QUẺ QUI MUỘI

== Chấn trên
= Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Qui Muội, Tự quái nói rằng: Tiệm là tiến lên, tiến lên ắt có chỗ về, cho nên tiếp đến quẻ Qui Muội(86). Tiến lên tất nhiên phải tới chỗ nào, cho nên quẻ Tiệm có nghĩa về. Vì vậy quẻ Qui Muội mới nôi quẻ Tiệm. Qui Muội tức là con gái về nhà chồng, chữ “muội” là tiếng để gọi những người thiếu nữ. Nó là quẻ Chấn trên Đoái dưới, ấy là gái nhỏ theo trai lớn vậy. Con trai động mà con gái đẹp lòng, lại, lấy sự đẹp lòng mà động, đều là nghĩa trai đẹp lòng gái, gái theo trai. Qui Muội là quẻ trên chầm có sấm, sấm nhức mà chầm động, tức là tượng theo. Loài vật theo động, không gì bằng nước. Con trai động ở trên mà con gái theo đó gả về, ấy là gái theo trai. Chấn là trai lớn, Đoái là gái trẻ, gái trẻ theo trai lớn, lấy sự đẹp lòng mà động, tức là động mà đẹp lòng. Cái mà người ta đẹp lòng là con gái trẻ, cho nên nó là em gái, là tượng con gái về nhà chồng, lại có nghĩa trai lớn đẹp lòng gái trẻ, cho nên là quẻ Qui Muội.
______________________
Chú thích:
(86) Tức là cảnh trọ đậu cùng khôn.
LỜI KINH
歸妹征凶, 无攸利
Dịch âm. - Qui muội chinh hung, vô du lợi.
Dịch nghĩa. Quẻ Qui Muội đi hung không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy sự đẹp lòng mà động.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đàn bà gọi sự lấy chồng là về; em gái là con gái trẻ. Đoái lấy tư cách gái trẻ theo Chấn là trai lớn, mà tình của nó lại là lấy sự đẹp lòng mà động, không phải chính đạo. Cho nên quẻ là “em gái lấy chồng” mà các hào trong quẻ, từ hào Hai đến hào Năm đều không được chính, hào Ba hào Năm lại lấy chất mềm cưỡi chất cứng, cho nên lời chiêm của nó là đi thì hung mà không lợi về sự gì.
LỜI KINH
彖曰: 歸妹天地之大義也.天地不交而萬物不興, 歸妹人之終始也.
Dịch âm. - Thoán viết: Qui muội thiên địa chi đại nghĩa dã. Thiên địa bất giao nhi vạn vật bất hưng, qui muội nhân chi chung thuỷ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Qui Muội là nghĩa lớn của trời đất vậy. Trời đất chẳng giao nhau mà muôn vật chẳng dấy lên, quẻ Qui Muội là chót và đầu của loài người vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Một Âm một Dương gọi là đạo. Âm Dương cảm nhau, trai gái sánh hợp, là lẽ thường của trời đất vậy. Quẻ Qui Muội con gái về với con trai, cho nên gọi là nghĩa lớn của trời đất. Trời đất chẳng giao nhau thì muôn vật bởi đâu mà sinh ra? Gái theo trai là đạo sinh sinh nôi nhau, trai gái giao nhau rồi sau mới có sinh đẻ, có sinh đẻ rồi sau đằng chót không cùng. Đằng trước có chót mà đằng sau có đầu, nôi nhau không cùng, đó là chót và đầu của loài người.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích nghĩa tên quẻ. Về nhà chồng là cuộc chót của con gái, sinh nuôi là cuộc đầu của loài người.
LỜI KINH
說以動, 所歸妹也;征凶, 位不當也, 无攸利, 柔乘剛也.
Dịch âm. - Duyệt dĩ động, sở qui muội dã; chinh hung, vị bất đáng dã; vô du lợi, nhu thừa cương dã.
Dịch nghĩa. - Đẹp lòng mà động, người về là em gái vậy; đi hung ngôi chẳng đáng vậy; không thửa lợi, mềm cưỡi cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trai gái cảm thích nhau mà động là việc của con gái trẻ, cho nên lấy sự đẹp lòng mà động, thì người theo về là em gái vậy. Sở dĩ đi thì bị hung, là vì các hào đều không đáng ngôi, ở chỗ bất chính, hành động gì mà chẳng hung? Chẳng những là ngôi không đáng, lại có cái lỗi về “cưỡi cứng” nữa. Hào Ba hào Năm đều cưỡi kẻ cứng. Trai gái có thứ tự tôn ty, vợ chồng có lễ xướng tuỳ, ấy là lẽ thường, như quẻ Hằng đó. Nếu không do đạo thường chính, theo tình riêng, động lòng dục, chỉ thấy đẹp lòng là động, thì vợ chồng nhàm loạn, trai vương lòng dục mà mất nết cứng, gái quen đẹp lòng mà quên hết thuận, như quẻ Qui Muội cưỡi cứng đó, vì vậy mới hung không đi đâu mà lợi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trai gái giao nhau, vốn vẫn đều là lẽ chính, chỉ như quẻ này, thì không được chính.
象曰: 澤上有雷, 歸妹, 君子以永終知敝.
