VĂN HOÁ HÁN
NGHI LỄ

THỜ CÚNG

VIỆT NAM

天时地利人和
賴 從截览-, B働Đ何也,
Dịch âm. - Tượng viết: Tòng hoặc tường chi, hung như hà dã
Dịch nghĩa. - hoặc hại đấy, hung dường sao vậy.
Truyện của Trình Di, ắt phải hại Dương đạo kẻ tiểu nhân thịnh, ắt hại đến người quân tử, nên quá ngừa đó. Nghĩa nó không đến cùng tột, thì bị nó hại, cho nên nói rằng sao”, nghĩa là tệ lắm vậy.
Chịu trách nhiệm bản thảo:
弗過遇之, 往厲, 必戒,
―麵杀貞.
Thiết kế bìa:
Dịch âm. - c撕Ậ旷ỉíẬ咖 cữu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tất giới, vĩnh trinh.
Dịch nghĩa, Chín Tư: Không lỗi chẳng quá gặp đấy, ở nguy, ắt răn, chớ dùng dài lâu chính bền.
GIẢI NGHĨA
神 filW 相糾脫將册
Truyện nhỏ quá là chất cứng ở chỗ mềm, tức là sự cứng không quá, cho nên không lỗi. Đã mà hợp gặp ấy ắt nên răn là bỏ chỗ mềm chớ dùng dài lâu chính bền là vì tính phải tuỳ lẽ nên phải, không thể cố chấp, mềm, lỗi đó. “Chẳng quá gặp đấy” ý nói không quá về cứng mà vừa đúng với sự nên phải vậy. Đi thì quá rồi, cho nên có nguy mà nên răn. Tính Dương răn cứng, cho nên lại răn rằng “chớ dùng dài lâu chính bền”, ý nói nên theo với lẽ nên phải của từng thì, không nên cố giữ một mực. Có người nói rằng: Câu “chẳng quá, gặp đấy”, nếu theo lệ hào Sáu Hai thì nên giải như thế, nếu theo lệ hào Chín Ba thì chữ “quá gặp” nên như nghĩa chữ “quá ngừa”. Chưa rõ thế nào là phải. Hãy chừa lại đó để đợi kẻ biết.
LỜI KINH
象曰: 弗過, 遇之, 位不當也;往厲, 必戒, 終不可長也.
Dịch âm. - Tượng viết: Phất quả, ngộ chi, vị bất đáng dã; vãng lệ, tất giới, chung bất khả trường dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chẳng quá, gặp đấy, ngôi chẳng đáng vậy; đi nguy, ắt răn, trọn chẳng khá lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ngôi chẵng đáng chỉ về ở chỗ mềm. Hào Tư đương thì quá, chẳng quá cứng mà lại ở vào chỗ mềm, ấy là đúng mực vừa phải, cho nên nói là “gặp đấy”, nghĩa là gặp chỗ vừa phải vậy. Lấy hào Chín ở ngôi Tư là ngôi không đáng; ở chỗ mềm là gặp chỗ vừa phải. Đương thì Âm quá, Dương phải lui nhụt tự giữ lấy mình, cũng là đủ rồi, há lại lớn mà thịnh được? Cho nên đi thì có nguy, ắt nên răn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Nghĩa hào chưa rõ, chỗ này cũng nên chừa lại.
LỜI KINH
六五: 密雲不雨, 自我西郊, 公弋取彼, 在穴.
Dịch âm. - Lục Ngũ: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao, công dặc thủ bỉ, tại huyệt.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Mây dày chẳng mưa, ở cõi tây ta, ông bắn lấy nó ở hang.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm lấy chất Âm mềm ở ngôi tôn, tuy muốn quá lắm, há nên công được? Cũng như mây dày mà không thành mưa mà thôi. Sở dĩ không thành mưa, là vì tự ở cõi tây. Khí Âm không thể thành mưa, ở quẻ Tiểu Xúc đã giải rồi. Ông bắn lấy nó ở hang là sao? Hang là chỗ trông trong núi, giữa rỗng tức là cái hang, ở hang là chỉ về hào Sáu Hai, hào Năm với hào Hai vốn không ứng nhau, chỉ là bắn mà lấy nó, hào Năm đáng ngôi, cho nên nói “ông”, tức là đấng công thượng vậy. Cùng loài lấy nhau, tuy rằng được đó, nhưng hai khí Âm không thể làm nên được việc lớn, cũng như mây dày không thể thành mưa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm ở ngôi tôn, lại nhằm vào thì Âm quá, không thể làm việc, mà bắn lấy hào Sáu Hai để làm kẻ giúp cho mình, cho nên có tượng ấy. Ở hang là vật về Âm, hai khí gặp nhau, đủ biết không thể làm nên việc lớn.
