đoàn. Thật ngạc nhiên chúng hát rất hay, hát bè, hát chính hẳn hòi. Giọng trẻ con trong trẻo như tiếng chim hót trong buổi sớm mai. Đoàn đã di chuyển khá xa nhưng âm thanh ấy vẫn lưu luyến đuổi theo mãi.
Điểm khám thứ hai cách đó khoảng bốn mươi lăm phút chạy xe. Đường cực sâu. Dân làng đã tập trung chờ từ sáng. Rất ít trẻ con, chỉ vài đứa được mẹ địu trên lưng. Chúng ngủ gà gật. Họ lặng lẽ chờ đến phiên mình được khám và nhận quà từ thiện. Không chen lấn, giành giật, so bì. Không nỡ để ai trở về mà chưa được bác sĩ thăm qua nên đến người cuối cùng trời đã chập choạng tối. Ai nấy vội vã thu dọn hành lý rồi lục tục ra xe. Ngay lúc đó một người đàn ông bế đứa trẻ trên tay hớt hải chạy đến. Anh cho biết nó bệnh nặng mấy hôm naỵ Nghe có đoàn khám từ thiện về nên đã băng rừng đi từ sáng sớm những mãi bây giời mới đến nơi. Đứa bé được đặt xuống. Nó rã rượi, da tím tái và gần như hôn mệ Minh Tuấn cúi người trên đứa trẻ mặt anh căng thẳng khác thường. Đột nhiên nó co giật dữ dội, máu từ mũi và miệng trào ra xối xả. Người cha hét lên một tiến đau đớn rồi khuỵu xuống trên hai gót chân chai sần, nứt nẻ và bám đầy bụi đất. Vũ Phúc bỏ chạy ra ngoài.
Cô không biết mình ngồi như thế bao lâu. Hình ảnh hai cha con họ cứ lởn vởn trong đầu Phúc. Đôi mắt đứa trẻ tỉnh lại vào phút cuối cùng nhìn trân trân vào những người đứng cạnh như muốn hỏi tại sao. Đôi mắt sững sờ như không tin vào cái chết đột ngột ập đến với mình. Đôi mắt trẻ con in sâu vào tim cô đến đau đớn. Rồi gương mặt đau khổ mệt nỏi đến phờ phạc của ngườ cha cộng với anh mắt như năn nỉ, van xin, tất cả vỡ òa trong nỗi tuyệt vong. Vũ Phúc gụ đầu vào taỵ.
Sau này Tuấn nói lại lúc anh tìm được cô thì cả người Phúc lạnh ngắt, mắt lạc thần như mất hồn. Vũ Phúc chỉ nhớ mang máng anh đến gần và dắt cô đi. Phúc ngoan ngoãn theo anh ra xe. Đi một quãng xa, cô vẫn nhắm mắt lại để không phải nhìn thấy bóng cây rừng nhảy múa dưới ánh trăng mờ mờ thanh những hình thù khẳng khiu quái dị. Phúc thì thầm:
- Đứa bé đã chết rồi phải không?
Tuấn trầm ngâm:
- Nó bị sốt xuất huyết. Chúng tôi đã tặng anh ấy ít tiền và anh Yuk đưa họ về nhà băng chiếc xe chở hàng.
Phúc im lặng. Đường về thật vất vả. Không có anh Yuk cả đoàn bị lạc loanh quanh mãi đến khi trăng lên cao mới dò ra đường.Thoát họa này thì đến hiểm khác. Xe phía trước kẹt giữa con suối cạn. Hì hục thế nào cũng không lên được, đành ngủ lại giữa rừng. Đêm khuya. Gió bắt đầu lạnh. Trăng mờ tỏ một cách ma quái. Vũ Phúc mệt lả người nhưng không sao nhắm mắt được. Băng dưới, y ta Yblich và cán bộ Ngoạn đã ngủ saỵ Tuấn nhẹ nhàng đỡ cô nằm xuống. Đầu cô gối lên chân anh. Phúc không cưỡng lại. Anh cúi xuống thì thầm:
- Ráng ngủ một chút đi em. Là lỗi của tôi. Lẽ ra tôi khôngnên mang em theo thế này. Tôi...