Dịch âm. - Tượng viết: Trạch thượng hữu lôi, Qui muội, quân tử dĩ vĩnh chung tri tệ.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên chầm có sấm là quẻ Qui Muội. Đấng quân tử coi đó mà dài lúc chót, biết điều hỏng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sấm nhức ở trên, chầm theo mà động, trai động ở trên, gái đẹp lòng mà theo, đó là tượng con gái theo con trai, cho nên là quẻ “Em gái lấy chồng”. Đấng quân tử coi tượng trai gái sánh hợp, sinh đẻ với nhau, để làm dài lâu cuộc chót, biết có điều hỏng. Chót là sinh đẻ nổi tiếp, dài là làm cho sự truyền nối được lâu: biết điều hỏng là biết các vật có lúc hư hỏng mà làm ra cách nối nhau vậy. Gái về nhà chồng thì sinh đẻ, cho nên có nghĩa làm dài cuộc chót. Lại, đạo vợ chồng thì nên thường lâu có chót, ắt biết có lẽ hư hỏng, mà răn dỗ cẩn thận. Hư hỏng là chỉ về sự khích bác. Con gái trẻ đẹp lòng là do ở tình cảm động, động thì lỗi với chính đạo, không phải đạo vợ chồng chính đáng có thể thường thường, lâu rồi ắt phải hư hỏng. Biết rằng ắt hỏng, thì nên nghĩ cách làm dài cuộc chót. Những đôi vợ chồng trở mặt với nhau ở thiên hạ, đều là không có cuộc chót vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - sấm động chầm theo là tượng “Em gái về nhà chồng”. Đấng quân tử coi tượng hợp nhau bất chính đó mà biết lúc chót sẽ hỏng. Suy ra sự vật, cái gì cũng thế.
LỜI KINH
初九: 歸妹以娣, 跛能履, 征吉.
Dịch âm. - Sơ cửu: Qui muội dĩ đệ, bí năng lý, chinh cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Em gái về nhà chồng bằng vợ lẽ,
Truyện của Trình Di. - Gái về nhà chồng, ở dưới mà không có chính ứng, là tượng vợ lẽ vậy, Dương cứng với đàn bà là đức hiền trinh, mà ở chỗ thấp thuận, tức là vợ lẽ hiền chính. Vợ lẽ hèn thấp, dẫu hiền có thể làm gì? Chẳng qua tự làm hay cho thân mình để vâng giúp chồng mà thôi. Ví như kẻ què biết xéo, ý nói không thể tới chỗ xa. Nhưng ở phận nó thì hay, cho nên dùng cách đó mà đi thì tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Đầu ở dưới mà không chính ứng, cho nên là tượng vợ lẽ. Nhưng Dương cứng ở dưới, về con gái thì là đức hiền chính, có điều làm kẻ hèn mọn như người vợ lẽ, thì chỉ vâng giúp chồng mình mà thôi, cho nên lại là tượng kẻ què biết xéo, mà chiếm của nó thì là đi tốt.
LỜI KINH
象曰: 歸妹以娣, 以恆也;跛能履, 吉, 相承也.
Dịch âm. - Tượng viết: Qui muội dĩ đệ, dĩ hằng dã; bí năng lý, cát, tương thừa dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Em gái về nhà chồng, bằng vợ lẽ, vì thường thường vậy; què biết xéo, tốt, vâng nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Nghĩa quẻ Qui Muội lấy sự đẹp lòng mà động, không phải đạo vợ chồng có thể thường thường. Hào Chín là kẻ Dương cương có đức hiền trinh, tuy là vợ lẽ hèn mọn, lại có thể giữ được thường thường, dù nó ở dưới không thể làm gì, như kẻ què biết xéo, nhưng đi mà tốt, là vì nó biết vâng giúp nhau; biết vâng giúp chồng, tức là sự tốt của vợ lẽ.
九二: 眇能視, 利幽人之貞.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Diểu năng thị, lợi u nhân chi trinh. Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Chột biết trông, lợi về sự chính bền của bậc u nhân.
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Hai Dương cứng mà được giữa, tức là con gái hiền chính; phía trên có chính ứng mà lại là chất Âm mềm, tức là kẻ động về đẹp lòng. Đó là gái hiền, mà lấy phải chồng bất lương, cho nên hào Hai tuy hiền, cũng không thể tự thoả để làm nên công việc nội trợ chỉ có thể làm hay thân mình, thi hành một cách nho nhỏ, như kẻ chột biết trông mà thôi, nghĩa là không tới được chỗ xa vậy. Hào Năm tuy bất chính, nhưng hào Hai tự giữ lấy đức u tĩnh trinh chính, ấy là điều lợi của nó. Hào Hai có đức cứng chính, tức là người u tĩnh vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Chột biết trông” là theo đoạn trên mà nói. Hào Chín Hai Dương cứng được giữa, tức là bậc con gái hiền. Phía trên có chính ứng mà lại là chất Âm mềm bất chính, tức là gái hiền mà lấy phải chồng bất lương, không thể làm lớn cái công nội trợ, cho nên là tượng kẻ chột biết trông, mà chiêm thì là lợi về nết chính bền của bậc u nhân, u nhân cũng là người ôm đạo, giữ sự chính đính mà không gặp thì.
LỜI KINH
象曰: 利幽人之貞, 未變常也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lợi u nhân chi trinh, vị biến thường dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lợi về sự chính bền của bậc u nhân, chưa đổi sự thường vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Giữ nết u trinh, chưa mất đạo thường chính của vợ chồng.
Lời bàn của tiên nho. - Khâu Kiến An nói rằng: Vợ lẽ theo vợ cả, ắt như kẻ què biết xéo, không đủ để cùng đi thì không bị ngờ về lấn người trên, mà phận cả lẽ rõ ràng; vợ theo chồng, ắt như kẻ chột nhìn trông, không đủ có sáng, thì không bị hiểm về sự trở mặt, mà đạo vợ chồng chính đính. Đó là đạo thường của hạng vợ lẽ đàn bà. Lời Tượng ở hào Đầu nói vì nết thường, ở hào Hai nói chưa đổi thường. Chỉ vì ai nấy đều yêu với lẽ thường của mình, cho nên hào Đầu mới tốt, hào Hai mới lợi đó chăng?