LỜI KINH
象曰: 密雲, 不雨, 已上也
Dịch âm. - Tượng viết: Mật vân, bất vũ, dĩ thượng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Mây dày chẳng mưa, đã lên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Dỉ. - Dương lên Âm xuống, hợp nhau thì hoà nhau mà thành mưa, Âm đã ở trên, mây tuy dày há nên được mưa? Đó là nghĩa Ảm quá không thể thành mưa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đã trên tức là quá cao.
上六: 弗遇過之, 飛鳥離之, 凶, 是謂災眚.
Dịch âm. - Thượng Lục: Phất ngộ quá chi, phi điểu ly chi, hung, thị vị tai sảnh.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Chẳng gặp, quá đấy, chim bay lìa đấy, hung, ấy rằng vạ tội.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu chất Âm, thể động, ở chỗ cùng cực của thì quả chẳng gặp với lẽ, làm gì cũng quá, sự trái lẽ quá mực thường của nó như thể con chim bay nhanh, vì vậy mới hung. Lìa là quá đi xa lắm. Như thế thì nên phải có vạ tội, vạ là hại của trời làm ra, tội là việc của người làm ra. Đã quá đến cùng cực, há chỉ tội người mà thôi, vạ trời cũng kéo đến nữa, đủ biết là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu lấy chất Âm ở trên thể động đứng chỗ cùng tột của cuộc Ầm quá, tức là kẻ quá đi đã cao mà rất xa, cho nên tượng chiêm của nó như thế. Có người nói rằng: Hai chữ 遇過(ngộ quá) chỉ nên đổi làm 過遇(quá ngộ), nghĩa giống nhau như hào Chín Tư, chưa biết phải không.
LỜI KINH
象曰: 弗遇過之, 已亢也.
Dịch âm. - Tượng viết: Phất ngộ quá chi, dĩ khảng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chẳng gặp quá đấy, đã quá cực vậy.
Truyện của Trình Di. - ở chót cuộc quá, chang gặp với lẽ mà quá đó, quá đã quá cực, hung là đáng vậy.
QUẺ KÝ TÊ
Khảm trên Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Ký Tế, Tự quái nói rằng: Có qua, vật ắt phải sang, cho nên tiếp đến quẻ Ký Tế(1). Qua được với vật, ắt có thể sang, cho nên sau quẻ Tiểu Quá tiếp đến quẻ Ký Tế. Nó là quẻ nước ở trên lửa, nước lửa giao nhau, thì thành công dụng, vật nào xứng đáng sự dùng của vật ấy, cho nên là đã sang, tức là cái thì muôn việc thiên hạ đã nên vậy.
LỜI KINH
旣濟亨, 小利貞, 初吉, 終亂.
Dịch âm. - Ký tế hanh, tiểu lợi trinh, sơ cát, chung loạn.
Dịch nghĩa. - Quẻ Ký Tế hanh, nhỏ lợi về chính bền, đầu tốt, chót loạn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trong thì đã sang, cái lớn đã hanh thông rồi, cái nhỏ còn chưa hanh thông. Tuy là trong thì đã sang, không thể không có cái nhỏ chưa hanh thông. Chữ “nhỏ” ở dưới lời nói nên thế. Nếu nói “nhỏ hanh” thì là sự hanh thông nhỏ. “Lợi về chính bền” là vì ở thì đã sang, lợi ở gìn giữ bằng cách chính bền. Đầu tốt là lúc đương sang, chót loạn là tại sang đã cùng cực thì phải trái lại.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đã sang là việc đã nên. Nó là quẻ nước lửa giao nhau, thứ nào được sự dùng của thứ ấy. Ngôi của sáu hào đều được chính đính, cho nên là đã sang. Chữ “hanh nhỏ” nên đổi ra làm “nhỏ hanh”. Đại để quẻ này lời chiêm của sáu hào đều có ý răn dỗ, thì nên thế vậy.