Cô dùng tay che miệng ngăn không cho anh nói thêm. Minh Tuấn nắm lấy tay cô và giữ nguyên ở đấy. Tay còn lại anh vuốt nhẹ mái tóc đã khô cứng vì bụi và nắng gió của Phúc. Cử chỉ nâng niu, trìu mến như dồn cả tình cảm vào đấy nhưng đôi mắt anh thì nhìn đăm đăm vào bóng đêm. Ánh trăng chênh chếch chỉ hắt một khoảng sáng yếu ớt lên chiếc cằm vuông còn cả gương mặt chìm trong bóng tối nhưng chưa bao giờ cô nhìn anh rõ đến thế. Không cứu được đứa bé, Minh Tuấn đau đớn như đó là lỗi của mình. Cả hai xích lại gần nhau bằng sự đồng cảm sâu sắc.
Đôi diện vơi cái chết, Vũ Phúc thấy chuyện buồn của mình thật nhỏ nhoi. Nó không có ý nghĩa gì so vơi những mất mát nặng nề về mặt tinh thần mà cô vừa trải qua và chứng kiến ở Minh Tuấn. Phúc cũng quên luôn cả sừ chờ đợi mơ hồ nhưng đau đáu suốt mấy ngày qua của cô.
Cuối cùng vị khách cũng xuất hiện, nhưng lại là vị khách mà Vũ Phúc không ngờ đến. Bác Hương. Bà bước vào nhà trong một buổi chiều mưa tầm tả. Gương mặt tái xanh không phải chỉ vì cái lạnh bên ngoài. Cô sững người khi trông thấy. Bác khoát tay mệt mỏi:
- Cháu đừng giận. Bác nói xong sẽ đi ngaỵ Bác đã suy nghĩ rất nhiều khi quyết định đến đây. Nếu cháu từ chối, bác e mình chẳng còn đủ can đảm để đến thêm lần nữa.
Vũ Phúc mở rộng cửa. Cô giúp bà cởi áo mưa nhưng vẫn im lặng. Bác Hương ngồi xuống. Dáng co ro lọt thỏm thong chiếc ghế bành rộng. Nhìn bác, cô không còn căm ghét mà thay vào đó là cám giác nao nao tội nghiệp. Phúc nhớ cái dáng líu ríu sợ hãi của bác khi lần đầu tiên đến nhà mình. Vẻ bồn chồn, bất an trước gương mặt thản nhiên, lạnh lùng của mẹ cộ Bác có hạnh phúc không? Điều bác nhận được có xứng đáng với cái giá mà bà đã đánh đổi không? Phúc rót cho bác Hương tách trà nóng. Bà đón lấy rồi ủ nó giữa hai bàn tay run run. Vẻ yếu đuối của bác làm Phúc cảm thấy, hơn cả mẹ, cô mới chính là quan tòa thật sự.
Một lúc sau, khi thật bình tĩnh, bách Hương kể cho cô gnhe câu chuyện của mình. Giọng bác nhuộm đầy vẻ đau khổ ăn năn:
- Bác và mẹ cháu đều là trẻ mồ côi lớn lên ở cô nhi viện, chẳng biết ba mẹ mình là ai cả. Thuở ấy, Đan Thanh xinh đẹp, học giỏi lại là người mạnh mẽ hay gánh vác nên được các soeur giao nhiều việc lắm. Từ đánh đàn, tập hát, dạy học cho đến việc chăm nom, nâng đỡ nhưng người yếu đuối bệnh hoạn như bác. Chúng tôi thân nhau từ đó. Sau này mẹ cháu vào đại học và vẫn ở lại cô nhi viện tiếp tục công việc của mình trong khi tôi lập gia đình với một người cùng cảnh ngộ.
Một cách không tự chủ, Bác Hương nâng tách trà cạn queo đưa lên môi rồi lại luống cuống đặt xuống. Ngăn không cho bà rót tiếp, Phúc nhờ chị B'loy mang đến nước rễ cây mà hôm trước Minh Tuấn mua của người dân tộc trong buôn để cô uống thay trà. Bác Hương uống một ngụm tọ Hình như rễ cây hay trà với bác vào lúc này chẳng có sự khác biệt nào. Bà cần no để trấn tĩnh hơn là thưởng thức.