LỜI KINH
六三: 歸妹以須, 反歸以娣.
Dịch âm. - Lục Tam: Qui muội dĩ tu, phản qui dĩ đệ.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Em gái về bằng sự đợi, lại về bằng vợ lẽ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở trên thể dưới, vốn không phải hèn, vì nó thất đức mà không có chính ứng, cho nên là kẻ muốn về nhà chồng mà chưa được về”. “Tu” là đợi. Đợi tức là chưa lấy ai. Hào Sáu ở ngôi Ba, không đáng ngôi là không chính, mềm mà chuộng cứng là nết không thuận; làm chủ thể “đẹp lòng” là dùng sự đẹp lòng mà cầu lấy chồng, tức là động bằng cách trái lẽ; phía trên không có ứng, tức là không có kẻ nào nhận nó, không lấy ai cho nên phải đợi. Con gái xử trí như thế ai còn lấy nó? Nó không thế sánh với người ta, chỉ nên quay lại cầu làm lẽ mọn thì được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Ba Âm mềm mà chẳng trung chính, lại làm chủ thể đẹp lòng, tức là con gái bất chính, người ta không lấy, cho nên là tượng “chưa lấy người nào mà lại trở lại làm lẽ”. Hoặc có người nói: “Tu” là hạng con gái hèn.
Lời bàn của tiên nho. - Chu Hán Thượng nói rằng: Sách
Thiên quan chép: “Ngôi Tư nữ bốn sao, là tiếng gọi của bọn vợ lẽ hèn mọn”. Lục Chấn nói rằng: “Trong thiên văn, sao Chức nữ sang, sao Tu nữ hèn”. Coi đó đủ biết chữ “tu” là con gái hèn.
LỜI KINH
象曰: 歸妹以須, 未當也
Dịch âm. - Tượng viết: Qui muội dĩ tu, vị đáng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Em gái về nhà chồng lấy đợi, chưa đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chưa đáng nghĩa là chỗ ở của nó, đức nó, cách cầu lấy chồng của nó đều không đáng, không ai lấy nó, cho nên phải đợi.
LỜI KINH
九四: 歸妹傲期, 遅歸有時.
Dịch âm. - Cửu Tứ: Qui muội khiển kỳ, trì qui hữu thì.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Em gái về nhà chồng lỗi hẹn, chậm về có thì.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín lấy chất Dương ở ngôi Tư, ngôi Tư ở thể trên là chỗ cao, đức Dương cứng ở con gái là đức chính, tức là người hiền minh, không có chính ứng, tức là chưa được chỗ về, quá thì chưa về nhà chồng, cho nên nó là lỗi hẹn. Con gái ở chỗ sang cao, có đức hiền minh, lòng người ai cũng muốn lấy, cho nên sự lỗi hẹn chính là “có thì”, nghĩa là tự nó còn có chờ đợi, không phải là không đắt chồng, là đợi được kẻ tốt đôi mới đi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Tư lấy chất Dương ở thể trên mà không có chính ứng, tức là gái hiền không chịu khinh suất theo người mà cố lỗi hẹn để đợi. Chính là trái lại với hào Sáu Ba.
LỜI KINH
象曰: 想期之志, 有待而行也
Dịch âm. - Tượng viết: Khiên kỳ chi chí, hữu đãi nhi hành dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái chí lỗi hẹn, có đợi mà đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sở dĩ lỗi hẹn là do ở mình không do ở kẻ kia. Con gái hiền là người mà người ta muốn lấy, sở dĩ lỗi hẹn, là tại chí nó muốn có chờ đợi, chờ đợi được người tốt đôi mới đi.
LỜI KINH
六五: 帝乙歸妹, 其君之袂, 不如其娣之袂良, 月幾望, 吉.
Dịch âm. - Lục Ngũ: Đê At qui muội, kỳ quân chi duệ, bất như kỳ đệ chi duệ lương, nguyệt cơ vọng, cát!
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Vua Đế Ất gả chồng em gái, vạt áo của vua nó không đẹp bằng vạt áo của vợ lẽ nó. Mặt trăng hầu tuần vọng, tốt!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Năm ở ngôi tôn là hạng em gái sang cao, phía dưới ứng nhau với hào Chín Hai, là tượng gả xuống(1). Con gái nhà vua gả xuống kẻ dưới, tự xưa vẫn thế, có điều đến vua Đế Ất mới chính lễ hôn nhân, rõ phận trai gái, dẫu là hạng gái rất sang cũng không được lỗi đạo mềm nhún, có lòng quý kiêu. Cho nên trong kinh Dịch, chỗ nào hào Âm ở ngôi tôn mà có ý nhún xuống thì nói là “vua Đế Ất gả chồng em gái”, tức là hào Sáu Năm quẻ Thái đó. Con gái sang về nhà chồng, chỉ nhún xuống để theo lễ, đó là cái đức sang cao, không chuộng trang sức để làm đẹp lòng người ta. Lẽ mọn là kẻ lấy sự trang sức làm công làm việc, vạt áo là đồ để trang sức, hào Sáu Năm chuộng lễ mà không chuộng sự trang sức, cho nên vạt áo của nó không đẹp bằng vạt áo của vợ lẽ nó. Mặt trăng đến tuần vọng là Âm đã đầy, đầy thì chọi nhau với Dương, hầu đến tuần vọng tức là chưa đến nỗi đầy. Hào Năm cao sang, thường không đến nỗi đầy cực, thì không chống nhau với chồng, như thế mới tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Năm mềm giữa, ở ngôi tôn, phía dưới ứng nhau với hào Chín Hai, chuộng đức mà không chuộng sự trang sức, cho nên là tượng “con gái vua đi lấy chồng mà đồ mặc không choang choé”. Nhưng, con gái đức thịnh, không thể hơn thế, cho nên lại là tượng “mặt trăng hầu tuần vọng”, mà kẻ xem như thế thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 帝乙歸妹, 不如其娣之袂良也, 其位在中, 以貴行也.