LỜI KINH
彖曰: 旣濟亨, 小者亨也.
Dịch âm. - Thoán Dịch nghĩa. - Lời hanh vậy.
Ký tế hanh, tiểu giả hanh. Thoán nói rằng: Quẻ Ký Tế hanh, cái nhỏ
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Dưới chữ 濟(tế) ngờ sót chữ /J、(tiểu).
LỜI KINH
利貞, 剛柔正而位當也.
Dịch âm. - Lợi trinh, cương nhu chính nhi vị đáng dã.
Dịch nghĩa. - Lợi về chính bền, cứng mềm chính mà ngôi đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trong thì đã sang, cái lớn chỉn đã hanh thông rồi, chỉ có cái nhỏ chưa hanh thông. Thì đã hanh thông, chỉn nên chính bền mà giữ. Tài quẻ cứng mềm xứng đáng với ngôi của nó, đáng ngôi là sự thường, đó là tức là nghĩa chính bền, lợi về nết trinh, như thế, Âm Dương đều được chính ngôi, cho nên mới là đã sang.
初吉, 柔得中也;終止則亂, 其道窮也.
Dịch âm. - Sơ cát, nhu đắc trung dã; chung chỉ tắc loạn, kỳ đạo cùng dã.
Dịch nghĩa. - Đầu tốt, mềm được giữa vậy; chót đậu thì loạn, thửa đạo cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Hai là chất mềm thuận, văn vẻ sáng láng mà được chỗ giữa, cho nên mới làm nên công “đã sang”. Hào Hai ở thể dưới, là lúc đầu cuộc “đương sang” mà lại khéo xử, cho nên mới tốt. Việc trong thiên hạ, không tiến thì lùi, không có cái lẽ nhất định. Đến chót cuộc sang, chẳng tiến mà đậu, tức là sự đậu bất thường, suy loạn đến rồi, vì là đạo nó đã cùng cực rồi. Tài hào Chín Năm, không phải không hay, chỉ vì thì cực đạo cùng, lẽ ắt phải biến.
LỜI KINH
象曰: 水在火上, 旣濟, 君子以思患而豫防之.
Dịch âm. - Tượng viết: Thuỷ tại hoả thượng, Ký tế, quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nước ở trên lửa là quẻ Ký Tế, đấng quân tử coi đó để nghĩ sự lo mà ngừa sẵn đấy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Nước lửa đã giao nhau, thứ nào được sự dùng của thứ ấy, tức là đã sang. Gặp thì “đã sang”, chỉ sợ vạ hại sinh ra, cho nên nghĩ cách mà ngừa sẵn đi, khiến cho không
đến phải lo. Từ xưa thiên hạ yên rồi mà lại đến phải vạ loạn, đều tại không biết lo nghĩ mà ngừa sẵn cả.
LỜI KINH
初九: 曳其輪, 濡其尾, 无咎.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Duệ kỳ luân, nhu kỳ vỹ, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Kéo thửa bánh xe, ướt thửa đuôi không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Đầu lấy chất Dương ở chỗ dưới, phía trên ứng nhau với hào Tư, lại là thể lửa, cái chí tiến lên của nó đương mạnh, nhưng thì đã sang rồi, tiến lên không thôi, thì đến hối cữu, cho nên phải kéo bánh xe, ướt đuôi, mới không có lỗi. Bánh xe là vật để đi, kéo ngược trở lại, tức là khiến nó khỏi tiến. Con thú lội nước ắt phải ngóng đuôi, ướt đuôi thì không thể sang. Đầu thì đã sang, biết ngăn sự tiến mới được không lỗi. Nếu không biết thôi thì đến phải lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Bánh xe ở dưới, đuôi ở đằng sau, là tượng hào Đầu. Kéo bánh xe lại thì xe không đi lên được, ướt đuôi thì con cáo không sang sông được, đầu thì đã sang, cẩn thận răn rổ như vậy thì cách không lỗi đó. Kẻ xem như thế thì không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 曳其輪, 義无咎也.
Dịch âm. - Tượng viết: Duệ kỳ luân, nghĩa vô cữu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Kéo thửa bánh xe, nghĩa không lỗi vậy.
