Ninh im lặng kiên nhẫn nghe ông Trung nói. Lâu lắm rồi bố con anh mới gặp nhau và cùng trò chuyện. Chuyện giữa hai người đàn ông xem ra khô khan, căng thẳng quá.Ông Trung vung tay:– Tóm lại, con chơi từng ấy năm đã đủ rồi. Ba muốn con phải có trách nhiệm với bản thân, với những thứ con được thừa kế. Bắt đầu tháng sau con về làm ở chỗ ba. Dù ba chỉ còn là cổ đông trong công ty ttước kia ba từng là giám đốc, ba vẫn mong con kế tục sự nghiệp ba từng bỏ mồ hôi xương máu xây dựng nên. Ba rất buồn khi công ty của mình giờ thuộc quyền điều hành của người khác chớ không phải của con mình.Ninh nói ngay:– Nhưng con lại không thích hợp với công việc đó.Ông Trung khó chịu:– Con đã biết đó là việc gì đâu.Con không cần biết. Con tự do quen rồi nên không muốn bị ép vào bất kỳ khuôn phép nào. Con thích công việc đang làm.Ông Trung ngắt lời Ninh:– Đừng lạm dụng hai chữ tự do. Khi tự do cũng phải có giới hạn. Cái con đang làm mà gọi là công việc sao? Hừ! Còn thua một gã chụp ảnh dạo ngon công viên.Ninh ngang ngạnh:– Chụp ảnh dạo có gì xấu?Không xấu, nhưng tương lai con sẽ về đâu. Tới bây giờ ba mới nghĩ tới tương lai của con là muộn rồi. Con không muốn ai định đoạt cuộc đời mình hết.Ông Trung khựng lại. Ông bưng ly bia lên uống, giọng trầm xuống:Ba không định đoạt cuộc đời con. Ba chỉ nhắc con đừng hoang phí thời gian và tuổi trẻ. Những thứ đó qua rồi không trở lại đâu.Ba đã già, ba muốn thấy con kế tục sự nghiệp ba đã tạo dựng hơn nửa đời người.Ninh cười nhạt:– Đó là trách nhiệm con phải nhận à?Con rất khác ba, sự nghiệp không phải quan. Ông Trung giận dữ.Ba phải nói sao con mới hiểu đây. Đàn ông mà không có sự nghiệp là đồ vứt đi.Rồi ông xuống nước:Ba năn nỉ con đó, phải vì bản thân mình đó không còn sức để sống nhìn con lông bông Ninh nhìn vào ly bia để tránh ánh mắt của ba mình. Anh đã viện đủ lý do để không gặp ông, nhưng bữa nay thì đã hết cách. Ông tới tận nhà, lôi anh vào quán, lên giọng rao giảng rồi bây giờ xuống nước năn nỉ.Nhìn mái tóc trắng phơ của ông, tim Ninh nhoi nhói Ông chịu nhận mình không còn sức nữa nghĩa là ông đang có vấn đề. Ninh buột miệng:– Ba không được khỏe à?Ông Trung gượng gạo:– Không phải! Ba không còn minh mẩn, linh hoạt như xưa nữa. Tuổi già đã chống lại ba, thế giới luôn chuyển dịch, trong khi ba dậm chân một chỗ. Ngoài con ra ba có thể giao sự nghiệp được tạo thành bằng mồ hôi nước mắt, được đánh đổi bằng hạnh phúc cả đời cho ai chú. Tất cả là của con, hiểu chưa?Ninh chạnh lòng khi nghe ông nhắc tới từ hạnh phúc. Ông đã đánh đổi hạnh phúc lấy sự nghiệp, bây giờ ông đi năn nỉ con mình hãy nhận sự nghiệp đã đánh đổi. Đúng là một bi kịch, trong vở kịch đó, Ninh là một nhân vật đáng thương.Giọng ông Trung vang lên:– Ba ân hận mãi khi nhớ tới thời con bỏ nhà đi Ba muốn bây giờ con về sống với ba. Nhà cửa, tiện nghi, xe cộ đầy đủ, con toàn quyền sử dụng:Ninh từ chối ngay:– Con quen một mình rồi. Về ờ chung ba lại không chịu nổi những thói hư tật xấu của con. Con sợ lập lại bi kịch cũ lắm.