Dịch âm. Tượng viết: Đế Ất qui muội, bất như kỳ đệ chi duệ lương dã, kỳ vị tại trung, dĩ quý hành dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Vua Đế Ất gả chồng em gái chẳng đẹp bằng vạt áo của vợ lẽ nó, là tại ngôi nó ở giữa, lấy sang đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy cách gả chồng em gái của vua Đế Ất mà nói, vạt áo nó không đẹp bằng vợ lẽ nó, tức là chuộng lễ mà không chuộng sự trang sức. Hào Năm lấy chất mềm giữa ở ngôi sáng cao, tức là lấy sự tôn quý mà đi bằng “đường giữa” vậy. Mềm thuận nhún khuất, chuộng lễ mà không chuộng sự trang sức, đó là “đường giữa”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Vì có đức giữa là đức sang trọng mà đi, cho nên không chuộng đến sự trang sức.
LỜI KINH
六: 女承筐, 无實, 士刦羊, 无血, 无攸利.
Dịch âm. - Thượng Lục: Nữ thừa khuông, vô thật; sĩ khuê dương vô huyết; vô du lợi.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Con gái vâng giỏ, không đồ đựng; con trai giết dê, không máu; không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Trên chót thì gái về nhà chồng mà không có ứng, tức là gái về nhà chồng mà không chót. Vợ là người để thờ tiên tổ, vâng tế tự, không vâng được việc tế tự thì không thể làm vợ. Đồ đựng trong giỏ vuông giỏ tròn(87), là do chức của người vợ phải cung. Đời xưa, đồ cúng trong nhà thờ, như loài dưa dấm, hoàng hậu và phu nhân phải coi; các vua chư hầu khi tế, tự mình phải cắt con sinh(2); quan khanh và quan đại phu đều thế, cắt con sinh lấy tiết để tế. Con gái nên vâng việc giỏ vuông, giỏ tròn mà không đồ đựng, không có đồ đựng thì không lấy gì mà tế. ý nói không thể vâng việc tế tự vậy. Vợ chồng cùng vâng thờ nhà tôn miếu, vợ không thể vâng nổi việc tế tự tức là chồng không vâng nổi việc tế tự đó, cho nên cắt con dê mà không có máu, cũng là không lấy gì tế, ý nói không thể vâng nổi việc tế tự vậy. Vợ không vâng được việc tế tự thì nên tuyệt rồi, đó là đạo vợ chồng không chót, còn đi đâu mà lợi nữa?
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Trên lấy chất Âm mềm ở chót thì “em gái về nhà chồng”, mà không có ứng, tức là kẻ đã hẹn kết hôn mà không chót, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm thì không lợi về sự gì.
______________________
Chú thích:
87
Chữ 巽(tốn) có nghĩa là núp, là vào, lại có nghĩa là nhún nhường.
______________________
LỜI KINH
象曰: 上六无實, 承虚筐也.
Dịch âm. - Tượng viết: Thượng lục vô thật, thừa hư khuông dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Trên không đồ đựng, vâng giỏ không vậy.
GIẢI NGHĨA
Giỏ không đồ đựng ấy là giỏ không, ý nói không vâng nổi việc tế tự vậy. tế tự, thì lìa đứt đi mà thôi. Đó là gái
Truyện của Trình Di.
Giỏ không có thể tế chăng? Con gái không vâng nổi việc về nhà chồng không chót.
QUỄ PHONG
ZZ Chấn trên Er Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Phong, Tự quái nói rằng: Được chỗ về ắt lớn, cho nên tiếp quẻ Phong(1). Loài vật về họp, ắt thành sự lớn, cho nên sau quẻ Qui Muội, tiếp đến quẻ Phong. Phong là nghĩa thịnh lớn. Nó là quẻ Chấn trên Ly dưới. Chấn là động, Ly là sáng, lấy sự sáng mà động, động mà sáng được, đều là cách làm đến cuộc thịnh. Sáng đủ để soi, động đủ để hanh, rồi mới đến được cuộc thịnh lớn.
LỜI KINH
豐亨, 王假之, 勿憂宜日中.
Dịch âm. Phong hanh, vương giá chi, vật ưu nghi nhật trung.
Dịch nghĩa. - Quẻ Phong hanh thông, vua đến đấy, chớ lo, nên mặt trời giữa.