Truyện của Trình Di. - Đầu lúc đã sang, biết ngăn sự tiến thì không đến nỗi cùng cực, nghĩa đó tự nhiên không lỗi.
LỜI KINH
六二: 婦喪其荛, 勿逐, 七日得.
Dịch âm. - Lục Nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Đàn bà mất thửa khăn trùm(1) chớ đuổi bảy ngày được.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Hai là Âm, cho nên lấy đàn bà mà nói khăn trùm là đồ của đàn bà khi ra khỏi cửa, dùng để tự che, mất khăn trùm thì không thể đi Hào Hai không được hào Năm tìm kiếm mà dùng, thì không được đi, cũng như đàn bà mất khăn trùm vậy. Nhưng đạo trung chính, há có thể bỏ? Thì đã qua rồi thì sẽ đi được Đuổi là chạy theo vật khác. Chạy theo vật khác thì mất cái sở thủ của mình, cho nên răn rằng chớ đuổi. Tự giữ không mất, thì bẩy ngày lại được. Quẻ có sáu ngôi, đến bẩy thì biến đổi rồi. Bẩy ngày chỉ về thì biến đổi vậy. Tuy chẳng được người trên dùng đến, nhưng đạo trung chính, không có lẽ bị bỏ mãi, tuy chẳng thi hành trong lúc này, ắt được thi hành ở lúc khác, lời răn của thánh nhân thật là sâu xa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Hai lấy đức văn vẻ sáng sủa giữa chính, phía trên ứng nhau với hào Chín Năm là ông vua Dương cứng giữa chính, đáng được thực hành chí mình, mà hào Chín Năm ở thì đã sang, không chịu trọng đãi người hiền để thi hành cái đạo của mình, cho nên hào Hai có tượng “đàn bà mất thửa mui xe”. Mui xe là đồ che xe của đàn bà, ý nói mất cái để đi vậy. Nhưng đạo giữa chính không thể bị bỏ mãi mãi, thì qua sẽ được thực hành, cho nên lại có lời răn “chớ đuổi tự nhiên sẽ được”.
象曰: 七日得, 以中道也.
Dịch âm. - Tượng viết: Thất nhật đắc, dĩ trung đạo dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bẩy ngày được, vì đạo giữa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái đạo giữa chính, tuy chẳng được dùng đến, nhưng không có lẽ đến cùng không được thi hành, cho nên mất khăn chùm, bẩy ngày sẽ lại được, nghĩa là tự giữ đạo giữa, lúc khác ắt được thi hành. Không mất mực giữa thì là chính rồi.
LỜI KINH
九三: 高宗伐鬼方, 三年克之, 小人勿用.
Dịch âm. - Cửu Tam: Cao tông phạt Quỷ phương, tam niên khắc chi, tiểu nhân vật dụng.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Vua Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm được đấy, kẻ tiểu nhân chớ dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Ba đương thì đã sang, lấy chất cứng ở ngôi cứng, là kẻ dùng đạo cứng đến tột bậc vậy. Đã sang mà dùng đạo cứng như thế, tức là việc vua Cao Tông đánh nước Quỷ phương. Cao Tông ắt là Cao Tông nhà Thương, việc trong thiên hạ đã xong, mà đi xa đánh kẻ bạo loạn. Oai vũ tới được, mà lấy sự cứu dân làm lòng, đó là việc của đấng vương giả, chỉ có ông vua thánh hiền thì được. Nếu sính oai vũ, tức kẻ bất phục, tham đất cát, thì là tàn dân đông lòng ham muốn, cho nên răn rằng: chớ dùng kẻ tiểu nhân. Vì kẻ tiểu nhân mà làm việc đó, chỉ tại cái ý tham lam tức tôl riêng tây, nếu không tham lam tức tôl thì họ không chịu làm. “Ba năm được đấy” thấy rằng nhọc mệt tệ lắm. Đấng thánh nhân, nhân hào Chín Ba đương thì đã sang mà dùng cách cứng, mới phát nghĩa đó để làm phép và làm răn, kẻ kiến thức nông nổi không thể nghĩ tới.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Thì đã sang lấy chất cứng ở ngôi cứng, là tượng vua Cao tông đánh nước Quỷ phương. “Ba năm được đấy” tức là phải lâu mới được, đó là ý răn kẻ xem không nên hành động, bằng cách khinh suất. Câu “tiểu nhân chớ dùng” phép xem giống hào Sáu Trên quẻ Sư.