Ông Trung buồn bã:– Thật khổ, làm như ba lấy của cải ra dụ dỗ con không bàng. Thôi thì con cứ sống tùy thích, ba không ép, không nài nỉ nữa.Ninh im lặng. Một lát sau anh nói:– Con sẽ suy nghĩ và trả lời ba sau.Vậy cũng được Đừng để ba phải thất vọng.Ninh đưa ông ra xe. Anh thở dài nhìn xe lăn bánh. Anh tln ông đang có vấn đề về sức khỏe, nếu không một người mạnh mẽ, độc đoán đến mức nhẫn tâm như ông dễ gì xuống nước với con trai.Di động reo. Ninh nhìn màn hình. Số của Nguyên.Anh áp máy vào tai nghe giọng Nguyên là lạ:– Rảnh không, vào quán với tao. Đang rầu thúi ruột đây.Ninh buột miệng:Ba Tài.– Ờ! Tao đến ngay.Ninh vào bãi lấy xe rồi phóng tới quán Ba Tài. Nguyên không phải mẫu người thích rủ người khảc vào quán. Chắng biết bữa nay cậu ta buồn chuyện gì nữa.Chẳng phải tìm kiếm lâu lắc, Ninh thấy Nguyên ngồi một mình với gương mặt sầu đời thật thảm. Ninh ngồi xuống. Nguyên đẩy về phía anh một lon bia:– Uống đi!Ninh từ tốn.Nhưng vì lý do gì mới được chứ Nguyên cười khẩy:– Buồn đời thì uống. Nếu là bạn tốt, mày cùng say với tao chớ đừng hỏi lôi thôi mệt lắm.Ninh bật nắp lon:Tao cũng vừa uống mấy chai.– Với ai?Với ba tao.Nguyên bóp chặt lon bia đã vơi một nửa:– Hạnh phúc nhỉ! Cha con uống với nhau còn gì vui bằng.Ninh chua chát:– Ừ. Vui, vui lắm!Dứt lời anh ngửa mặt uống một hơi dài.Cái lẩu dê trên bàn sôi sùng sục chẳng làm Ninh quan tâm. Nguyên làm sao biết anh cũng đang chán mượn rượu giải sầu, Nguyên làm sao biết Ninh và ba mình là hai thái cực đối nghịch. Giọng Nguyên vang lên với chút tò mò:– Hình như tao chưa bao giờ nghe mày nói tới gia đlnh ngoài việc tao biết mày sống một mình vì muốn tự do.Ninh hờ hững:– Tao không có gia đình nên biết nói gì bây giờ. Tới nhà mày mới vài lần thôi nhưng thật sự ganh tị trước sự ấm êm hạnh phúc.Nguyên bật cười:Đó chỉ là ảo ảnh. Tao đang muốn say vì nó đây.– Đã xảy ra chuyện gì cho mầy... và cho Cà Na nữa.Nguyên múc vào chén cho Ninh mấy miếng củ sen:– Ăn dằn bụng đi rồi hãy uống.Ninh nói:– Tao không thấy đói. Tao thích uống hơn. Uống và đừng nghĩ ngợi gì sất mày sẽ vĩnh biệt buồn.Nguyên nhìn Ninh:– Nhắm đừng suy nghĩ được không khi ba mẹ tao tới ngần tuổi này rồi lại đòi ly dị?Ninh thản nhiên:– Tuổi nào lại không đòi ly dị được. Tự do muôn năm