- Những năm đầu tiên dù nghèo nhưng chúng tôi hạnh phúc lắm. Đến khi sinh con thì anh ấy thất nghiệp. Anh ấy hiền lành lại không phải là người xốc vác, chỉ học được mỗi nghề mộc khi còn ở cô nhị Tôi vô dụng chẳng biết làm gì cứ yếu đuối rên rỉ trong nước mắt. Con thì đau yếu quặt quẹo luôn. Gánh nặng làm anh ấy sinh quẫn trí. Rồi một ngày nọ anh ây không về nhà nữa. Tôi tìm kiếm khắp nơi nhưng bặt tăm. Cuối cùng tôi tìm đến mẹ cháu để cầu xin sự giúp đở. Lúc này Đan Thanh đã lập gia đình với người chồng giàu có. Ông ấy là bác sĩ.
Tim Phúc nói một cái. Ba cô đấy. Đây là lần đầu tiên Phúc được nghe người khác nói về ba của mình. Trong cô không một cảm giác nào rõ rệt ngoài sự hiếu kỳ và cái nhói đau vừa rồi.
- Ông quen với mẹ, cháu trong một lần đến khám từ thiện ở cô nhi viện. Ông ấy gần như yêu Thanh ngay lập tức. Mặc dù gia đình không chấp nhận nhưng họ vẫn kết hôn với nhau. Lúc tôi đến nhà tìm mẹ cháu trời cũng mưa tầm tả thế này. Đan Thanh đón mẹ con tôi vào. Gương mặt cô ấy giống hệt như lần đầu tiên cháu đến nhà chúng tôi. Đan Thanh đã nói gì nhỉ? "Hãy xem đây là nhà của Hương và bạn có quyền làm tất cả những gì mình thích".
Mặt bác Hương rúm lại:
- Và tôi đã làm gì nhỉ? - Bà vuốt mặt: - Tôi cũng đã nói câu này với cháu trong lần đầu tiên cháu đến nhà với ước muốn cháy bỏng là được đền bù. Vợ chồng Đan Thanh đối xử với tôi tốt lắm. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Sau đó ông bà nội cháu sang nước ngoài định cư, mặc dù không được nhìn nhận nhưng cha cháu vẫn thừa hưởng công việc kinh doanh của gia đình ở Việt Nam. Đan Thanh tỏ ra rất có khả năng trong lãnh vực này. Cô ấy hầu như điều hành toàn bộ vì cha cháu chỉ thích làm công việc chuyện của ông ấy. Sinh cháu được một năm thì Đan Thanh phát hiện chúng tôi có quan hệ tình cảm với nhau.
Nỗi đau trong quá khứ vẫn còn đủ sức nhấn chìm người phụ nữ mảnh mai này, giọng bà khàn đục:
- Tôi yêu cha cháu bằng thứ tình yêu tội lỗi. Nó mãnh liệt không sao kiềm chế được. Lúc đó tôi có cảm giác cha mẹ cháu không hợp vì cả hai giống nhau ở cá tính độc lập và mạnh mẽ. Họ như hai cây to mà hôn nhân chỉ làm công việc đơn giản là trồng chúng cạnh nhau. Chúng tự thân phát triển, không hề co chung mối quan hệ nào. Cha cháu là người đàn ông mạnh mẽ, kiêu ngạo. Ông phát hiện mình sai lầm khi giao công việc kinh doanh cho mẹ cháu. Đan Thanh say mê, dốc hết công sức vào đó và đã đạt được những thành tựu đánh kinh ngạc, ngoài sự mong đợi của ông ấy. Với bản năng của người đàn ông mạnh mẽ, cha cháu muốn được làm cây tùng, cây bách nhưng vơi mẹ cháu ông không đứng ở vị trí này. Lúc đó tôi không hiểu, tôi nghĩ ông ấy yêu mình. Tôi ngu ngốc không nhận biết một điều. Ở cạnh tôi, lòng tự ái và cái tôi của cha cháu được vuốt vẹ Tất cả chỉ có thế.
