THỨ TỰ SÁU MƯƠI QUẺ CỦA PHỤC HY

     ình vẽ thứ tự tám quẻ trên đây, tức như trong Hệ từ truyện nói rằng: “Tám quái thành hàng”, hình này nhân đó mà chồng thêm lên, cho nên ba vạch ở dưới, tức là tám quẻ của hình vẽ trước, ba vạch ở trên thì đều theo đúng thứ tự của nó mà chồng thêm lên, và những quẻ dưới cũng đều diễn ra làm tám. Nếu theo từng hào(28) mà sinh dần dần, thì tức như lời Thiệu tử đã nói: “Tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư” vậy. Coi đó còn thấy sự mầu nhiệm của phép Tượng tự nhiên vậy.
LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO
Chu Hy nói rằng: “Dịch có Thái cực sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quẻ” tiết đó chính là
Khổng Tử phát minh hình thể thứ tự tự nhiên trong việc “vạch quẻ” của Phục Hy, rất là thiết yếu. Những mà giải thuyết xưa nay, chỉ có hai ông Khang Tiết, Minh Đạo hiểu được, cho nên Khang Tiết nói rằng: “Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư, cũng như rễ thì có gốc, gốc thì có cành, cành lớn càng ít, cành nhỏ càng nhiều”; mà ông Minh Đạo thì cho nó là một cách gia bội. Hai ông phát minh lời của Khổng Tử, lại có thể gọi là thiết yếu vậy. Bởi vì nếu lấy Hà đồ Lạc thư mà nói, thì Thái cực là Tượng bỏ trông ở giữa, hai Nghi là Tượng Âm, Dương, lẻ, chẵn, bốn Tượng tức là Hà đồ một hợp với sáu, hai hợp với bảy, ba hợp với tám, bốn hợp với chín. Lạc thư một ngậm chín, hai ngậm tám, ba ngậm bảy, bốn ngậm sáu; tám quẻ là bốn số thực, bốn số hư của Hà đồ, và bốn ngôi chính, bốn ngôi góc của Lạc thư vậy. Lấy quẻ mà nói, thì Thái cực là toàn thể của bầu “Tượng số chưa ra hình”, hai Nghi thì là dương mà là Âm, số Dương một mà số Âm hai; bốn Tượng là: ở trên vạch Dương sinh thêm một vạch Dương nữa thành = gọi là Thái Dương, sinh thêm một vạch Âm nữa thành gọi là Thiếu Âm, và trên vạch Âm sinh thêm một vạch Dương thành gọi là Thiếu Dương, sinh thêm một vạch Âm nữa cũng thành = = gọi là Thái Âm. Bốn Tượng đã dựng, thì Thái Dương ở ngôi một ngậm số chín, Thiếu Âm ở ngôi hai mà ngậm số tám, Thiếu Dương ở ngôi ba mà ngậm số bảy, Thái Âm ở ngôi bốn mà ngậm số sáu, những số sáu, bảy, tám, chín do đó mà định ra. Tám quẻ, tức là ở trên Thái Dương sinh thêm một vạch Dương nữa thành = mà gọi là Kiền, sinh thêm một vạch Âm nữa thành == mà gọi là Đoái; ở trên Thiếu Âm sinh thêm một vạch Dương nữa thành EE mà gọi là Ly, sinh thêm một vạch Âm nữa thành E= mà gọi là Chấn; ở trên Thiếu Dương sinh thêm một vạch Dương nữa thành = gọi là Tốn, sinh thêm một vạch Âm nữa thành H gọi là Khảm, ở trên Thái Âm sinh thêm một vạch Dương nữa thành == gọi là Cấn, sinh thêm một vạch Âm nữa thành 三=mà gọi là Khôn. Thuyết “Tiên thiên của Thiệu Khang Tiết nói rằng: “Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, tức là ý thế. Đến như ở trên tám quẻ, lại đều sinh thêm một Âm một Dương, thành mười sáu cái “bốn vạch”, trong kinh tuy không nói rõ, nhưng Thiệu tử nói: “bốn chia làm mười sáu, là chỉ về đó. Rồi các cái “bốn vạch”, mỗi cái lại thêm một Âm và một Dương nữa, thành ba hai cái “năm vạch”, Thiệu tử bảo mười sáu chia làm ba hai là vậy. Và trên các cái năm vạch, môi cái lại thêm một Âm và một Dương nữa, thành sáu tư cái “sáu vạch”. Tám quẻ chồng lẫn lên nhau, lại đều được những thứ tự: Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tôn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, coi hình vẽ trên có thể thấy rõ.
Trong khoảng trời đất, gì cũng là sự mầu nhiệm của Thái cực Âm Dương, Thánh nhân ngửa xem cúi xét, nghiệm xa nghiệm gần, chỉn có hiểu ngầm một cách cao tột trong lòng. Cho nên từ thủa hai Nghi chưa chia, mù mịt một bầu Thái cực, nhưng lẽ hai Nghi, bốn Tượng, sáu mươi tư quẻ cũng đã rõ ràng ở trong. Thái cực chia ra hai Nghi, thì Thái cực vẫn là Thái cực, hai nghi vẫn là hai Nghi; hai Nghi chia bốn Tượng, thì hai Nghi lại là Thái cực, mà bốn Tượng lại là hai Nghi. Theo đó mà suy: bốn rồi tám, tám rồi mười sáu, mười sáu rồi ba hai, ba hai rồi sáu tư, cho đến trăm, nghìn, vạn, ức vô cùng, tuy là hiện ở hình vạch, như có cái trước cái sau và do nhân vi mà ra, nhưng mà cái hình định sẵn, cái thể thành sẵn thì vẫn có đủ trong đám hồn nhiên, không cần nghĩ ngợi tác vi một mảy chút nào ở trong đó cả