LỜI KINH
象曰: 三年克之, 憊也
Dịch âm. - Tượng viết: Tam niên khắc chỉ, bại dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Ba năm được đó, mệt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Nói mệt cho thấy việc đó rất khó, vua Cao tông làm thì được, nếu không có bụng như vua Cao Tông, thì là tham lam tức tôi, để làm hại dân.
LỜI KINH
六四: 繡有衣铷, 終日戒
Dịch âm. - Lục Tứ: Nhu hữu y như, chung nhật giới.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Ướt có áo giẻ, trọn ngày răn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Tư ở quẻ Tế mà thể nước, cho nên lấy thuyền làm nghĩa. Hào Tư ở ngôi gần vua là kẻ gánh vác trách nhiệm. Đương thì đã sang, lấy sự ngừa vạ lo biến làm gấp, chữ H (nhu) nên đổi làm chữ 儒(nhu) nghĩa là thâm dò vậy.
Thuyền có hẻ dò thì nhét bằng áo giẻ. Có áo giẻ để phòng bị sự dò mà lại trọn ngày răn sợ, không nhác, lo vạ nên như thế vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đương thì đã sang, lấy chất mềm ở ngôi mềm, là kẻ biết dự bị lo sợ, cho nên tượng nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 終日戒, 有所疑也.
Dịch âm. - Tượng viết: Chung nhật giới, hữu sở nghi dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trọn ngày răn, có thửa ngờ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trọn ngày răn sợ, là thường ngờ rằng vạ lo sắp tới. Ở thì đã sang, nên răn sợ như thế.
LỜI KINH
九五: 東鄰殺牛, 不如西鄰之龠, 實受其福.
Dịch âm. - Cửu Ngủ; Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chỉ thược tế, thật thụ kỳ phúc.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Láng giềng bên Đông giết trâu, chẳng bằng láng giềng bên Tây tế Thược, thật chịu thửa phúc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm giữa đặc là có đức tin, hào Hai giữa rỗng là có đức thành, cho nên đều lấy việc tế tự làm nghĩa. Láng giềng bên Đông là Dương, chỉ vào hào Năm; Láng giềng bên Tây là Âm, chỉ vào hào Hai, giết trâu là cuộc tế thịnh soạn. Thược là thứ tế đơn sơ. Thịnh soạn không bằng đơn sơ, là tại thì không giống nhau. Hào Hai hào Năm đều có đức tin thành giữa chính, hào Hai ở dưới cuộc sang, còn có cơ lên, cho nên chịu phúc; hào Năm ở chỗ cùng tột cuộc sang, không thể tiến nữa, nếu giữ bằng cách chí thành giữa chính, chỉ không đến nỗi trái lại mà thôi; lý không khi nào cùng cực mà không quay lại, đã đến cùng cực, tuy rằng khéo xử, cũng không làm thế nào được, cho nên tượng của hào này chỉ nói về thì.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đông là Dương Tây là Âm, ý nói hào Năm ở ngôi tôn mà thì quá rồi, chẳng bằng hào Hai ở dưới mà mới được thì. Lại đương vào thì vua Văn và vua Trụ, cho nên tượng chiêm của nó như thế. Lời Thoán trước tốt sau loạn cũng là ý đó.
LỜI KINH
象曰: 東鄰殺牛不如西鄰之時也;實受其福, 吉大來也.
Dịch âm. - Tượng viết: Đông lân sát ngưu bất như tây lân chi thì dã; thật thụ kỳ phúc, cát đại lai dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Láng giềng bên Đông giết trâu, chẳng bằng láng giềng bên Tây phải thì vậy; thật chịu thửa phúc, tốt cả lại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tài đến hào Năm không phải chẳng hay, nhưng không phải thì bằng hào Hai. Hào Hai ở dưới, là thì có tiến, cho nên giữa chính mà tin, thì sự tốt cả lại, thế gọi là chịu phúc. “Tốt cả lại” nghĩa là ở thì đã sang tức là “cả lại” tức là “hanh nhó, đâu tốt vậy.
LỜI KINH
象曰: 濡其首, 厲!
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu kỳ thủ, lệ!