Truyện của Trình Di. - Phong là thịnh lớn, nghĩa nó vẫn hanh thông. Làm cho tột bậc sáng lớn ở gầm trời, chỉ đấng vương giả có thể được thế. Đến là tột bậc vậy. Cao đến như ngôi trời, giàu đến như bốn bể, nhiều đến như các loài, lớn đến như đạo vương, làm cho cùng tột đạo thịnh, chỉ có đấng vương giả. Trong thì thịnh, nhân dân đông nhiều, các vật thịnh vượng, trị chúng há dễ? Việc đó vẫn đáng lo lắng, phải nên như mặt trời giữa trưa, sáng rõ soi rộng, không đâu không tới, rồi mới không lo.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Phong là lớn, lấy sức sáng mà động, tức là cái thế thịnh lớn, cho nên lời chiêm của nó có đạo hanh thông. Nhưng đấng vương giả tới bậc đó, thịnh cực sẽ suy, có cách đáng lo, thánh nhân cho rằng lo suông vô ích, hễ biết giữ thường, chẳng đến quá thịnh thì được, cho nên răn rằng: “Chớ lo, nên mặt trời giữa”.
LỜI KINH
彖曰: 豐大也, 明以動, 故豐;王假之, 尚大也, 勿憂, 宜日中, 照天下也.
Dịch âm. - Thoán viết: Phong đại dã, minh dĩ động, cố phong; vương giá chi, thượng đại dã; vật ưu, nghi nhật trung, chiếu thiên hạ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Thịnh là lớn vậy; sáng và động, cho nên thịnh: vua đến đó, chuộng lớn yặyệ, chớ lo, nên mặt trời giữa, soi gầm trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Phong là nghĩa thịnh lớn. Ly sáng mà Chấn động, sáng và động giúp nhau mà thành thịnh lớn. Kẻ làm vua có đất rộng đến bốn bể, dân nhiều hàng triệu, tức là cùng tột sự lớn ở gầm trời, cho nên cái đạo thịnh lớn, chỉ kẻ làm vua đem đến được. Cái của họ có đã lớn; thì đạo trị những cái ấy, giữa những cái ấy cũng phải lớn. Cho nên điều của kẻ làm vua vẫn chuộng, là điều rất lớn. Cái của họ có đã rộng, cái của họ trị đã nhiều, thì nên lo rằng không thể tới khắp, phải sáng rõ như mặt trời giữa trưa, soi khắp gầm trời, không đâu không tới, thì mới khỏi lo.
LỜI KINH
日中則昃, 月盈則食, 天地盈虚, 與時消息, 而况於人乎? 而况於鬼知乎?
Dịch âm. - Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực; thiên địa doanh hư dữ thì tiêu tức, nhi huống ư nhân hồ? Nhi huống ư quỷ thần hồ?
Dịch nghĩa. - Mặt trời giữa thì dé, mặt trăng đầy thì khuyết, trời đất đầu rỗng, cùng thì cùng tiêu sinh, mà phương chi với người? Phương chi với quỷ thần?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trên đã nói sự tột bậc của cuộc phong thịnh, đây lại tỏ rằng: khó giữ được nó thường thường như thế để răn người ta mà rằng: Mặt trời giữa trưa là thịnh cực rồi thì phải dé tôi; mặt trăng đầy tròn thì phải vơi thiếu, sự đầy rỗng của trời đất, còn theo thì mà tiêu sinh, huông chi người và quỷ thần? tiêu sinh nghĩa là tiến lui, vận của trời đất, cũng phải theo thì mà tiến lui. Quỷ thần là dấu của tạo hoá, với sự thịnh suy của muôn vật, có thể thấy sự tiêu sinh của quỷ thần.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lại phát minh cái ý ở ngoài lời quẻ nói là không thể quá mức giữa vậy.
象曰: 雷電皆至, 豐, 君子以折獄致刑.
Dịch âm. - Tượng viết: Lôi điện giai chí, Phong, quân tử dĩ triết ngục trí hình.
Dịch nghĩa. - sấm chớp đều đến là quẻ Phong. Đấng quân tử coi mà bẻ ngục đến hình.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sấm chớp đều đến, tức là sự sáng và sự động cùng đi; hai thể hợp nhau, cho nên nói là “đều đến”. Sự sáng và sự động giúp nhau thành ra tượng thịnh, Ly là sáng, tức là tượng soi xét; Chấn là động, tức là tượng oai đoán. Bẻ ngụca) phải soi cho đến tình thật, chỉ có sáng suốt mới có thể tin. Đến hình(2ằ) là ra oai với kẻ gian tà, phải quyết đoán mới được. Cho nên đấng quân tử coi tượng sấm chớp sáng động để mà bẻ ngục đến hình.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Là lấy về tượng “oai và sự sáng cùng đi với nhau”
LỜI KINH
初九: 遇其配主, 雖旬无咎, 往有尚.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Ngộ kỳ phối chủ, tuy tuần vô cữu, vãng hữu thượng.