hư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ nghị viện Pháp
Các ông Nghị viên! Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Bái, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng bày tỏ như sau này: Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo nhân đạo ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào ở trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi, tôi thấy rằng tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi thấy rằng dưới ách chuyên chế của các ông đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ tiêu diệt hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải. Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết cách để bênh vực tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc tôi đương ở cảnh gian nguy. Trước hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc cho đồng bào tổ quốc và Dân tộc tôi, nhất là việc mở mang tri thức cùng kinh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gửi cho viên Toàn quyền Varen một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở cho nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao đẳng Công nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gửi một bức thư nữa cho viên Toàn quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập Tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương, yêu cầu:- Quyền tự do mở các trường dạy không lấy tiền cho dân hạ cấp đến học, nhất là cho thợ thuyền và nông dân.
Thư gửi cho viên Toàn quyền Đông Dương
Yên Bái, ngày… tháng 3 năm 1930. Gửi ông Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội. Ông Toàn quyền, Tôi Nguyễn Thái Học ký tên dưới đây, chủ tịch đảng cách mệnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị giam ở ngục Yên Bái, trân trọng nói ông rõ rằng: Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, tôi thực có trách nhiệm về tất cả mọi việc chính biến phát sinh ở trong nước, do Đảng tôi chỉ huy từ năm 1927 tới nay, vì tôi là chủ tịch của Đảng, và là người sáng lập nữa. Vậy xin ông giết một mình tôi, chứ đừng giết các người đảng viên hay gọi là đảng viên, hiện bị giam ở các ngục, bởi vì người ta vô tội! Người ta vô tội, vì trong số đó thì một phần là những đảng viên, nhưng sở dĩ họ vào đảng là vì họ nghe lời tôi khuyến khích cho họ biết: thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với Nước; thế nào là những nỗi khổ nhục của một người dân mất nước! Còn ngoài ra thì là những người bị vu cáo bởi bọn thù hằn, bởi lũ mật thám, bởi những bạn bè bán mình cho chính phủ Đông Dương! Tôi nhắc lại một lần nữa để ông biết rằng chỉ cần giết một mình tôi, vì tôi mới chính là thủ phạm. Mà nếu còn chưa đủ hả, thì xin chu đi cả nhà tôi, nhưng tôi đem nước mắt mà xin ông tha cho những người khác! Sau nữa tôi mong ông nghĩ đến danh dự nước Pháp, đến công lý, đến nhân đạo, mà thôi đừng ra lệnh ném bom hay đốt phá những làng vô tội như ông vừa mới làm. Đó là một lệnh giết người. Những đồng bào của tôi sẽ vì thế mà chết đói, chết rét lấy vạn mà kể! Sau cùng kết luận của bức thư tôi nói cho ông biết rằng nếu người Pháp muốn ở yên ở Đông Dương mà không phải khốn đốn vì phong trào cách mệnh thì: 1) Phải thay đổi cái chương trình chính trị hung tàn và vô đạo hiện hành ở Đông Dương 2) Phải cư xử cho ra vẻ những người bạn của giống Việt Nam, chứ đừng có lên bộ là những ông chủ bạo ngược và áp chế. 3) Phải để lòng giúp đỡ cho những nỗi đau khổ về tinh thần, về vật chất của người Việt Nam, bằng cách trả lại các nhân quyền, như tự do du lịch, tự do học hành, tụ do hội họp, tự do ngôn luận, đừng có dung túng bọn tham quan, ô lại, và những phong tục hủ bại ở các hương thôn; mở mang nền công, thương bản xứ cho nhân dân được học tập những môn cần thiết. Ông Toàn quyền, Hãy nhận lấy tấm lòng tôi tôn kính và cảm kích, với sự nhiệt liệt tạ ơn. Kẻ thù của ông Nhà Cách mệnh Nguyễn Thái Học° °
NGUYỄN THÁI HỌC lần thứ nhất in tại Hà Nội phát hành đúng vào ngày lễ kỷ niệm Nguyễn Thái Ho(c (không gửi được vào Nam). Kỳ xuất bản lần thứ hai này in tại Saigon cũng do Việt Nam Thư Xả xuất bản và Tân Việt phát hành.