Bác Hương nhìn Phúc băng ánh mắt thê lương:
- Cháu có lý khi bảo rằng không bao giờ tha thứ cho tôi. Tôi xứng đáng chịu như vậy. Phản ứng của cháu là phản ứng à tôi nghĩ mẹ cháu đã làm cách đây vài chục năm nhưng lúc ấy mẹ cháu không làm gì hết. Đan Thanh lặng lẽ bỏ đi. Cha cháu điên cuồng tìm kiếm. Chính sự ra đi lặng lẽ này làm ông đau khổ, day dứt vì nghĩ rằng mẹ cháu chưa bao giờ yêu ông. Nhưng tôi thì khác, tôi hiểu rằng khi hai người thân yêu nhất phản bội lại mình thì có gỗ đá cũng không chịu đựng nỗi huống chi một người tự trọng và kiêu ngạo như Đanh Thanh. Mất Thanh, cha cháu bỏ hẳn việc kinh doanh. Sau giờ làm việc ông ấy rút về phòng, để mặc nỗi cô đơn, ân hận giày vò mình. Lúc đó tôi mới biết ông ấy chỉ yêu mẹ cháu. Cha cháu chưa hề yêu tôi nhưng sự hèn nhát đã giữ tôi lại trong ngôi nhà đó. Tôi không dám mạo hiểm ra đi vì con còn nhỏ, bản thân tôi không làm được việc gì. Nếu lúc ấy tôi ra đi biết đâu Đan Thanh đã quay về. Tất cả là lỗi của tôi.
Vũ Phúc đứng dậy nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài sấm chớp đang rạch những lằn đỏ ngang dọ trên bầu trời. Gió vặn mình nghiến ken két trên nhữn thân cây. Cả khu vườn oằn oại chống chọi với cơn giận dữ của đất trời. Lòng cô cũng có cơn bão cuồng nộ nào vừa thổi qua.
Nhìn bác Hương nép sát gần như dán mình vào chiếc ghế to rộng, Phúc biết, cũng như mình, mẹ cô chẳng ghét nỗi người đàn bà nhỏ nhoi, yếu đuối đến tội nghiệp này. Như bị kiến cắn vậy, ta đau nhưng không nghĩ đến chuyện căm ghét nó. Và cũng vì điều này mà Phúc và mẹ đều giống nhau ở chỗ bất lực và cay đắng với chính mình.
- Chúng tôi sống với nhau như thế được vài năm. Trong chuyến sang nước ngoài dự lớp tu nghiệp cha cháu ở luôn bên ấy. Gia tài, sản nghiệp ông ấy cũng không màng đến. Thế đấy, mạnh mẽ như mẹ cháu hay yếu đuối như tôi cũng không giữ nổi người đàn ông ấy. Nhưng với cha cháu, Đanh Thanh mãi là vết thương không bao giờ lành. Cách đây vài năm trước khi gặp lại mẹ con cháu, tôi biết ông ấy vẫn cho người về tìm kiếm. Còn tôi chỉ là chiếc bóng mờ nhạt thoáng qua đời ông ấy.
Vũ Phúc dè dặt:
- Hai người có con với nhau không?
- Không.
- Thế mà Trường bảo với cháu anh ấy có người em gái đã chết. Căn phòng cháu ở chính là phòng của cô ấy.
Bác Hương nhăn mặt:
- Lúc đó không thích cháu nên nó bảo thế. Thật ra đó là căn phòng lúc nhỏ của cháu.
Bất giác cô lùi lại lắp bắp:
- Căn nhà ấy... chẳng lẽ...?
- Phải, đó chính là căn nhà của cha mẹ cháu ngày xưa.
Vũ Phúc cười to:
- Vậy anh ấy còn nghĩ ra lý do gì để căm ghét chúng tôi nữa? Không phải tất cả đều thuộc về anh ấy rồi sao?
Ánh mắt bác Hương nhìn cô như van xin:
- Cháu đừng giận. Thật ra không phải vậy đâu. Vì từ khi đủ lớn để nhận thức mọi thứ chung quanh, Trường đã thấy tôi chìm đắm trong nỗi bất hạnh, ăn năn. Tôi chẳng có lấy một ngày vui. Trường oán ông ấy. Nó cho răng cha cháu sống ích kỷ, vô trách nhiệm khi tạo ra bi kịch rồi lẩn trốn. Còn việc mẹ cháu bỏ đi, trong suy nghĩ của nó, là bản áng treo lơ lửng trên đầu tôi. Nó bảo đó là sự trả thù ghê gớm nhất, độc các nhất khiến cả đời tôi sống trong sự sợ hãi, dằn vặt. Cháu yêu chắc cháu cũng có thể hiểu được nó. Nó muốn bảo vệ tôi. Ngày tôi nhận được thư của Đan Thanh, tôi vừa mừng vừa lọ Rôi tôi gặp cháu, cháu giống tạc như mẹ cháu ngày xưa, cũng mạnh mẽ, cũng gương mặt, ánh mắt nhìn thẳng không khoan nhượng ấy. Tôi sợ. Cái sợ dai dẳng của một người biết mình có lỗi nhưng không còn cơ hội đền bù. Tôi đã phá tan gia đình người bạn thân thiết nhất bằng chính sự yếu đuối của mình. Tôi nơm nớp, bất an, khổ sở và điêu này làm Trường càng căm ghét Đan Thanh và cháu.