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Gặp thử chủ sánh, dẫu đến không lỗi, đi có chuộng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Đầu là đầu thể sáng, hào Chín Tư là đầu thể động, hai hào đó phải chờ nhau mà làm nên công dụng, cho nên tuy là đều nhau mà vẫn ứng với nhau. Ngôi thì ứng nhau, công dụng thì giúp nhau, cho nên hào Đầu gọi hào Tư là “chủ sánh”, tức là kẻ mình sánh với. Chữ “sánh” tuy là tiếng gọi kẻ “đánh đôi”, nhưng mà mình phải tới với họ, như nói “sánh trời”, “để sánh đấng quân tử”, cho nên hào Đầu với hào Tư nói là “sánh”, hào Tư với hào Đầu nói là “ngang”. “Tuần” nghĩa là đều. Những cái ứng nhau ở gầm dưới, thường không đều ngang với nhau, như Âm ứng với Dương, mềm đi theo cứng, kẻ dưới bám vào người trên… nếu đã ngang nhau, thì nó sao chịu cứng, kẻ dưới bám vào người trên. nếu đã ngang nhau, thì nó sao chịu theo nhau? Chỉ có hào Đầu hào Tư quẻ Phong, thì công dụng giúp nhau, ứng viện để làm nên cho nhau, cho nên tuy đều là Dương cứng, cũng theo nhau mà không lỗi. Bởi vì không “sáng” thì “động” không thể đi đâu, không “động” thì “sáng” không thể dùng gĩ, nhờ nhau mà nên công dụng, chung thuyền thì Hồ Việt một lòng, chung nạn thì thù oán hợp sức, sự thế khiến phải thế. Đi mà theo nhau, thì sẽ làm nên cuộc thịnh, cho nên nói rằng: “có chuộng” nghĩa là có điều đáng khen chuộng vậy. Ở quẻ khác thì hai hào đó không chịu nhau mà lìa khích nhau.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Phối chủ” chỉ hào Tư, “Tuần” nghĩa là đều, ý nói đều là hào Dương. Trong thì thịnh, sự sáng và sự động nhờ nhau, cho nên hào Chín Đầu gặp hào Chín Tư tuy đều là Dương cứng, mà lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 雖旬无咎, 過旬災也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tuy tuần vô cữu, quá tuần tai dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dẫu đều không lỗi, quá đều hại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lý thế đều nhau thì không chịu nhau, đó là lẽ thường. Nhưng cũng có khi tuy là ngang nhau mà phải nhờ nhau thì sẽ tìm nhau, tức như hào Đầu và hào Tư vậy. Vì vậy dù “đều” mà vẫn không lỗi. Chung cùng với người ta mà sức đều nhau thì cốt hạ mình để tìm nhau, họp sức để theo đuổi công việc, nếu có lòng riêng muốn mình hơn người và có ý riêng muốn lấn thêm lên thì vạ lo sẽ đến, cho nên nói rằng “quá đều, hại vậy”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây răn kẻ xem không nên cầu thắng kẻ sánh với mình, cũng là ý ngoài lời hào.
LỜI KINH
六二: 豐其都, 日中見斗, 往得疑疾, 有孚發若, 吉.
Dịch âm. - Lục Nhị: Phong kỳ bộ, nhật trung kiến Đẩu, vãng đắc nghi tật, hữu phu phát nhược, cát.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Thịnh thửa trướng mặt trời giữa thấy sao Đẩu, đi được ngờ ghét, có tin dường mở ra vậy tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sự sáng và sự động nhờ nhau mới thành cuộc thịnh. Hào Hai là chủ thể sáng, lại được giữa chính, có thể bảo là kẻ sáng, mà hào Năm ở chỗ chính ứng với nó, lại Âm mềm bất chính, không phải kẻ có thể động. Hào Hai hào Năm tuy đều là Âm, nhằm thì “sáng”, “động” nhờ nhau, ở chỗ ứng nhau mà tài hào Năm không đủ. Tài của kẻ ứng với nó đã không đủ nhờ, thì một sức “sáng” không thể làm nên cuộc thịnh. Đã không thể làm nên cuộc thịnh, thì mất công “sáng”, cho nên là “thịnh thửa trướng”. Hào Hai là tài rất sáng, vì kẻ ứng với nó không đủ cộng sự mà không thể làm nên cuộc thịnh, mất mất công “sáng”, thì là tôi tăm, cho nên nói rằng “thấy sao Đẩu”. Đẩu là sao mọc về tôi. Bộ là nghĩa quanh khắp, tức là dùng vật che ngăn để che tôi bóng sáng vậy. Hào Năm lấy tài Âm mềm, đương vào ngôi vua, mặt trời giữa là lúc sáng rõ, mà thấy sao Đẩu, cũng như đương thì thịnh lớn, mà gặp ông vua nhu nhược. Sao Đẩu mọc về tối, nói “thấy sao Đẩu” tức là sự sáng bị mất mà thành tôi rồi. Hào Hai tuy là có tài rất sáng và trung chính, gặp phải ông vua nhu ám bất chính, đã không chịu hạ xuống tìm mình, nếu mình đi mà tìm nó thì lại bị nó ngờ vực ghét bỏ, những vị ám chúa thường như vậy cả. Thế thì làm ra thế nào? Đấng quân tử thờ người trên, nếu mà không được lòng họ thì phải đem hết bụng chí thành của mình để cảm phát chí ý của họ. Nếu cái ý thành thực của mình lay động được họ, thì dù họ tôi tăm, cũng mở mang được, dù họ nhu nhược, cũng giúp được, dù họ bất chính cũng làm cho chính đính được. Người đời xưa thờ hạng vua hèn, chúa tôi, mà vẫn thực hành được đạo của mình, là do cái ý thành thực thấu lên, mà được họ dốc lòng tin đó thôi. Nếu lấy lòng thành tín của mình, mở mang chí ý của họ, thì sẽ thực hành được đạo của mình, như vậy mới là tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Hai ở thì thịnh, làm chủ thể Ly, là kẻ rất sáng, mà phía trên ứng nhau với hào Sáu Năm mềm tôl, cho nên là tượng “thịnh thửa trướng che, thấy sao Đẩu”. Bộ là trướng che, làm lớn cái trướng che, cho nên giữa ngày mà tôi. Đi mà theo họ, thì ông vua hôn ám ắt ngờ, chỉ nên chứa chất lòng thành để cảm phát họ thì tốt. Răn kẻ xem nên như thế đó. Giữa rỗng(1) là tượng “có tin”.