mà. Không thể sông cùng nhau nữa thỉ giải phóng cho nhau.Nguyên đỏ bừng mặt:– Còn con cái thì thế nào? Chúng đâu cần sự giải phóng cho nhau đó.Ninh kêu lên:– Trời ạ! Ba anh em mày có phải trẻ mẫu giáo đâu mà phải kè kè cha một bên mẹ một bên. Ba mẹ tao li dị lúc tao mới bảy tuổi, tao có làm sao đâu. Chuyện gì rồi cũng sẽ qua.Mày đừng suy nghĩ nhiều quá.Nguyên gạt tay lên không:Thà bọn tao là trẻ mẫu giáo, tao cũng sẽ không làm sao như mày hiện giờ.Ninh ngập ngừng:Cà Na sẽ tìm an ủi từ ai Na có vẻ thân với Phan bạn ông Hạo.Nguyên cười nhạt:– Thân gì với thằng cha đó. Sao mày nghĩ như vậy? Mày biết Phan à?Ninh gật đầu:– Ừ! Một mối quan hệ không mong mà có. Cách đây rất nhiều năm tao và Phan đã nện nhau một trận ra trò.– Vì con gái à?Ninh cười khẽ:– Vì đàn bà thì chính xác hơn.– Chà! Mày cũng ghê nhỉ. Chưa ráo nước đầu đã thành qủy.Tợp một ngum bia, Ninh xa xôi:– Hồi đó tao khoảng mười ba tuổi, còn lão Phạm trạc mười lăm.– Còn tuổi đeo khăn quàng.đỏ. Mày có lộn hông vậy. Người đàn bà nào ghê gớm đến mức khiến hai thằng nhóc lao vào nhau thế Ninh đủng đỉnh trả lời:– Là mẹ tao chớ ai.Rồi để Nguyên khỏi thắc mắc tiếp, Ninh Mẹ tao lấy chồng lúc mới hai mươi tuổi.Nghĩa là trạc tuổi Cà Na bây giờ. Tuổi đó lấy chồng là hơi sớm, nếu không muốn nói là quá trẻ so với ba tao lúc ấy đã bốn chín năm mươi tuổi.Nguyên gật gù:– Một khoảng cảch chênh lệch về tuổi tác đáng kể. Chắc đó là nguyên nhân dẫn đến việc ỗng bà li dị?Ninh trầm giọng:– Mẹ tao vốn là con gái nhà nghèo, đẹp và biết chịu thương chịu khó, bà lấy chồng qua mai mối nên làm sao biết ba tao là một người cực kỳ khó tính. Với ông chỉ có sự nghiệp, vợ chỉ là con hầu, là nô lệ. Ông đối xử với người vợ trẻ rất cay nghiệt nhưng mẹ tao vẫn cố chịu đựng. Tao nhớ năm lên bảy tuổi, bà ngoại tao bệnh nặng, mẹ xin về để được chăm sóc bà những ngày cuối đời, nhưng ba tao nhất định không cho.Uống một ngum bia, Ninh kể tiếp:– Tao còn nhớ lần đó mẹ tao khóc nhiều lắm, sáng hôm sau bà lẳng lặng mang tao về nhà ngoại, được mấy bữa bà ngoại mất. Mẹ đưa tao ra Bình Dương ở, kể tờ đấy bà không bao giờ quay trở lại nhà ba tao nữa.Nguyên thắc mắc:– Một người như ba mày mà để yên chuyện này sao?Ninh nhếch môi:– Ông cũng nổi khùng nổi điên lên chứ, nhưng vốn cao ngạo, ông đã đồng ý ly dị khi mẹ tao đưa đơn. Tao ở với mẹ, bà trẻ lại đẹp nên dù một con vẫn nhiều người đeo đuổi, trong số họ có cả ba Phan, lúc đó ông ta là chủ lò gốm nơi mẹ tao làm công nhân.– Tao bắt đầu hiểu rồi.Ninh trầm ngâm:– Mẹ tao đâm đầu vào chỗ khó khi yêu một người đã có gia đình. Năm ấy tao mười ba tuổi nghĩa là mẹ tao đã ở vậy được sáu năm.