- Mẹ cháu đã nói gì trong thư?
- Không. Mẹ cháu chỉ nói khi chúng tôi đến đây. Đan Thanh bảo mình sắp chết vì căn bệnh nan y nên nhờ chúng tôi chăm sóc cháu. Tuy không một lần nhắc đến nhưng tôi hiểu Đan Thanh muốn cháu gặp lại ông ấy.
Vũ Phúc nghe giọng mình lạc hẳn:
- Không.
Bác Hương dịu dàng:
- Tôi biết, giống như Đan Thanh, cháu cũng mạnh mẽ, cứng rắn, nhưng đừng nên thế vì dù sao người ấy cũng là cha cháu.
Vũ Phúc cười nhạt nhẽo:
- Không nên thế à? Vì mạnh mẽ chỉ làm mình tổn thương trong khi yếu đuối thì phần tổn thương ấy sẽ thuộc về người khác. Có phải bác muốn khuyên cháu thế không?
- Tôi không tranh luận với cháu nhưng sự mạnh mẽ cúa cháu làm tôi sợ vì Trường cũng thế. Nhìn hai đứa tôi không khỏi liên tưởng đến cha mẹ cháu ngày xưa.
- Nhưng yêu đuối như chị Du cũng có giữ được anh ấy đâu.
- Hãy tin tôi. Có thể trong mắt cháu tôi không phải là người tốt nhưng tôi vẫn có đủ sự thành thật khi khuyên cháu điều này. Nếu Trường và cháu đến với nhau thì Phương Du sẽ là chiếc bóng dù mờ nhạt nhưng mãi mãi hiện diện giữa hai người và tình yêu của nó sẽ là vết sẹo trong lòng Trường. Nó sẽ trở đau những khi ta nhớ đến. Là người mạnh mẽ, kiêu ngạo cháu không bao giờ chấp nhận. Nếu đổi ngược lại thì vẫn thế nhưng Phương Du sẽ chấp nhận được.
Nhìn Phúc một thoáng, bác Hương nói tiếp:
- Bác đã suy nghĩ rất kỹ bác sẽ không ngăn cản tình yêu của hai đứa. Nhưng bảo rằng tán thành thì bác cũng thành thật trả lời rằng không. Bác sẽ giải thích cho cháu rõ vì sao có sự đối nghịch này.
Bà có vẻ trầm ngâm nhưng hoàn toàn bình tĩnh. Đúng là phản ứng của một người mẹ khi quyết định điều gì đó ảnh hưởng đến con mình. Bà và con trai là hai hình ảnh trái ngược nhau nhưng bản năng của người mẹ là bảo vệ. Và bác Hương đang cố bảo vệ Xuân Trường.
- Con tôi yêu cháu bằng tình yêu mãnh liệt vì cháu không giống những người phụ nữ trong thế giới của nó. Cái thế giới phụ nữ mà tôi và Phương Du là hai nhân vật đại diện: yếu đuối và mỏng manh, luôn cần sự che chở. Cháu xuất hiện như một điều kỳ diệu làm thay đổi suy nghĩ của nó. Bằng những nét rất giống nhau và dường như có đủ ở hai người: nghị lực, kiên cường, không khoan nhượng cháu đã chinh phục Trường. Nói thế không có nghĩa tôi cho rằng nó bị choáng ngợp. Tôi hiểu nó yêu cháu thật sự. Nhưng như mình đã nói tôi rất e ngại về sự tương đồng này.
Bà bước đến gần Phúc:
- Hôm cháu bỏ đi, nó lồng lên như con thú dữ bị thương. Chưa bao giờ chúng tôi chứng kiến nó giận và thiếu tự chủ đến thế. Nó chạy tìm cháu và tai nạn đã xảy ra...