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Ướt thửa đầu, nguy!
Truyện của Trình Di. - Chót cuộc đã sang vẫn là chẳng yên mà nguy. Lại kẻ mềm ở ngôi đó mà đứng trên thể hiểm, Khảm là nước, sang cũng lấy nghĩa nước, cho nên nói cùng cực đến nỗi ướt đầu, đủ biết là nguy. Chót cuộc đã sang mà kẻ tiểu nhân ở vào ngôi đó, sự bại hoại của nó có thể đứng mà đợi được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chót cuộc đã sang, trên thể hiểm, mà lấy tài Âm mềm ở vào chỗ đó, là tượng con cáo lội nước mà ướt đầu. Kẻ xem không biết răn sợ, tức là đạo nguy.
LỜI KINH
象曰: 濡其首, 厲, 何可九也?
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu kỳ thủ, lệ, hà khả cửu dã?
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Ướt thửa đầu, nguy, sao khá dài vậy?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đã sang mà cùng đến nỗi ướt đầu, có thể dài lâu được chẳng?

Truyện Kinh Dịch 1. LAI LỊCH CỦA KINH DỊCH 2. KHÁI LUẬT CỦA KINH DỊCH THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY THỨ TỰ SÁU MƯƠI QUẺ CỦA PHỤC HY PHƯƠNG VỊ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY PHƯƠNG VỊ TÁM QUẺ CỦA VÃN VƯƠNG PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI CHU DỊCH THƯỢNG KINH QUẺ KHÔN QUẺ TRUÂN QUẺ TỤNG QUẺ TIỂU SÚC QUẺ ĐẠI HỮU QUẺ KH!!!15005_47.htm!!! Đã xem 29324 lần. --!!tach_noi_dung!!--


QUẺ TIẾT

--!!tach_noi_dung!!--
Khảm trên
Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Tiết, Tự quái nói rằng: Hoán lìa, loài vật không thể lìa đến cùng chót, cho nên tiếp đến quẻ Tiết(1). Loài vật đã lìa tan, thì nên ngăn chỉ nó lại, vì vậy quẻ Tiết mới nôi quẻ Hoán. Nó là quẻ trên Chầm có nước, sự chứa của chầm có hạn, trên chầm để nước, đầy thì không chứa được nữa, là tượng có tiết độ, cho nên là tiết.
LỜI KINH
節亨, 苦節不可貞
Dịch âm. - Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.
Dịch nghĩa. - Quẻ Tiết hanh, sự dè dặt khổ không thể chính bền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Việc mà đã có tiết độ, thì có thể đem đến được sự hanh thông, cho nên quẻ Tiết có nghĩa hanh. Tiết chế quý ở vừa phải, thái quá thì khổ; tiết chế đã đến khổ, há giữ thường thường được sao? Không thể cố giữ làm sự thường thường tức là không thể chính bền.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tiết là có hạn mà ngừng lại. Là quẻ dưới Đoái trên Khảm, trên chầm có nước, sức chứa có hạn, cho nên là tiết. Quẻ Tiết tự nó có nghĩa hanh thông. Lại thể quẻ Âm Dương đều một nửa, mà hào Hai hào Năm đều là Dương, cho nên lời chiêm được hanh nhưng đến thái thậm thì khổ, cho nên lại răn rằng: Không thể giữ làm chính bền.
LỜI KINH
彖曰: 節亨, 剛柔分而剛得中.苦節不可貞其道窮也.說以行險, 當位以 節, 中正以通, 天地節而四時成.節以制度, 不傷財, 不害民.