Ở tuổi đó tau thừa nhạy cảm để xấu hổ với bao nhiêu lời ong tiếng ve về mẹ mình, nhưng tao biết làm gì đây. Đúng như nhạc Trịnh Công Sơn:''Tình yêu như trái pháo, con tim mù lòa".Ông Hội, là ba Phan cũng rất yêu mẹ tao. Ông ấy về ly dị vợ để được cưới bà. Phan đâu có chịu, hắn đến nhà lăng mạ mẹ tao.– Rồi mày vào lão ta choảng nhau chử gì?Ninh lim dim:Đó là lần đầu tiên trong đời tao đánh lộn, tao cũng có ưa gì ông bố của Phan đâu. Nên vừa đánh nhau tao vừa chửi ông ta.Kết quả tao vẫn còn một cái sẹo trên đầu vì bị Phan xô vào cạnh bàn. Sau trận ''ác chiến ấy tụi tao đã thành kẻ thù ở nghĩa nào đó cho tới bây giờ. Còn ba hắn vẫn ly dị được vợ và cưới mẹ tao. Hai người xem ra sống hạnh phúc cho tới bây giờ.Nguyên thở hắt ra:Cuộc li dị nào cũng có cái giá của nó:Ba tao cương quyết lắm, chỉ tội, mẹ tao khó vượt qua cú sốc quá đột ngột này.– Sao lại là đột ngột:– Vì ba tao là người khó giấu. Tới phút chín mươi ông mới nói quyết định của mình, mẹ tao vô phương chống đỡ.Ninh thắc mắc:– Ở nhà không ai biết ông có mối quan hệ khác sao?– Không! Vì ba tao sống khá nghiêm túc, thỉnh thoãng mới có vài cuộc nhậu với bạn bè và chưa khi nào vắng nhà vào ban đêm. Trước đây mẹ tao rất tin tưởng ông. Chuyện chỉ mới vài ba tháng nay, ông sa đà, giờ giấc đi về có hơi lung tung khiến mẹ tao nghi ngờ. Bà chỉ mới nghi ngờ chút ít thôi. Có một lần ai đó điện thoại tới gặp Cà Na. Họ cho biết địa điểm ba tao và cô nhân tình hò hẹn, Cà Na bảo tao tới chỗ đó xem hư thật thế nào thì thấy dúng. Ba tao ngồi vơi một cô làm chung cơ quan trong giờ ăn trưa, thái độ thân mật lắm. Tao về nói dối mọi người nhưng rồi mẹ tao cũng biết. Thế là hai người làm chung, ngày nào không gặp nhau, ở gần nhau suốt tám giờ vàng ngọc. Cô ấy vừa goá chồng, không có con, còn trẻ lại ngọt ngào ba tao cứng tới đâu cũng đổ vì lửa gần rơm.Nguyên thở than:– Mẹ tao đâu chịu ly dị, bà dọa sẽ vào cơ quan làm ầm lên. Nhà tao dạo này y như địa nguc, nặng nề lắm, u ám lắm. Cuộc chiến này không biết kéo dài tới chừng nào đây. Mệt!Nâng lon bia lên, Nguyên bảo:– Uống cho những cuộc ly dị mày!– Ninh chạm lon với Nguyên nhưng tâm trí anh cứ miên man tới Hoài.Nguyên là đàn ông còn như thế, nói chi đến một con nhóc như Hoài.Cô bé quen sống trong một gia đình êm ấm hạnh phúc, bây giờ phải đối diện với thực tế khác hẳn, nỗi đau sẽ nhân lên gấp mấy lần với Cà Na đây.Nguyên trỗi giọng tò mò:– Sao tao không thấy bác gái và ông chồng ở nhà mày.Ninh nhìn lon bia:Tao sống một mình từ lâu rồi. Sau khi mẹ tao đi bước nữa với ba Phan, tao bỏ đi bụi Nguyên thản thốt:– Có vụ này nữa hả? Vậy mà mày nói mày không làm sao.Hồi đó mới mười ba tuổi, tao còn quá dại khờ, qưá nông cạn nên mới bỏ đi.