Có sợi dây nào quấn qua tim và thít chặt làm Phúc ngạt thở. Cô sững người, không nói nỗi thành lời.
- Vết thương khá nghiêm trọng buộc nó phải nằm một chỗ. Mặc dù đau đớn nhưng Trường đã thức trắng đêm và gọi cho cháu. Không ai có thể làm nó bình tĩnh lại được. Nhưng sau khi nói chuyện với cháu nó thay đổi hẳn. Nó nằm yên, không chịu ăn uống, mắt cứ nhìn trừng trừng lên trần. Phương Du cũng thế. Bác sĩ bảo nó suy nhược trầm trọng nên bệnh tim tái phát. Ca hai làm chúng tôi sợ. quá Cuối cùng Trường cũng bình tĩnh trở lại. Nó chuyển sang ở cạnh để chăm sóc Phương Du và tuần rồi nó đã tuyên bố với mọi người rằng nó sẽ cưới Phương Du.
Có tiếng sấm nổ vang trên đầu Phúc. Cô quờ tay trong không khí tìm một điểm tựa để đứng vững. Các mạch máu căng ra làm toàn thân Phúc đau nhức. Nhưng hình như máu không chảy nổi về tim. Cô ngạt thở và đau nhói ở lồng ngực. Như con cá mắc cạn, Phúc há miệng ra hớp chút không khí. Cô cố trấn tĩnh để nói bằng giọng bình thản và cũng may nó không phản bội lại Phúc:
- Xin chuyển đến họ lời chúc mừng của cháu.
Bác Hương buồn rầu:
- Tôi hiểu rõ con trai tôi. Nó đã dùng tới nỗ lực cuối cùng của sự tự chủ, của ý thức trách nhiệm để đi đến quyết định này. Tôi thấy đau lòng. Tôi biết cháu cũng thế nhưng rồi cháu sẽ quên. Hãy tin tôi.
Vũ Phúc cười khẽ:
- Bác đừng lo cho cháu. Con người ngoại trừ bản thân mình ra không có gì mà không quên được.
Đêm ấy Phúc đến căn phòng của hai mẹ con ngày xưa. Căn phòng có chiếc rèm màu cỏ úa và cô ngồi ở đấy thật lâu. Phúc thấy mẹ thật gần gũi. Phúc ước gì chính bà nói tất cả những điều này với cộ Có phải vô tình mà bác Hương và cả Phương Du đã tận dụng một thứ mà họ có thừa và gọi đó là sự yếu đuối để khoác cho người khác cái vỏ mạnh mẽ? Họ làm thế để tự an ủi, tự lừa dối rằng những tổn thương mà họ gây ra không quá sức chịu đựng và nạn nhân của họ vẫn còn đủ sức để chịu đựng thêm. Sao không ai hiểu rằng vì quá yếu đuối, không dám đối diện bi kịch nên ngày xưa bà Thanh đã lặng lẽ bỏ đi và giờ đây Phúc cũng thế?
Phúc nhớ ánh mắt Minh Tuấn trong lần xuống thăm cô gần đây nhất. Rõ ràng anh đã biết thất cả nhưng vẫn không nói với Phúc một lời. Trong mắt Tuấn, cô là người mạnh mẽ hay yếu đuối? Mạnh mẽ và yếu đuối, những từ này cứ nhảy múa trong đầu Phúc. Cô không phân tích nổi chúng. Mạnh mẽ và yếu đuối, hai tính cách trái ngược nhau đã làm thay đổi cuộc đời bà Thanh và bây giờ nó làm thay đổi cả cuộc đời Phúc nữa.
Minh Tuấn vừa xuống lúc chiều. Anh có vẻ trầm ngâm. Vũ Phúc quan sát và chờ Tuấn đề cập đến câu chuyện mà cô đoán nó đau đáu trong lòng và anh đang loay hoay để chọn cách diễn đạt nào nhẹ nhàng nhất. Mặc dù bề ngoài Tuấn không có vẻ gì như thế. Cô và anh đang ở ngoài sân. Trăng mười sáu sáng là thế vẫn không giúp cô trông rõ gương mặt kín như bưng của Minh Tuấn.
Cuối cùng Vũ Phúc lại là người lên tiếng trước.
Giọng cô nghe vang vang trong không gian vắng lặng:
- Anh không cần vắt óc nữa làm chi vì tôi đã biết cả rồi.