Dịch âm. - Thoán viết: Tiết hanh, cương nhu phân nhi cương đắc trung. Khổ tiết bất khả trinh kỳ đạo cùng dã. Duyệt dĩ hành hiểm, đáng vị dĩ tiết, trung chính dĩ thông. Thiên địa tiết nhi tứ thì thành. Tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bất hại dân.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tiết hanh, cứng mềm bằng nhau mà cứng được giữa. Tiết khổ không thể chính bền, thửa đạo cùng vậy. Đẹp lòng để đi chỗ hiểm, đáng ngôi để dè dặt, giữa chính để suêít. Trời đất có chừng mực mà bốn mùa nên. Chừng mực bằng phép tắc, chẳng hại của, chẳng hại dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đạo tiết tự nó đã có nghĩa hanh. Việc có tiết độ thì có thể hanh thông. Tài quẻ cứng mềm ngang nhau, cứng được giữa mà không thái quá, vì vậy mới là tiết độ, vì vậy mới hanh. Tiết chế đến cùng cực mà khổ, thì không nên kiên cố giữ mãi, đạo đó đã cùng cực rồi. Trong Đoái ngoài Khảm, tức là dùng sự đẹp lòng mà đi chỗ hiểm. Người ta với điều mình đẹp lòng thì không biết thôi, gặp gian hiểm thì muôĩi ngưng lại, đương đẹp mà ngừng lại là nghĩa tiết chế. Hào Năm ở ngôi tôn là đáng ngôi, ở trên chầm là có tiết độ. Đáng ngôi mà dùng tiết độ, tức là chủ về tiết độ. Ở được giữa chính, tức là có tiết độ mà thông suốt được. Giữa chính thì thông, quá thì khổ. Trời đất có chừng mực cho nên làm nên bốn mùa. Đấng thánh nhân dụng phép tắc để làm chừng mực cho nên không hại của hại dân. Lòng ham muốn của người ta không biết thế nào là cùng, nếu không lập ra phép tắc, thì sẽ xa xỉ dông rỡ, rồi đến hại của hại dân.
象曰: 澤上有水, 節, 君子以制數度, 議德幸.
Dịch âm. - Tượng viết: Trạch thượng hữu thuỷ, Tiết, quân tử dĩ chế số độ, nghị đức hạnh.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên chầm có nước là quẻ Tiết. Đấng quân tử coi đó mà chế số độ, bàn đức nết.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chầm nó chứa nước có hạn, quá hạn thì đầy tràn. Đó là có tiết độ, cho nên mới là quẻ Tiết. Đấng quân tử coi tượng quẻ Tiết mà chế dựng số độ, phàm trong các vật lớn nhỏ, nhẹ nặng, cao thấp, văn hoa, mộc mạc đều có số độ để làm chừng mực, “số” là kể về nhiều ít, “độ” là nói khuôn phép. Bàn đức nết là gì? Cái chứa ở trong là đức, cái phát ra ngoài là nết, đúng nghĩa thì trúng tiết độ, bàn là cân nhắc so đo, cầu trúng tiết độ vậy.
LỜI KINH
初九: 不出户庭, 无咎.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Bất xuất hộ đình, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Chẳng ra sân cửa, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sân cửa là sân ngoài cửa, sân cổng là sân trong cổng. Hào Đầu lấy chất Dương ở ngôi dưới, phía trên lại có ứng viện, không phải kẻ biết dè dặt, lại nhằm đầu thì dè dặt, cho nên răn nó giữ gìn cẩn thận, đến nỗi chẳng ra sân cửa thì không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Sân cửa là sân ngoài cửa. Chất Dương cứng được chỗ chính, ở đầu thì dè dặt, chưa thể đi đâu, biết dè dặt mà đậu, cho nên tượng, chiêm như thế.
象曰: 不出户庭, 知通則也.
Dịch âm. - Tượng viết: Bất xuất hộ đình, tri thông tắc dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chẳng ra sân cửa, biết thông tắc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời hào, ở đầu thì dè dặt, răn nó giữ gìn cẩn thận, cho nên nói rằng: “Chẳng ra sân cửa, không lỗi”. Lời Tượng sợ người ta câu nệ câu đó, cho nên lại nói rõ rằng: Dẫu nên giữ gìn cẩn thận, chẳng ra sân cửa, lại phải biết thì là thông hay tắc. Thông thì đi, tắc thì đậu, hễ nghĩa nên ra thì ra.
LỜI KINH
九二: 不出門庭, 凶.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Bất xuất môn đình, hung.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Chẳng ra sân cổng, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái đạo dè dặt, nên phải cứng mà giữa chính, hào Hai mất đức cứng giữa, khác với hào Năm là hào cứng giữa. Chẳng ra s
QUẺ TIỆM QUẺ QUI MUỘI QUẺ LỮ QUẺ ĐOÁI QUẺ HOÁN QUẺ TIẾT QUẺ TIỂU QUÁ VĂN HOÁ HÁN QUẺ VỊ TẾ