– Rồi mày đi đâu?Ninh nhỏ nhẹ:– Tao theo người đi đãi vàng.Nguyên kêu:– Trời! Tao thật không dám tin công tử như mày đã từng làm phu đào vàng.Mày đã đào mấy ký vàng rồi?Ninh xỉa xoi:– Vàng cũng như cát, nó dễ lọt qua kẽ tay mình lắm. Mày nghĩ thằng nhóc mười ba tuổi làm được gì ở nới sức mạnh là luật đó?Hừ! Tao chỉ phụ bếp nấu nước, nấu cơm thôi. Mày không tưởng tượng nổi đâu, ở đó là một thế giới hoàn toàn khác. Vậy mà tao sống cả năm ở chốn địa nguc trần ai đó với những hạt bụi vàng chỉ có trong mơ trên một bãi đại vàng lậu. Một lần nữa công an bổ ráp, tao bị bắt đưa tới trung tâm giáơ dục trẻ vị thành niên ở đâu được mấy tháng, ba tao mới hay để lãnh về nhà.Ninh uống nốt phần bia còn lại trong lon:– Từ đó tao có cái nhìn khác hắn về cuộc đời. Tao đi học lại, cố tu tâm dưỡng tánh để là đứa con ngoan, Ba tao lo cho tao rất đầy đủ, như để bù đầp chơ khoảng thời gian tao không sống với ông vậy mà. Khổ sao tao vẫn thấy mình vẫn là đứa nghèo khó, khốn khổ nhất so với lũ bạn học chung. Suốt những năm trung học, tao lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường. Khi vào đại học tao mới hòa nhập được với mọi người. Tao bắt đầu thích bông lơn, nói đùa và nổi tiếng là một gã mồm mép, vui tính, thế nhưng ít ai biết, tao rất cô đơn, rất buồn khi cười nói, khi bốc phét, tán hươu, tán vượn. Nguyên nâng lon bia lên:– Uống cho cái sự cô đơn của mày. Nhưng tao vẫn biết tại sao bây giờ mày lại ở một mình.Ninh cụng lon:Tao đi chơi đêm nhiều, bí mắng, bị dọa cúp.. viện trợ tự ái...– Bố mắng con mà tự ái nỗi gì?Mày không biết đâu. Lời ỉẽ của ba tao, phật chịu cũng không nỗi chớ nói chi người trần mắt thịt. Ngày xưa mẹ tao bỏ đi cũng vì thế. Ra khỏí nhà tao, vừa học, vừa... cày đủ mấy việc chớ nhất định không xin tiền cả ba mẹ. Gặp cơ hội, tao được làm ở một studio chuyên chụp hình người mẫu cho các tạp chí thời trang và cho cả quảng cáo. Dần dà tao cũng cầm máy, chụp thử rồi chựp thật.Ra trường tao quyết định theo nghề này, thế là tao lại bị ông bố mắng, không những mắng, ông còn tuyên bố từ luôn thằng con bất trị.Nguyên chép miệng:– Chà! Ông cụ thiệt thòi to rồi.Ninh cười:Tuyên bố từ, nhưng vẫn cố ép thằng con nhận một ngôi nhà. Nghỉ lại làm cha mẹ đâu có sướng bằng làm con.Nguyên hóm hỉnh:– Nhất là con giới như mày.Ninh nghiêm nghị:– Ai cũng phải chọn cho mình một lối đi.Tao thích đi lối của mình, bằng cách đi của mình. Chụp ảnh quảng cáo là một nghề đầy triển vọng, tao sẽ thành công. Mơ ước của tao là thành lập một công ty quảng cáo riêng. Làm chủ vẫn thích hơn làm công cho người khác.