- Tôi hy vọng em sẽ không sao nhưng bình tĩnh như thế này thì thật tình tôi không dám nghĩ đến.
Minh Tuấn cúi xuống nhìn cô. Có áng mây nào trôi qua che khuất ánh trăng nhưng lạ một điều bây giờ Phúc lại thấy rõ mặt anh. Nó giống như gương mặt của người thầy thuốc đang khám và lắng nghe bệnh nhân: quan tâm nhưng điềm tĩnh. Lạ một điều, vẻ mặt ấy lại làm Phúc khao khát bộc lộ chính mình mặc dù cô cố cưỡng lại.
- Anh đừng mong chờ một phép màu nào cả. Tôi đi đứng, nói năng, ăn uống bình thường nhưng không ngủ được thì có gọi là khỏe và bình tĩnh không?
- Tôi chỉ mong em phản ứng như một người bình thường khi gặp tình huống tương tự. Và một người bình thường là người có những điểm mạnh, yếu khác nhau nhưng ở em không có sự khác biệt này. Tôi cho đó là không bình thường.
Phúc cười nhẹ:
- Tôi không phải là bệnh nhân nên anh không cần nghiên cứu tôi như thế. Và đây cũng không phải là cơn cảm xoàng hay căn bệnh nan y để đánh giá mức độ nặng nhẹ. Nó là biến cố trong cuộc đời tôi ở quá khứ. Và không thể làm gì khác hơn, tôi đành chấp nhận nó cũng như những hệ lụy của nó.
- Những bất ngờ mà em tạo ra cho tôi gần như trở thành chuyện bình thường nên gần như tôi không còn ngạc nhiên nữa.
- Tôi có thể xem đây là lời khen không nhỉ? Như anh đã thấy rồi đó, tôi không sao. Anh rất tốt với tôi nhưng tôi biết công việc anh bận rộn lắm, và có nhiều người cần sự quan tâm của anh nhiều hơn tôi nên anh đừng nhọc lòng và cũng đừng xuống đây nữa. Tôi thấy ngại. Tôi biết tự chăm sóc cho mình. Anh đừng lo lắng nữa, được không? Lúc nào cần sự giúp đỡ người đầu tiên mà tôi nghĩ đến sẽ là anh.
Minh Tuấn xoạt tay vào túi, đứng thẳng dậy:
- Tôi cũng ghét làm người khách không mời thế này lắm nhưng tôi muốn làm điều gì đó cho em. Trong tôi, nỗi khao khát được gặp và chia sẻ cùng em vượt lên trên tất cả. Tôi không an tâm khi để em một mình lại đây.
- Anh đừng quên đây là nhà của tôi. À... anh vừa nói đến điểm mạnh, yếu ở một người bình thường. Vậy điểm yếu của anh là gì?
Minh Tuấn bật cười:
- Sao em không hỏi điểm mạnh của tôi nhỉ? Em thật sự không quan tâm đến ưu điểm của tôi sao? Xem nào... ừm, tình yêu chính là điểm yếu của tôi.
Phúc trêu:
- Vì nó buộc anh yêu nhiều người chứ gì và lương tâm chỉ thể hiện ở chỗ anh yêu lần lượt từng người hay yêu đồng loạt phải không?
Tuấn xoa cằm:
- Không đâu. Yêu nhiều người là cách tôi biến điểm yếu thành điểm mạnh đấy chứ. Thật ra nó chỉ trở thành điểm yếu từ khi cô ấy không thèm yêu tôi. Thậm chí không cần biết đến sự hiện diện của tôi nữa kìa.
- Đáng đời cho anh. Vậy cô ấy thế nào?
Tuấn cười cười:
- Người yêu tôi hả? Cô ấy lạnh lùng lắm. Đối với tôi cô ấy rất tự chủ và luôn luôn kiểm soát được cảm xúc của mình.
Vũ Phúc nhìn Tuấn và dường như trông thấy chính mình qua đôi mắt nâu rực sáng dưới ánh trăng ấy. Cảm giác rung động gõ nhẹ vào tim cô. Lời nói vừa rồi có còn ẩn ý gì không nhỉ nhưng sao thái độ anh bình thản quá. Lòng Phúc nao nao một câu hỏi, cô ấy, người mà anh vừa nói đến, có phải là mình không.