LỜI KINH
象曰: 有孚發若, 信以發志也.
Dịch âm. - Tượng viết: Hữu phu phát nhược, tín dĩ phát chí dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Có tin dường mở ra vậy, là dùng sự tin để mở chí vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - “Có tin dường mở ra vậy” nghĩa là dùng phu tín cảm phát tâm chí của người trên vậy.
LỜI KINH
九三: 豐其沛, 日中見沫, 折其右肱, 无咎.
Dịch âm. - Cửu Tam: Phong kỳ bái, nhật trung kiến mạt(2), triết kỳ hữu quăng, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Thịnh thửa màn, mặt trời giữa thấy sao Mạt, gẫy thửa cánh tay phải, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chữ 沛(bái) (88) bản cổ có cuốn chép ra chữ 施(bái)(89). Vương Bật cho là dù màn thì chính là chữ M (bái) đó. Dù màn vây che ở trong, tức là “thịnh thửa màn”, sự tôi càng tệ hơn trướng che. Hào Ba ở thể sáng mà tối hơn hào Tư, là vì kẻ ứng với nó là chất Âm tối. Hào Ba ở trên thể sáng, chất Dương cứng được chỗ chính, vốn là kẻ sáng, đạo thịnh ắt phải “sáng” “động” giúp nhau mới thành, hào Ba ứng với hào Trên, hào Trên là hạng Âm mềm lại không có ngôi mà ở chót thể Chấn, đã chót thì phải đậu, không thể động - quẻ khác đến chót thì cùng cực, quẻ Chấn đến chót thì đậu - hào Ba không có kẻ ứng ở trên, thì không thể làm nên cuộc thịnh. Mạt là hạng sao nhỏ nhen, không có tên số, ”thấy sao Mạt”, tức là tối lắm. Thì thịnh mà gặp hào Sáu Trên, tức là “giữa ngày thấy sao Mạt”. Cánh tay phải là cái người ta hay dùng, nó bị gẫy rồi, đủ biết là không làm gì được nữa. Những người hiền trí, gặp đấng minh quân, thì có thể làm việc với thiên hạ, nếu ở trên không có ông vua có thể nhờ cậy, thì không thể làm được việc gì, cũng như người gẫy cánh tay phải. Người ta làm việc bị hỏng, thì có cho đố lôi, đe mà nói răng: bởi the cho nên đen the, muôn động mà không cánh tay phải, muốn làm mà người trên không thể nhờ, thì không thể làm mà thôi, còn nói gì nữa? Vì không đổ lỗi cho ai được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ 沛(bái) một bản chép là chữ 施(bái), chỉ về dù màn, sự che của nó lại tệ hơn trướng,沫(mạt) là sao nhỏ. Hào Ba ở chỗ sáng cực mà ứng với hào Sáu Trên, tuy không thể dùng, mà không phải lỗi tại nó, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
______________________
Chú thích:
(88) Câu này Trình Di, Chu Hy không đồng ý nhau. Theo Trình Di chữ 乎 (hổ) phải dịch là “chăng” mà theo Chu Hy thì nghĩa là chưng
(89) Trong Nho văn “đoạn” là chặt và “đoạn” là quyết đoán, vốn cùng một chữ mà đọc khác đi. Vì vậy, Trình Di mới dùng cách dây cà dây muống mà giải chữ “phủ” là búa ra nghĩa quyết đoán, cương quyết.
LỜI KINH
象曰: 豐其沛, 不可大事也, 折其右肱, 終不可用也.
Dịch âm. - Tượng viết: Phong kỳ bái, bất khả đại sự dã; triết kỳ hữu quăng, chung bất khả dụng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thịnh thửa màn, chẳng khá làm việc lớn vậy; gẫy thửa cánh tay phải, trọn chẳng khá dùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Ba ứng với hào Trên, kẻ trên ứng với mà không có ngôi, Âm mềm không thế lực, lại ở vào chỗ đã chót còn cùng làm nên việc lớn được chăng? Đã không thể nhờ, như gẫy cánh tay phải, thì rút cục không thể dùng được.
LỜI KINH
九四: 豐其都, 日中見斗, 遇其夷主, 吉.
Dịch âm. - Cửu Tứ: Phong kỳ bộ, nhật trung kiến Đẩu, ngộ kỳ di chủ, cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Thịnh thửa trướng, mặt trời giữa thấy sao Đẩu, gặp thửa chủ ngang tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Tư tuy là Dương cứng làm chủ thể động, lại được ngôi đại thần, nhưng lấy đức không trung chính mà gặp ông vua Âm tối nhu nhược, há còn có thể đem đến được cuộc thịnh lớn? Cho nên là “thịnh thửa trướng”. Trướng che là thứ đồ vây quanh che lấp, vây quanh thì không lớn, che lấp thì không sáng. “Mặt trời giữa thấy sao Đẩu” nghĩa là đương lúc sáng rõ mà lại tôi tăm vậy. “Chủ ngang” là người bằng đẳng, vì nó ứng nhau, cho nên gọi là “chủ”. Hào Đầu với hào Tư đều là chất Dương, mà ở ngôi đầu, ấy là đức nó giống với hào Tư, lại ở vào chỗ ứng nhau, cho nên gọi là chủ ngang. Ở ngôi đại thần mà được người hiền ở dưới cùng đức giúp nhau, thì sự đỡ đần có há phải là nhỏ? Vì vậy mới tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tượng của hào này giống hào Sáu Hai. “Di” là ngang hàng, chỉ hào Chín Đầu. Lời chiêm của nó thì là đương thì thịnh, gặp phải ám chúa, đi xuống với kẻ cùng đức thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 豐其都, 位不當也
Dịch âm. - Tượng viết: Phong kỳ bộ, vị bất đáng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thịnh thửa trướng, ngôi chẳng đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ngôi chẳng đáng ý nói hào này lấy đức không giữa không chính mà ở ngôi cao, vì tối tăm không đem được cuộc thịnh đến.