– Điều này là đương nhiên.Hai người rơi vào im lặng. Nãy giờ Ninh nói nhiều quá. Chưn bao giờ Ninh phơi trải lòng với bạn bè, bữa nay là ngoại lệ. Anh muốn chia sẻ với Nguyên vị cậu ta sắp nếm nỗi bất hạnh Ninh từng là người chia sẻ những gánh nặng Ninh giấu kín đâu ai biết anh từng có những ngày tháng lăn lóc như thế. Kể cả Phan, anh ta cử tường Ninh sống hòa đồng, êm ấm với ba anh ta nên đã ghét càng ghét Ninh. Cái sự ghét ấy theo thời gian, tuổi tác lớn lên cùng Phan, mà cuộc đời cũng lạm nó cứ dun rủi cho Ninh và Phan đụng đầu nhau mãi.Trước đây trong một lần đi xin việc, Ninh đã gặp Phan ở vai trò người phỏng vấn. Ninh đã bỏ về vì biết chắc mình sẽ bị bại. Sau đó, ở cuộc thi vẽ logo cho một công ty. Biểu tượng Ninh vẽ được hạng nhất, oái ăm thay người hạng nhì lại là Phan n ên nhận giải, anh ta đã nhìn Ninh với đôi mắt hình viên đạn.Rồi bây giờ... Ninh lại nhớ tới An Hoài.Hôm gặp cô bé và Phan trong quán Dòng thời gian, Ninh có cảm giác rất khó nói, cảm giác ấy xui anh diễn trò với Mai Duyên để rồi sau đó anh nhận ra mình hất sức lố bịch. Chắc chắn An Hoài đã đánh giả anh rất tệ.Ninh nhìn Nguyên:Cà Na rất nhạy cảm, mày phải quan tâm đến con bé vào thời gian này.Nguyên gật gù:– Cám ơn đã nhắc nhở. Mày đúng là bạn tốt của tao. Nhỏ Na chắc sẽ cảm động khi biết có người quan tâm đến nó.Ninh bóp chặt lon bia:– Chỉ sợ con bé nói tao giả dối.Nguyên cười cười:– Làm gì có. Mày dâu giống như vậy.Nhưng trong những lúc buồn, được nghe một lời an ủi giả dối vẫn tốt hơn không được nghĩ gì cả. Thú thật tao nhẹ lòng rất nhiều khi tâm tình vời mày.Ninh ngã lưng vào ghế.– Tao cũng thế. Chưa bao giờ tao kể với ai về đời mình vì nó luôn khiến tao mặc cảm.Dù mới là bạn với nhau đây nhưng ở mầy tao thấy có sự đồng cám sâu sắc.Tao nói về bản thân, về gia đình mà không xấu hổ chút nào. Nguyên hấp háy mắt:– Uống cho sự đồng cảm nào!Ninh đưa lon lên. Đầu óc lâng lâng, anh Nhắm Cà Na chịu đựng nổi chuyện này không Nguyên?Nguyên nhướng mày:Mày quan tâm tới nhỏ Na hơi bị nhiều.– Sao kỳ vây?– Tao không biết nữa. Chắc tai nhỏ Na là em mày.– Lời giải thíeh này chưa thuyết phục lắm nhưng tạm thời cho qua. Cà Na có Bảo Anh là bạn từ hồi Mẫu giáo tớl giờ. Bảo Anh sẽ an ủi Cà Na, mày không phải lo.– Vởi Bảo Anh tao an tâm.Nguyên bỗng chuyển tông:– Nè! Mày và Mai Duyên tới đâu rồì?Ninh kêu lên:– Trời! Mày cũng hỏi tao như thế nữa sao?Con bé ấy chi được mỗi nụ cười để quảng cáo.Nhắn tao với nó tới đâu.Nguyên so vai:– Chuyện đó chỉ trời biết!Ninh chép miệng:Ba tao rất ghét công việc tao đang làm, ông chỉ muốn tao theo đuổi sự nghiệp của ông.Tao nghĩ tại ba tao già, tư tưởng cổ lổ, ai ngờ mày quá hiểu nghề mà còn...– Tao đùa cho đỡ buồn. Nhưng mày tiếp xúe với con gái đẹp nhiều quá tránh sao được chuyện lăng nhăng, nay em này, mai em khác. Ninh nói:Tiếc một đlều những người đẹp tao tiếp xúc lại thiếu chiều sâu của tâm hồn.Họ chỉ có hình thức, còn nội dung thì rỗng toét. Y như một bông hoa chỉ biết phô trương màu sắc sặc sờ nhưng không có hương thơm, các cô nàng ấy mới nhạt nhẽo làm sao.Nguyên bắt bẻ:Mày nói thế chứ em nào quanh mày cũng xinh như mộng.Ninh lim dim mắt:– Vì họ là những người dành cho quảng cáo. Trong quảng cáo có bao nhiêu phần trăm là thật? Cái xinh như mộng mày thấy đôi khi là kỹ thuật vi tính. Sắp xếp mọi thứ trên máy là nghề của mày mà.Nguyên lắc đầu:– Tao chịu thua mồm mép của mày.Ninh nhìn đồng hồ:– Bây giờ về được chưa?Nguyên chép miệng:Thú thật tao ngại gặp cả ba lẫn mẹ.– Vậy mày tới chỗ tao đi. Tao định nhờ mày sửa vài cái hình trên máy. Có việc làm mày sẽ quên buồn.Nguyên ngần ngừ:Tới nhà mày cũng được. Nhưng để tao điện cho Bảo Anh xem Cà Na thế nào đã Ninh gật đầu. Anh không thể say khướt với Nguyên vì say đâu giải quyết được gì. Đã say khi tỉnh đầu óc trống rỗng dễ làm người ta lao vào một cuộc say mới. Ninh từng như vậy và bây giờ anh không muốn Nguyên rơi vào tình trạng đó.Giọng Nguyên vang lên nhẹ nhõm:– Cà Na về nhà rồi. Bảo Anh nói Na không muớn mẹ tao một mình. Con gái lúc nào cũng gần mẹ. Thì ra Na dễ chấp nhận sự thật hơn tao, nó xem thế mà cứng ra phết.– Vậy thì đỡ lo rồi.Nguyên nhìn Ninh lạ lẫm:– Ủa! Na là em tao hay em mày nhỉ?Ninh tủm tỉm:– Na là em mày, giống như Bảo Anh là em thằng Thuyên vậy.Nguyên ồ lên:– A... ra thế. Mày ghê thật, có ý định gọi tao là anh nữa đấy.– Nếu điều đó xảy ra, tao gọi mày là anh ngay.Nguyên bật cười:Rất sẵn lòng. Có được một “Ông em'' như mày quý lắm thay!Ninh cũng được. Nỗi buồn riêng của từng người đã vơi bớt nhưng Ninh biết đêm nay anh sẽ khó ngu vì cuộe trò chuyện với ba mình.– Giá như ông chịu đầu tư vốn cho anh mở một công ty quảng cáo nhỉ?Ninh chưa bao giờ yêu cầu ông điều đó, anh hiểu ông chưa tin mình. Muốn có được lòng tin nơi ba, Ninh phải chứng tỏ khả năng, anh phải thành công hơn nữa, với công việc đang làm. Chụp ảnh quảng cáo là nghề khắc nghiệt, có tính đào thải cao. Dù Nlnh đã có bề dày kinh nghiệm, được nhiều công ty quảng cáo biết đến nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt của nghề, anh vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.Muốn được đầu tư vốn, chắc Ninh phải tự tiếp thị, quảng cảo mình. Mà sao lại không chứ. Nếu thuyết phục được ba mình thành lập công ty Ninh tin chắc anh đã thành công một nửa.