LỜI KINH
日中見斗, 幽不明也
Dịch âm. - Nhật trung kiến Đẩu, u bất minh dã.
Dịch nghĩa. - Mặt trời giữa thấy sao Đẩu, tối chẳng sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ý nói tôl tăm không thể sáng láng, là vì vua tượng Âm mà tôi thì không trung chính.
LỜI KINH
遇其夷主, 吉行也.
Dịch âm. - Ngộ kỳ di chủ, cát hành dã.
Dịch nghĩa. - Gặp thửa chủ ngang, đi tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Dương cứng gặp nhau là sự đi tốt lành. Tới xuống với hào Đầu, cho nên nói là “đi”, nghĩa là trở xuống mà tìm thì tốt.
LỜI KINH
六五: 來章有慶譽, 吉.
Dịch âm. - Lục Ngủ: Lai chương hữu khánh dự, cát.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Lại đẹp có phúc khen, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm lấy tài Âm mềm làm chủ thì thịnh, chỉn không thể làm nên cuộc thịnh lớn. Nếu nó có thể làm cho người hiền đẹp tốt tới đến mà dùng, thì có phúc khánh, lại được tiếng hay, thế gọi là tốt. Hào Hai văn vẻ sáng láng giữa chính, là tài đẹp tốt vậy, kẻ làm cho hào Năm nếu thực đem được nó tới ở ngôi mà giao công việc cho nó, thì có thể đưa lại cái phúc thịnh lớn, cái đẹp danh dự, cho nên là tốt. Hào Năm với hào Hai tuy không phải là chính ứng, nhưng mà ở thì “sự sáng và sự động giúp nhau” thì nó có nghĩa làm lẫn sự dùng cho nhau, hào Năm nếu có thể đem đến kẻ đẹp tốt đó thì có phúc khen mà tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chất tuy mềm tốt, nếu nó đưa được kẻ sáng thiên hạ tới nơi thì có phúc khen mà tốt. Vì nó mềm tốt mới đặt lời đó để mở mang cho nó. Kẻ xem như thế, thì cũng được tốt như thế.
LỜI KINH
象曰: 六五之吉, 有慶也
Dịch âm. - Tượng viết: Lục Ngủ chi cát, hữu khảnh dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Năm, có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Gọi là tốt, vì có phúc khánh tới thiên hạ. Kẻ làm vua tuy là mềm tôi nên biết dùng người hiền tài, thì có thể làm phúc cho thiên hạ, chỉ lo không thể như thế mà thôi.
LỜI KINH
上六: 豐其屋, 荊其家, 闥其户, 闐其无人, 三歲不覿, 凶.
Dịch âm. - Thượng Lục: Phong kỳ ốc, bộ kỳ gia, khuy kỳ hộ, khuých kỳ vô nhân, tam tuế bất địch, hung.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Thịnh thửa mái, che thửa nhà, nhòm thửa cửa, hiu quạnh thửa không người, ba năm chẳng thấy
Truyện của Trình Di. - Ở thì thịnh lớn nên khiêm nhún mà lại đóng chỗ rất cao, đem đến cái công thịnh lớn cốt ở cứng mạnh mà lại là thể Âm mềm, gánh cái trách nhiệm thịnh lớn cốt ở được thì mà lại không đáng ngôi, như hào Sáu Trên này không được một điều nào xứng đáng, đủ biết là hung. “Thịnh thửa mái” tức là chỗ quá cao. “Che thửa nhà” tức là ở nơi không sáng. Lấy chất Âm mềm đương thì thịnh lớn, ở vào chỗ không ngôi mà lại cao kỳ tôi tăm, tự mình tuyệt với người ta, thì người ta ai cùng với nó? Cho nên nhòm vào cửa nó mà thấy hiu quạnh không có người. Lâu đến ba năm mà không biết đổi, hung là đáng lắm. “Chẳng thấy” nghĩa là còn chẳng thấy người, ý nói nó không thay đổi vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm mềm ở chót thì thịnh, đóng cuối thể động, tức là kẻ sáng cực mà lại hoá tôi, cho nên là tượng “làm lớn mái nhà mà lại tự che mình”. “Không người” “chẳng thấy” cũng là che lấp sâu quá, sự hung tệ lắm.
LỜI KINH
象曰: 豐其屋, 天際翔也, 闥其户, 閬其无人, 自藏也.
Dịch âm. - Tượng viết: Phong kỳ ốc, thiên tế tường dã; khuy kỳ hộ, khuých kỳ vô nhân, tự tàng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thịnh thửa mái nhà, giữa trời lượn vậy; nhòm thửa cửa, hiu quạnh thửa không người, tự giấu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đứng chỗ chót thì thịnh lớn, ở trên mà tự cao, như bay lượn lên giữa trời, ý nói cao lớn thái thậm, nhòm vào cửa mà không có người, là vì tuy ở chỗ cùng tột cuộc
thịnh lớn mà thật ra thì là nơi không ngôi, người ta vì nó tôi tăm lại tự tôn đại, đều bỏ dứt nó mà tự nấp tránh, không gần với nó. Bản nghĩa của Chu Hy. - “Giấu” nghĩa là ngăn che.